Giáo Dục

Bài 6. bài tập vận dụng định luật ôm ga vl 9 hk 1 doc

Tuần: 01

Tiết: 01

Ngày soạn: 17/08/2015

Ngày dạy: 19/08/2015

Bài 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN

I. MỤC TIÊU:

   1) Kiến thức:

– Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

– Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.

– Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

   2) Kĩ năng:

– Mắc mạch điện theo sơ đồ.

– Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampekế.

– Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.

– Kĩ năng vẽ và sử lí đồ thị.

   3) Thái độ:

– Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

   1) Chuẩn bị của giáo viên:

Thiết bị dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1(tr4-SGK), bảng 2(tr5-SGK)

Thiết bị thí nghiệm:

Một dây điện trở mẫu,1 ampe kế có giới hạn đo 1A.1 vôn kế có giới hạn đo 3V, 15V.1 công tắc.1 nguồn điện một chiều 6V. Các đoạn dây nối.

   2) Chuẩn bị của học sinh:

Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 1.

Chuẩn bị về đồ dùng học tập: Thước kẻ.

III. PHƯƠNG PHÁP

Đặt vấn đề; thảo luận; thực hành.

IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1) Ổn đinh lớp (2ph)

 Kiểm tra sỉ số, sách vở và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (lồng vào phần giới thiệu bài)

  3) Dạy bài mới (43ph)

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Ôn lại kiến thức có liên quan đến bài học – Tổ chức giới thiệu bài (3ph).

PP: Đặt vấn đề; thảo luận.

CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC

BÀI 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN.

Đặt một số câu hỏi có liên quan đến kiến thức trong chương Điện học ở lớp 7 cho học sinh trả lời.

+ Dùng dùng cụ gì để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế?

+ Nêu nguyên tắc sử dụng những dụng cụ đó?

Thảo luận, trả lời câu hỏi của giáo viên.

Từ câu trả lời của HS, giáo viên dẫn dắt vào bài mới.

 

 

Hđ2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ( 18ph)

PP: Thảo luận; thực nghiệm.

I.Thí nghiệm

– Yêu cầu HS tìm hiểu mạch điện Hình 1.1SGK,

-Yêu cầu HS đọc mục 2-Tiến hành TN, nêu các bước tiến hành TN.

Hướng dẫn cách làm thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng cách thay đổi số pin dùng làm nguồn điện.

-Yêu cầu HS nhận dụng cụ TN tiến hành TN theo nhóm, ghi kết quả vào bảng 1.

-GV kiểm tra các nhóm tiến hành thí nghiệm, nhắc nhở cách đọc chỉ số trên dụng cụ đo, kiểm tra các điểm tiếp xúc trên mạch. Khi đọc xong kết quả phải ngắt mạch để tránh sai số cho kết quả sau.

-GV gọi đại điện nhóm đọc kết quả thí nghiệm, GV ghi lên bảng phụ.

-GV đánh giá kết quả thí nghiệm của các nhóm.

– Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 1.1.

– Đo cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây.

– Ghi kết quả vào bảng 1 →Trả lời câu C1.

1) Sơ đồ mạch điện:

 

 

 

 

 

 

 

2) Tiến hành thí nghiệm:

 

 

Nhận xét:

Khi tăng (hoặc giảm) hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

Hđ3: Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận (10ph)

PP: Thực hành vẽ.

II. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế.

Yêu cầu HS thảo luận dựa vào bảng kết quả TN để vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U vào bảng phụ.

Dựa vào dạng đồ thị, trả lời C2.

Rút ra kết luận cho HS ghi vở.

Thảo luận vẽ đồ thị.

 

 

 

Trả lời C2 (HS Tb)

 

Ghi bài.

1) Dạng đồ thị:

(Hình 1.2/SGK)

Đường biểu diễn đi qua gốc tọa độ.

 

2) Kết luận:

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

Hđ4: Vận dụng (8ph)

PP: Thảo luận.

III. Vận dụng.

Hướng dẫn C3: 

+ Từ đồ thị xác định điểm có U = 2,5V (đặt là U1).

+ Từ U1 kẻ đường thẳng song song trực tung cắt đường biểu diễn tại K.

+ Từ K kẻ đường thẳng song song trục hoành, cắt trực hoành tại I1. Đọc trên trục tung ta có I1 = 0,5A.

Làm tương tự với U2 = 3,5V ta được I2 = 0,7A.

Câu C4 yêu cầu HS về nhà làm.

Trả lời C3 theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

Lên bảng giải C3 (HS Khá, G)

C3: + Từ đồ thị xác định điểm có U = 2,5V (đặt là U1).

+ Từ U1 kẻ đường thẳng song song trực tung cắt đường biểu diễn tại K.

+ Từ K kẻ đường thẳng song song trục hoành, cắt trực hoành tại I1. Đọc trên trục tung ta có I1 = 0,5A.

 

   4) Củng cố (3ph)

 

   5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

+ Học thuộc phần ghi nhớ; Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”;

V. RÚT KINH NGHIỆM

 …………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 01

Tiết: 02

Ngày soạn: 18/08/2015

Ngày dạy: 21/08/2015

Bài 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM

I. MỤC TIÊU:

  1) Kiến thức:

– Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

– Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.

  2) Kĩ năng:

– Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản.

– Vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng các dụng cụ đo để xác định điện trở của một dây dẫn.

  3) Thái độ:

– Cẩn thận, kiên trì trong học tập.

II. CHUẨN BỊ :

   1) Chuẩn bị của giáo viên:

– Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số

Lần đo

Dây dẫn 1 ( Bảng 1)

Dây dẫn 2 ( Bảng 2)

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

TBC

 

 

   2) Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 2, làm bài tập của bài 1.

– Chuẩn bị về đồ dùng học tập: Thước kẻ.

III. PHƯƠNG PHÁP:

– Nêu và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm.

IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC:

   1) Ổn định lớp (1 ph)

 GV kiểm tra sỉ số, chuẩn bị của học sinh.

   2) Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập ( 4 ph)

  a)  Bài cũ (3 ph)

Nêu kết luận về mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó?

   3) Dạy bài mới.

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giới thiệu bài (1ph)

 

 

Với dây dẫn trong TN ở bảng 1 ta thấy nếu bỏ qua sai số thì thương số có giá trị như nhau. Vậy với các dây dẫn khác kết quả có như vậy không? Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

 

 

Yêu cầu  HS thảo luận dựa vào bảng 2, xác định thương số U/I với dây dẫn. Từ đó nêu nhận xét và trả lời câu C2.

GV sữa sai cho cả lớp.

 

Yêu cầu HS đọc phần thông báo của mục 2 và trả lời câu hỏi: Nêu công thức tính điện trở?

GV giới thiệu kí hiệu điện trở trong sơ đồ mạch điện, đơn vị tính điện trở.

Hướng dẫn HS cách đổi đơn vị điện trở.

So sánh điện trở của dây dẫn ở bảng 1 và 2→Nêu ý nghĩa của điện trở.

Thảo luận hoàn thành C1 C2 (HS K, G).

 

 

HS hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Tham khảo thông tin trong SGK.

 

Nghe giảng.

 

I. Điện trở của dây dẫn.

1) Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn.

+ Với mỗi dây dẫn thì thương số có giá trị xác định và không đổi.

+ Với hai dây dẫn khác nhau thì thương số có giá trị khác nhau.

2) Điện trở.

+ Công thức tính điện trở:

+ Kí hiệu/SGK.

+ Ý nghĩa của điện trở: Biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

Hoạt động 2: Phát biểu và viết biểu thức của định luật Ôm (Ohm) ( 9 ph)

Phương pháp: Thảo luận nhóm.

 

GV hướng dẫn HS từ công thức

và thông báo đây chính là biểu thức của định luật Ôm. Yêu cầu dựa vào biểu thức định luật Ôm hãy phát biểu định luật Ôm.

*Lưu ý HS biểu thức R=U/I và biểu thức U = I.R không phải là biểu thức của định luật Ôm.

 

HS ghi nhớ hệ thức của định luật Ohm.

 

 

HS dựa vào biểu thức định luật phát biểu định luật Ohm và ghi vào vở.

II. Định luật Ôm (Ohm)

1)Hệ thức của định luật.

Trong đó: U đo bằng vôn (V);I đo bằng ampe (A); R đo bằng ôm (Ω).

2) Phát biểu định luật.

“Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây”.

Hoạt động 3: Vận dụng ( 10 ph)

Phương pháp: Thảo luận nhóm.

 

GV yêu cầu HS dọc, tóm tắt C3? Nêu cách giải?

Gọi HS lên bảng giải, cả lớp chú ý nhận xét.

 

 

 

 

Yêu cầu HS trả lời C4.

Nhận xét, chốt ý đúng cho học sinh ghi vở.

 

Thảo luận trả lời.

 

Đại diện HS lên bảng giải (HS Tb).

 

 

 

 

HS giải C4 (HS K, G)

Cả lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

III. Vận dung.

C3: Cho R = 12Ω ; I = 0,5A.

Tính U.

Từ công thức của định luật Ohm: Suy ra:

Thay số: U = 0,5×12 = 6V

Đáp số: 6V

C4: Ta có: suy ra:

Tương tự: suy ra:

Vì R2 = 3R1 nên suy ra I1 = 3I2

   4) Củng cố – Dặn dò (5 ph)

– GV củng cố lại kiến thức của bài.

 

– Làm C3; C4.

– Học bài theo Ghi nhớ.

– Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành (tr10/SGK) cho bài sau vào vở.                                     

V. RÚT KINH NGHIỆM 

 ……………………………………………….

 ……………………………………………….

 ……………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 02

Tiết: 03

Ngày soạn: 24/08/2015

Ngày dạy: 26/08/2015

Bài 3: THỰC HÀNH:

XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ

 

I./. MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1) Kiến thức:

– Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở.

– Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.

2) Kĩ năng:

– Mắc mạch điện theo sơ đồ.

– Sử dụng đúng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampe kế.

– Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.

– Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành

3) Tình cảm, thái độ:

– Cẩn thận, kiên trì, trung thực, chú ý an toàn trong sử dụng điện.

– Hợp tác trong hoạt động nhóm.

– Yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ :

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

 – Thiết bị dạy học: Giáo án, SGK.

 – Thiết bị thí nghiệm: 1 điện trở chưa biết trị số (dán kín trị số). 1 nguồn điện 6V. 1 ampe kế có GHĐ 1A. 1 vônkế có GHĐ 3V, 15V. 1 công tắc điện. Các đoạn dây nối.

  2) Chuẩn bị của học sinh:

 – Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: – Ôn lại bài 1, 2 và học kĩ bài 3.

 – Chuẩn bị về đồ dùng học tập:

III. PHƯƠNG PHÁP

 Thực hành.

IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và chuẩn bị của lớp.

  2) Bài cũ (Không kiểm tra)

  3) Bài mới.

Hđ1: Tóm tắt lí thuyết có liên quan, phương án thực hành,

Kiểm tra mẫu báo cáo thực hành (10ph)

– GV: Yêu cầu một HS nêu công thức tính điện trở

– HS: R=U/I

– GV: Yêu cầu một vài HS trả lời câu b và câu c

– GV: Yêu cầu cá nhân HS đọc nội dung thực hành và nêu các bước tiến hành thí nghiệm

 

 

 

 

 

Hđ2: Chia nhóm, cử nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho các nhóm (5ph)

– GV chia nhóm, phân công nhóm trưởng. Yêu cầu nhóm trưởng của các nhóm phân công nhiệm vụ của các bạn trong nhóm của mình.

– GV nêu yêu cầu chung của tiết TH về thái độ học tập, ý thức kỉ luật.

– Giao dụng cụ cho các nhóm.

– HS: Nhóm trưởng cử đại diện lên nhận dụng cụ TN, phân công bạn thư kí ghi chép kết quả và ý kiến thảo luận của các bạn trong nhóm.

Hđ3: Các nhóm tiến hành thí nghiệm, thực hành (20ph)

– Yêu cầu các nhóm tiến hành TN theo nội dung mục II tr9 SGK.

– HS: Các nhóm tiến hành TN.

– GV theo dõi, giúp đỡ HS mắc mạch điện, kiểm tra các điểm tiếp xúc, đặc biệt là cách mắc vôn kế, ampe kế vào mạch trước khi đóng công tắc. Lưu ý cách đọc kết quả đo, đọc trung thực ở các lần đo khác nhau.

– HS: Đọc kết quả đo đúng quy tắc ghi vào bảng kết quả đo.

– Yêu cầu tất cả HS của các nhóm đều phải tham gia thực hành.

– HS: Tất cả HS trong nhóm đều tham gia mắc hoặc theo dõi, kiểm tra cách mắc của các bạn trong nhóm.

Hđ4: Các nhóm cử người báo báo kết quả thực hành trước lớp, ghi vào mẫu báo cáo (5ph)

– GV hướng dẫn HS hoàn thành báo cáo TH. Trao đổi nhóm để nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo.

– HS: Cá nhân HS hoàn thành bản báo cáo TH mục 2.a), b).

Trao đổi nhóm hoàn thành nhận xét c).

– GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành báo cáo để nộp.

– HS cá nhân HS hoàn thành báo cáo.

Hđ5: Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm sau thực hành (5ph).

 – GV nhận xét kết quả, tinh thần và thái độ thực hành của một vái nhóm.

 – HS nghe GV nhận xét để rút kinh nghiệm cho bài sau.

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 02

Tiết: 04

Ngày soạn: 27/08/2015

Ngày dạy: 29/08/2015

 

Bài 4: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

 

I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

– Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở.

– Mô tả được cách bố trí TN kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lí thuyết.

2. Kĩ năng:

– Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp với các điện trở thành phần.

– Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần

3. Tình cảm, thái độ:

– Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ :

Chuẩn bị của giáo viên:

+Mỗi nhóm HS:

–         3 điện trở lần lượt có giá trị 6, 10, 16.

–         Nguồn điện một chiều 6V.

–         1 ampe kế có GHĐ 1 A.

–         1 vôn kế có GHĐ 15V.

–         1 công tắc điện.

–         Các đoạn dây nối.

Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 4

 – Chuẩn bị về đồ dùng học tập:

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập ( 8 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

. – Phát biểu và viết biểu thức của định luật Ôm?

 

 

 

– Chữa bài tập 2-1 (SBT)

 

 

 

 

GV: Gọi HS nhận xét, đánh giá, cho điểm.

*)ĐVĐ: Trong phần điện đã học ở lớp 7, chúng ta đã tìm hiểu về đoạn mạch nối tiếp. Liệu có thể thay thế hai điện trở mắc nối tiếp bằng một điện trở để dòng điện chạy qua mạch không thay đổi không?Bài mới.

2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.

+HS1: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây.

Biểu thức của định luật Ôm:

HS2: Chữa bài tập 2-1 (SBT)

HS: Nhận xét

 

HS: Lắng nghe

 

Hoạt động 2: Ôn lại những kiến thức liên quan đến bài mới ( 10 phút)

Mục tiêu: Nêu được những kiến thức có liên quan đã học ở lớp 7

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn có mối quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện mạch chính?

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch liên hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn?

Đ1nt Đ2:   

I1=I2=I         (1)

U1+U2=U     (2)

 

I.Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp.

1. Nhớ lại kiến thức cũ.

Đ1nt Đ2:    I1=I2=I         (1)

U1+U2=U     (2)

 

Hoạt động 3: Nhận biết được đọan mạch mắc nối tiếp ( 7 phút)

Mục tiêu: – Nhận biết được đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp

– Chứng minh được  .

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Chuyển tiếp: tiếp tục xét đọan mạch hình 4.1

Yêu cầu từng HS quan sát hình 4.1và trả lời câu hỏi C1.

 

Theo các em trong đọan mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp:

– Cường độ dòng điện  chạy qua mỗi điện trở có liên hệ như thế nào với cường độ dòng điện mạch chính? (I=I1=I2)

– Hiệu điện thế giữa 2 đầu đọan mach  có mối liện như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở? (U=U1+U2)

GV yêu cầu HS vận dụng trả lời câu C2 vời gợi ý sau:

Viết công thức định luật Ôm cho từng điện trở, tìm cách biến đổi biều thức bằng kỹ năng toán để CM biểu thức của C2

HS làm việc cá nhân

Trả lời C1: R1, R2, và ampe kế được mắc nối tiếp nhau

 

 

HS làm việc cá nhân và trả lời:

(chú ý rèn luyện cách phát biểu)

 

 

 

 

 

 

HS làm việc theo cá nhân:

Trả lời câu C2

 

 

2/ Đọan mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp

P.án 1: 

 

­Vì R1 mắc nối tiếp R2: I1=I2 =>

=>

P.án 2: => U1=I1R1

 => U2=I2R2

Lập tỉ số :

­Vì R1 mắc nối tiếp R2: I1=I2 =>

Hoạt động 4: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương

của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nói tiếp ( 10 phút).

Mục tiêu: – Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở.

– Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp với các điện trở thành phần.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Để giải quyết vấn đề đặt ra ở phần mở bài: bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu tiếp về khái nhiệm và công thức.

 

Hãy tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi sau:

? Thế nào là điện trở tương đương của 1 đọan mạch?

? Điều kiện gì để có điện trở tương đương của 1 đọan mạch?

 

 

Hãy trả lời câu C3. hướng dẫn HS xây dựng công thức:

Kí hiệu hiệu điện thề giữa 2 đầu đọan mạch là U

Kí hiệu hiệu điện thề giữa 2 đầu mỗi điện trở là U1, U2

Cường độ dòng điện qua đọan mạch là I

Viết biểu thức tính U,U1,U2 theo I và R tương ứng

Viết biểu thức liên hệ giữa U, U1 và U2

Dùng kỹ năng thay thế biều thức để tìm ra công thức tình R

HS làm việc cá nhân tìm hiểu trong SGK

(ghi vào vở bài học hoặc gạch dưới thông tin này)

 

HS làm việc theo nhóm trình bày câu trả lời

Với cùng hiệu điện thế, I chạy qua đọan mạch vẫn giữ nguyên

 

 

HS làm việc theo cá nhân để chứng minh

Trả lời C3

 

II/ Điện trở tương đương đọan mạch mắc nối tiếp

1/ Điện trở tương đương:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/ Công thức tính điện trở tương đương đọan mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

 

C3.

U=I.Rtđ

U1=I1R1

U2=I2R2

U=U1+U2

 

IRtđ= I1R1+ I2R2

IRtđ= I (R1+ R2)

Rtđ = R1+ R2

Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà ( 10 phút)

Mục tiêu: – Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Yêu cầu HS vận dụng giải câu C4.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giải tiếp câu C5 nếu còn thời gian (có thể mang về nhà giải tiếp) Chú ý hình vẽ trong SGK có gợi ý cho câu b: dùng điện trở tương đương R12 (hoặc RAB) cho đoạn mạch AB gồm R1 và R2

Kí hiệu điện trở tương đương RAC cho câu b (có thể HS dùng ký hiệu khác)

 

 

 

 

 

Chú ý nếu R1=R2=R3 mắc nối tiếp thì điện trở tương đương đoạn mạch gấp bao nhiêu lần mổi điện trở?

GV đặt tình huống: nếu đoạn mạch gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp. Hãy viết công thức tính Rtđ

Suy rộng ra với n điện trở (đ/v lớp khá)

GV có thể yêu cầu HS trả lời phần mở bài SGK

Vây qua bài này chúng ta cần nhớ điều gì?

HS làm việc theo cá nhân

Trả lời C4:

 

 

 

 

 

 

 

 

HS làm việc theo cá nhân:

Trả lời C5:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

III/ Ghi nhớ: yêu cầu HS phát biều theo các ý đóng khung SGK

C4.

– Khi K mở : hai đèn không họat động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua 2 bóng đèn

– Khi K đóng, cầu chì bị đứt hai đèn không họat động vì mạch hở không có dòng điện chạy qua 2 bóng đèn

– Khi K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt thì bóng đèn Đ2 không họat động vì mạch hở không có dòng điện chạy qua nó

C5.

Cho

R1=R2=20

Tính

1/ Rtđ =? ()

2/ R3=20

   RAC = ? ()

   S/s Rtđ với R1, R2, R3

Giải

Điện trở tương đương R12:

R12=R1+R2

R12=20+20=40()

Điện trở tương đương RAC:

RAC=R12+R3

RAC=40+20=60()

So sánh:

RAC=60()

R1=20()

=> RAC=3R1=3R2=3R3

 

 

5/ Mở rộng

HS làm việc theo cá nhân trả lời câu hỏi trên

(ghi vào vở bài học)

R= R1+ R2+ R3

 

Hướng dẫn về nhà:

– Đọc có thể em chưa biết.

– Chép ghi nhớ  vào cuối bài và học bài.

– Làm bài tập 4.1 -> 4.7

IV. Nhận xét:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Bài 5: ĐOẠN MẠCH SONG SONG

 

I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

– Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.

2. Kĩ năng:

– Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch song song với các điện trở thành phần.

– Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần.

– Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần mắc hỗn hợp.

