Làm Đẹp

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Những lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Lý do nên cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6

Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng

Hầu hết các bé khi bước sang tháng thứ 6 – thứ 7 là đã có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6 là vô cùng quan trọng để giúp bé phát triển tốt nhất về thể chất lẫn trí não

Lý do nên cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì bé có thể được bổ sung thêm chất ngoài sữa mẹ. Mặc dù sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất, giúp trẻ dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ và giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Và nếu không cho trẻ ăn bổ sung, trẻ sẽ chậm lớn, ngừng phát triển, bé có thể bị còi xương và thiếu máu.

Bố mẹ có thể cho trẻ ăn dặm khi trẻ có các biểu hiện như:

  • Bé có thể ngồi nếu được hỗ trợ: bạn nên tập cho bé ngồi thẳng để nhai và nuốt đúng cách

  • Bé có thể giữ đầu ở tư thế thẳng và ổn định mà không cần trợ giúp

  • Bé đã có thể nhai thức ăn bằng nướu

  • Trọng lượng cơ thể của bé gấp đôi so với lúc mới sinh và tốt nhất là khi bé đã được 6 tháng tuổi

  • Bé tỏ ra thích thú, tò mò về các loại thức ăn, nước uống.

Tuy nhiên, các vị phụ huynh cần lưu ý, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ. Các bà mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa kết hợp với việc ăn dặm để đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Nguyên tắc cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6

Ở độ tuổi này, hệ tiêu hoá của các bé vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Chính vì vật mà, các ông bố bà mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng thức ăn đặc hoặc các loại thức ăn rắn. Mẹ nên chuẩn bị cho bé bắt đầu ăn dặm bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và được xay nhuyễn hoặc nghiền mịn để bé có thể nuốt được  một cách dễ dàng.

  • Liều lượng ăn: nên cho ăn theo nhu cầu của bé, ăn từ ít đến nhiều

  • Số lượng bữa ăn: nên cho ăn 2 bữa 1 ngày

  • Độ thô của thức ăn: nghiền nhuyễn, xay nhuyễn, ăn từ loãng đến đặc

  • Nguyên liệu: tinh bột, trái cây và hoa quả

Thông thường, trong những bữa ăn đầu tiên của các bé nên bắt đầu bằng bột gạo đã được nghiền và lọc thận mịn, loãng rồi tăng dần độ thô, đặc lên cho phù hợp với khả năng tiếp nhận thức ăn của trẻ. Sau khi đã làm quen với cháo trắng, cha mẹ có thể cho bé ăn kèm các loại rau củ quả khác đã được nấu chín nghiền nhuyễn hoặc ép lấy nước như bí đỏ, khoai lang, khoai tây, cà rốt, rau xanh và trái cây,…

Rồi một thời gian sau, các mẹ có thể cho bé ăn thử cá, thịt nạc, tôm hoặc trứng,… Mỗi lần phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn một loại thức ăn mới để các bé tiếp nhận các mùi vị thực phẩm khác nhau. Đối với loại thức ăn nào khi bắt đầu bạn cũng nên chỉ cho bé ăn một ít, sau đó tăng dần lên từ từ.

10 thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Dưới đây là 10 thực đơn cho bé ăn dặm mà các ba mẹ có thể tham khảo:

Cháo bí đỏ cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

Bí đỏ thơm, ngon, ngọt là một món ăn là hầu như em bé nào cũng đều yêu thích. Màu sắc bí đỏ hấp dẫn còn khiến cho bé rất thích thú khi vào bữa, mà nó còn giàu chất dinh dưỡng. Và vì lý do này mà hầu hết các em bé bà mẹ đều lựa chọn món cháo bí đỏ là thức ăn cho trẻ ăn dặm đầu tiên cho bé 6 tháng tuổi

Xem thêm :  Cách làm mắm ruốc thịt heo

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bí đỏ: 20g

  • Cháo trắng: 2 muỗng cà phê

Cách chế biến

  • Hấp chín bí đỏ sau đó nghiền nhuyễn

  • Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1 gạo 10 nước, rồi sau đó ray qua lưới cho thật mịn.

