Giáo Dục

Giải bài 54 55 56 57 58 59 60 trang 103 104 sgk toán 7 tập 1

Hướng dẫn giải Bài Ôn tập chương I – Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song, sách giáo khoa toán 7 tập một. Nội dung bài giải bài 54 55 56 57 58 59 60 trang 103 104 sgk toán 7 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.

Lý thuyết

1. Bài §1. Hai góc đối đỉnh

2. Bài §2. Hai đường thẳng vuông góc

3. Bài §3. Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

4. Bài §4. Hai đường thẳng song song

5. Bài §5. Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song

6. Bài §6. Từ vuông góc đến song song

7. Bài §7. Định lí

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 54 55 56 57 58 59 60 trang 103 104 sgk toán 7 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 7 kèm bài giải chi tiết bài 54 55 56 57 58 59 60 trang 103 104 sgk toán 7 tập 1 của bài Ôn tập chương I – Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài 54 trang 103 sgk toán 7 tập 1

Trong hình 37 có năm cặp đường thẳng vuông góc và bốn cặp đường thẳng song song. Hãy quan sát rồi viết tên các cặp đường thẳng đó và kiểm tra lại bằng êke.

Xem thêm :  Soạn bài khái quát văn học dân gian việt nam

Bài giải:

Quan sát hình 37, ta có các cặp đường thẳng vuông góc và song song như sau:

– Năm cặp đường thẳng vuông góc là:

$d_1$ $\perp$ $d_8$, $d_3$ $\perp$ $d_4$,

$d_3$ $\perp$ $d_7$, $d_1$ $\perp$ $d_2$,

$d_3$ $\perp$ $d_5$

– Bốn cặp đường thẳng song song là:

$d_2$ // $d_8$, $d_4$ // $d_5$,

$d_4$ // $d_7$, $d_5$ // $d_7$.

2. Giải bài 55 trang 103 sgk Toán 7 tập 1

Vẽ lại hình 38 rồi vẽ thêm:

a) Các đường thẳng vuông góc với $d$ đi qua $M$, đi qua $N.$

b) Các đường thẳng song song với $c$ đi qua $M$, đi qua $N.$

Bài giải:

a) Đường thẳng $d’$ đi qua $M$ và vuông góc với $d$, đường thẳng $d”$ đi qua $N$ và vuông góc với $d$.

b) Đường thẳng $e’$ đi qua $M$ và song song với $e$, đường thẳng $e”$ đi qua $N$ và song song với $e$.

3. Giải bài 56 trang 104 sgk Toán 7 tập 1

Cho đoạn thẳng $AB$ dài $28mm$. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy.

Bài giải:

Ta biết rằng . Nên ta có cách vẽ như sau:

– Xác định trung điểm $I$ của đoạn thẳng $AB$ bằng cách đặt mép thước thẳng theo đoạn $AB$ sao cho $AB = 28mm$.

– Lấy điểm $I$ trên đoạn $AB$ sao cho $IA = IB = 14mm$.

– Vẽ đường thẳng $d$ đi qua $I$ và vuông góc với $AB$. Đường thẳng $d$ chính là đường trung trực của đoạn thẳng $AB$.

4. Giải bài 57 trang 104 sgk Toán 7 tập 1

Cho hình 39 $(a // b)$, hãy tính số đo $x$ của góc $O$.

Xem thêm :  Dấu hiệu nhận biết, cách sử dụng và bài tập có đáp án

Vẽ đường thẳng song song với $a$ đi qua điểm $O$.

Bài giải:

Qua $O$ kẻ $c // a ⇒ c // b$ (vì cùng song song với a)

Ta có $a // c ⇒ \widehat{A_1} = \widehat{O_1}$ (hai góc so le trong)

Nên $\widehat{O_1}$ = $38^0$

Ta lại có $b // c ⇒ \widehat{O_2} + \widehat{B_1} = 180^0$ (hai góc trong cùng phía)

⇒ $\widehat{O_2} = 180^0 – \widehat{B_1} = 180^0 – 132^0 = 48^0$

Khi đó:

$ x = \widehat{O_1} + \widehat{O_2} = 38^0 + 48^0 = 86^0$

Vậy số đo $x$ của góc $O$ bằng $86^0$

5. Giải bài 58 trang 104 sgk Toán 7 tập 1

Tính số đo $x$ trong hình 40. Hãy giải thích vì sao tính được như vậy?