3. Tình cảm, thái độ:

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

Chuẩn bị của giáo viên:

+Mỗi nhóm HS:

–         3 điện trở mẫu ( 10, 15 và 6)

–         1 ampe kế có GHĐ 1A

–         1 vôn kế GHĐ 15V

–         1 công tắc

–         1 nguồn điện ( bộ đổi nguồn)

–         9 đoạn dây nối dẫn điện.

Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 5, làm bài tập của bài 4

 – Chuẩn bị về đồ dùng học tập: Thước kẻ.

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập ( 7 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Chứng minh công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp R = R1 + R2.

Tổ chức tình huống học tập: (như trong SGK).

 

U=I.Rtđ

U1=I1R1

U2=I2R2

U=U1+U2

IRtđ= I1R1+ I2R2

IRtđ= I (R1+ R2)

Rtđ = R1+ R2

Hoạt động 2: Ôn lại các kiến thức có liên quan đến bài học ( 8 phút).

Mục tiêu: Nêu được những kiến thức có liên quan đã học ở lớp 7

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

(Vẽ mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song lên bảng).

Hai bóng đèn được mắc như thế nào? Tại sao em biết?

 

Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện chạy trong mỗi mạch rẽ?

 

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch quan hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi mạch rẽ?

HS. Trả lời theo yêu cầu của gv.

 

I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song.

1. Nhớ lại kiến thức lớp 7.

– Hai bóng đèn được mắc song song vì chúng có hai điểm chung.

– Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy trong các mạch rẽ: I = I1 + I2.

– Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi mạch rẽ: U = U1 + U2.

Hoạt động 3: Nhận biết được đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song (10 phút).

Mục tiêu: – Nhận biết được đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song

      – Chứng minh được  .

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

(Yêu cầu học sinh đọc câu C1 và gọi một học sinh trả lời).

 

 

 

 

(Yêu cầu HS đọc câu C2, thảo luận nhóm để chứng minh hệ thức 3 với các công thức , ).

HS. Trả lời theo yêu cầu của gv.

 

 

 

HS. Trả lời theo yêu cầu của gv.

 

2 – Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song.

C1.

R1, R2 mắc song song vì chúng có hai điểm chung. Vôn kế đo hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch (cũng chính là hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở), Ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.

C2.

Hoạt động 4: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song ( 10 phút).

Mục tiêu: – Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.

– Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch song song với các điện trở thành phần.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

(Hướng dẫn HS xây dựng công thức (4) với các công thức

I = I1 + I2,

U = U1 = U2,

, , ).

 

 

 

 

 

 

-Hãy nêu cách tiến hành TN kiểm tra công thức (4)-Tiến hành kiểm tra→Kết luận.

-GV thông báo: Người ta thường dùng các dụng cụ điện có cùng HĐT định mức và mắc chúng song song vào mạch điện. Khi đó chúng đều hoạt động bình thường và có thể sử dụng độc lập với nhau, nếu HĐT của mạch điện bằng HĐT định mứccủa các dụng cụ.

HS. Trả lời theo yêu cầu của gv.

 

II – Điện trở tương đương của đoạn mạch song song.

1 – Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song.

C3. , ,

I = I1 + I2, =>

U = U1 = U2, 

 

2- Thí nghiệm kiểm tra.

Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 5.1:

+Lần 1: Mắc R1//R2 vào U=6V, đọc I1=?, R1=15Ω; R2=10Ω.

+Lần 2: Mắc R3 vào U=6V, R3=6Ω, đọc I2=?

+So sánh I1 với I2.

3- Kết luận:  

Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà ( 10 phút)

Mục tiêu: – Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Hướng dẫn học sinh trả lời C4,C5

 

HS hoạt động nhóm

C4: Đèn và quạt phải mắc song song

  – Quạt vẫn hoạt đông bình thường vì mạch kín

C5:  R=30

  Rtđ nhỏ hơn điện trở thành phần

*) Củng cố – Hướng dẫn về nhà:

Viết các công thức tính U, I, R trong mạch mắc nối tiếp

*) Dặn dò:

      Làm bài tập 5.1 đến 5.6 ( SBT)

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

B ài  6: bài tập vận dụng định luật ôm

 

I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở.

2. Kĩ năng:

Giải bài tập vật lí theo đúng các bước giải.

Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.

Sử dụng đúng các thuật ngữ

3. Tình cảm, thái độ:

Cẩn thận, trung thực.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

Chuẩn bị của giáo viên:

  – Bảng phụ

Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 6, làm bài tập của bài 5

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

1. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm R1, R2 mắc nối tiếp, viết các hệ thức tương ứng về hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở.

 

2. Vẽ sơ đồ gồm R1, R2 mắc song song, viết các hệ thức tương ứng về U, I, R.

 

– Gọi HS nhận xét, cho điểm.

 

– Yêu cầu HS phát biểu thành lời các hệ thức trên

2Hs lên bảng.

HS1: Thực hiện với mạch nối tiếp.

 

 

 

 

HS2: Thực hiện với mạch song song.

 

HS nhận xét

 

 

U = U1 + U2   I = I1 + I2           Rtđ = R1 + R2

 

 

 

 

U = U1 = U2   I = I1 + I2

Hoạt động 2: Giải bài tập 1 ( 10 phút)

Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch nối tiếp

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

– Hãy cho biết R1 và R2 được mắc với nhau ntn?Am pe kế và vôn kế đo những đại lý nào trong mạch?

 

 

– Khi biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua mạch chính, vận dụng công thức nào để tính Rtđ?

– Hãy vận dụng công thức để tính R2 khi biết R1 và Rtđ?

+ Hướng dẫn HS tìm cách giải khác:

-Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu R2, từ đó tính R2.

HS nghiên cứu đề bài sgk, chuẩn bị trả lời câu hỏi.

– Cá nhân HS hoàn thành câu a và câu b.

 

 

 

– Thảo luận nhóm để tìm ra cách giải khác với câu b.

Bài 1:

R1= 5; U = 6V;

I = 0,5A

Bài làm

a)

b) Rtđ = R1 + R2

=> R2 = Rtđ – R1

          = 12 – 5

   = 7

+ Cách khác:

U2= I2. R2

Mà U1= I.R1= 0,5A.0,5

U2 = U – U1 = 3,5 V

Hoạt động 3: Giải bài tập 2 ( 10 phút)

Mục tiêu: – Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch mắc song song

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Yêu cầu HA trả lời các câu hỏi sau:

R1 và R2 được mắc ới nhau ntn? Các ampekế đo những đại lượng nào trong mạch?

– Tính UAB theo mạch rẽ R1.

– Thính I2 chạy qua R2, từ đó tính R1.

+ Hướng dẫn HS tiòm cách giải khác:

– Từ kết quả câu a, tính Rtđ.

– Biết Rtđ và R1, tính R2

– Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV.

–  Hoàn thành  bài tập 2 theo hướng dẫn trong sgk.

+ HS thảo luận tìm cách giải khác với phần b

 

R1 = 10   I = 1,8A

I1 = 1,2A

bài làm

a. U = U1 = I1R1 =

= 1,2A.10 = 12V

b. I2 = I – I1 = 0,5A

Hoạt động 4: Giải bài tập 3 ( 15 phút)

Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch mắc hỗn hợp

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

 

-R2và R3được mắc với nhau ntn?R1được mắc ntn với đoạn mạch MB?

-Ampe kế độ đại lượng nào trong mạch?

 

+Viết công thức tính cường độ dđ chạy qua R1

(chú ý    I1=I)

-Viết công thức tính hiệu điện thế U         từ đó

tính I2,I3.

 

+hướng dẫn học sinh tìm cách giải khác:

-Sau khi tính được I1,vận dụng hệ thức

và I1=I2+I3

từ đó tính được I2,I3

 

-Từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi của GV để làm phần a

 

 

-HS làm phần b theo hướng dẫn SGK.

 

 

 

 

+Thảo luận nhóm để tìm ra cách giải khác với phần b,

 

 

 

+Một vài nhóm cử đại diện trình bày miệng cách làm khác.

 

 

 

 

 

 

 

R1=15

R2=R3=30 , U1B=12V

a) R1Đ=? b)  I1=?  I2=?  I3=?

                 Bài làm.

a) R23=

Rab=R1+R13=15+15=30

 

b) I1=I= =0,4A

     =1I2=I3

                 màI2+I3=0,4A

I2=I3=0,2A

Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà ( 5 phút)

– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Muốn giải bt về Đluật ôn cho các đoạn mạch,cần tiến hành theo mấy bước?

– GV cho HS ghi lại các bước:

           B1:Tìm hiểu tóm tắt đề bài ,vẽ sơ đồ mạch điện (nếu có)

           B2:Phân tích mạch điện ,tìm các CT liên quan đến đại lượng cần tìm.

           B3:Vận dụng các CT đã học để giải bài toán

           B4:Kiểm tra ,biện luận kết quả.

– Bài tập về nhà (SBT)

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………… 

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 7: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN

 

I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

– Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn.

2. Kĩ năng:

– Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn.

3. Tình cảm, thái độ:

Cẩn thận, trung thực.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

Chuẩn bị của giáo viên:

– 1 nguồn điện 3V

– 1 công tắc

– 1 ampe kế

– 1 vôn kế

– 3 dây dẫn có cùng một tiết diện cùng làm bằng một loại vật liệu có chiều dài là l,2l,3l

– 8 đoạn dây dẫn nối

Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 7, làm bài tập của bài 6

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập ( 5 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Giáo viên tổ chức tình huống học tập như SGK

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu điện trở của dây phụ thuộc vào những yếu tố nào

( 10 phút)

Mục tiêu: Nêu được Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào: Chiều dài, tiết diện, chất làm dây

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Có thể gợi ý cho HS trả lời câu hỏi này như sau: Nêu đặt vào 2 đầu dây dẫn một U thì có dòng điện chạy qua nó hay không? Khi đó dòng điện này có một cường độ I nào đó hay không? Khi dó dây dẫn có một điện trở xác định hay không?

+Đề nghị HS quan sát hình 7.1SGK.

+ Yêu cầu HS dự đóan xem điện trở của những dây này có như  nhau không?

+ Nêu câu hỏi:Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố thì phải làmnhư thế nào?

 

a) Các nhóm HS thảo luận để

trả lời câu hỏi:

b) HS quan sát các đọan dây dẫn khác nhau và nêu được các nhận xét và dự đóan:

 

 

 

c) Nhóm HS thảo luận tìm câu trả lời đối với câu hỏi của GV

I/ Xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau:

Điện trở phụ thuộc vào 3 yếu tố:

     + Chiều dài

     + Tiết diện

     + Chất làm dây dẫn

Hoạt động 3: Xác định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn

( 20 phút)

Mục tiêu: – Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

 

+ Đề nghị từng nhóm HS nêu dự đóan theo yêu cầu của C1

 

 

+ Theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ các nhóm tiến hành TN, đọc và ghi kết quả vào bảng 1 SGK

 

+ Yêu cầu HS nêu Kết luận về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài của dây.

 

– HS đọc phần dự kiến cách làm trong SGK.

– Các nhóm thảo luận và nêu dự đóan như yêu cầu

II/ Sự phụ thuộc của điện

trở vào chiều dài dây dẫn

1/ Dự kiến cách làm:

SGK

+ Câu C1:

2l -2R;  3l-3R

2/ Thí nghiệm kiểm tra:

a) Mắc mạch điện theo sơ đồ. b) Làm thí nghiệm.

c) Nhận xét:

3/ Kết luận:

Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây

– Đối với hai dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì = .

Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà 10 phút)

Mục tiêu: – Lập các tỉ số vàso sánh: với ; với ; với . Và vận dụng giải các bài tập

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+GV gợi ý Câu C2: Trong 2 trường hợp mắc bóng đèn bằng dây ngắn và bằng dây dài thì trường hợp nào đọan mạch có điện trở lớn hơn. Do đó dòng điện chạy qua có I nhỏ hơn?

+GV gợi ý Câu C3:

-Áp dụng ĐL Ôm để tính R. Sau đó vận dụng kết luận đã rút ra trên dây để tính chiều dài của cuộn dây

HS trả lời Câu C2: U không

đổi, nếu mắc bóng đèn với

dây dài thì R của đọan mạch

lớn nhưng I qua đèn càng nhỏ

Do đó đèn có thể sáng yếu

HS trả lời Câu C3:

 

III/ Vận dụng:

+ Câu C2:l càng lớn,R càng lớn, dòng điện qua đèn nhỏ nên đèn sáng yếu

 

 

 

 

 

 

+ Câu C3:R=20 ;  l=40m

 

Củng cố: +Cho HS đọc phần Ghi nhớ

Hướng dẫn về nhà: Đọc phần có thể em chưa biết

+Về nhà làm câu C4 và bài tập SBT

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 8: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN

 

I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

– Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.

2. Kĩ năng:

– Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn..

3. Tình cảm, thái độ:

– Cẩn thận, trung thực.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

Chuẩn bị của giáo viên:

– 2 đọan dây dẫn bằng hợp kim cùng lọai có cùng chiều dài nhưng có tiết diện lần lượt là S1 và S2 (tương ứng có đường kính tiết diện là d1 và d2).

– 1 nguồn điện ( bộ đổi nguồn).

– 1 công tắc.

– 1 ampe kế có GHĐ 1A và ĐCNN 0.1A.

– 1 vôn kế có GHĐ 15V và ĐCNN 0.5V.

– 7 đọan dây dẫn mỗi đọan dài 30cm.

– 2 chốt kẹp nối dây.

Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 8, làm bài tập của bài 7

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập ( 10 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

? Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào chiều dài của mỗi dây?

? Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, một dây dài 3,5m có điện trở R1 và dây kia có điện trở R2 . Tính tỉ số R1 / R2.

 

 

Hoạt động 2: Nêu dự đóan về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện

( 10 phút)

Mục tiêu: Nêu được dự đóan về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

 

? Để xét sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện thì cần  sử dụng những lọai dây dẫn nào?

+ Đề nghị HS tìm hiểu các mạch điện trong hình 8.1 SGK và thực hiện câu C1

+ Đề nghị từng nhóm HS dự đóan theo yêu cầu Câu C2 và ghi lên bảng các dự đóan đó.

 

Các nhóm thảo luận và trả lời:

 

– Tìm hiểu xem các điện trở hình 8.1 SGK

+ Các nhóm dự

đóan trả lời Câu C2.

I/ Dự đóan sự phụ thuộc Của điện trở vào tiết diện Dây dẫn:

+ Câu C1:

R1=R/2   ;R2=R/3

+ Câu C2: Dự đóan.

– Tiết diện tăng gấp hai thì

điện trở của dây giảm 2 lần

-Tiết diện tăng gấp ba thì

điện trở của dây giảm 3 lần

Hoạt động 3: Tiến hành TN kiểm tra dự đóan đã nêu theo yêu cầu câu C2

( 15 phút)

Mục tiêu: – Tiến hành được thí nghiệm nghiên cứu sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây dẫn theo các bước.

   – Đo điện trở của hai dây dẫn dẫn hình trụ, được làm cùng một vật liệu; mỗi dây có chiều dài l; có tiết diện S1 = S và S2 = 2S.

   – Rút ra kết luận: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm TN kiểm tra việc mắc mạch điện, đọc và ghi kết quả vào bảng 1 SGK trong từng lần TN.

+ Sau khi các nhóm hòan thành TN và ghi kết quả vào bảng 1.

Yêu cầu mỗi nhóm đối chiếu kết quả thu được với dự đóan mà mỗi nhóm đã nêu.

+ Đề nghị một vài HS nêu kết

luận về sự phụ thuộc của điện

trở dây dẫn vào tiết diện dây.

– Từng nhóm HS mắc mạch điện như sơ đồ hình 8.3 SGK tiến hành TN và ghi các giá trị đo được vào bảng 1 SGK

– Làm TN tương tự với dây

dẫn có tiết diện S2

–  Tính tỉ số  và so sánh với tỉ số  từ kế quả của bảng 1 SGK.- Đối chiếu với dự đóan của nhóm và rút ra kết luận.

II/ Thí nghiệm kiểm tra

1) Mắc mạch điện như sơ đồ

2) Thay dây dẫn có tiết diện S1 bằng dây dẫn có tiết diện S2 (Có cùng l,cùng vật liệu nhưng d1 khác d2 )

 

 

3) Nhận xét: Tính tỉ số và so sánh với tỉ số Thu được từ bảng 1. Từ đó đối chiếu với dự đóan xem có đúng không  

 = .

4) Kết luận:

Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà ( 10 phút)

Mục tiêu: – Lập các tỉ số và so sánh: = . Và vận dụng giải các bài tập

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

*

Có thể gợi ý cho HS trả lời câu C3 như sau:

– Tiết điện của dây thứ hai lớn gấp mấy lần dây thứ nhất?Vận dụng kết luận trên để so sánh điện trở của hai dây Câu C4 GV gợi ý như Câu C3

a) Trả lời câu C3: Điện trở của dây thứ nhất lớn gấp ba lần điện trở của dây thứ hai

b) Trả lời câu C4:

R2 = R1

III/ Vận dụng

+ Câu C3:điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện

  Ta có: S­2=3 S1 suy ra R1=3R2

+ Câu C4: R1 /R2 =S2 /S1  suy ra R2 =1,1

 

Củng cố: + Đề nghị HS phát biểu ghi nhớ của bài học này 

Hướng dẫn về nhà: + Đọc phần có thể em chưa biết

   +Về nhà làm bài tập SBT

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 9: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN

 

I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

– Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.

– Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.

2. Kĩ năng:

– Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn.dài dây dẫn.

Xem thêm :  Ông già và biển cả (đinh tị)

– Vận dụng được công thức R và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.

3. Tình cảm, thái độ:

– Cẩn thận, trung thực.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

Chuẩn bị của giáo viên:

– Các cuộn dây có cùng S và l làm bằng các vật liệu khác nhau.

–  1 nguồn điện 6V

– 1công tắc

– 1 ampe kế có GHĐ 1A, ĐCNN 0.1A

– 1 vôn kế có GHĐ 15V, ĐCNN 0.5V

– 7 đọan dây nối dài cm

– 2 chốt kẹp nối dây dẫn.

Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Làm bài tập của bài 8, đọc trước bài 9

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập ( 8 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

– Giáo viên cho học sinh làm trên phiếu luyện tập 2 câu hỏi và chọn 3 em học sinh nộp phiếu để lấy điểm miệng.

Câu 1 :  Các dây dẫn bằng đồng có tiết diện lớn nhỏ khác nhau thì điện trở của chúng :

a/ Tỉ lệ thuận với tiết diện của dây.

b/ Tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

c/ Cả a và b đều sai.

Câu 2 : Hai dây nicrom có cùng chiều dài. Dây thứ 1 có tiết diện 0,3mm2 và có điện trở R1= 6 . Hỏi dây thứ 2 có tiết diện 0,6mm2 thì có điện trở R2 là bao nhiêu ? 

Giáo viên nêu đáp án câu 1b và R2= 3 để học sinh sửa vào phiếu.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

( 10 phút)

Mục tiêu: – Tiến hành được thí nghiệm sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn theo các bước:

   – Đo điện trở của ba dây dẫn được làm bằng ba vật liệu hoàn toàn khác nhau, có cùng chiều dài và có cùng tiết diện.

   – So sánh giá trị của điện trở của ba dây dẫn khác nhau.

   – Rút ra kết luận: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Cho HS quan sát các đọan dây dẫn có cùng l, cùng S nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau và đề nghị một vài HS trả lời câu C1.

+ Theo dõi, giúp đỡ các nhóm

HS vẽ sơ đồ mạch điện,lập bảng ghi kết quả đo và quá trình tiến hành TN của mỗi  nhóm.

+ Đề nghị các nhóm HS nêu nhận xét và rút ra kết luận: Điện trở dây dẫn có phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn không

+ Từng HS quan sát các đọan dây

dẫn có cùng l, cùng S nhưng làm từ các chất khác nhau và trả lời Câu C1:

+ Các nhóm tiến hàng TN

+ Từng nhóm nêu nhận xét và rút ra kết luận.

I / Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây.

+ Câu C1: Tiến hành đo R của các dây dẫn có cùng l, cùng S nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau.

1/ Thí nghiệm:

Theo sơ đồ hình vẽ.

2/ Kết luận:

Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về điện trở suất ( 7 phút)

Mục tiêu: – Nhận biết được điện trở suất được ký hiệu là , Đơn vị của điện trở suất là ôm mét, kí hiệu là Ω.m. Các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

 

– Sự phụ thuộc của R vào vật liệu làm dây dẫn được đặc trưng bằng đại lượng nào?

– Đại lượng này có trị số được xác định như thế nào?

– Đơn vị của đại lượng này là gì

– Hãy nêu nhận xét về trị số điện trở suất của kim lọai và hợp kim có trong bảng 1 SGK .

– Điện trở suất của Đồng là 1.7.10-8.m có ý nghĩa gì?.

– Trong số các chất được nêu ra trong bảng thì chất nào  dẫn điện tốt? Tại sao Đồng thường được dùng để làm lõi  dây với các mạch điện?