  • Trộn bí đỏ, cháo trắng cho bé ăn. Hoặc bạn có thể cho bé ăn riêng để kích thích vị giác của bé

Nấu súp khoai cho bé ăn dặm

Khoai là một trong những nguyên liệu có lượng tinh bột cao và dễ hấp thụ. Chính vì vậy, để có thể cho bé ăn dặm đúng cách thì mẹ nên chế biến khoai với sữa để thay thế món cháo hàng ngày cho bé. Cách thức này rất dễ thực hiện

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Khoai lang/khoai tây: nửa củ

  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 50ml

Cách chế biến

  • Hấp chín khoai và nghiền nguyễn khoai. Bạn có thể bọc giấy bạc và nước chín, vị khoai nếu các mẹ có lò nướng, khi đó, vị khoai sẽ rất thơm ngon khác biệt

  • Bạn nên thêm sữa vào khoai nấu với lửa nhỏ, rồi rây mịn và cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Cháo yến mạch cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Yến mạch là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, rất dễ chế biến. Các bà mẹ hiện đại ngày nay cũng thường xuyên lựa chọn yến mạch là thức ăn để bổ sung vào các món ăn dặm hằng ngày cho em bé 6 tháng tuổi. Bạn có thể tham cách chế biến dưới đây

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Yến mạch: 50g

  • Sữa mẹ/ Sữa công thức: 60ml

Cách thực hiện

  • Yến mạch nấu chín rồi nghiền nhuyễn. Cho thêm sữa vào yến mạch và nấu nhỏ lửa, sau đó rây mịn rồi cho bé ăn

Thực đơn súp đậu

Nguồn dinh dưỡng từ nguyên liệu họ đậu có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khoẻ và dễ hấp thu. Vì vậy, các mẹ đừng quên bổ sung các món ăn họ đậu và thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Các loại đậu: 30g, có thể sử dụng các loại đậu như đậu gà, đậu lăng,..

  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml

Cách chế biến

  • Đậu khi mua về rửa sạch, mẹ nên ngâm sơ với nước lạnh trong 10p. Rồi sau đó, luộc chín mềm và nghiền nhuyễn.

  • Cho đậu vào sữa nấu nhỏ lửa trong vòng vài phút rồi tắt bếp, chờ nguội rồi cho bé ăn

Bơ nghiền sữa cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Bơ nghiền sữa là món ăn mà em bé nào cũng thích. Các mẹ nên chọn những trái bơ chín già và cho bé ăn. Bơ có chứa rất nhiều các chất béo tốt cho sức khỏe, đặc biệt vô cùng ngon miệng. Một lưu ý nhỏ các bà mẹ hãy thực hiện cách bảo quản bơ cho bé ăn dặm đúng cách để duy trì dinh dưỡng cho quả bơ được tốt nhất nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bơ: 30g

  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 50 – 60ml

Cách thực hiện

  • Bơ chín bỏ vỏ và thái mỏng, sau đó nghiền nhuyễn

  • Trộn đều bơ với sữa và cho bé ăn luôn

Cháo hạt sen cho bé 6 tháng tuổi

Hạt sen có bị bùi và thanh, do đó rất thích hợp để nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý tách tâm sen trước khi tiến hành chế biến cho các bé nhé vì tâm sen có vị đắng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hạt sen: 30g
  • Cháo trắng: 2 thìa

Cách thực hiện

  • Tách bỏ tâm sen rồi sau đó luộc hạt sen cho chín mềm, nghiền nhuyễn

  • Mẹ lấy nước hầm hạt sen nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1 gạo và 10 nước. Khi cháo gần được, mẹ thêm hạt sen vào rồi khuấy đều ở lửa nhỏ

  • Rây cháo mịn trước khi cho bé ăn

Xem thêm :  Top 8 cách làm thạch rau câu thơm ngon, đẹp mắt tại nhà - taman.edu.vn

