Giáo Dục

Lý thuyết về amoniac và muối amoni

A. AMONIAC

I. CẤU TẠO PHÂN TỬ

Trong phân tử amoniac, nguyên tử N liên kết với ba nguyên tử hidro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực. Những đôi electron dùng chung lệch về phía nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn hơn. Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp với nguyên tử nitơ ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là ba nguyên tử H. 

Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn một cặp electron hóa trị có thể tham gia liên kết với nguyên tử khác.

Sơ đồ cấu tạo của phân tử NH3 

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

  • Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí.
  • Khí amoniac tan rất nhiều trong nước, ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan được khoảng 800 lít khí amoniac.

@1350652@

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tính bazơ yếu

a. Tác dụng với nước

Khi tan trong nước, NH3 kết hợp với ion H+ của nước, tạo thành ion NH4+ và ion hidroxit OH-, làm cho dung dịch có tính bazơ và dẫn điện:

NH3   +  H2O   ⇌   NH4+   +  OH-

Vì dung dịch amoniac có tính bazơ nên có thể dùng giấy quỳ tím ẩm để nhận biết khí amoniac, quỳ tím sẽ chuyển thành màu xanh.

b. Tác dụng với dung dịch muối

Dung dịch amoniac có thể tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit tương ứng của các kim loại đó là chất kết tủa.

Ví dụ:

AlCl3   +  3NH3   +  3H2O   →   Al(OH)3  +   3NH4Cl

Fe(NO3)2   +   2NH3   +  2H2O    →    Fe(OH)2   +  2NH4NO3 

Phản ứng của NH3 và các dung dịch muối.

c. Tác dụng với axit

Khí amoniac, cũng như dung dịch amoniac, tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối amoni. Ví dụ:

NH3  +  HCl   →    NH4Cl (amoni clorua)

2NH3   +   H2SO4  →   (NH4)2SO4 (amoni sunfat)

2. Tính khử

Trong phân tử amoniac, nitơ có số oxi hóa là -3 là số oxi hóa thấp nhất của nitơ, vì vậy phân tử amoniac có tính khử.

a. Tác dụng với oxi

Amoniac cháy trong oxi cho ngọn lửa màu vàng, tạo ra khí nitơ và hơi nước.

4NH3   +  3O2   \(\underrightarrow{t^o}\)   2N2  +  6H2O

b. Tác dụng với clo

Clo oxi hóa mạnh amoniac tạo ra khí nitơ và hidro clorua:

2NH3   +   3Cl2   →   N2   +   6HCl

HCl sinh ra lại kết hợp ngay với NH3 tạo thành “khói” trắng NH4Cl.

@1350444@

IV. ỨNG DỤNG

Amoniac được sử dụng chủ yếu để:

  • Sản xuất axit nitric, phân đạm như urê, amoni nitrat, amoni sunfat…
  • Điều chế hidrazin N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa.
  • Amoniac lỏng dùng làm chất gây lạnh trong thiết bị lạnh.

V. ĐIỀU CHẾ

1. Trong phòng thí nghiệm

Khí amoniac được điều chế bằng cách đun nóng muối amoni với Ca(OH)2. Ví dụ:

NH4Cl   +   Ca(OH)2    \(\underrightarrow{t^o}\)   CaCl2   +  NH3   +  H2O

Để làm khô khí, người ta cho khí amoniac vừa tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống CaO.

Còn muốn điều chế nhanh một lượng nhỏ khí amoniac, người ta thường đun nóng dung dịch amoniac đậm đặc.