+ Yêu cầu HS làm Câu C2

Từng HS đọc SGK trả lời câu hỏi:

– Điện trở suất

 

 

 

 

 

 

– Trị số  điện trở suất của kim lọai > trị số điện trở suất của hợp kim

– Con số đó nói lên ý nghĩa là: Dây đồng có chiều dài 1m, tiết diện 1m2 thì có điện trở là 1.7.10-8

Trong bảng 1: Thì sắt dẫn điện tốt. Tại vì: đồng dễ khai thác,giá thành rẻ, dân điện tốt, dễ kéo sợi.

+ Trả lời câu C2:

II/ Điện trở suất – Công thức điện trở:

1/ Điện trở suất:

– Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng bằng điện trở của một đọan dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện 1m2

– Điện trở suất được kí hiệu  (rô)

– Đơn vị của điện trở suất là .m (ôm mét)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Câu C2

    R tỉ lệ nghịch với S nên R =0,5

Hoạt động 4: Xây dựng công thực tính điện trở ( 10 phút)

Mục tiêu: Nhận biết Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn. Công thức điện trở  R ,

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Đề nghị HS làm câu C3. GV có thể gợi ý cho HS – Đề nghị HS đọc kỹ lại đọan viết về ý nghĩa của điện trở suất trong SGK để từ đó tính R1

+ Lưu ý HS về các đơn vị của từng đại lượng có trong công thức.

Chú ý: cách đổi đơn vị chiều dài, tiết diện

Tính theo bước1:

R1 =

Tính theo bước 2:  R2 =  .l

Tính theo bước 3:

R3 =

Rút ra công thức tính điện trở của dây dẫn và nêu đơn vị của từng đại lượng

2/ Công thức điện trở:

+ Câu C3: Tính theo các

bước ở bảng 2 SGK.

 

3/ Kết luận: Điện trở của

dây dẫn được tính bằng:

  R =

: điện trở suất  (.m)

l : chiều dài dây dẫn (m)

S: Tiết diện dây dẫn (m2 )

Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà ( 10 phút)

Mục tiêu: – Sử dụng công thức R để giải được các bài tập đơn giản.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

 

 

+ Yêu cầu HS làm Câu C4. GV có thể gợi ý sau: – Công thức tính tiết diện tròn của dây dẫn theo đường kính:

– Đổi đơn vị 1mm2 = 10-6m2

– Tính tóan với lũy thừa của 10

 

 

 

 

 

 

 

– Từng HS làm câu C4;

 

III/ Vận dụng:

C4.

Tóm tắt :

= 4m; d = 1mm = 10-3m

= 1,7.10-8m

R = ?           Bài giải

Diện tích tiết diện dây đồng là :

S =

Ap dụng công thức tính R  =  

     R = 0,087 ()

Điện trở của dây đồng là 0,087.

Củng cố: +Cho HS đọc phần Ghi nhớ

Hướng dẫn về nhà: +Đọc phần có thể em chưa biết

              +Về nhà làm câu C5; C6 và bài tập 9.1 9.6 (SBT)

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

 

 

Tuần: 5

Tiết: 10

Ngày soạn: 17/09/2015

Ngày dạy: 19/09/2015

Bài 10: BIẾN TRỞ – ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT

I. MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1) Kiến thức:

Nhận biết được các loại biến trở.

2) Kĩ năng:

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy.

Sử dụng được biến trở con chạy để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Vận dụng được định luật Ôm và công thức R để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở.

3) Tình cảm, thái độ:

Cẩn thận, trung thực.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

   Chuẩn bị của giáo viên:

– 1 biến trở con chạy có điện trở lớn nhất 20 và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất 2A.

– 1 biến trở than (chiết áp).

– 1 nguồn điện 3V.

– 1 bóng đèn 2.5V – 1W.

– 7 đọan dây dẫn nối dài khoảng 30cm.

– 3 điện trở kỹ thuật lọai có ghi trị số .

– 3 điện trở kỹ thuật lọai có các vòng màu .

   Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Làm bài tập của bài 9, đọc trước bài 10

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và họat động của biến trở ( 10 phút)

Mục tiêu: – Nhận biết được biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

 

+ Yêu cầu HS trong mỗi nhóm hãy quan sát hình 10.1 SGK và đối chiếu với các biến trở có trong bộ TN để chỉ rõ từng lọai biến trở

 

– Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi  C2 và C3 để tìm hiểu cấu tạo và họat động của biến trở con chạy.

 

 

Từng HS thực hiện câu C1

 

 

– Từng HS thực hiện câu C2 và C3

 

I/ Biến trở

1/ Tìm hiểu cấu tạo và họat động của biến trở

Có các loại biến trở

– Biến trở con chạy.

– Biến trở tay quay.

– Biến ttrở than.

* Kí hiệu sơ đồ của biến trở:

 

 

 

Hoạt động 2: Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường  độ dòng điện ( 18 phút)

Mục tiêu: – Vẽ được sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn, một biến trở, nguồn điện, khóa K. Lắp được mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Theo dõi HS vẽ sơ đồ của mạch điện hình 10.3 SGK

+ Quan sát và giúp đỡ các nhóm thực hiện Câu C6.

+ Nêu câu hỏi: – Biến trở là 1 dụng cụ dùng để làm gì?

 

Từng HS làm câu C5:

Nhóm HS thực hiện câu C6

và rút ra kết luận

2/ Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện:

3/ Kết luận:  Biến trở là 1 dụng cụ dùng để điều chỉnhcường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó

Hoạt động 3: Nhận dạng các loại điện trở dùng trong kỹ thuật ( 5 phút)

– Mục tiêu: Nhận biết các loại điện trở dùng trong kỹ thuật:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

 

+ Yêu cầu HS trả  lời câu C7

+ Đề nghị một HS đọc trị số của điện trở hình 10.4a SGK và một số HS thực hiện câu C8.+ Đề nghị HS quan sát ảnh màu số 2 in ở bìa 3 SGK

Từng HS đọc câu C7 và Trả lời:

 

 

Từng HS thực hiện câu C8 để nhận biết 2 lọai điện trở

II/ Các biến trở dùng trong kĩ thuật

– Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở.

– Cách 2: Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở

Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà ( 10 phút)

Mục tiêu: – Áp dụng được công thức R để tính trị số điện trở của biến trở.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

 

+ Trong Câu C10. Nếu HS gặp khó khăn GV có thể gợi ý như sau:

– Tính chiều dài của dây điện trở của biến trở này

– Tính chiều dài của một vòng dây quấn quanh lõi sứ tròn.

– Từ đó tính  số vòng dây của biến trở

 

 

+ Từng HS thực hiện câu C9, C10 SGK

 

III/ VẬN DỤNG:

+ Cừu C10: l = 37.5m

RM= 20;S=0,5mm2=0,5.10-6m2

= 1,1.10-6 m

d= 2cm= 0,02m.

N=?             Lời giải :

Từ công thức: R = .=> .

l==>l= 9,091 m

Số vòng dây của biến trở là;

N = (vòng)

   Củng cố (1ph)

Cho HS đọc phần Ghi nhớ

   Hướng dẫn về nhà (1ph)

Đọc phần có thể em chưa biết

Về nhà làm bài tập SBT

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

 

 

 

Tuần: 6

Tiết: 12

Ngày soạn: 24/09/2015

Ngày dạy: 26/09/2015

Bài 11: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM

VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Vận dụng Định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính được đại lượng có liên quan đối với đọan mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở mắc nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp.

  2) Kĩ năng:

Áp dụng giải các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở.

Rèn luyện kĩ năng tính toán.

  3) Thái độ:

Cẩn thận, trung thực, chính xác.

Có tinh thần hợp tác trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

Nội dung bài giảng.

Bảng phụ ghi trước bài tập.

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

Ôn tập Định luật Ôm đối với đọan mạch nối tiếp, song song hoặc hỗn  hợp; công thức tính điện trở của dây dẫn theo chiều dài, chiều dài, tiết diện và điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn.

Dụng cụ làm bài tập: vở nháp; máy tính bỏ túi.

III. PHƯƠNG PHÁP

Nêu vấn đề; thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số, chuẩn bị của học sinh.

   2) Kiểm tra bài cũ (3ph)

Biến trở là gì? Cho biết công dụng của biến trở?

Viết công thức tính điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và bản chất của dây?   

  3) Dạy bài mới.

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giới thiệu bài (1ph)

PP: Nêu vấn đề.

 

Bài 11: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM

VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN

 

Chúng ta đã biết được công thức ĐL Ôm cho các loại đoạn mạch cũng như công thức để tính điện trở của dây dẫn. Bài hôm nay chứng ta sẽ vận dụng các công thức trên để giải một số bài tập có liên quan.

Nghe giảng.

Hđ1: Giải bài tập 1 (12ph)

PP: Gợi ý, thực hành.

Bài tập 1 (SGK trang 32)

Yêu cầu HS đọc và tóm tắt bài.

Hướng dẫn:

+ Để tìm được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn thì trước hết phải tìm đại lượng nào?

+ Áp dụng công thức nào để tính điện trở của dây dẫn theo dữ liệu đầu bài đã cho và từ đó tính được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn? Cho biết điện trở suất của dây Nicrôm?

Giải bài tập 1 theo cá nhân (HS Tb)

 

(Điện trở suất của dây Nicrôm là: 1.1.10-6 m)

B1: Tính R của dây dẫn (dùng công thức )

B2: Tính I chạy qua dây dẫn (sử dụng công thức ĐL Ôm )

Cho:

l = 30 m; S = 0,3 mm2 =  0,3 .10-6 m2; = 1,1 .10-6 m; U = 220V

Tính I.             

Giải:

Áp dụng công thức : R =

Thay số :

R =

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là:

ADCT: I =

Thay số I = A

Đáp số: I = 2A.

Hđ1: Giải bài tập 2 (ph)

PP: Vận dụng Công thức định luật Ôm đối với đọan mạch nối tiếp và công thức tính điện trở của dây dẫn theo chiều dài, chiều dài, tiết diện và điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn. để giải bài tập

Bài tập 2 (SGK trang 32)

Yêu cầu HS đọc và tóm tắt bài.

Hướng dẫn HS phân tích đề bài, yêu cầu HS nêu cách giải.

GV hướng dẫn:

+ Để bóng đèn sáng bình thường cần có điều kiện gì ?

+ Để tính được R2 cần có đại lượng nào?

Phân nhóm và yêu cầu cho các nhóm giải.

 

Các nhóm lên trình bày.

 

Giáo viên nhận xét, chốt ý trả lời đúng cho HS ghi bài.

Tìm hiểu đề và phân tích bài để xác định các bước làm theo hướng dẫn của GV.

 

Nghe giảng.

 

 

 

 

Các nhóm thảo luận trả lời câu hởi của nhóm mình (theo phân công của GV)

Trình bày (HS Khá, G)

 

Ghi vở.

Cho mạch điện như HV, biết:

R1 = 7,5; I1 = 0,6A; U = 12V.

a) R2 = ? để đèn sáng bình thường.

b) Tính l biết: Rb = 30; S = 1mm2.

 

Bài giải

a) Mạch điện gồm biến trở mắc nt với đèn nên ta có: Rtđ = Rb + Rđ  (1)

Vì đèn sáng bình thường do đó cđdđ chạy qua biến trở R2 bằng cđdđ chạy qua đèn, tức là Ib = Iđ = 0,6A.

Từ CT của ĐL Ôm, ta tính được Rtđ của mạch là:

Thay số:

Từ (1) suy ra: R2 = Rtđ – Rb = 20 – 7,5 = 12,5

b) Tính l.

Từ CT:

Thay số:

Vậy chiều dài dây làm biến trở là 75m.

 

   4) Củng cố (2ph)

Yêu cầu HS nêu cách giải các bài tập trên: Các công thức, định luật đã áp dụng.

Về nhà tập giải lại các bài tập theo cách khác (nếu có)

  5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

Làm các bài tập SBT.

Xem trước bài 12: CÔNG SUẤT ĐIỆN.

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 7

Tiết: 13

Ngày soạn: 28/09/2015

Ngày dạy: 30/09/2015

Bài 12: CÔNG SUẤT ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Nêu được ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện.

Viết được công thức tính công suất điện.

  2) Kĩ năng:

Vận dụng được công thức = U.I đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.

  3) Tình cảm, thái độ:

Cẩn thận, trung thực.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

–    1 bóng đèn 6V – 3W.

–    1 bóng đèn 6V – 5W.

–    1 nguồn điện 6V.

–    1 công tắc.

–    1 biến trở 20- 2A.

–    1 ampe kế có GHĐ 0.6A, ĐCNN 0.02A

–    1 vôn kế có GHĐ 3V, ĐCNN 0.1V.

–    8 đọan dây nối dài khoảng 30cm..

– 1 bóng đèn 6V– 3W.

– 1 bóng đèn 6V– 5W.

– 1 bóng đèn 220V-100W và 220V-25W

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Làm bài tập của bài 11, đọc trước bài 12

III. PHƯƠNG PHÁP

Vấn đáp; thuyết trình; thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn đinh lớp (1ph)

 Kiểm tra sỉ số, sách vở và vệ sinh lớp học.

  2) Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)

  3) Dạy bài mới (44ph)_

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Tổ chức tình huống học tập (2ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

Bài 12: CÔNG SUẤT ĐIỆN

Tổ chức tình huống như SGK.

Nghe giảng.

Hđ2: Công suất định mức của các đồ dùng điện (10ph)

PP: Quan sát; thảo luận nhóm.

I. Công suất định mức của các dụng cụ điện.

+ Cho HS quan sát các loại loại bóng đèn hoặc các lọai dụng cụ điện khác nhau có ghi số vôn và số oát

+ Tiến hành TN được bố trí như sơ đồ hình 12.1 SGK để cho HS quan sát và nhận xét

+ Trước hết đề nghị HS không

đọc SGK, suy nghĩ và đóan nhận ý nghĩa số oát ghi trên 1 bóng đèn hay trên 1 dụng cụ điện .

+ Nếu HS không thể nêu được ý nghĩa này,đề nghị HS đọc thông tin trong SGK và cho HS nhắc lại ý nghĩa của số oát

+Cho HS đọc công suất của 1 số dụng điện thường dùng ở bảng 1.

Tìm hiểu số vôn và số oát ghi trên các dụng cụ điện.

– Quan sát TN của GV.

 

b) Tìm hiểu ý nghĩa số oát ghi trên các dụng cụ điện.

+ Thực hiện theo đề nghị và

yêu cầu của GV.

 

 

1) Số vôn và số oát trên các dụng cụ điện:

 

 

2) Ý nghĩa của số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện:

+ Bóng đèn: 220V-100W.

Nói lên ý nghĩa:-Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của đèn.

+Công suất định mức: là công suất mà dụng cụ đó tiêu thụ khi họat động bình thường.

Hđ3: Xây dựng công thức tính công suất điện (16ph)

PP: Thảo luận, thuyết  trình.

II/ Công thức tính công suất điện

Nêu các bước tiến hành TN với các sơ đồ như hình 12.2 SGK

– Nêu cách tính công suất điện của đọan mạch

– Hướng dẫn HS trả lời câu C4 (HS Tb, K)

Hướng dẫn HS trả lời câu C5 (HS Khá)

– Có thể gợi ý cho HS vận dụng Định luật Ôm để biến đổi từ công thức P = U.I thành các công thức khác.

Đọc phần đầu của phần II và nêu mục tiêu của TN được trình bày trong SGK

Tìm hiểu sơ đồ bố trí TN như hình 12.2 SGKvà các bước tiến hành TN

+ Trả lời câu C4.

 

+ Trả lời câu C5.

 

1) Thí nghiệm: (SGK)

2) Công thức tính công suất điện:

P = U.I  P = I2.R

P = U2 / R

+ Trong đó:

P: là công suất (W)

U: là hiệu điện thế (V) 

I: cường độ dòng điện (A)

*Chú ý: 1W = 1V. 1A 

Hoạt động 4: Vận dụng (13ph)

PP: Thảo luận.

III. Vận dụng:

 

Từng HS làm Câu C6,  (HS Tb, K); C7 (HS Khá)

Trả lời các câu hỏi của GV nêu ra.

 

 

C6 :  I 0,341A và R = 645.

+/  Có thể dùng cầu chì loại 0,5A cho bóng đèn này, vì nó đảm bảo cho đèn hoạt động bình thường và sẽ nóng chảy, tự động ngắn mạch khi đoản mạch.

C7: P  = 48W ; R = 30.

C8: P  = 100W = 1kW.

  4) Củng cố (2ph)

– Cho biết ý nghĩa của các số ghi trên bóng đèn?

– Bằng cách nào có thể xác định công suất của đọan mạch khi có dòng điện chạy qua

– Đọc phần có thể em chưa biết.

 

 

5) Hướng dẫn học ở nhà (1ph)

 Trả lời các câu hỏi trong SBT.

 Xem trước bài mới: Điện năng – Công của dòng điện.

V. RÚT KINH NGHIỆM 

 ……………………………………………….

 ……………………………………………….

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 7

Tiết: 14

Ngày soạn: 01/10/2015

Ngày dạy: 03/10/2015

Bài 13: ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN

I./ MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

 Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.

Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.

Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.

  2) Kĩ năng:

Vận dụng được công thức A = .t = U.I.t đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.

  3) Thái độ:

Cẩn thận, trung thực.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

1 Công tơ điện. Bảng 1 và 2 ( trang 37, 39 SGK ).

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Làm bài tập của bài 12, đọc trước bài 13

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; thuyết trình; thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn đinh lớp (1ph)

 Kiểm tra sỉ số, sách vở và vệ sinh lớp học.

  2) Kiểm tra bài cũ (2ph)

 Viết công thức tính công suất điện?

 AD: Tính công suất của bóng đèn tiêu thụ trong 30 phút biết U = 220V và I = 0,5A.

  3) Dạy bài mới (42ph)

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Tổ chức tình huống học tập (1ph)

PP: Đặt vấn đề.

Bài 13: ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN

Tổ chức tình huống như SGK.

Nghe giảng.

Hđ2: Tìm hiểu năng lượng của dòng điện (5ph)

PP: Thuyết trình.

I. Điện năng.

+ Đề nghị đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi dưới đây sau khi HS thực hiện từng phần của

C1. Điều gì chứng tỏ công cơ học  được thực hiện trong họat động của các dụng cụ hay thiết bị này (HS Tb).

Điều gì chứng tỏ nhiệt lượng được cung cấp trong họat động của các dụng cụ hay thiết bị này.

+Từng HS hoặc từng nhóm HS thực hiện Câu C1 để phát hiện dòng điện có năng lượng.

 

 

 

Biến đổi thành dạng năng lượng khác.

1/ Dòng điện có mang năng lượng:

– Dòng điện có năng lượng vì nó khả năng thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của các vật.

– Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng

Hđ3: Tìm hiểu sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác (10ph)

PP: Thảo luận.

2) Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác:

* Yêu cầu các nhóm thảo luận để chỉ ra và điền vào bảng 1/SGK các dạng năng lượng được biến đổi từ điện năng.

* Yêu cầu HS trả lời Câu C3 (HS Khá).

*GV cho HS ôn tập khái niệm hiệu suất ở lớp 8 và vận dụng cho trường hợp này.

Các nhóm thực hiện câu C2.

Từng HS thực hiện câu C3.

+ Đối với bóng đèn, đèn LED phần năng lượng có ích là năng lượng ánh sáng, phần năng lượng vô ích là nhiệt năng

Kết luận: Điện năng là năng lượng của dòng điện Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.Trong đó phần năng có ích và phần năng lượng vô ích H = A1 /  Atp x 100%

Hđ4: Tìm hiểu công của dòng điện, công thức tính và dụng cụ đo công của dòng điện (11ph)

II/ Công của dòng điện.

+ Thông báo về công của dòng điện. Đề nghị một vài HS nêu trước lớp mối quan hệ giữa công A và công suất P

+ Đề nghị một HS lên bảng trình bày trước lớp cách suy luận công thức tính công của dòng điện.

+ Đề nghị một số HS khác nêu tên và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức.

 

 

 

 

 

Trả lời các câu hỏi của GV

1) Công của dòng điện:

2) Công thức tính công của dòng điện:

  A = P.t     (1)

Trong đó :

U là hiệu điện thế (V) ; I là cường độ dòng điện (A); t là thời gian (s).

Đơn vị: Jun (J)

1kWh= 3600kJ

3) Đo công của dòng điện:

Điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện.

Hđ5: Vận dụng (10ph)

PP: Thảo luận.

Vận dụng.

Yêu cầu 1 hay 2 H S lên bảng giải C7 (HS Tb, Y)

 

 

 

Yêu cầu 1 hay 2 học sinh giải C8 (HS Khá)

Theo dõi , nhắc nhở H S những sai sót và gợi ý cho những H S yếu, kém. Sau đó đề nghị một vài H S nêu kết quả. G V nhận xét .

 

Từng H S áp dụng công thức để giải bài tập C7.