Cháo rau cho bé 6 tháng tuổi

Các loại rau cũng là nguồn thực phẩm thiết yếu và tốt cho hệ tiêu hoá của bé. Vì vậy mà, mẹ cũng nên lựa chọn các loại rau đa dạng để nấu cho bé ăn như: bông cải xanh, cải thảo, râu bó xôi,…. Dưới đây là công thức nấu cháo rau bó xôi mà bạn có thể tham khảo

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Rau bó xôi: 4 -5 lá

  • Cháo trắng: 2 muỗng cà phê

Cách chế biến

  • Rau bó xôi rửa sạch rồi thái nhỏ

  • Nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo và 10 nước. Khi cháo gần được mẹ cho thêm rau bó xôi vào và nấu chín

  • Sau khi nấu xong, rây cháo mịn và cho bé ăn

Cháo đậu cho bé 6 tháng tuổi

Các loại đậu như đậu cove, đậu dữ, đậu hà lan cũng một nguyên liệu các mẹ có thể lựa chọn để nấu cháo cho bé ăn. Nhưng các mẹ cũng nên chú ý an toàn khi cho bé ăn cháo đậu bở độ cứng và độ xơ của thực phẩm này

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đậu cove: 4 – 5 quả

  • Cháo trắng: 2 muỗng cà phê

Cách chế biến

  • Đậu cove rửa sạch rồi đem ngâm với nước trong khoảng 10p. Sau đó, đem luộc chín và nghiền nhuyễn, lọc qua rây

  • Dùng nước luộc đậu nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo, 10 nước. Khi cháo gần được cho thêm đậu đã nghiền vào khuấy đều ở lửa nhỏ, rây cháo mịn và cho bé ăn

Ngô ngọt – cháo cà rốt cho bé 6 tháng tuổi

Nếu bé của bạn có khả năng ăn thô tốt thì bạn có thể cho bé ăn thử món này. Trước tiên, mẹ có thể cho bé ngậm thử ngô ngọt và cà rốt. Hoặc nếu không yên tâm, mẹ có thể xay mịn và thêm vào cháo như bình thường cho bé ăn nhé

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Ngô ngọt: nên cắt khúc tầm 1cm

  • Cà rốt: 20g

  • Cháo trắng: 2 muỗng cà phê

Cách chế biến

  • Cà rốt và ngô ngọt rửa sạch, đem luộc chín

  • Dùng nước luộc nấu cháo cho bé theo tỷ lệ 1 gạo 10 nước.

  • Cà rốt và ngô ngọt đem xay mịn, cháo gần chín thì cho vào. Sau đó rây mịn cháo rồi cho bé ăn như bình thường.

Thực đơn trái cây cho bé 6 tháng tuổi

Trong mỗi bữa ăn, bạn có thể cho bé làm quen với vị trái cây tráng miệng. Tùy vào sở thích cũng như khả năng của mỗi bé mà bạn hãy lựa chọn và cho bé ăn trái cây phù hợp qua 2 cách dưới đây:

Ăn thô

Trái cây là một món ăn giúp bé luyện tập ăn thô. Bạn hãy cắt trái cây sao cho vừa với bàn tay của bé để bé dễ bốc hoặc cầm để đưa vào miệng. Các mẹ nên chuẩn bị kỹ năng và tâm lý, luôn quan sát bé thật cẩn thận nếu cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm theo phương pháp này nhé

Nghiền nhuyễn trái cây

Các loại trái cây như táo, lê, bạn có thể hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Đối với những loại trái cây mềm như thanh long, kiwi, … mẹ có thể nghiền trực tiếp và cho bé nếm thử để kích thích vị giác cho bé, giúp bé hứng thú hơn với việc ăn uống

Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn các bé cần được bổ sung thêm dưỡng chất từ thức ăn dặm. Khi đó, các mẹ nên lưu ý thực phẩm dành cho bé ăn dặm 6 tháng cần được cung cấp đủ 4  nhóm dinh dưỡng cần thiết như: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhằm cho bé một sự phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, chất xơ cũng là một chất vô cùng quan trọng và nóng đóng góp vào hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Khi bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm phù hợp với bé 6 tháng tuổi như:

  • Ngũ cốc: Có thể bắt đầu chế độ ăn dặm bằng bột gạo, cháo loãng, hoặc bạn có thể sử dụng các loại ngũ cốc ăn dặm được chế biến sẵn bởi các thương hiệu uy tín hoặc có thể tự chế biến bằng bột gạo, gạo lứt, các loại đậu

  • Chất đạm: Trong thời gian đầu, các mẹ nên cho nước luộc thịt vào nấu cùng cháo. Sau khi bé đã quen ăn dặm, mẹ có thể xay nhuyễn thịt để nấu cháo cho bé. Thịt heo, thịt bò, thịt gà, tôm, cá, lòng đỏ trứng là,… là nguồn bổ sung sắt và kẽm dồi dào cho bé

  • Chất béo: khi bé 6 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho 1 thìa cafe dầu ăn vào cháo hoặc bột cho trẻ là đủ. Ngoài ra, chất béo cũng đã có sẵn từ các loại thực phẩm ăn dặm đi kèm như thịt, cá,…

  • Trái cây: bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng trái cây mềm như chuối, quýt, táo, lê,..

  • Rau củ : Nên thường xuyên xay nhuyễn rau ngót, cà rốt, củ cải, rau bó xôi,.. nấu cùng cháo để bổ sung chất xơ cho bé nhé!

  • Sữa: Trong thời gian này thì nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất vẫn là sữa mẹ

Xem thêm :  Review nước hoa vùng kín foellie: giúp “cô bé” thơm tho, thoáng mát cho ngày dài năng động

Những lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

  • Các mẹ nên kết hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi thực đơn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé và giúp em không bị ngán khi phải ăn một món thường xuyên

  • Nên lựa chọn, sử dụng thực phẩm sạch và không bị nhiễm khuẩn, hết hạn khi chế biến thức ăn cho bé 6 tháng tuổi

  • Cho bé ăn từ từ từng chút một, không ép bé ăn, ăn từ ít tới nhiều

  • Kiểm tra các nguy cơ dị ứng, khả năng tiêu hoá của bé khi cho trẻ thử thức ăn mới

  • Chỉ nên cho ăn dặm 2 bữa trên ngày và kết hợp với việc cho trẻ bú sữa hoặc uống sữa theo công thức

  • Kết hợp rau củ quả hay thịt với bột ăn dặm của bé

  • Không nên cho bé ăn quá nhiều thịt, cá cùng một lúc

  • Đối với các loại thực phẩm giàu protein như trứng, thịt bò, cá thịt đỏ,.. thì mẹ nên đợi tới khi bé được 7 tháng tuổi mới cho vào chế độ ăn dặm nhé

  • Thời gian bữa ăn dặm của các bé nên cố định và hợp lý. 2 bữa ăn dặm, các mẹ nên để cách xa nhau nhằm tạo thói quen ăn uống cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không cần áp dụng máy móc vì khả năng ăn uống còn tùy thuộc vào sức khoẻ và tâm trạng của bé trong từng thời điểm.

  • Không nên dùng nước lạnh để nấu các món cháo cho bé, nước lạnh sẽ khiến hạt gạo bị ngấm nước và trương lên khiến các dưỡng chất bị nỡ ra và hoà tan

  • Không nên sử dụng thực phẩm rã đông bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng. Vì cách này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thức ăn. Khi đó, trẻ ăn vào sẽ rất dễ bị ngộ độc, tiêu chảy. Ngoài ra, việc rã đông bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt , giảm độ tươi đi rất nhiều.

  • Bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít, nên khi nấu các mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều để tránh tình trạng hâm đi hâm lại quá nhiều lần.

Trên đây là thông tin vô cùng hữu ích về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Ngoài ra, các phụ huynh còn có thể tham khảo 10 thực đơn ăn dặm ở trên để thay đổi khẩu vị cho bé. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn. Tuy nhiên, bé 6 tháng tuổi hệ tiêu hoá còn rất yếu nên cần phải hết sức chú ý nhé


Thực Đơn Ăn Dặm cho bé 6 tháng tuổi – Cẩm Nang Làm Mẹ 2020


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Làm Đẹp

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button