2. Trong công nghiệp

N2   +   3H2      2NH3                 ΔH < 0

Là phản ứng thuận nghịch và tỏa nhiệt. Các điều kiện của phản ứng bao gồm:

  • Nhiệt độ: 450 – 500oC. Ở nhiệt độ thấp hơn, cân bằng hóa học chuyển dịch sang phải làm tăng hiệu suất phản ứng nhưng lại giảm tốc độ phản ứng.
  • Áp suất từ 200 đến 300 atm.
  • Chất xúc tác là sắt kim loại được trộn thêm Al2O3, K2O…

Khí amoniac tạo thành có lẫn nitơ và hidro. Hỗn hợp khí được làm lạnh chỉ có amoniac hóa lỏng và được tách ra. Còn hai khí nitơ và hidro chưa phản ứng lại được bổ sung vào hỗn hợp nguyên liệu ban đầu.

@1350506@

B. MUỐI AMONI

Muối amoni là chất tinh thể ion, gồm cation amoni NH4+ liên kết với các anion gốc axit.

Ví dụ: NH4Cl, NH4NO3, NH4HSO4…

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành các ion, ion NH4+ không màu.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với dung dịch kiềm

Dung dịch đậm đặc của muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm khi đun nóng sẽ cho khí amoniac bay ra. Ví dụ:

NH4Cl   +   KOH   →   KCl   +  NH3   +   H2O

Phương trình ion rút gọn:                          NH4+   +   OH-   →   NH3   +   H2O

Dựa vào tính chất này người ta có thể nhận biết ion amoni và điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm.

2. Phản ứng nhiệt phân

Các muối amoni dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

  • Các muối amoni chứa gốc axit không có tính oxi hóa khi đun nóng bị phân hủy thành amoniac. Ví dụ:

NH4Cl    \(\underrightarrow{t^o}\)   NH3   +  HCl

Các muối amoni cacbonat và amoni hiđrocacbonat bị phân hủy dần dần ngay ở nhiệt độ thường giải phóng khí NH3 và CO2, khi đun nóng thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.

(NH4)2CO3  →  NH3  +   NH4HCO3

NH4HCO3   →  NH3   +   CO2  +  H2O

Trong thực tế, muối NH4HCO3 được dùng làm xốp bánh.

  • Các muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hóa như axit nitrơ, axit nitric khi bị nhiệt phân sinh ra khí N2, N2O. Ví dụ:

NH4NO2   \(\underrightarrow{t^o}\)   N2   +  2H2O

NH4NO3  \(\underrightarrow{t^o}\)  N2O   +   2H2O 

Các phản ứng này được dùng để điều chế N2 và N2O trong phòng thí nghiệm.

@1350594@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!


amoniac và muối amoni – Bài 8 – Hóa học 11 – Cô Nguyễn Nhàn (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Hóa học 11 Bài 8 Amoniac và muối amoni
Video bài học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em toàn bộ kiến thức cần nhớ bài Amoniac và muối amoni. ​Cùng với đó, cô sẽ giải chi tiết các ví dụ minh họa bằng phương pháp nhanh nhất. Theo dõi bài học cùng cô để học tốt hơn nhé!
Đăng kí mua khóa học của thầy,cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, hoa11, bai8
▶ Danh sách các bài học môn Hóa học 11 Cô Nguyễn Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfYfen9Bs_S0zb6jONvFmAS
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 11 Thầy Lê Thành Đạt:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvf9RkJKYmFC70RxaehPB9R5
▶ Danh sách các bài học môn Lịch sử 11 Cô Nguyễn Thúy Hảo:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcIgv2zNqM5mPloRzjysNtq
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 11 Cô Thúy Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfv6Y8G4nfXsmStA5h2lH40
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 11 Cô Nguyễn Quyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveJma7LrKfrwgsQOKG3i7Gj
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 11 Cô Lê Mai Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfVYAG6C0ZGRcMZu15RWFdX
▶ Danh sách các bài học môn Hoá học 11 Cô Nguyễn Thị Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcGIFqgvJwjkEjqHTlWtm89
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 11 Cô Vũ Thị Hiên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveSbylqMnQxFhf3Z6JIzoSu

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem thêm :  ✓ chuyên đề trục căn thức ở mẫu của biểu thức: lý thuyết và bài tập

Related Articles

Back to top button