Nhận xét bài giảng trên bảng.

 

 

Cá nhân HS trả lời C8.

C7.

Điện năng tiêu thụ của bóng đèn: A1 = 0,075×4 = 0,3 (kW.h)

Vậy số đếm của công tơ điện khi đó là 0,3 số.

C8.

Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng là : A = 1,5kW.h = 5,4.106 J.

Công suất của bếp điện là :

P  =

Cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian này là:

  4) Củng cố (4ph)

Cho HS đọc phần Ghi nhớ.

GV củng cố lại kiến thức của bài bằng cách cho HS trả lời các câu hỏi:

Điều nào chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng? Cho V D. Năng lượng của dòng điện  có tên gọi là gì?

Nêu khái niệm và công thức tính công của dòng điện.( Gọi tên và đơn vị)

Lượng điện năng sử dụng được đo bằng dụng cụ nào? Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết điều gì?

  5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

Đọc phần có thể em chưa biết.

Học bài theo Ghi nhớ, làm các bài tập trong SBT.

V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 8

Tiết: 15

Ngày soạn: 05/10/2015

Ngày dạy: 07/10/2015

Bài 14: BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Vận dụng Công thức tính công suất điện và công thức tính điện năng sử dụng để tính được đại lượng có liên quan đối với đọan mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở mắc nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp.

– Giải được các bài tập tính công suất điện và điện năng tiêu đối với các dụng cụ mắc nối tiếp và song song.

  2) Kĩ năng:

– Áp dụng giải các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở. 

  3) Thái độ:

– Cẩn thận, trung thực, có tinh thần hợp tác.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

Bảng phụ nội dung bài 1, 2, 3 ( SGK)

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

Ôn tập Định luật Ôm đối với đọan mạch nối tiếp, song song hoặc hỗn  hợp.

Ôn tập công thức tính công suất điện và công thức tính điện năng sử dụng

III. PHƯƠNG PHÁP

 Gợi mở; thảo luận; giải quyết vấn đề.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

 GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp.

  2) Kiểm tra 15 phút

   Đề bài :

Câu 1: (3 điểm). Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Nêu kết luận sự phụ thuộc của R vào .

Câu 2: (2 điểm). Viết công thức tính điện trở của dây dẫn và giải thích các đại lượng.

Câu 3: (5 điểm). Khi đặt một hiệu điện thế 9V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện nó cường độ 0,3A. Tính chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này, biết rằng cứ 6m chiều dài, dây dẫn này có điện trở là 2,5Ω.

   Đáp án:

Câu 1: + Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. (1,5 điểm)

    + Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây (1,5 điểm)

Câu 2: + Công thức tính điện trở của dây dẫn:

     R =       (1điểm) 

   Trong đ ó :  : l à đi ện tr ở su ất ( .m)   

     l: l à chi ều d ài d ây d ẫn (m)                    (1điểm)

     S; là tiết diện ngang của dây dẫn (m 2)

     R: là điện trở của dây dẫn ( )

Câu3:

Tóm tắt: (1điểm)

U = 9V

I = 0,3A

l/ = 6m  R/ = 2,5

l = ? (m)

    Bài giải

Điện trở của cuộn dây là:

Theo định luật Ôm: I =     (0,5điểm)

R = = = 30   (1điểm)

 Theo bài: dây dẫn có chiều dài l/ = 6m thì có điện trở là R/ =2,5

  dây dẫn có chiều dài l th ì c ó đi ện tr ở l à R = 30  (1điểm)

      l.2,5 = 6.30 l = = 72 (m)  (1điểm)

 Vậy chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây l à 72m.  (0,5điểm)

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giải bài tập 1 (11ph)

PP: Gợi mở; thảo luận; giải quyết vấn đề.

Bài tập 1: (SGK trang 40)

Gọi 1 HS đọc đề bài 1, 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài, đổi đơn vị nếu cần.

– Yêu cầu HS tự lực giải các phần của bài tập. (HS Tb; K)

 

Cá nhân HS hoàn thành bài tập 1.

Bài 1: Cho:

U = 220V ; I = 341mA = 0,341A

t = 4h.30

a) R = ?  ;   P   = ?

b) A = ? (J)  =  ? ( số )

Bài 1 :

Tóm tắt:

U = 220V ; I = 341mA = 0,341A

t = 4h.30

a) R = ?   ;   P   = ?

b) A = ? (J)  =  ? ( số )

Bài giải:

a) Điện trở của đèn là :

Áp dụng công thức : P  = U.I

P  = 220 . 0,341A 75 (W)

Vậy công suất của bóng đèn là 75 W.

b) A = P . t 

A = 75.4.30.3600 = 32408640 (J)

A = 32408640 : 3,6.106 9 kW.h.

                                        = 9 (số)

hoặc A = P . t  = 0,075.4.30

                        9 kW.h = 9 (số)

Vậy điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng là 9 số.

Hđ2: Giải bài tập 2 (15ph)

PP: Gợi mở; thảo luận; giải quyết vấn đề.

Bài tập 2: (SGK trang 40)

 

Yêu cầu HS tự lực giải bài tập 2. GV kiểm tra đánh giá cho điểm bài của một số HS (HS Khá, G)

– Hướng dẫn chung cả lớp thảo luận bài 2. Yêu cầu HS nào giải sai thì chữa bài vào vở.

 

Phân tích được sơ đồ mạch điện : (A) nt Rb nt Đ Từ đó vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp để giải bài tập.

Bài 2: Cho mạch điện như HV:

Bài 2 :

Tóm tắt:

Đ (6V – 4,5W) ; U = 9 ; t = 10 ph

a) IA = ?

b) Rb = ? ; P b = ?

c) Ab = ? A = ?

Bài giải:

a) Đèn sáng bình thường do đó: UĐ = 6V ; PĐ = 4,5W

Suy ra: IĐ = P:U = 4,5W:6V = 0,75A.

Vì (A) nt Rb nt Đ nên: IĐ = IA = Ib = 0,75A

Cường độ dòng điện qua ampe kế là 0,75A.

b)Ta có: Ub =  U – UĐ = 9V – 6V = 3V

Rb = Ub / Ib = 3V / 0,75A = 4

Điện trở của biến trở tham gia vào mạch khi đèn sáng bình thường là 4.

P b = Ub . Ib = 3V . 0,75A = 2,25 (W)

Công suất của bếp khi đó là 2,25W

c) Ab = P b . t = 2,25.10.60 = 1350 (J)

A = U.I.t = 0,75.9.10.60 = 4050 (J)

Công của dòng điện sản ra ở biến trở trong 10 phút là 1350J và ở toàn đoạn mạch là 4050J.

  4) Củng cố (2ph)

 GV khắc sâu cho học sinh các kiến thức có liên quan để giải bài tập. 

Yêu cầu HS nhắc lại cách giải hai bài tập trên.

  5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

Tìm cách giải khác để giải hai bài tập trên.

Làm bài tập 3/SGK trang 41.

Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành ở bài 15.

V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 8

Tiết: 16

Ngày soạn: 04/10/2015

Ngày dạy: 09/10/2015

THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH:

XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Nhận biết công suất tiêu thụ của một bóng đèn dây tóc tăng khi hiệu điện thế đặt vào bóng đèn tăng (tăng không vượt quá hiệu điện thế định mức của bóng đèn) và ngược lại.

  2) Kĩ năng:

Xác định được công suất điện của một mạch điện bằng vôn kế và ampe kế. 

  3) Tình cảm, thái độ:

Cẩn thận, hợp tác trong hoạt động nhóm

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

– 1 nguồn điện 6V.

– 1 công tắc.

– dây dẫn.

–  Ampe kế GHĐ 3A, ĐCNH 0,1A.

–  Vônkế GHĐ 3V (15V), ĐCNN 0,1V (0,5V)

– 1 bóng đèn pin.

– 1 biến trở con chạy.

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

– Báo cáo thực hành đã làm phần trả lời câu hỏi.

III. PHƯƠNG PHÁP

 Thực hành.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

   1) Ổn định lớp (1ph)

 GV kiểm tra sỉ số, chuẩn bị của học sinh.

   2) Kiểm tra bài cũ (2ph)

Viết công thức tính công suất và điện năng tiêu thụ của dòng điện?

   3) Dạy bài mới.

Hđ1: Tóm tắt lí thuyết có liên quan, phương án thực hành,

mẫu báo cáo thực hành (10ph)

GV: Làm việc cả lớp để Kiểm tra phần chuẩn bị lí thuyết của HS cho bài TH.

+ Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi nêu ra ở phần I SGK.

+ Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo TH.

HS: Trả lời câu hỏi chuẩn bị.

+Công suất P của mỗi dụng cụ điện hoặc của một đoạn mạch: P= U.I

+Đo HĐT bằng Vôn kế; Mắc Vôn kế song song với mạch cần đo, sao cho chốt (+) của Vôn kế mắc về phía cực + nguồn điện.

+Đo CĐDĐ bằng Ampe kế; Mắc Ampe kế nối tiếp với mạch cần đo, sao cho chốt (+) của Ampe kế mắc về phía cực + của nguồn điện.

Hđ2: Chia nhóm, cử nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho các nhóm (5ph).

– GV chia nhóm, phân công nhóm trưởng. Yêu cầu nhóm trưởng của các nhóm phân công nhiệm vụ của các bạn trong nhóm của mình.

– GV nêu yêu cầu chung của tiết TH về thái độ học tập, ý thức kỉ luật.

– Giao dụng cụ cho các nhóm.

– HS: Nhóm trưởng cử đại diện lên nhận dụng cụ TN, phân công bạn thư kí ghi chép kết quả và ý kiến thảo luận của các bạn trong nhóm.

Hđ3: Các nhóm tiến hành thí nghiệm, thực hành (18ph)

GV: Đề nghị HS nêu cách tiến hành TN để xác định công suất của bóng đèn:

+ Kiểm tra, hướng dẫn các nhóm HS mắc đúng Ampe kế và Vôn kế, cũng như điều chỉnh biến trở để có được Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn đúng như yêu cầu ghi trong bảng 1 SGK của mẫu báo cáo.

HS:  +Từng nhóm HS thảo luận để nêu cách tiến hành TN Xác định công suất của đèn điện:

+ Gọi 1.2 HS nêu cách tiến hành TN; thảo luận thống nhất phần a,b

+ Từng nhóm HS thực hiện các bước như đã HD trong mục 1 phần II SGK

+ Mắc mạch điện theo sơ đồ H 15.1 Điều chỉnh biến trở ở giá trị lớn nhất.

+ Đóng K điều chỉnh biến trở theo các giá trị Hiệu điện thế đã cho trong bảng 1

+ Đọc, ghi lại số chỉ của Ampe kế.

+ GV theo dõi , giúp đỡ các nhóm hs mắc mạch điện, kiểm tra cách mắc vôn kế và ampekế ,chỉnh biến trở ở giá trị lớn nhất trước khi đóng công tắc.

+ Lưu ý hs cách đọc kết quả đo một cách chính xác và trung thực; Nhắc nhở hs các nhóm tham gia làm thực hành .

+ Tính công suất tiêu thụ của đèn, ghi kết quả vào b¶ng 1.

            Gi¸ trÞ ®o

LÇn ®o

HiÖu ®iÖn thÕ

(V)

C­êng ®é dßng ®iÖn

(A)

C«ng suÊt cña bãng ®Ìn (W)

1

U1= 1V

I1=

P1=

2

U2= 1.5V

I2=

P2=

3

U3= 2.0V

I3=

P3=

Hđ4: Các nhóm nộp báo báo kết quả thực hành (5ph)

– GV: Yêu cầu các nhóm HS nộp báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình.

– HS cá nhân HS hoàn thành báo cáo và nộp.

Hđ5: Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm sau thực hành (4ph).

– GV nhận xét kết quả, tinh thần và thái độ thực hành của một vái nhóm về:

+ Thái độ học tập, ý thức kỷ luật của lớp và từng nhóm.

– HS nghe GV nhận xét để rút kinh nghiệm cho bài sau.

­­V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 9

Tiết: 17

Ngày soạn: 11/10/2015

Ngày dạy: 14/10/2015

ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len xơ.

  2) Kĩ năng:

Vận dụng được định luật Jun – Len xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.

Sử dụng thành thạo công thức Q = I2.R.t để giải được một số bài tập đơn giản có liên quan.

  3) Tình cảm, thái độ:

Cẩn thận, kiên trì.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

Hình 13.1 và 16.1.

Bình nhiệt lượng kế

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Làm bài tập của bài 14,15, đọc trước bài 16

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; thuyết trình; thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

   1) Ổn định lớp (1ph)

 GV kiểm tra sỉ số, chuẩn bị của học sinh.

   2) Kiểm tra bài cũ (2ph)

Chữa bài  tập1/SGK.

   3) Dạy bài mới.

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Tổ chức tình huống học tập (1ph)

PP: Đặt vấn đề.

Bài 16: ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ

ĐVĐ: Dòng điện chạy qua các vật dẫn thường gây ra tác dụng nhiệt. Nhiệt lượng toả ra khi đó phụ thuộc vào những yếu tố nào? -> Bài mới

Nghe giảng.

 

Hđ2: Tìm hiểu sự biến đổi điện năng thành nhiệt năng (10ph)

PP: Thảo luận.

I. Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng.

Kể tên ba dụng cụ biến đổi điện năng thành nhiệt năng và quang năng? (HS Khá)

Kể tên ba dụng cụ biến đổi điện năng thành nhiệt năng và cơ năng? (HS Tb)

Kể tên ba dụng cụ biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng? (HS Khá)

-Cấu tạo chung của các thiết bị điện biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng có đặc điểm gì? (HS Tb)

 

+Kể tên ba dụng cụ biến đổi điện năng thành nhiệt năng và quang năng:

+Kể tên ba dụng cụ biến đổi điện năng thành nhiệt năng và cơ năng:

+Kể tên ba dụng cụ biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng:

+ Trả lời câu hỏi của GV

Bộ phận chính là dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn

(Nikêli, Constantan)

1) Một phần điện năng biến đổi thành nhiệt năng:

Điện năng thành nhiệt năng và quang năng: Đèn LED; Đèn sợi đốt …

Điện năng thành nhiệt năng và cơ năng: Quạt điện, Máy bơm nước,.

2) Toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng:

Biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng: Bàn là điện; Bếp điện; mỏ hàn.

+ Bộ phận chính là dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn (Nikêli, Constantan ..)

Hđ3: Xây dựng hệ thức Định luật Jun-Lenxơ (7ph)

PP: Thuyết trình; thảo luận.

II. Định luật Jun – Len-xơ.

Hướng dẫn HS xây dựng hệ thức biểu thị Định luật:

-Xét trường hợp toàn bộ điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng:

Điện năng tiêu thụ được tính như thế nào? (HS Khá)

Áp dụng Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng tính Q=? (HS Khá)

 

 

 

 

Ta có: A =  I2.R.t

mặt khác A = Q

 

 

=> Q = I2.R.t

1) Hệ thức của định luật:

+Trong trường hợp toàn bộ điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng:Q = I2.R.t

Q: Nhiệt lượng (J)

I: Cường độ dòng điện (A)

R: Điện trở ()

t:Thời gian dòng điện chạy qua(s)

Hđ4: Xử lí kết quả thí nghiệm kiểm tra hệ thức – Định luật Jun-Lenxơ (8ph)

PP: Đặt vấn đề.

2) Xử lí kết quả thí nghiệm kiểm tra:

+Yêu cầu HS đọc SGK

mô tả lại cách tiến hành TN kiểm tra.

+Yêu cầu HS tính điện năng tiêu thụ A = ?

+ Yêu cầu HS tính:

Nhiệt lượng nước nhận được Q1=?;

Nhiệt lượng bình nhôm nhận được

Q2=?

Từ đó tính

Q = Q1+ Q2.

So sánh Q và A

=> Nhận xét.

Đọc kĩ phần mô tả TN

– Nêu lại các bước TN.

Điện năng tiêu thụ:

A = I2Rt= (2,4)2.5.300 = 8 640 J

Nhiệt lượng mà nước nhận được: Q1= c1m1t0=

= 4 200. 0,2.9,5 = 7 980 J

Nhiệt lượng mà bình nhận được: Q2= c2m2t0=

= 880.0,078.9,5= 652,08J

Q = Q1+ Q2= 8 632,08 J

=> Q A

Nếu tính cả phần nhiệt lượng truyền ra môi trường thì Q = A

m1=200g; m2= 78g; I = 2,4 A;

R = 5; t = 300s; t0= 9,50C

c1= 4 200J/kg.K; c2= 800J/kg.K

Ta có: Điện năng tiêu thụ:

A = I2Rt= (2,4)2.5.300 = 8 640 J

Nhiệt lượng mà nước nhận được:

Q1= c1m1t0=

= 4 200. 0,2.9,5 = 7 980 J

Nhiệt lượng mà bình nhận được:

Q2= c2m2t0=

= 880. 0,078.9,5 = 652,08 J

Q = Q1+ Q2= 8 632,08 J

=> Q A

Nếu tính cả phần nhiệt lượng truyền ra môi trường thì Q = A

Hđ5: Phát biểu định luật (5ph)

PP: Thuyết trình; thảo luận.

3.Phát biểu Định luật:

+Thông báo mối quan hệ mà Định luật Jun-Lenxơ đề cập tới và đề nghị HS phát biểu nội dung Định luật này?

+ Yêu cầu HS nêu tên, đơn vị của từng đại lượng trong biểu thức của  Định luật

Phát biểu Định luật:

Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây và thời gian dòng điện truyền qua.

Nội dung (SGK)

Biểu thức:Q = I2.R.t

Chú ý: Nếu tính theo đơn vị Calo thì: Q = 0,24. I2Rt

Hđ4: Vận dụng (8ph)

III. Vận dụng

Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C4:

Từ hệ thức của Định luật Jun-Lenxơ, hãy suy luận xem nhiệt lượng tỏa ra ở dây tóc của bóng đèn và ở dây nối khác nhau do yếu tố nào?

Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C5:

A = Q hay P.t = cm(to2-to1)

=> Thời gian đun sôi nước là: t = ?

 

-Giải C4 Sgk-45:

Qdt= I2.Rdt.t; Qdd= I2.Rdd.t

Vì Rdt>>Rdd=> Qdt>> Qdd

 

 

Giải C5 Sgk-45:

Theo Định luật bảo toàn năng lượng: A = Q hay P.t = cm(to2-to1)

=> Thời gian đun sôi nước là:

t =

t = 672 s

C4: Ta có Qdt= I2.Rdt.t; Qdd= I2.Rdd.t

Vì Rdt >> Rdd => Qdt >> Qdd

=> Dây tóc của đèn nóng đến phát sáng, còn dây dẫn điện đến bóng hầu như không nóng.

C5:Theo Định luật bảo toàn năng lượng:

A = Q . Hay m.c.t = cm(to2-to1)

=> Thời gian đun sôi nước là:

t = = 672 (s)

Đáp số : 672s

  4) Củng cố (2ph)

 Giáo viên củng cố lại kiến thức của bài.

 Gọi HS đọc Ghi nhớ và Có thể em chưa biết.

  5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

 Học bài theo vở ghi và Ghi nhớ của bài.

Làm các bài tập SBT. Xem trước bài 17.

V. RÚT KINH NGHIỆM

 

 

Tuần: 9

Tiết: 18

Ngày soạn: 15/10/2015

Ngày dạy: 17/10/2015

BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Củng cố nắm vững Định luật Jun-Lenxơ .

  2) Kĩ năng:

Vận dụng được Định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.  

  3) Tình cảm, thái độ:

Cẩn thận, trung thực.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

Nội dung bài giảng

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

Ôn tập các kiến thức: công thức tính nhiệt lượng Q (Vật lí 8); Định luật Jun – Lenxơ

III. PHƯƠNG PHÁP

Đặt vấn đề; thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

   1) Ổn định lớp (1ph)

 GV kiểm tra sỉ số, chuẩn bị của học sinh.

   2) Kiểm tra bài cũ (3ph)

Phát biểu và viết biểu thức Định luật Jun – Lenxơ?

Chữa bài  tập C5/SGK.

   3) Dạy bài mới.

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giải bài tập 1 (18ph)

PP: Thảo luận.

Bài tập 1: (SGK trang47)

+ Yêu cầu HS đọc kỹ đề, tóm tắt đề bài. (HS Tb, Y)

+ Hướng dẫn HS giải bài tập 1

 

 

 

 

-Viết công thức tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong thời gian t = 1s?

 

 

 

-Viết công thức tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2,5l nước?

– Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong thời gian 20 phút?

=> Hiệu suất của bếp: H =?

– Viết công thức tính điện năng mà bếp đã tiêu thụ trong 30 ngày: A=?

=> Tính số tiền phải trả cho lượng điện năng đã tiêu thụ trên?

+ Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài: Tìm hiểu các đại lượng đã cho, đại lượng phải tìm?

 

 

+ Từng HS suy nghĩ giải bài tập 1.

