Giáo Dục

Hóa học 8 bài thực hành 1

Chương 1: Chất – Nguyên Tử – Phân Tử – Hóa Học Lớp 8

Bài 3: Bài Thực Hành 1 Tính Chất Nóng Chảy Của Chất Tách Chất Từ Hỗn Hợp

Nội dung bài 3 bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp chương 1 hóa học 8. Học sinh được làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Biết một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản. Nắm được một số quy tắc an toàn trong thí nghiệm. Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

Bạn đang xem: Hóa học 8 bài thực hành 1

I. Tiến Hành Thí Nghiệm

Trước khi tiến hành cần tìm hiểu “Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm” (xem ở trang 154) và làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản.

*

Một số dụng cụ thí nghiệm:

1. Ống nghiệm

2. Kẹp ống nghiệm

3. Cốc

4. Phễu

5. Đũa thủy tinh

6. Đèn cồn

Cách sử dụng hoá chất:

– Không được dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.

– Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn)

– Không đổ hoá chất dùng thừa trở lại lọ, bình ban đầu.

– Không dùng hoá chất khi không biết rõ đó là hoá chất gì.

– Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.

1. Thí nghiệm 1

Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh

– Lấy 1 ít lưu huỳnh, parafin cho vào từng ống nghiệm.

– Đun 2 ống nghiệm, có cắm sẵn nhiệt kết.

→ Quan sát sự thay đổi trạng thái của parafin

→ Ghi nhiệt độ

Hiện tượng:

\(\)\(t^0_{nc}\) của parafin từ \(38^0\) đến \(42^0C\)\(t^0_{nc}\) của \(S > 100^0C\)

\(\)\(t^0_{nc}\) của parafin từ \(38^0\) đến \(42^0C\)\(t^0_{nc}\) của \(S > 100^0C\)

Nhận xét: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Giải thích:

Nhiệt độ nóng chảy của parafin \(= 42 – 62^0C\)

Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh \(= 113^0C\)

Khi nước sôi thì lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh lớn hơn nhiệt độ của nước sôi \((113^0C > 100^0C)\)

2. Thí nghiệm 2

Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát

Xem thêm :  10 cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

– Cho hỗn hợp muối ăn và tinh bột vào nước

– Xếp giấy lọc, lọc dung dịch muối

– Đun nóng, nước bay hơi, còn lại là muối kết tinh.

Nhận xét: Khi lọc thu được cát trên bông và dung dịch muối ăn trong suốt. Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

II. Tường Trình

Bài 1 (trang 13 sgk Hóa 8): So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất, chất nào không nóng chảy khi nước sôi? Vì sao?

\(t^0_{nc}\) parafin \(= 42 – 62^0C\)\(t^0_{nc}\) lưu huỳnh \(= 113^0C\)

\(t^0_{nc}\) parafin \(= 42 – 62^0C\)\(t^0_{nc}\) lưu huỳnh \(= 113^0C\)

Khi nước sôi thì lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh lớn hơn nhiệt độ của nước sôi \((113^0C > 100^0C)\).

Xem thêm: Phim Gay Việt Nam Trai Nhảy, ‍, Phim Gay Việt Nam Trai Nhảy

Cách giải khác:

Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin.Khi nước sôi chỉ có parafin nóng chảy, lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin.Khi nước sôi chỉ có parafin nóng chảy, lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

Bài 2 (trang 13 sgk Hóa 8): Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm. Giải thích quá trình tiến hành.

Khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dung dịch muối ăn trong suốt.Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

Cách giải khác:

Bỏ muối ăn và cát vào cốc nước do muối ăn tan trong nước còn cát không tan nên khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dung dịch muối ăn trong suốt.Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

Bản Tường Trình Bài Thực Hành Số 1 Hóa Học Lớp 8

Tên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượngKết quả – giải thíchTách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cátLấy 2 thìa hỗn hợp muối an và cát cho vào cốc nước, khuấy đềuMuối ăn tan trong nước còn cát không tanThu được hỗn hợp muối ăn, cát, nướcLọc hỗn hợp nước, muối ăn, cátCát bị giữ lại trên giấy lọcTách được cát ra khỏi hỗn hợpLấy 1 ít nước lọc cho vào bát sứ đun trên ngọn lữa đèn cồn cho đến khi nước bay hơi hếtTrên bát sự còn lại một chất rắn màu trắngChất rắn màu trắng là muối ăn ⇒ Thu hồi được muối ăn

Xem thêm :  Từ vựng unit 1 lớp 12 – vocabulary đầy đủ nhất

Cách giải khác

Bản Tường Trình Hóa Học 8 Bài Thực Hành 1

Họ và tên: ……………………………………………………………………. Lớp …………………………………..

Bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất và tách chất từ hỗn hợp

Phần I. Phần đánh giá

Nhận xétĐiểmThao tác TN

(3đ)

Kết quả TN

(2đ)

Nội dung tường trình (3đ)Chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh

(2đ)

Tổng số

(10 đ)

Phần II. Phần thực hành

1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh

Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh

Cách tiến hành: Lấy mỗi ít mỗi chất vào hai ống nghiệm. Đặt đứng hai ống nghiệm và nhiệt kế vào một cốc nước. Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn. Theo dõi nhiệt độ ghi trên nhiệt kế, đồng thời quan sát chất nào nóng chảy. Khi nước sôi thì ngừng đun.

Câu hỏi 1: So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất?

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy:

Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafinNhiệt độ nóng chảy của parafin khoảng \(42 – 62^0C\)Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh khoảng \(113^0C\)

Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafinNhiệt độ nóng chảy của parafin khoảng \(42 – 62^0C\)Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh khoảng \(113^0C\)

Câu hỏi 2: Chất nào không nóng chảy khi nước sôi? Vì sao?

Khi nước sôi chỉ có parafin nóng chảy, lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước \((113^0C > 100^0C)\)

2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát:

Cách tiến hành: Bỏ hỗn hợp muối ăn và cát vào cốc nước, khuấy đều. Đổ nước từ từ theo đũa thủy tinh qua phễu có giấy lọc, thu lấy được phần nước lọc vào cốc. Đổ phần nước lọc vào ống nghiệm. Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun nóng cho đến khi nước bay hơi hết. Khi đun nóng, để ống nghiệm hơi nghiêng, lúc đầu hơ dọc ông nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều, sau mới đun phần đáy ống. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.

Xem thêm :  Tổng hợp dàn ý về nghị luận xã hội, 22 dàn ý nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10

Câu hỏi: Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm. Giải thích quá trình trên.

Bỏ muối ăn và cát vào cốc nước do muối ăn tan trong nước còn cát không tan nên khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dung dịch muối ăn trong suốt. Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

Trên là nội dung bài 3 bài thực hành 1 chương 1 hóa học lớp 8. Bài học giúp biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Nắm được nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.

Các bạn đang xem Bài 3: Bài Thực Hành 1 Tính Chất Nóng Chảy Của Chất Tách Chất Từ Hỗn Hợp thuộc Chương 1: Chất – Nguyên Tử – Phân Tử tại Hóa Học Lớp 8 môn Hóa Học Lớp 8 của baohiemlienviet.com. Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.

Các bạn đang xem Bài 3: Bài Thực Hành 1 Tính Chất Nóng Chảy Của Chất Tách Chất Từ Hỗn Hợp thuộc Chương 1: Chất – Nguyên Tử – Phân Tử tại Hóa Học Lớp 8 môn Hóa Học Lớp 8 của baohiemlienviet.com. Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.


6.4.3 – Thí nghiệm: Tách chất từ hỗn hợp muối ăn và cát – Tiến hành thí nghiệm


Thí nghiệm: Tách chất từ hỗn hợp muối ăn và cát (Khoa học tự nhiên 6)
Mời các bạn xem toàn bộ thí nghiệm tại: https://www.youtube.com/playlist?list=PL5OTIwD2sSsMtXU_Iqok3eves0gmbNmdq

Theo dõi Thư viện học liệu tại:
► Website: https://thuvienhoclieu.vn
► Facebook: https://fb.me/thuvienhoclieu.vn

Thông tin liên hệ:
► SĐT/Zalo: 0964270977
► Email: thuvienhoclieu.vn@gmail.com

■ Bản quyền video thuộc về Thư viện học liệu.
■ Copyright by https://thuvienhoclieu.vn. Please do not reup.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button