Bài giải:

Ta có $\left.\begin{matrix} a \perp c \\ b \perp c \end{matrix}\right\}$

$⇒ a // b$ (hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba)

Nên $\widehat{A_1}$ + $\widehat{B_1}$ = $180^0$ (hai góc trong cùng phía)

⇒ $\widehat{B_1}$ = $180^0$ – $\widehat{A_1}$ = $180^0$ – $115^0$ = $65^0$

Vậy số đo $x$ trong hình 40 là $65^0$.

6. Giải bài 59 trang 104 sgk Toán 7 tập 1

Hình 41 cho biết $d // d’ // d”$ và hai góc $60^0$, $110^0$. Tính các góc $\widehat{E_1}$, $\widehat{G_2}$, $\widehat{G_3}$, $\widehat{D_4}$, $\widehat{A_5}$, $\widehat{B_6}$.

Bài giải:

– Tính $\widehat{E_1}$: Ta có: $d’ // d” (gt)$

⇒ $\widehat{C_1}$ = $\widehat{E_1}$ (hai góc so le trong)

Mà $\widehat{C_1}$ = $60^0$ (gt)

Nên $\widehat{E_1}$ = $60^0$

–Tính $\widehat{G_2}$: Ta có: $d’ // d”$

⇒ $\widehat{G_2}$ = $\widehat{D_1}$ (hai góc đồng vị)

Mà $\widehat{D_1}$ = $110^0$

Nên $\widehat{G_2}$ = $110^0$

– Tính $\widehat{G_3}$: Ta có:

$\widehat{G_2}$ + $\widehat{G_3}$ = $180^0$ (hai góc kề bù)

⇒ $\widehat{G_3}$ = $180^0$ – $\widehat{G_2}$ = $180^0$ – $110^0$ = $70^0$

Xem thêm :  Soạn bài chuyện cũ trong phủ chúa trịnh trích vũ trung tuỳ bút

– Tính $\widehat{D_4}$: Ta có:

$\widehat{D_4}$ = $\widehat{D_1}$ (hai góc đối đỉnh)

⇒ $\widehat{D_4}$ = $110^0$

– Tính $\widehat{A_5}$: Ta có: $d // d”$

⇒ $\widehat{A_5}$ = $\widehat{E_1}$ (hai góc đồng vị)

⇒ $\widehat{A_5}$ = $60^0$

– Tính $\widehat{B_6}$: Ta có: $d // d”$

⇒ $\widehat{B_6}$ = $\widehat{G_3}$ (hai góc đồng vị)

⇒ $\widehat{B_6}$ = $70^0$

7. Giải bài 60 trang 104 sgk Toán 7 tập 1

Hãy phát biểu các định lí được diễn tả bằng các hình vẽ sau, rồi viết giả thiết, kết luận của từng định lí (xem §5)

Bài giải:

a) Nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì đường thẳng đó song song với nhau.

b) Nếu hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song với nhau.

Bài trước:

Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với giải bài 54 55 56 57 58 59 60 trang 103 104 sgk toán 7 tập 1!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com


Giải bài 54 trang 103 SGK toán 7 tập 1


Giải bài 54 trang 103 sách giáo khoa toán 7 tập 1 với lời giải chi tiết, ngắn gọn nhất sẽ giúp các em nắm bắt các kiến thức cơ bản và nâng cao một cách nhanh nhất
Xem chi tiết lời giải tại đây: https://loigiaihay.com/bai54trang103sgktoan7tap1c42a25003.html
Trong hình 37 có 5 cặp đường thẳng vuông góc với bốn cặp đường thẳng song song. Hãy quan sát rồi viết tên các cặp đường thẳng đó và kiểm tra lại bằng êke .

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button