Xem thêm :  Có bao nhiêu từ chỉ số lượng trong tiếng anh?

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s

Q = 2,52.80.1=500J Hay công suất tỏa nhiệt của bếp là

P= 500W= 0,5 kW.

b. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2,5 l nước:

Q1= c.m.to=

= 4 200.1,5.75 = 472 500J

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20phút:

Q = 2,52.80.20.60=

=   600 000J

Vậy hiệu suất của bếp: H = %

H=.100%= 78,75%

A = P.t = 0,5.90 = 45kWh

Tiền điện phải trả:

T = A.700= 45. 700

= 31 500đ

 

Bài 1: Cho:

R = 80 ; I = 2,5A.

a/ Q = ? (t= 1s)

b/ m = 1,5 kg; t1o= 25oC; t = 20 phút

Biết c= 4 200J/kg.K;

Tinh H.

c/ t=3.30 = 90giờ; 1kWh giá 700đ

T =?               Lời giải:

a) Áp dụng công thức:

Q = I2.R.t. Suy ra:

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s: Q = 2,52.80.1=500J

Hay công suất tỏa nhiệt của bếp là:  P= 500W= 0,5 kW.

b)Tính hiệu suất của bếp:

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2,5 l nước:

Q1= c.m.to= 4 200.1,5.75

Q1 = 472 500J

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20phút: Q=2,52.80.20.60=600 000J

Vậy hiệu suất của bếp:

H =.100%=78,75%

c/Điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày:

A = P.t = 0,5.90 = 45kWh

Tiền điện phải trả:

T = A. 700= 45. 700= 31 500đ

Đáp số: a. 500J= 0,5kJ

                          b. 78,75%

                            c. 31 500 đ

Hđ2: Bài tập 2 (20ph)

PP: Thảo luận.

Bài tập 2: SGK trang 48

+ Hướng dẫn HS giải bài tập 2 SGK/48 (HS Khá, G)

-Viết công thức tính: Nhiệt lượng cần để đun sôi 2 kg nước: Q1 =?

-Viết công thức tính: Nhiệt lượng mà ấm điện tỏa ra:Q =?

Từ công thức H=%=> Q=?

-Viết công thức tính: Thời gian đun sôi lượng nước trên: t =?

Từ công thức Q = P.t=> t=?

+ Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài: Tìm hiểu các đại lượng đã cho, đại lượng phải tìm ?

 

+ Từng HS suy nghĩ giải bài tập 2 Sgk-48:

 

a.Nhiệt lượng cần để đun sôi 2 kg nước:

Q1 = c.m. to= 4200.2.80 = 672 000J

b.Nhiệt lượng mà ấm điện tỏa ra:

Q = .100%= 100%

= 746 700J

c.Thời gian đun sôi lượng nước trên:

t = =767s

Bài 2:

Cho Uđ=220V; Pđ= 1000W; U= 220V

m= 2kg; t1o= 20oC; H = 90%

c= 4 200J/kg.K

a. Q1= ?

b. Q = ?

c. t =?

Lời giải:

a) Nhiệt lượng cần để đun sôi 2 kg nước:

Q1 = c.m. to= 4200.2.80

= 672 000J

b)Nhiệt lượng mà ấm điện tỏa ra:

Q = .100%= 100%

= 746 700J

c.Thời gian đun sôi lượng nước trên: t = =767s

  4) Củng cố (2ph)

Ôn lại các công thức có liên quan (công thức tính Q; công thức địnhluật Ôm; định luật Jun – Len xơ)

  5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

Giải lại 2 bài tập vừa giải ở trên lớp.

Xem trước và tập giải bài tập 3 trong SGK và bài tập trong SBT để tiết sau học.

V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………

Tuần: 10

Tiết: 19

Ngày soạn: 19/10/2015

Ngày dạy: 21/10/2015

BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ (tt)

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Củng cố nắm vững Định luật Jun-Lenxơ.

  2) Kĩ năng:

Vận dụng được Định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.  

  3) Tình cảm, thái độ:

Học tập tích cực, tự giác, tinh thần hợp tác nhóm trong học tập.

Cẩn thận, trung thực, có tinh thần hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

Bảng phụ ghi bài tập 3 trong SGK.

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

Ôn tập các kiến thức: công thức tính nhiệt lượng Q = m.c.(t2 – t1) (Vật lí 8); Định luật Jun – Lenxơ.

Chuẩn bị dụng cụ để giải bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP

Gợi mở; thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

   1) Ổn định lớp (1ph)

 GV kiểm tra sỉ số, chuẩn bị của học sinh.

   2) Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)

   3) Dạy bài mới.

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giải bài tập 3 (20ph)

PP: Gợi mở; thảo luận.

Bài 3 SGK trang 48.

+ Hướng dẫn HS giải bài tập 3 SGK/48.

(Câu a – HS Tb; Câu b,c – HS Khá, G)

-Viết công thức tính: Điện trở của dây dẫn.

-Viết công thức tính: Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn: I =?

Từ công thức P = U.I => I=?

-Viết công thức tính: Nhiệt lượng tỏa ra trong dây dẫn: Q =?

+ Yêu cầu HS Nêu lại các kiến thức có liên quan khi giải các bài tập trên

+ Từng HS suy nghĩ giải bài tập 3

a. Điện trở của dây dẫn:

R=

b.Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn :

I =

c.Nhiệt lượng tỏa ra trong dây dẫn:

Q = I2.R.t=

=0,752.1,36.3.30.10-3

= 0,06885 0,07kWh

Bài 3: Cho:

l = 40m; S = 0,5mm2 = 0,5.10-6m2.

U = 220V; P = 165W; t1 =3 giờ

. Tính:

a) R = ?

b) I = ?

c) Q = ? (T = 30 ngày)

 

Bài 3: Cho:

l = 40m; S = 0,5mm2 = 0,5.10-6m2.

U = 220V; P = 165W; t1 =3 giờ

. Tính:

a) R = ?

b) I = ?

c) Q = ? (T = 30 ngày)

Lời giải:

a. Điện trở của dây dẫn:

R =

b.Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn:

I =

c. Nhiệt lượng tỏa ra trong dây dẫn

Q = I2.R.t= 0,752.1,36.3.30.10-3

= 0,06885 0,07kWh

                    Đáp số :  a. 1,36

                                 b. 0,75A

                                  c. 07kWh

Hđ2: Giải bài tập trong SBT (20ph)

PP: Gợi mở, thảo luận tính toán.

Bài 16 – 17.3/SBT trang 44.

Yêu cầu HS đọc, phân tích và tóm tắt đề bài.

Hướng dẫn:

a) Để tính cường độ dòng điện ta cần áp dụng công thức nào? (trong trường hợp này) – HS Tb

b) Nước sôi ở bao nhiêu độ thì suy ra nhiệt độ sau chính bằng nhiệt độ sôi đó (HS Khá).

Nhớ lại kiến thức cũ: 1l nước = 1kg.

Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c. t = m.c (t2 – t1)

Tóm tắt theo yêu cầu của GV.

 

Nghe giảng.

 

Các nhóm thảo luận làm theo hướng dẫn của GV.

Bài 16 – 17.3/SBT trang 44.

Cho ấm điện loại 220V – 1100W.

U = 220V.

a) I = ?

b) l = 10l; t01 = 200C; t02 = 1000C; c = 4200J/kg.K.

Tính t.

Đổi: l = 10l = 10kg.

Bài 16 – 17.3/SBT trang 44.

Cho ấm điện loại 220V – 1100W.

U = 220V.

a) I = ?

b) l = 10l; t01 = 200C; t02 = 1000C; c = 4200J/kg.K.

Tính t.

Đổi: l = 10l = 10kg.

Bài giải:

a) Cường độ dòng điện chạy qua ấm:

Ta có CT: P = U.I Suy ra:

Thay số:

b) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước ở 200C là:

Q = m.c. t = m.c (t2 – t1) = 10x4200x(100 – 20) = 3360000J.

Mặt khác ta có: Q = R.I2.t (ĐL Jun – Len xơ)

Suy ra: thay số: (khoảng 50 phút 55 giây)

  4) Củng cố (3ph)

Ôn lại các công thức có liên quan (công thức tính Q; công thức địnhluật Ôm; định luật Jun – Len xơ)

Nhắc lại các kiến thức có liên quan của bài ở chương trình lớp 8 (Công thức tính nhiệt lượng Q = m.c. t = m.c (t2 – t1) )

  5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

Tìm cách giải khác.

Xem trước bài 19 để tiết sau học.

V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 10

Tiết: 20

Ngày soạn: 21/10/2015

Ngày dạy: 24/10/2015

SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆN ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Nêu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

  2) Kĩ năng:

Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện.

Giải thích và thực hiện được việc sử dụng tiết kiệm điện năng.

  3) Thái độ:

Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

 Nội dung bài giảng.

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

Chuẩn bị về kiến thức, bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP

Đặt vấn đề; thảo luận; gợi ý.

IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1) Ổn đinh lớp (2ph)

 Kiểm tra sỉ số, sách vở và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (Không kiểm tra)

  3) Dạy bài mới (43ph)

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giới thiệu bài (2ph)
PP: Nêu vấn đề.

 

 

Bài 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN

Hàng ngày chúng ta thường xuyên sử dụng và tiếp xúc với điện. Đã có những tai nạn điện không may xảy ra, vậy để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện chúng ta cần thực hiện những quy tắc nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

Nghe giảng.

Hđ2: Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện (14ph)

PP: Vấn đáp, thuyết trình.

I. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN:

Yêu cầu HS làm C1, C2, C3, C4:

Cho Học sinh thảo luận để đưa ra câu trả lời đúnh nhất.

Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có Hiệu điện thế là ?V, vì sao?

Phải sử dụng các dây dẫn có đặc điểm gì?

+ Yêu cầu HS làm C5, C6:

Từng HS Trả lời C1, C2, C3, C4 (HS Tb, Y)

 

+Tìm hiểu thêm một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện:

-Từng HS Trả lời C6

-Nhóm HS thảo luận để đưa ra lời giải thích hợp như phần 2 câu C6

1) Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7:

(SGK)

2) Một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện:

+ Cần phải tháo cầu chì, ngắt công tắc, hay rút phích điện khi thay tháo, sửa chữa đồ dùng điện.

+ Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện.

Hđ3: Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng (15ph)

PP: Gợi ý; Thảo luận.

II. SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG:

+ Đề nghị HS nêu các lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng

– Trả lời câu hỏi C7 Sgk-52 (HS Khá)

+ Biện pháp ngắt điện ngay sau khi ra khỏi nhà, ngoìa công dụng tiết kiệm điện năng còn tránh được những hiểm họa nào? (HS K, G)

-Phần điện năng tiết kiệm được ngoài việc dành cho sản xuất còn có tác dụng gì đối với quốc gia?

-Nếu tiết kiệm được điện năng thì có thể giảm bớt việc xây dụng các nhà máy điện không? Do đó còn góp phần nhỏ trong việc gì đối với tác động đến môi trường?

+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C8 (HS Tb, Y)

+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C9 (HS K, G)

 

+Từng HS đọc phần đầu và Trả lời câu hỏi C7 để tìm hiẻu ý nghĩa kinh tế và xã hội của việc tiết kiệm điện năng: Giảm chi tiêu cho gia đình. Các dụng cụ, thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn. Giảm bớt các sự cố điện do hệ thống điện bị quá tải, đặc biệt trong các giờ cao điểm.

 

+Từng HS Trả lời C8, C9: Công thức tính điện năng tiêu thụ: A = P.t => Biện pháp tiết kiệm điện năng: Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có công suất P hợp lí: Không quá lớn, không quá nhỏ. Giảm thời gian tiêu thụ điện vô ích:

1) Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng:

+ Giảm chi tiêu cho gia đình.

+ Các dụng cụ, thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.

+ Giảm bớt các sự cố điện do hệ thống điện bị quá tải, đặc biệt trong các giờ cao điểm.

+ Dành phần điện năng tiết kiệm được cho sản xuất

+ Giảm bớt việc xây dựng các nhà máy điện, góp phần giảm ô nhiễm môi trường

2) Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:

+ Công thức tính điện năng tiêu thụ:              A = P.t

+ Biện pháp tiết kiệm điện năng:

+ Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có công suất P hợp lí: Không quá lớn, không quá nhỏ.

+ Giảm thời gian tiêu thụ điện vô ích:

Hđ4: Vận dụng (8ph)

PP: Gợi ý, thảo luận.

III. VẬN DỤNG:

Yêu cầu HS làm C12.

Hướng dẫn:

+ Điện năng tiêu thụ của mỗi loại bóng điện trong 8000h là:

   Đèn dây tóc: A1 = P1.t = ?

   Đèn Compac: A2 = P2.t = ?

+ Chi phí cho việc sử dụng mỗi loại đèn trong 8000h là:

   Đèn dây tóc: T1= ?

   Đèn Compac: T2= ?

Vậy dùng đèn nào có lợi hơn vì sao?

 

 

 

Nghe giảng.

 

Làm C12 theo nhóm.

 

 

 

Các nhóm lên bảng trả lời.

 

C12:

+ Điện năng tiêu thụ của mỗi loại bóng điện trong 8000h là:

Đèn dây tóc: A1= P1.t = 75.10-3.8.103 = 2 160.106J

Đèn Compac:A2 = P2.t = 15.10-3.8.103 = 432.106J

+ Chi phí cho việc sử dụng mỗi loại đèn trong 8 000h là:

Đèn dây tóc:T1= 8.3500 + 600.700 = 448 000đ.

Đèn Compac:T2= 60000 + 120.700 = 144 000đ

Vậy dùng đèn Compăc có lợi hơn vì:

Giảm được chi phí: 304.000đ cho 8 000 giờ sử dụng điện.- Sử dụng ở công suất nhỏ nên góp phần điện năng cho các vùng thiếu điện hoặc cho sản xuất.

Giảm bớt các sự cố điện.

  4) Củng cố: (2ph)

Nêu lại các biện pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng.

Ý nghĩa của việc sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng.

  5) Hướng dẫn về nhà: (2ph)

         Học nội dung Ghi nhớ.

Vận dụng các kiến thức đã học để sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng

Làm các câu C10 và C11 trong SGK.

V. RÚT KINH NGHIỆM

 …………………………………………………..

 …………………………………………………..

 …………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 11

Tiết: 21

Ngày soạn: 26/10/2015

Ngày dạy: 28/10/2015

TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Tự ôn tập và tự kiểm tra được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của chương I

  2) Kĩ năng:

Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để giải các bài tập trong chương I

  3) Thái độ:

Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

 – Nội dung bài giảng

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP.

 Tổng kết, ôn tập.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

 Kiểm tra sỉ số, sách vở và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (2ph)

 Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện năng? Các biện pháp để sử dụng tiết kiệm điện năng?

  3) Dạy bài mới (41ph)

Hđ1: Hệ thống hóa kiến thức (15 ph) – PP: Tổng kết.

GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ2: Trả lời câu hỏi – Bài tập phần vận dụng (25ph)

PP: Vận dụng.

II. Vận dụng:

Bài 19 Sgk-56:

Uđ = 220V; Pđ= 1000W; U = 220V

m = 2kg; =25oC ; H = 85%

c = 4 200J/kg.K

a. t=?

a. nhiệt lượng cần để đun sôi nước:

Q1=?

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra: Q=?

=> Thời gian đun sôi nước: t =?

b. Trong một tháng tiêu thụ lượng điện năng: A =?

Vậy tiền điện phải trả: T=

c.Nếu gấp đôi dây điện trở=> Điện trở  R’ =? (R)=> P’=? (P)=> Thời gian đun sôi nước: t’ =? (t) =?

+ HD HS làm C 20:Sgk-56

 

Bài 19 Sgk-56:

a) NL cần để đun sôi nước Q1 = cmto

Q1 = 4200.2.75= 63.104J

NL mà bếp tỏa ra:

Q =

Q = 741176,5J

b)Trong một tháng tiêu thụ lượng điện năng:

A = 2.30.Q = 44470590J

A = 12,35 kWh

Vậy tiền điện phải trả:

T= 12,35.700 = 8 645 ®

c) R’ ==

Thời gian đun sôi nước

t’ =

II. Vận dụng:

II. Vận dụng:

Bài 18 Sgk-55

b)Uđ = 220 V; Pđ= 1 000W;   R = ?

Điện trở của ấm khi nó hoạt động bình thường:R=

c) l= 2m; = 1,1. 10-6m; d =?

Tiết diện của dây điện trở  này là:S =m2

Đường kính tiết diện:

d= 2r=2..

Bài 19 Sgk-56:

a. nhiệt lượng cần để đun sôi nước:

Q1= cmto = 4200.2.75= 63.104J

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra:

Q==741176,5J

Thời gian đun sôi nước:

b.Trong một tháng tiêu thụ lượng điện năng: A = 2.30.Q=44470590J

A = 12,35 kWh

Vậy tiền điện phải trả:

T= 12,35.700 = 8 645 đ

c.Nếu gấp đôi dây điện trở=> Điện trở  R’ = =>P’= => Thời gian đun sôi nước t’ =

Bài 20:

-Tính CĐDĐ chạy qua dây dẫn: I=?=> HĐT trên dây dẫn Ud=?

=> HĐT giữa hai đầu dây của trạm biến thế: U = ?

-Tính điện năng tiêu thụ của khu trong 1 tháng: A = ? => Tiền điện phải trả T =?

-Điệnnăng hao phí trên đường dây tải điện: Ahp= ?

  4) Củng cố (1ph) 

 Củng cố lại phần kiến thức trọng tâm của chương (Dựa vao sơ đồ tư duy ở Hđ1).

  5) Hướng dẫn về nhà (5ph)

Học, xem lại nội dụng của bài, trả lời các câu hỏi còn lại trong phần để tiết sau học.

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

ÔN TẬP

I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

– Hệ thống kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài 17

2. Kĩ năng:

    – Vận dụng, giải thích & giải một số bài tập

3. Tình cảm, thái độ:

Cẩn thận, trung thực.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

Chuẩn bị của giáo viên:

– Nội dung bài giảng

Chuẩn bị của học sinh:  

– Ôn tập các kiến thức theo phần “tự kiểm tra” trang 54 (sgk)

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức ( 15 phút)

Mục tiêu: – Hệ thống được các kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài 17

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả đã chuẩn bị ở nhà.

 

+ Yêu cầu HS Trình bày các câu hỏi phần tự kiểm tra.

 

+ Nhận xét cho điểm.

 

+Lưu ý các công thức:

 

+ Các nhóm báo cáo kết quả đã chuẩn bị ở nhà.

 

+ Trình bày các câu hỏi phần tự kiểm tra

 

I. Các công thức cần ôn tập:

Hoạt động 2: Giải bài tập ( 25 phút)

Mục tiêu: – Vận dụng các kiến thức giải một số bài tập

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Bài 1: Cho 2 điện trở R1 = 6; R2 = 8 mắc nối tiếp nhau và mắc vào hiệu điện thế 7V.

a) Tính cường độ dũng điện qua mỗi điện trở.

b)Tính hiệu điện thế 2 đầu mỗi điện trở

 

 

 

 

 

.

 

 

 

Bài 2: Cho 3 điện trở R1 = 3; R2 = 6; R3 = 9 mắc song song

Biết cường độ dòng điện qua R1 là I 1= 1A

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b) Tính cường độ dòng điện qua R2; R3 và cường độ dòng điện trong mạch chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3: Một bếp điện ghi 220V – 1000W được dùng ở hiệu điện thế 220V.

Dùng bếp này để đun sôi 1 lít nước từ 30oc thì phải mất thời gian là 6,125 phút.

a) Tính hiệu suất của bếp.

b) Bếp được sử dụng 2h mỗi ngày. Tính số tiền phải trả cho việc sử dụng bếp trong 30 ngày. Nếu mỗi KWh có giá trị 500đ.

+ GV hướng dẫn HS cho HS ghi tắt lời giải và đáp số, yêu cầu về nhà hoàn thành

 

– HS đọc đề bài, ghi tóm tắt.

– 1 HS lờn bảng trỡnh bày.

– HS cả lớp làm bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS đọc đề bài, vẽ sơ đồ và ghi tóm tắt

 

 

 

 

 

 

 

– 1HS lên bảng làm bài.

– HS cả lớp làm bài vào vở

– Thảo luận chung cả lớp về bài giải

Bài 1

tóm tắt

R1ntR2

R1 = 6;  R2 = 8

U = 7V

a)     I1;  I2 = ?

b)    U1;  U2 = ?

Bài giải

a) Cường độ dòng điện

Vậy I1 = I2 = I = 0,5A

b) Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở:

U1 = I1.R1 = 0,5.6 = 3V

U2 = I2.R2 = 0,5.8 = 4V

Bài 2

Tóm tắt

R1//R2//R3

R1 = 3; R2 = 6;  R3 = 9

I1 = 1A

a)     Rtđ = ?

b)    I2 = ?     I3 = ?     I = ?

Bài giải

a) theo cụng thức

b) Hiệu điện thế 2 đầu R1:

U1 = I1.R1 = 1A.3= 3V

Vỡ R1//R2//R3  nờn

U1 = U2 = U3 = U = 3V

Vậy cường độ dòng điện qua R2, R3 và của cả đoạn mạch là

Bài 3

Tóm tắt

Bếp (229V – 1000W)

U = 220V     t= 6,125phút = 367,5s

         V =1l->m=1kg

H = ?    b) t = 2.30h;   1KWH giá 500đ

M = ?

Bài giải “tóm tắt”

a)     Qi = mc.t = 14200.70 = …

b)    Qtp = I2Rt = Pt = 1000.367,5 =…

c)     A = Pt = 1KWWh. 2.30h = 60KWh

M = 500.60 = 30.000đ

Hướng dẫn về nhà: Ôn tập lại các kiến thức để tiết sau kiểm tra 45 phút.

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KIỂM TRA 45 PHÚT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 12

Tiết: 24

Ngày soạn: 04/11/2015

Ngày dạy: 07/11/2015

Bài 21: NAM CHÂM VĨNH CỬU

I. MỤC TIÊU 

  1) Kiến thức:

Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.

Mô tả đư­ợc cấu tạo và hoạt động của la bàn.

  2) Kĩ năng:

Xác định được các từ cực của kim nam châm.

Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác.

Biết sử dụng được la bàn để tìm hướng địa lí.

  3) Thái độ:

Cẩn thận, kiên trì.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

 Mỗi nhóm Hs : 2 thanh NC thẳng (1 thanh mất màu sơn); mạt sắt, nhôm, đồng, gỗ; 1 thanh NC chữ U; 1 kim NC; 1 giá TN.

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

– Chuẩn bị về kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 21

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; làm TN; thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (2ph)

Trả bài kiểm tra cho HS.

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Tổ chức tình huống học tập (2ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC

Bài 21: NAM CHÂM VĨNH CỬU

Gọi HS đọc phần mở bài trong SGK để giới thiệu vào bài.

Cá nhân HS đọc SGK trang 57 để nắm được những mục tiêu cơ bản của chương II.

Hđ2: Tìm hiểu từ tính của nam châm (15ph)

PP:Thảo luận; TN .

I. TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM

Tổ chức cho HS trao đổi nhóm để nhớ lại từ tính của NC thể hiện như thế nào? (HS Khá)

Yêu cầu các nhóm HS đề xuất phường án TNKT một thanh KL có phải là NC hay không? (HS Khá)

+ Trao đổi ở lớp về các phương án TNKT mà các nhóm đề xuất chọn phương án đúng.

+ Yêu cầu nhóm HS tiến hành TNKT.

+ Trao đổi nhóm để nhớ lại từ tính của NC thể hiện như thế nào.Đề xuất phường án TNKT một thanh KL có phải là NC hay không?

+ Trao đổi ở lớp về các phương án TNKT mà các nhóm đề xuất.

+ Từng nhóm thực hiện TNKT trong C1 SGK/58.

 

1) Thí nghiệm

– Khi để kim NC cân bằng Kim NC định theo phương Bắc – Nam ĐL.

– Quay cho kim NC lệch khỏi phương Bắc – Nam ĐL, khi cân bằng trở lại Kim NC định theo phương Bắc – Nam ĐL

2) Kết luận:

Mỗi nam châm có 2 cực:

+ Cực Bắc (N).

+ Cực Nam (S).

Hđ3: Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm (15ph)

PP: Làm TN; thảo luận.

II. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM:

+ Yêu cầu HS làm C3, C4 (HS Tb)

+ Theo dõi, giũp đỡ HS tiến hành TN, đặc biệt trong trường hợp hai cực cùng tên: Cần phải quan sát nhanh hiện tượng. Ghi lại KQ TN.

– Cực từ Bắc của thanh NC hút cực từ Nam, đẩy cực từ Bắc của kim NC.

– Cực từ Nam của thanh NC hút cực từ Bắc, đẩy cực từ Nam của kim NC

+ Yêu cầu HS trình bày KQTN. Nêu Kết luận về quy luật tương tác giữa các cực của hai nam châm

+ Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi: Mô tả đầy đủ từ tính của nam châm (HS Khá)

 

 

Hoạt động nhóm để thực hiện các TN được mô tả trên H21.3

– Cực từ Bắc của thanh NC hút cực từ Nam, đẩy cực từ Bắc của kim NC.

– Cực từ Nam của thanh NC hút cực từ Bắc, đẩy cực từ Nam của kim NC

 

+Rút ra Kết luận về quy luật tương tác giữa các cực của hai nam châm:

 

1)Thí nghiệm:

Nhận xét:

+ Cực từ Bắc của thanh NC hút cực từ Nam, đẩy cực từ Bắc của kim NC.

+ Cực từ Nam của thanh NC hút cực từ Bắc, đẩy cực từ Nam của kim NC

2) Kết luận:

Khi đưa cực từ của hai Nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.

 

Hđ4: Vận dụng (6ph)

PP: Thảo luận.

III. Vận dụng.

 

 

+ Yêu cầu HS làm C6, C8 (HS Tb; K).

Nhận xét, chốt ý đúng chok HS ghi bài.

Mô tả đầy đủ từ tính của Nam châm.

 

Trả lời câu hỏi C6, C8:

 

C6: Bộ phận của la ban có tác dụng chỏ hướng chính là kim nam châm.

C8: Nếu để như hình vẽ mà đầu của thanh nam châm bị hút vào cực Bắc thì đầu đó là cực Nam; ngược lại thì là cực Nam.

  4) Củng cố (3ph)

GV củng cố lại kiến thức của bài.

Gọi HS đọc Ghi nhớ và Có thể em chưa biết.

  5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

Học kỹ nội dung ghi nhớ Sgk-60.

Tìm hiếu các loại Nam châm trong thực tế.

Chuẩn bị bài 22: Tác dụng từ của dòng điện -Từ trường.

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 13

Tiết: 25

Ngày soạn: 08/11/2015

Ngày dạy: 11/11/2015

Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

– Mô tả đ­ược thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.

  2) Kĩ năng:

– Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.

  3) Thái độ:

Cẩn thận, kiên trì.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

 Nội dung bài giảng.

 Các TBTN cho các nhóm HS.

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

 Mỗi nhóm HS: 1 bộ đổi nguồn; 1 kim NC được đặt trên giá nhọn; 1 khóa; 1 đoạn dây đồng; 5 đoạn dâu nối; 1 biến trở; 1 ampe kế.

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; làm TN; thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (3ph)

Nêu kết luận về từ tính và tương tác từ giữa hai nam châm?

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giới thiệu bài (1ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

Bài 22:

TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG

 

Giữa điện và từ có mối liên quan với nhau như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về vấn đề nàu.

Nghe giảng.

 Hđ2: Phát hiện tính chất từ của dòng điện (14ph) 

PP: Thảo luận; làm TN.

I. Lực từ.

 

Nghiên cứu cách bố trí TN H22.1; thảo luận, trao đổi về mục đích của TN.

 

Trả lời C1 (HS Tb; K)

 

Chú ý: Lúc đầu dây dẫn AB // với kim NC đứng thăng bằng.

 

 

+ Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi: Trong TN trên, hiện tượng xảy ra đối với kim NC chứng tỏ điều gì? (HS K; G)

 

Nhận thức vấn đề cần giải quyết trong bài học.

 

Bố trí và tiến hành TN như mô tả H 22.1 Sgk-61. Thực hiện C1 Sgk-61.

Cử đại diện nhóm báo cáo KQTN và trình bày NX: Khi dây dẫn AB có dòng điện chạy qua => Xuất hiện lực TD lên kim NC làm cho kim NC không song song với dây dẫn AB.

Rút ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện.

Dòng điện chạy qua dây dẫn gây ra lực(lực từ) tác dụng lên kim NC đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ

1) Thí nghiệm:

+ Dụng cụ:

+ Tiến hành – Hiện tượng:

Lắp mạch điện H22.1 Sgk-61

Đóng khóa K => Kim NC không song song với dây dẫn AB

+ Nhận xét:

– Khi dây dẫn AB có dòng điện chạy qua=> Xuất hiện lực TD lên kim NC làm cho kim NC không song song với dây dẫn AB.

2) Kết luận:

Dòng điện chạy qua dây dẫn gây ra lực(lực từ) tác dụng lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ

Hđ3: Tìm hiểu từ trường – Cách nhận biết từ trường (16ph)

PP: Thảo luận; làm TN.

II. TỪ TRƯỜNG:

 

Nêu vấn đề: Trong thí nghiệm trên, kim NC được đạt dưới dây dẫn thì chựu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ ở vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim NC hay không? Làm thế nào để trả lời được câu hỏi này; Yêu cầu HS nêu phương án TNKT? (HS Khá)

+ HDHS Trả lời câu hỏi C2, C3 (HS Khá)

+ HDHS rút ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện, xung quanh NC: Hiện tượng xảy ra đối với kim NC tròn các TN trên chứng tỏ không gian xung quanh dòng điện, xung quanh NC có gì đặc biệt

+ Yêu cầu HS đọc kĩ kết luận.

+ Tiến hành TNKT theo nhóm, Trả lời C2,C3.

 C2: Kim NC lệch khỏi hướng Bắc – Nam địa lí.

C3: Sau khi cân bằng trở lại kim NC luôn chỉ 1 hướng xác định.

+ Rút ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện, xung quanh NC:

Không gian xung quanh dòng điện, xung quanh NC có khả năng tác dụng lực từ lên kim NC đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường.

1) Thí nghiệm:

+ Dụng cụ:

+ Tiến hành – Hiện tượng:

+ Nhận xét:

– Xung quanh dòng điện, xung quanh NC đều gây lực từ tác dụng lên kim NC.

2) Kết luận:

Không gian xung quanh dòng điện, xung quanh NC có khả năng tác dụng lực từ lên kim NC đặt trong nó. Ta nói không gian đó có Từ trường .

 

+ HDHS: Nhớ lại các TN đã tiến hành đối với nam châm gợi cho ta phương pháp để phát hiện ra từ trường? (HS Khá)

+ Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:

Căn cứ vào đặc tính nào của Từ trường để ta phát hiện ra nó? (HS Tb)

Có thể nhận biết TT bằng các giác quan không? Thông thường, dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường? (HS Khá)

Mô tả được cách dùng kim NC để phát hiệ lực từ và nhờ đó phát hiện ra Từ trường .

 

Rút ra được Kết luận về cách nhận biết Từ trường.

 

3) Cách nhận biết Từ trường:

+ Không thể nhận biết Từ trường bằng các giác quan mà bằng các dụng cụ riêng: Kim nam châm…

+ Nơi nào có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có Từ trường .

Hđ4: Vận dụng (5ph)

PP: Thảo luận nhóm.

III. Vận dụng.

+ Yêu cầu HS làm C4, C5, C6.

 

Thảo luận trả lời C4, C5, C6.

C4: Đưa NC lại gần dây dẫn: Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hường Bắc – Nam thì dây dẫn có dòng điện; còn ngược lại thì dây dẫn không có dòng điện. (HS Khá)

C5: Kim NC luôn lệch theo hướng Bắc – Nam (HS Tb)

C6: Chúng tỏ điểm đó trên bàn làm việc có dòng điện. (HS Tb)

C4: Đưa NC lại gần dây dẫn: Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hường Bắc – Nam thì dây dẫn có dòng điện; còn ngược lại thì dây dẫn không có dòng điện.

C5: Kim NC luôn lệch theo hướng Bắc – Nam.

C6: Chúng tỏ điểm đó trên bàn làm việc có dòng điện.

  4) Củng cố (3ph)

 GV củng cố lại kiến thức của bài.

 Gọi HS đọc Ghi nhớ và Có thể em chưa biết.

  5) Hướng dẫn về nhà (2ph)

 Học bài theo vở ghi và Ghi nhớ.

 Trả lời các câu hỏi trong SBT.

 Xem trước nội dung bài mới. Bài 23: Từ phổ –  Đường sức từ.

V. RÚT KINH NGHIỆM

 …………………………………………………..

 …………………………………………………..

 …………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 13

Tiết: 26

Ngày soạn: 12/11/2015

Ngày dạy: 17/11/2015

Bài 23: TỪ PHỔ – ĐƯỜNG SỨC TỪ

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

  2) Kĩ năng:

Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng và nam châm hình chữ U.

  3) Thái độ:

Cẩn thận, kiên trì, hợp tác.

Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

 Nội dung bài giảng.

 Chuẩn bị ĐDTN cho các nhóm học sinh.

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

1 thanh nam châm thẳng.

1 tấm nhựa trong cứng.

một ít mạt sắt.

1 bút dạ.

một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng.

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; làm TN; thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (3ph)

Từ trường tồn tại ở đâu?

Làm thế nào để nhận biết từ trường?

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Tổ chức tình huống học tập (2ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

Bài 23:

TỪ PHỔ – ĐƯỜNG SỨC TỪ

 

Yêu cầu học sinh đọc phần mở bài trong SGK để giới thiệu vào bài mới.

 

Đọc thông tin trong SGK.

Nghe giảng.

Hđ2: TN tạo ra từ phổ của thanh nam châm (10ph)

PP: Làm TN; thảo luận.

I. TỪ PHỔ:

 

+ Để tiến hành thí nghiệm này ta cần những dụng cụ gì? (HS Tb)

+ Yêu cầu HS tiến hành TN:

-Quan sát hiện tượng và Trả lời câu hỏi C1 Sgk-63: Các mạt sắt xung quanh Nam châm được sắp xếp như thế nào? (HS Khá, G)

+ Yêu cầu HS nêu kết luận:

Giới thiệu: Nơi nào mặt sắt càng dày thì từ trường mạnh, nơi nào mặt sắt thưa thì Từ trường yếu.

Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh Nam châm được gợi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.

+ Nêu dụng cụ thí nghiệm: Tấm nhựa trong có mạt sắt và thanh nam châm thẳng.

Các nhóm tiến hành TN theo yêu cầu của GV

– Trả lời câu hỏi C1 Sgk: Các mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của NC. Càng xa NC các đường này càng thưa dần.

 

Ghi kết luận Sgk/63.

 

1) Thí nghiệm:

+ Dụng cụ:

-1Thanh NC thẳng; 1Tấm nhựa có chứa các mạt sắt; 1Bút dạ

+ Tiến hành – Hiện tượng:

+ Nhận xét: Các mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của NC. Càng xa NC các đường này càng thưa dần

2) Kết luận:

Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm . Càng ra xa nam châm các đường này càng thưa dần

Hđ3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ (15ph)

PP: Thuyết trình; thảo luận.

II. ĐƯỜNG SỨC TỪ:

 

+ Hướng dẫn HS tiến hành xác định chiều của các đường sức từ:Dùng kim NC đặt nối tiếp nhau trên một đường sức từ

+ Đề nghị HS nêu nhân xét sự sắp xếp của các kim NC trên một đường sức từ? (HS Tb)

+Nêu quy ước chiều của một đường sức từ.

+ Yêu cầu HS vẽ chiều của các đường sức từ vừa vẽ được , trả lời câu hỏi C3 (HS Khá)

 

Yêu cầu HS đọc và ghi kết luận chung vào vở.

+ Tiến hành xác định chiều của các đường sức từ: Dùng kim NC đặt nối tiếp nhau trên một đường sức từ.

 

+ Nêu nhân xét sự sắp xếp của các kim NC tren một đường sức từ.

 

+ Đọc quy ước chiều của một đường sức từ => vẽ chiều của các đường sức từ vừa vẽ được , Trả lời câu hỏi C3 Sgk-tr64:

– Đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm.

1) Vẽ và xác định chiều đường sức từ:

a-Vẽ  các đường sức từ:

b-Xác định chiều của đường sức từ:

Quy ước chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim NC được đặt cân bằng trên đường sức từ đó.

+ Đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm.

2) Kết luận:

Hđ4: Vận dụng (10ph)

PP: Thảo luận.

III. Vận dụng.

Yêu cầu HS làm C4, C5, C6 Sgk/64.

 

 

 

Hướng dẫn C5: Dựa vào quy ước chiều của các ĐST để xác định tên từ cực.

 

 

 

Thảo luận trả lời.

C4: (HS Khá; G) Ở bên ngoài các ĐST có dạng giống nam châm thẳng; ở giữa khe hở giữa hai nam châm các ĐST có dạng là những đường thẳng song song.

C5: (HS Tb) Dựa vào chiều của đường sức từ ta có A là cực Bắc (các ĐST đi ra); B là cực Nam (các ĐST đi vào).

 

 

C4: Ở bên ngoài các ĐST có dạng giống nam châm thẳng; ở giữa khe hở giữa hai nam châm các ĐST có dạng là những đường thẳng song song.

C5: Dựa vào chiều của đường sức từ ta có A là cực Bắc (các ĐST đi ra); B là cực Nam (các ĐST đi vào).

C6: HS tự vẽ.

4) Củng cố (3ph)

 GV củng cố lại kiến thức của bài.

 Gọi học sinh đọc “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết”.

5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

  Học bài theo vở ghi và Ghi nhớ trong SGK.

 Trả lời các câu hỏi trong SBT.

Xem trước bài mới: Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 14

Tiết: 27

Ngày soạn: 12/11/2015

Ngày dạy: 17/11/2015

Bài 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. 

  2) Kĩ năng:

Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

Vận dụng đ­ược quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

  3) Thái độ:

Cẩn thận; kiên trì; có tinh thần hợp tác trong giờ học.

Rèn luyện cho HS thái độ yêu thích bộ môn; yêu thích khoa học.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

 Các TBTN cho các nhóm HS:  

– 1 tấm nhựa có sẵn các vòng dây của một ống dây.

– 1 bộ đổi nguồn.

– 3 khóa K.

– 3 đoạn dây dẫn.

– 1bút dạ.

  2) Chuẩn bị của học sinh:

 SGK, vở ghi. 

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; quan sát; thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (3ph)

Nêu kết luận về chiều của đường sức từ của thanh nam châm?

Vận dụng giải bài tập 23.1 và 23.2/SBT.

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giới thiệu bài (2ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

Bài 24:

TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA

 

GV giới thiệu: Chúng ta đã biết từ phổ và các đường sức từ biểu diễn từ trường của thanh nam châm. Còn từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì được biểu diễn như thế nào?

Nghe giảng.

Hđ2: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua (13ph)

PP: Quan sát; thảo luận nhóm.

I. Từ phổ – Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

+ Yêu cầu HS nêu cách tạo ra để quan sát từ phổ của một ống dây có dòng điện chạy qua với những dụng cụ đã có? (HS Khá)

+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm tạo ra từ phổ của một ống dây có dòng điện chạy qua? Quan sát từ phổ bên trong và bên ngoài ống dây để trả lời câu hỏi C1? (HS Tb; K)

Hướng dẫn C1: So sánh điểm giống và khác nhau ở bên ngoài và bên trong của thanh NC.

+ Yêu cầu HS làm C2 (HS Tb)

+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm, rút ra kết luận ở câu C3? (HS Khá)

Nêu cách tạo ra để quan sát từ phổ của một ống dây có dòng điện: Cho dòng điện chạy qua ống dây, gõ nhẹ bảng nhựa, quan sát sự sắp xếp của các mạt sắt.

Tiến hành thí nghiệm theo nhóm; Quan sát từ phổ bên trong và bên ngoài ống dây để Trả lời câu hỏi C1 theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

Thực hiện câu hỏi  C2 (HS Tb)

Rút ra kết luận ở câu C3 (HS Khá)

 

 

1) Thí nghiệm:

+ Dụng cụ:

+ Tiến hành – Hiện tượng:

– Cho dòng điện chạy qua ống dây, gõ nhẹ bảng nhựa, quan sát sự sắp xếp của các mạt sắt.

– Dùng bút dạ vẽ theo sự sắp xếp của các mạt sắt.

 

 

 

 

 

– Đặt các kim NC nối tiếp nhau trên một đường sức từ

+ Nhận xét:

Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống từ phổ của thanh NC thẳng. Bên trong ống dây có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song.

2) Kết luận: Sgk trang 66.

Hđ3: Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải (13ph)

PP: Vấn đáp, thảo luận.

II. Quy tắc nắm tay phải.

Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm về nội dung và yêu cầu của mục II.1/SGK

+ĐVĐ: Từ trường do dòng điện sịnh ra, vậy chiều của đường sức từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không? Làm thế nào để Kiểm tra được điều đó? (HS Khá; G)

– Yêu cầu HS  phát biểu quy tắc  nắm tay phải Sgk/66.

+Quy tắc nắm tay phải giúp ta xác định được chiều đường sức từ ở trong lòng ống dây hay bên ngoài ống dây? Chiều đường sức từ bên trong và bên ngoài ống dây có gì khác nhau? (HS Khá)

+Nêu dự đoán và cách KT sự phụ thuộc của chiều đường sức từ vào chiều dòng điện: Đổi chiều dòng điện trong ống dây, KT sự định hướng của các kim NC trên đường sức từ

 

 

 

 

 

 

Quy tắc nắm tay phải/SGK.

 

Dùng nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong ống dây trong TN H24.3 Sgk/66 (HS Khá)

 

1) Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tó nào?

+ Dự đoán:

Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào chiều dòng điện.

+ Thí nghiệm: (SGK)

+ Kết luận:

Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

2) Quy tắc nắm tay phải:

Quy tắc: “Nắm bàn tay phải, rồi đắt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện  chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây”.

Hđ4: Vận dụng (8ph)

PP: Thảo luận.

III. Vận dụng.

Yêu cầu HS làm C4, C5, C6 Sgk/66.

+ Hướng dẫnC4: Muốn xác định tên từ cực của ống dây cần biết điều gì? Xác định bằng cách nào?

 

Hướng dẫn C5: Muốn xác định chiều dòng điện trong các vòng dây cần biết điều gì? Vận dụng quy tắc nắm tay phải trong trường hợp này như thế nào ?

C4: (HS Khá) Muốn xác định tên từ cực của ống dây cần biết chiều đường sức từ  Xác định bằng cách vẽ đường sức từ qua kim NC áp dụng chiều quy ước để xác định chiều của đường sức từ vừa vẽ => Cực từ của ống dây.

C6: (HS Tb) Áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của ĐST. Từ đó suy ra  A là cực Bắc; B là cực Nam.

C4: Vẽ đường sức từ qua kim NC. Áp dụng quy ước chiều đường sức từ: Là chiều đi từ cực Nam xang cực Bắc của kim NC thử đặt trên đường sức từ đó suy ra đường sức từ dọc theo trục của ống dây có chiều từ A đến B. Vậy đầu A: đường sức từ đi vào: Cực từ Nam của ống dây. Đầu B đường sức từ đi ra: Cực từ Bắc của ống dây.

C6: Áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của ĐST. Từ đó suy ra  A là cực Bắc; B là cực Nam.

  4) Củng cố (3ph)

 Giáo viên củng cố lại kiến thức trọng tâm cùa bài.

 Gọi học sinh đọc “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết”.

  5) Hướng dẫn về nhà (2ph)

 Học bài theo Ghi nhớ.

 Làm các bài tập 24.1; 24.4; 24.5 trong SBT.

 Chuẩn bị trước bài mới: Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép. Nam châm điện.

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP- NAM CHÂM ĐIỆN

 

I./ MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

– Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ.

2. Kĩ năng:

– Giải thích được hoạt động của nam châm điện

3. Tình cảm, thái độ:

– Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

Chuẩn bị của giáo viên:

 – Nội dung bài giảng, dự kiến

 – Các TBTN cho các nhóm HS:

       Mỗi nhóm:

– 1ống dây 500-700 vòng;

– 1la bàn, kim NC;

– 1giá TN;

– 1biến trở;

– 1bộ đổi nguồn;

– 1Ampekế;

– 1 khóa;

– 5 đoạn dây dẫn;

– 1lõi sắt;

– 1lõi thép;

– Đinh gim

Chuẩn bị của học sinh:  

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập ( 8 phút)

Xem thêm :  Cấu trúc, cách dùng, ví dụ

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

A) Kiểm tra bài cũ:

+ Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:

– Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào ?

– Nêu cấu tạo và hoạt động của Nam châm điện đã học ở lớp 7?

– Trong thực tế Nam châm điện được dùng để làm gì?

+ Nhận xét, đánh giá cho điểm.

 

 

 

B) ĐVĐ:Chúng ta đã biết: Sắt và thép đều là những vật liệu từ, vậy sắt và thép nhiễm từ có giống nhau không? Tại sao lõi của Nam châm điện là sắt non mà không phải là thép?

 

+ Trả lời câu hỏi của GV:

– Dòng điện gây ra lực từ tác dụng lên kim NC đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

 

 

 

 

HS : Lắng nghe và ghi vở bài mới

 

 

 

– Nam châm điện gồm: 1 ống dây dẫn trong có lõi sắt non. Khi cho dòng điện chạy qua ống dây lõi sắt bị nhiễm từ và trở thành một NC.. Khi ngắt dòng điện lõi sắt mất từ tính.

– Trong thực tế nam châm điện dùng để làm bộ phận chính của rơle điện từ; Cần cẩu điện; Chuông điện…

 

Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép ( 10 phút):

Mục tiêu: – Lõi thép, sắt non có vai trò làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện chạy qua

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Yêu cầu HS quan sát H25.1, đọc Sgk mục 1

– Yêu cầu HS nêu mục đích thí nghiệmlà gì ?

 

 

– Dụng cụ thí nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

– Cách tiến hành thí nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm. Lưu ý HS: Khi bố trí TN để cho kim NC đứng thăng bằng rồi mới đặt cuận dây sao cho trục của kim NC song song với mặt của ống dây sau đó mới đóng mạch điện.

 

+ Yêu cầu HS nêu kết quả TN : Nếu có nhóm kết quả sai, GV yêu cầu nhóm đó tiến hành TN lại dưới sự giám sát của GV. GV chỉ ra sai sót cho HS nhóm đó để có kết quả đúng.

 

+Quan sát H25.1, đọc Sgk mục 1.

– Nêu mục đích thí nghiệm: Làm TN về sự nhiễm từ của sắt và thép.

– Dụng cụ thí nghiệm: 1 ống dây, 1 lõi sắt non, 1 lõi thép, 1 la bàn, 1 công tắc, 1 biến trở, 1 ampe kế, 5 đoạn dây nối.

– Cách tiến hành thí nghiệm: Mắc mạch điện như hình 25.1. Đóng công tắc K, quan sát góc lệch của kim nam châm so với ban đầu.

Đặt lõi sắt non hoặc thép vào trong lòng ống dây, đóng công tắc K, quan sát và nhận xét góc lệch của kim nam châm so với trường hợp trước.

+-Các nhóm nhận dụng cụ TN, tiến hành TN theo nhóm.

-Quan sát, so sánh góc lệch của kim nam châm trong các trường hợp.

+Nêu kết quả TN:

-Khi đóng công tắc K, kim nam châm bị lệch đi so với phương ban đầu.

-Khi đặt lõi sắt hoặc thép vào trong lòng cuộn dây, đóng khoá K, góc lệch của kim nam châm lớn hơn so với trường hợp không có lõi sắt hoặc thép.

→Lõi sắt hoặc thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.

I.SỰ NHIIỄM TỪ CỦA SẮT-THÉP

1.Thí nghiệm:

a. Thí nghiệm 1

 

 

+Nhận xét: Lõi sắt (hoặc thép) làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.

Hoạt động 3: Làm thí nghiệm tìm hiểu sự khác nhau về sự nhiễm từ

của sắt và thép ( 12 phút)

Mục tiêu: – Nhận biết khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Tương tự, GV yêu cầu HS nêu mục đích TN ở hình 25.2, dụng cụ TN và cách tiến hành TN.

-Hướng dẫn HS thảo luận mục đích TN, các bước tiến hành TN.

-Yêu cầu các nhóm lấy thêm dụng cụ TN và tiến hành TN hình 25.2 theo nhóm v à tr ả l ời c âu h ỏi:

– Ống dây có lõi sắt non đang hút đinh sắt. Ngắt khóa K, lõi sắt còn hút các đinh sắt không? 

– Ống dây có lõi thép đang hút đinh sắt. Ngắt khóa K, lõi thép vẫn tiếp tục hút các đinh sắt.

– Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả TN qua việc trả lời câu C1. Hướng dẫn thảo luận chung cả lớp.

 

 

-Qua TN 25.1 và 25.2, rút ra kết luận gì?

-GV thông báo về sự nhiễm từ của sắt và thép:

+Sở dĩ lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt và thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm.

+Không những sắt, thép mà các vật liệu như niken, côban,… đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.

+Chính sự nhiễm từ của sắt non và thép khác nhau nên người ta đã dùng sắt non để chế tạo nam châm điện, còn thép để chế tạo nam châm vĩnh cửu.

– HS quan sát hình 25.2, kết hợp với việc nghiên cứu SGK nêu được:

+Mục đích: Nêu được nhận xét về tác dụng từ của ống dây có lõi sắt non và ống dây có lõi thép khi ngắt dòng điện qua ống dây.

+Mắc mạch điện như hình 25.2.

+Quan sát hiện tượng xảy ra với đinh sắt trong hai trường hợp.

– HS tiến hành TN theo nhóm, quan sát, trao đổi nhóm câu C1.

– Đại diện các nhóm trình bày câu C1: Khi ngắt dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt non mất hết từ tính, còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.

2.Kết luận.

– Cá nhân HS nêu kết luận rút ra qua 2 TN. Yêu cầu nêu đươc:

+Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.

+Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính, còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.

– HS ghi kết luận vào vở.

b.Thí nghiệm 2:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Kết luận:

– Lõi sắt (hoặc thép) làm tăng tác dụng từ của dòng điện.

– Khi ngắt dòng điện lõi sắt non mất hết từ tính, còn lõi thép vẫn giữ được từ tính

Hoạt động 4: Tìm hiểu Nam châm điện ( 7 phút)

Mục tiêu: – Giải thích được hoạt động của nam châm điện.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Yêu cầu HS tìm hiểu Nam châm điện theo các thông tin Sgk-69 Trả lời câu hỏi:

– Nam châm điện hoạt động được dựa trên nguyên tắc nào ?

 

– Nêu cấu tạo của Nam châm điện?

 

– Quan sát Nam châm H25.3 Sgk trả lời C2?

 

– Có thể tăng lực từ của NC điện bằng những cách nào? Quan sát các nam châm H25.4 Sgk Trả lời câu hỏi C3?

+Nghiên cứu Sgk-69, quan sát các Nam châm điện; Trả lời câu hỏi  GV:

-NC điện hoạt động dựa trên sự nhiễm từ của sắt.

-Cấu tạo: Một ống dây dẫn

Một lõi sắt non

-NC điện H25.3 Sgk-69 có điện trở là 22; Cường độ dũng điện định mức là 1A; Số vòng dây tương ứng 2 chốt: 1000 và 1500

-Có thể tăng lực từ của NC điện bằng Tăng cường độ dòng điện qua các vòng dây.Tăng số vòng của ống dây

+ Trả lời câu hỏi C3 Sgk

 

II.NAM CHÂM ĐIỆN:

– Nam châm điện hoạt động dựa trên sự nhiễm từ của sắt.

Cấu tạo: Hai bộ phận chính:

-Một ống dõy dẫn; Một lõi sắt non.

+VD: H25.3 Sgk-69: NC điện có điện trở là 22; Cường độ dòng điện định mức là 1A; Số vũng dây tương ứng 2 chốt: 1000 và 1500 vòng

– Cách làm tăng lực từ của nam châm điện:

-Tăng cường độ dòng điện qua các vòng dây

-Tăng số vòng của ống dây (n).

+VD: H25.4 Sgk-69:

Ia=Ib= 1A; n­a< nb => NC b mạnh hơn NC a

Ic< Id; n­c= nd=300=> NC d mạnh hơn NC c

Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà ( 8 phút)

Mục tiêu: – Vận dụng các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Yêu cầu HS làm C 4, C5, C6 Sgk

+Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ-Có thể em chưa biết Sgk-69

Trả lời  C 4, C5, C6 Sgk

Đọc nội dung ghi nhớ-Có thể em chưa biết Sgk

 

Hướng dẫn về nhà: – Học, nắm vững nội dụng của bài, áp dụng trả lời câu hỏi

                                  -BT 25.2

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 15

Tiết: 29

Ngày soạn: 22/11/2015

Ngày dạy: 24/11/2015

Bài 26: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.

Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật

  2) Kĩ năng:

Nêu được nguyên tắc hoạt động của Loa điện; Tác dụng của nam châm điện trong Rơle điện từ.

  3) Thái độ:

Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

1) Chuẩn bị của giáo viên:

 Chuẩn bị đồ dùng:

– 1 ống dây điện khoảng 100 vòng, đường kính của cuộn dây cỡ 3 cm.

– 1 giá thí nghiệm và 1 biến trở.

– 1 nguồn điện 6 vôn, 1 công tắc điện.

– 1 ampe kế; 1 nam châm hình chữ U; 5 đoạn dây nối.

– loa điện có thể tháo gỡ để lộ rõ cấu tạo bên trong gồm ống dây, nam châm, màng loa.

– Hình 26.2; 25.3; 26.4 Sgk.

2) Chuẩn bị của học sinh:

Vở ghi, SGK.

Xem trước nội dung ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; quan sát; thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (3ph)

Nêu nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của nam châm điện?

Các cách làm để tăng lực từ của nam châm?

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giới thiệu bài (1ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

 

Bài 26:

ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM

 

Nam châm được chế tạo không mấy khó khăn và ít tốn kém nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong kĩ thuật. Vậy nam châm có những ứng dụng gì trong thực tế => vào bài mới.

Nghe giảng.

Hđ2: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của loa điện (15ph)

PP: Quan sát; thảo luận nhóm.

I. Loa điện:

Thông báo một trong những ứng dụng của NC điện phải kể đến là loa điện. Loa điện hạot động dựa trên nguyên tắc nào? (HS Tb)

Cho hs quan sát TN, thảo luận trả lời:

+ Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và cho biết có hiện tượng gì xảy ra đối với ống dây trong hai TH?(HS Khá)

+ HDHS thảo luận nhóm rút ra kết luận?(HS Tb)

+ Yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo của loa điện Sgk-71 mục 2; cùng loa điện trong TBTN

+Treo H26.2; Yêu cầu HS điền các bộ phận chính của loa điện.

Trả lời theo cá nhân.

 

 

 

 

Quan sát TN.

 

 

Thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.

 

 

 

+ Quan sát nêu cấu tạo của loa điện: -1ống dây L được đặt trong từ trường của một NC E ; Một đầu của ống dây được gắn trặt với màng loa M; ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai cực từ của NC.

 

1) Nguyên tắc hoạt động của loa điện:

a – Thí nghiệm:

+ TH1: Đóng K cho dòng điện chạy qua ống dây => ống dây chuyển động.

+ TH2: Đóng K di chuyển con chạy của biến trở để tăng (giảm) I qua ống dây =>ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của NC

b –  Kết luận :

+ Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.

+ Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của NC

2) Cấu tạo của loa điện:

Ống dây L được đặt trong từ trường của một nam châm E. Một đầu của ống dây được gắn trặt với màng loa M; ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai cực từ của nam châm.

Hđ3: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của Rơle điện từ (12ph)

PP: Quan sát; thảo luận.

II. Rơle điện từ.

+Yêu cầu HS đọc phần 1 mục II Sgk/71: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ.

+Cho HS quan sát H26.3 Sgk-71. Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:

-Rơle điện từ là gì? Quan sát và chỉ ra các bộ phận chính, tác dụng của từng bộ phận của rơle điện từ? (HS Khá)

+ Yêu cầu HS làm C 1 Sgk-71 để hiểu rõ hơn NTHĐ của rơle điện từ (HS Tb)

+Đọc phần 1 mục II Sgk-71: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ:

+Quan sát, chỉ rõ các bộ phạn chính của rơle điện từ trên H 26.3.

+ Trả lời câu hỏi C1 Sgk-71: Khi đóng khóa K, có dòng điện chạy qua mạch 1, Nam châm điện hút sắt và đóng mạch điện 2-> Động cơ hoạt động.

1) Cấu tạo và hoạt động của Rơle điện từ:

+ Công dụng của Rơle điện từ: Là thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

+ Cấu tạo: Gồm một Nam châm điện và một thanh sắt non.

+ NTHĐ: Khi đóng khóa K, có dòng điện chạy qua mạch 1, Nam châm điện hút sắt và đóng mạch điện 2 -> Động cơ hoạt động.

Hđ4: Vận dụng  (8ph)

PP: Thảo luận.

III. Vận dụng.

+ Yêu cầu HS làm C3, C4 Sgk/72:

 

HDHS thảo luận nhóm trả lời.

 

 

Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C3; C4 Sgk-72.

C3: Có thể dùng nam châm để hút vụn sắt ra.

C4: Khi dòng điện tăng quá mức thì Rơle bị hở nên không có dòng điện chạy qua

C3: Có thể dùng nam châm để hút vụn sắt ra.

C4: Khi dòng điện tăng quá mức thì Rơle bị hở nên không có dòng điện chạy qua động cơ.

  4) Củng cố (3ph)

 GV củng cố kiến thức của bài. 

Gọi HS đọc “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết”.

  5) Hướng dẫn về nhà (2ph)

Học, nắm vững nội dụng của bài, áp dụng trả lời câu hỏi trong SBT.

Chuẩn bị trước bài 27: Lực điện từ

V. RÚT KINH NGHIỆM

 …………………………………………………..                           

 …………………………………………………..

 …………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

Tuần: 15

Tiết: 30

Ngày soạn: 24/11/2015

Ngày dạy: 28/11/2015

Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.

  2) Kĩ năng:

Vận dụng đư­ợc quy tắc bàn trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.

  3) Thái độ:

Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

 TBTN cho các nhóm HS :

– 1NC chữ U;

– 1 nguồn điện 6V;

– 1đoạn dây dẫn dài 10cm;

– 1 biến trở ;

– 1công tắc;

– 1 giá TN;

– 1ampe kế GHĐ 1.5A và ĐCNN 0.1A.

  2) Chuẩn bị của học sinh:

 Vở ghi và SGK 

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; làm TN; quan sát; thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (3ph)

Nêu nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của loa điện?

Rơ le điện từ là gì? Công dụng?

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Tổ chức tình huống học tập (1ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

Bài 27:

LỰC ĐIỆN TỪ

Dòng điện tác dụng lực từ lên kim NC, ngược lại kim NC có tác dụng lực từ lên dòng điện hay không?. Yêu cầu HS nêu dự đoán

Nghe giảng.

Hđ2: Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện

(12ph)

PP: Làm TN; thảo luận.

I. TÁC DỤNG CỦA TỪ TRƯỜNG LÊN DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN:

+ Yêu cầu HS nghiên cứu TN H27.1 Sgk-73:

Cho HS quan sát H 27.1; Yêu cầu HS nêu các dụng cụ TN? (HS Tb)

Giao dụng cụ TN cho HS; Yêu cầu HS làm TN theo nhóm.

Lưu ý HS cách bố trí TN: Đoạn dây dẫn AB phải đặt sâu trong lòng NC chữ U, không để dây dẫn chạm vào NC.

Yêu cầu HS làm C 1 Sgk-73; So sánh với dự đoán ban đầu để rút ra kết luận. (HS Khá)

 

Nghiên cứu mục I Sgk: Nêu các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm theo H 27.1 Sgk-73

Nhận dụng cụ TN; tiến hành TN theo nhóm: Cả nhóm quan sát hiện tượng xảy ra khi đóng khóa K.

Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán ban đầu: Khi đóng khóa K, đoạn dây dẫn AB bị hút vào trong lòng NC (hoặc bị đẩy ra ngoài NC). Như vậy Từ trường tác dụng lực từ lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.

1) Thí nghiệm:

+ Dụng cụ:

+ Tiến hành – Hiện tượng:

  Khi đóng khóa K, đoạn dây dẫn AB bị hút vào trong lòng NC (hoặc bị đẩy ra ngoài NC).

+ Nhận xét: Như vậy Từ trường tác dụng lực từ lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.

2) Kết luận:

Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ.

Hđ3: Tìm hiểu chiều của lực điện từ (18ph)

PP: Làm TN; quan sát; thảo luận.

II. CHIỀU CỦA LỰC ĐIỆN TỪ. QUY TẮC BÀN TAY TRÁI:

+Từ kết quả các nhóm ta thấy dây dẫn AB bị hút hay đẩy ra ngoài hai cực của nam châm tức là chiều của lực từ trong TN của các nhóm khác nhau. Vậy chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào?

+Cần làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra được điều đó? (HS Khá)

+Yêu cầu HS tiến hành TN 1: Kiểm tra sự phụ thuộc của chiều lực điện từ vào chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB

+Qua 2 TN trên ta rút ra được kết luận gì?

+Vậy làm thế nào để xác định chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?

-Yêu cầu HS nêu Quy tắc bàn tay trái Sgk-74.

+Nêu dự đoán: Chiều của lực điện từ có thể phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và cách đặt nam châm (chiều của đường sức từ).

+Nêu cách thí nghiệm kiểm tra:

+Tiến hành TN theo nhóm: Đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB, đóng K qua sát hiện tượng để rút ra kết luận: Khi đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB thì chiều lực điện từ thay đổi.

+Tìm hiểu quy tắc bàn tray trái: Vận dụng quy tắc để đối chiếu với chiều chuyển động của dây dẫn AB trong thí nghiệm đã quan sát được ở trên.

1) Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

a – Thí nghiệm 1:

+Nhận xét: Như vậy Từ trường tác dụng lực từ lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua. Khi đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB thì chiều lực điện từ thay đổi

b – Thí nghiệm 2:

+Nhận xét:

-Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiềuđường sức từ

c – Kết luận:

-Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ

2) Quy tắc bàn tay trái:

 

Hđ4: Vận dụng (7ph)

PP: Thảo luận.

III. VẬN DỤNG

+Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong phàn Vận dung.

Thảo luận trả lời.

C2: Chiều dòng điện đi từ A sang B.

C3: Phía trên là cực Bắc – Phía dưới là cực Nam.

  4)  Củng cố (2ph)

 GV củng cố lại bài.

 Gọi HS đọc Ghi nhớ và Có thể em chưa biết.

  5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

 Học bài theo vở ghi và phần Ghi nhớ.

 Trả lời các câu hỏi trong SBT.

 Xem trước bài mới.

V. RÚT KINH NGHIỆM

 …………………………………………………..

 …………………………………………………..

 …………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 16

Tiết: 31

Ngày soạn: 28/11/2015

Ngày dạy: 01/12/2015

Bài 28: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.

  2) Kĩ năng:

Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và chuyển hóa năng luợng) của động cơ điện một chiều. 

  3) Thái độ:

Nghiêm túc; cẩn thận; yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

  1 Mô hình động cơ điện một chiều 6V;

  1 bộ đổi nguồn

  2) Chuẩn bị của học sinh:

 Vở ghi và SGK 

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; quan sát; thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (3ph)

Phát biểu quy tắc bàn tay trái?

Vận dụng chưa bài tập 27.3/SBT.

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giới thiệu bài (1ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

Bài 28:

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

MỘT CHIỀU

 

Nếu đưa liên tục dòng điện vào trong khung dây thì khung dây sẽ liên tục chuyển động quay trong từ trường của nam châm, như vậy ta có một động cơ điện.

Nghe giảng.

Hđ2: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của

động cơ điện một chiều (18ph)

PP: Quan sát.

I. Nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện một chiều.

 

Cho HS quan sát mô hình cùa động cơ điện một chiều.

+ Yêu cầu HS quan sát mô hình; đọc phần 1 Sgk-76: Chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều.

+ Vẽ mô hình cấu tạo đơn giản lên bảng.

+Yêu cầu HS nêu tác dụng của các bộ phận chính? (HS Khá)

+ Yêu cầu HS đọc Sgk, nêu NTHĐ của động cơ điện một chiều? (HS Khá)

+Yêu cầu HS trả lời C1 (HS G)

+ Yêu cầu HS tiến hành TNKT dự đoán (C3) (HS Khá; G)

Qua phần 1, hãy nêu lại: Động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào? (HS Khá)

Quan sát mô hình;

 

+ Khung dây dẫn

+ Nam châm.

+ Cổ góp điện.

Nêu tác dụng của các bộ phận chính:

Đọc Sgk nêu NTHĐ của động cơ điện một chiều: Dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ tường.

Trả lời câu C1: Vận dụng QT bàn tay trái, xác định cặp lực từ tác dụng lên 2 cạnh AB, CD của khung dây.

+Tiến hành TN KT dự đoán (C3). Quan sát , so sánh với dự đoán rút ra kết luận: NTHĐ của động cơ điện một chiều.

 

1) Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều:

Khung dây dẫn:

+ Nam châm: Tạo ra từ trường

+ Cổ góp điện: Đảo chiều dòng điện trong khung

2) Hoạt động của động cơ điện một chiều:

Dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ tường.

Khi cho dòng điện vào khung dây, dưới tác dụng của từ trường xuất hiện cặp lực tác dụng lên 2 cạnh AB, CD của khung làm cho khung quay quanh OO’.

3) Kết luận: Sgk/77

 

Hđ3: Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện (8ph)

PP: Thảo luận.

II. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện một chiều.

Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời:

Khi động cơ điện một chiều hoạt động, động cơ chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? (HS Tb; Khá)

HDHS nêu nhận xét: Khi có dòng điện chạy qua, động cơ quay. Vậy năng lượng đã được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào? (HS Khá)

Thảo luận nhóm trả lời.

Nêu nhận xét về sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ điện .

 

Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng

Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.

 

Hđ4: Vận dụng (9ph)

PP: Thảo luận.

III. Vận dụng.

Yêu cầu HS làm C5, C6, C7.

 

Thảo luận trả lời C5, C6, C7.

C5: (HS Tb) Quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

C6: (HS Giỏi) Vì ở những động cơ có công suất lớn cần phải tạo ra từ trường mạnh. Nếu dùng nam châm vĩnh cửu thì không tạo được từ trường mạnh mà phải dùng nam châm điện.

C7: (HS Tb; Khá) VD: Quạt điện;  máy bơm nước; động cơ trong máy giặt …

C5: Quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

C6: Vì ở những động cơ có công suất lớn cần phải tạo ra từ trường mạnh. Nếu dùng nam châm vĩnh cửu thì không tạo được từ trường mạnh mà phải dùng nam châm điện.

C7: VD: Quạt điện;  máy bơm nước; động cơ trong máy giặt …

4) Củng cố (3ph)

 Gọi HS đọc “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết”.

 GV củng cố lại kiến thức cơ bản của bài.

5) Hướng dẫn về nhà (2ph)

Học bài theo vở ghi và Ghi nhớ trong SGK.

Làm các bài tập 28.3; 28.4; 28.8 trong SBT.

Chuẩn bị trước Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc Nắm tay phài và quy tắc bàn tay trái.

V. RÚT KINH NGHIỆM

 …………………………………………………..

 …………………………………………………..

 …………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 16

Tiết: 32

Ngày soạn: 03/12/2015

Ngày dạy: 05/12/2015

Bài 30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI

VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Khắc sâu cho học sinh kiến thức về quy tắc nắm tay phải.

  2) Kĩ năng:

Vận dụng đ­ược quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

  3) Thái độ:

Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.

Có tinh thần hợp tác trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

Bảng phụ.

  2) Chuẩn bị của học sinh:

SGK, vở ghi. 

Chuẩn bị về kiến thức, bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; gợi ý; thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (3ph)

Phát biểu qui tắc nắm tay phải?

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giới thiệu bài (1ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

Bài 30:

BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI

VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI

 

Các em đã biết hai quy tắc để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua và quy tắc xác định chiều lực từ tác dụng lên khung dây. Bài học hôm nay chúng ta sẽ vận dụng hai quy tắc này để làm các bài tập liên quan.

Nghe giảng.

Hđ2: Ôn tập lý thuyết (8ph)

PP: Vấn đáp; thuyết trình; làm việc với SGK.

I. Ôn tập.

Yêu cầu học sinh tham khảo SGK nhắc lại nội dung của quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái? (HS Tb)

 

 

Chú ý: Ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Lưu ý cho học sinh cách đặt các ngón tay phải dọc theo chiều dòng điện trong ống dây.

Tham khảo SGK trả lời.

Quy tắc nắm tay phải: “Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choải ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây”.

Quy tắc bàn tgay trái: “Đặt bàn tgay trái sao cho các đường sức từ đi vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay trái coãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ”.

Hđ3: Bài tập (29ph)

PP: Thảo luận nhóm..

 

Bài 24.4/SBT.                                           Hãy cho biết chiều dòng điện qua các vòng dây? (HS K)

Đầu B của cuộn dây là từ cực gì? (HS K)

Vậy cực nào của nam châm hướng về phía đầu B?

Đầu D của cuộn dây là từ cực gì?

Vậy hãy xác định chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây.                          

Khi biết tên từ cực của nam châm, muốn biết chiều dòng điện ta làm thế nào? (HS Tb)

Bài tập: Đặt một ống dây dẫn có trục vuông góc và cắt ngang một dây dẫn thẳng AB có dòng điện I không đổi chạy qua theo chiều như ở hình 1.

 

Thảo luận trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   Gợi ý cách giải

a. Dùng quy tắc nắm bàn tay phải.              

b. Học sinh biểu diễn chiều đường sức từ như hình vẽ.                                                                  

c. Dùng quy tắc bàn tay trái                          

d. Chiều lực điện từ biểu diễn như hình vẽ.                                                                              

a/ Đầu B của cuộn dây là cực Nam.

– Cực Bắc của kim nam châm hướng về phía đầu B

b/ Đầu D của cuộn dây là từ cực Bắc.

– Chiều của dòng điện đi từ C sang D.

 

 

 

 

 

 

Giải:

– Đầu A là cực âm, đầu B là cực dương.

4) Hướng dẫn về nhà (3ph)

Về tập giải lại bài tập. Xem trước bài 2 và bài 3/SGK trang 83; 84.

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Tuần: 17

Tiết: 37

Ngày soạn: 05/12/2015

Ngày dạy: 07/12/2015

Bài 30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI

VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI (tt)

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Khắc sâu quy tắc nắm bàn tay phải bằng cách làm các bài tập vân dụng.

  2) Kĩ năng:

Vận dụng đ­ược quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

  3) Thái độ:

Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

Bảng phụ.

  2) Chuẩn bị của học sinh:

Xem trước bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP

 Gợi ý; thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (3ph)

Phát biểu qui tắc bàn tay trái?

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Giải bài tập 2 (18ph)

PP: Gợi ý, thảo luận nhóm.

Bài tập 2/ SGK trang 83.

Yêu cầu HS thảo luận vẽ hình và tìm lời giải cho bài tập 2 (HS Tb; Khá).

+ Yêu cầu HS trình bày bài giải: Biểu diễn kết quả trên hình vẽ đồng thời giải thích các bước thực hiện tương ứng với các phần a,b,c của bài 2.

+ Nhận xét chung, nhắc nhở những sai sót của HS thường mắc khi áp dụng quy tắc bàn tay trái.

+ Vẽ hình vào vở. áp dụng quy tắc bàn tay trái để giải bài tập. Biểu diễn kết quả trên hình vẽ.

+ Qua bài tập HS nhận được: Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường (vuông góc với đường sức từ; hoặc xác định chiều dòng điện, chiều đường sức từ khi biết 2 trong 3 yếu tố).

a.

                                    

 

 

b.

                    

 

                       

c.

 

 

Hđ2: Giải bài tập 3 (20ph)

PP: Gợi ý, thảo luận nhóm.

Bài tập 3/ SGK trang 84

+ Yêu cầu HS thảo luận giải bài tập 3 (HS Khá, G).

+ Yêu cầu HS trình bày bài giải: Biểu diễn kết quả trên hình vẽ đồng thời giải thích các bước thực hiện.

 

 

+ Nhận xét chung, nhắc nhở những sai sót của HS thường mắc.

Gọi 1 HS lên bảng giải.

 

+ Đọc đề bài nêu cách giải.

+ Vẽ hình vào vở. áp dụng quy tắc bàn tay trái để giải bài tập. Biểu diễn kết quả trên hình vẽ.

 

 

Cá nhân giải bài 3.

Thảo luận , nhận xét.

a) Lực và được biểu diễn:

b) Quay ngược chiều kim đồng hồ.

c) Khi lực F1 , F2 có chiều ngược lại. Muốn vậy phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường.

  4) Củng cố (3ph)

 Nhắc lại phương pháp vận dụng hai quy tắc đề giải một số bài tập có liên quan.

 

 

  5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

Tập giải lại hai bài tập và các bài tập tương tự trong SBT.

Xem trước bài mới. Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ.

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Tuần: 17

Tiết: 37

Ngày soạn: 06/12/2015

Ngày dạy: 08/12/2015

Bài 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

 

I. MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT

  1) Kiến thức:

Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.

  2) Kĩ năng:

Làm  được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng

  3) Thái độ:

Ham hiểu biết, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

 Các TBTN cho các nhóm HS:

 – 1 đinamô xe đạp có lắp bóng đèn.

 – 1 đinamô xe đạp đã bóc một phần vỏ ngoài đủ nhìn thấy nam châm và cuộn dây ở trong.

 – 1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED.

 – 1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh.

 – 1 nam  châm điện

 – 1bộ đổi nguồn

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

Đọc trước bài 31.

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; làm việc với SGK; làm TN; thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (không kiểm tra)

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Tổ chức tình huống học tập (2ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

Bài 31:

 HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

 

Ta đã biết muốn tạo ra dòng điện, phải dùng nguồn điện là Pin hoặc Ắquy. Em có biết trường hợp nào không dùng pin hoặc acquy mà vẫn tạo ra dòng điện được không?

Để trả lời câu hòi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

Cá nhân suy nghĩ  trả lời câu hỏi của GV.

Hđ2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp (7ph)

PP: Làm việc với SGK.

I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp:

 

+ Yêu cầu HS xem hình 31.1 SGK và quan sát một đinamô xe đạp đã tháo vỏ đặt trên bàn GV để chỉ ra bộ phận chính của đinamô? (HS Khá)

+ Hãy dự đoán xem hoạt động của bộ phận chính nào của đinamô gây ra dòng điện? (HS Khá)

– Dự đoán xem hoạt động của bộ phận nào trong đinamô là nguyên nhân chính gây ra dòng điện.

 

+ Trả lời câu hỏi của GV.

 

+ Trong đinamô có một nam châm và cuộn dây.

+ Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay và đèn sáng.

Hđ3: Tìm hiểu cách dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện  –  Xác định trong trường hợp nào thì nam  châm vĩnh cửu có thể tạo ra dòng điện (12ph)

PP: Làm TN; thảo luận.

II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện:

 

+ Hướng dẫn HS làm từng động tác dứt khoát và nhanh.

– Đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây.

– Đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây.

– Để nam châm nằm yên một lúc trong lòng cuộn dây.

– Kéo nam châm ra khỏi cuộn dây

+ Yêu cầu HS mô tả rõ, dòng điện xuất hiện trong khi di chuyển nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây. (HS K)

+ Làm TN1 SGK theo nhóm

+ Trả lời câu C1 (HS Khá): Trong cuộn dây dẫn  xuất hiện dòng điện cảm ứng khi:

– Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây

– Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.

+ Trả lời câu C2 (HS Tb): Trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

+ Cử đại diện nhóm rút ra nhận xét.

1) Dùng nam châm vĩnh cửu:

* Thí nghiệm 1: (SGK)

 

* Nhận xét 1:

Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại

Hđ4: Tìm hiểu cách dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện, trong trường hợp nào thì nam châm điện có thể tạo ra dòng điện (10ph)

PP: Làm TN; thảo luận.

II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện:

+ Hướng dẫn HS lắp ráp TN, cách đặt nam châm điện (Lõi sắt của nam châm đưa sâu vào lòng cuộn dây)

+ Gợi ý thảo luận: Yêu cầu HS làm rõ khi đóng, ngắt mạch điện thì từ trường của nam châm điện thay đổi thế nào? (Dòng điện có cường độ tăng lên hay giảm đi khiến cho từ trường mạnh lên hay yếu đi)

a) Làm TN 2.Trả lời Câu C3 (HS Tb; K)

b) Làm rõ khi đóng hay ngắt mạch điện được mắc với nam châm điện thì từ trường nam châm thay đổi như thế nào? (HS Khá, G)

 

Thảo luận chung ở lớp rút ra nhận xét về những trường hợp xuất hiện dòng điện

2) Dùng nam châm điện:

* Thí nghiệm 2:

C3: Dòng điện xuất hiện: Trong khi đóng mạch điện, ngắt mạch điện của nam châm điện.

* Nhận xét 2:

Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch của nam châm điện Nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.

Hđ5: Tìm hiểu Dòng điện cảm ứng – Hiện tượng cảm ứng điện từ (8ph)

PP: Vấn đáp; thảo luận nhóm.

III. Hiện tượng cảm ứng điện từ:

 

+ Nêu câu hỏi: Qua những TN trên, hãy cho biết khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng? (HS Khá)

 

Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi C4; C5.

+ Yêu cầu một số HS đưa ra dự đoán + Nêu câu hỏi: Dựa vào đâu mà dự đoán như thế (Có thể dựa trên việc quan sát thấy trong nhiều TN có chuyển động của nam châm so với cuộn dây).

+ Cá nhân đọc thông tin trong SGK.

 

 

 

+ Làm việc cá nhân. Trả lời câu C4.

C4: (HS Tb) Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

C5: (HS K) Đó là nhờ nam châm có thể tạo ra dòng điện.

* Dòng điện xuất hiện như trên.Gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng. Gọi là Hiện tượng cảm ứng điện từ.

C4: Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

C5: Đó là nhờ nam châm có thể tạo ra dòng điện.

  4) Củng cố (3ph)

Câu hỏi củng cố:

+ Có những cách nào có thể dùng nam châm để tạo ra dòng điện?

+ Dòng điện đó được gọi là dòng điện gì?

Gọi học sinh đọc “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết”.

  5) Hướng dẫn về nhà (2ph)

– Học, nắm vững nội dụng của bài. Làm các bài tập SBT.

– Xem trước Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

Tuần: 17

Tiết: 34

Ngày soạn: 08/12/2015

Ngày dạy: 10/12/2015

Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

I. MỤC TIÊU

  1) Kiến thức:

Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín.

  2) Kĩ năng:

Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.

  3) Thái độ:

Nghiêm túc, hợp tác.

Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:

  1) Chuẩn bị của giáo viên:

 Nội dung bài giảng.

 Mô hình cuộn dây dẫn và vẽ đường sức từ của 1 nam châm.

  2) Chuẩn bị của học sinh:  

Đọc trước bài 32. Làm bài tập bài 31.

III. PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề; làm việc với SGK; làm TN; thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

  1) Ổn định lớp (1ph)

GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.

  2) Bài cũ (3ph)

Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra d.điện trong cuộn dây dẫn kín?

Có trường hợp nào mà nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  3) Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hđ1: Tổ chức tình huống học tập (2ph)

PP: Đặt vấn đề.

 

Bài 32:

ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

 

Ta đã biết, có thể dùng đường sức từ để biểu diễn từ trường. Vậy ta phải làm như thế nào để nhận biết sự biến đổi của từ trường trong lòng cuộn dây, khi đưa nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây?

Nghe giảng.

Hđ2: Khảo sát sự biến đổi của đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn (12ph)

PP: Làm việc với SGK.

I. Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây:

 

+ Hướng dẫn HS sử dụng mô hình và đếm số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khi nam châm ở xa và khi lại gần cuộn dây.

+ Làm việc theo nhóm:

a) Đọc mục quan sát trong SGK, kết hợp với các thao tác trên mô hình cuộn dây và đường sức từ để trả lời C1 (HS Khá)

*Quan sát: (Hình 32.1)

C1:

– Số đường sức từ tăng.

– Số đường sức từ không đổi.

– Số đường sức từ giảm.

– Số đường sức từ tăng.

*Nhận xét 1:

Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết  diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên).

Hđ3: Tìm mối quan hệ giữa sự tăng hay giảm của S của cuộn dây với sự xuất hiện dòng điện cảm ứng (điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng (15ph)

PP: Làm việc với SGK; thảo luận.

II. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng:

 

Dựa vào TN dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện cảm ứng và kết quả khảo sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S khi di chuyển nam châm. Hãy nêu ra mối quan hệ giữa sự biến thiên của số đường sức từ qua tiết diện S và sự xuất hiện dòng điện cảm ứng? (HS Khá, G)

+ Hướng dẫn HS lập bảng đối chiếu Bảng 1 SGK để dễ nhận ra mối quan hệ.

+ Tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu C4 (HS Khá)

Gợi ý: Từ trường của nam châm điện biến đổi thế nào khi cường độ dòng điện qua nam châm điện tăng, giảm. Suy ra sự biến đổi của số đường sức từ biểu diễn từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn

+ Yêu cầu HS chỉ rõ khi nam châm chuyển từ vị trí nào sang vị trí nào thì số đường sức từ qua cuộn dây tăng, giảm.

Lập bảng đối chiếu, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong bảng 1 SGK.

 

Thảo luận chung ở lớp, rút ra nhận xét câu C3 về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng (Nhận xét 2  SGK)

C3: (HS Tb; K) Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi (Tăng hay giảm) thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.

 

 

 

.

 

 

 

 

Tham khảo kết luận trong SGK.

C3: Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi (Tăng hay giảm) thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.

*Nhận xét 2: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của một nam châm khi số đường sức xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Kết luận: Trong mọi trường hợp, khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Hđ4: Vận dụng (8ph)

PP: Thảo luận.

III. Vận dụng:

 

– Ta không nhìn thấy từ trường.Vậy làm thế nào để khảo sát sự biến đổi của từ trường ở chỗ có cuộn dây? (HS Khá)

– Làm thế nào để nhận biết được mối quan hệ giữa số đường sức từ? (HS Khá)

+ Tự đọc phần Ghi nhớ.

+ Trả lời câu hỏi của GV.

C5: Khi núm của nam châm quay, số đường sức từ qua tiết diện S biến thiên làm xuất hiện dòng điện cảm ứng.

 

C5: Khi núm của nam châm quay, số đường sức từ qua tiết diện S biến thiên làm xuất hiện dòng điện cảm ứng.

 

  4) Củng cố (3ph)

 GV củng cố kiến thức của bài.

  5) Hướng dẫn về nhà (1ph)

Xem lại nội dung đã học để tiết sau ôn tập học kì I.

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

 


Vật lý lớp 9 – Bài 6 – Bài tập vận dụng định luật ôm


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button