Giáo Dục

Bảng đơn vị đo thể tích. cách đổi đơn vị, cách để nhớ thật

Mọi vật trong cuộc sống chúng ta đều có thể tích riêng. Để xác định thể tích của một vật, chúng ta có được nhiều đơn bị đo thể tích riêng khác nhau. Các đổi đơn vị đo thể tích, mối quan hệ giữa các đại lượng trong bảng đơn vị đo diện tích là gì? Bài viết dưới đây Gia Sư Thành Tài sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến với phụ huynh, học sinh về bảng đơn vị đo thể tích.

  1. 1. Thể tích là gì?

– Thể tích hay còn gọi là dung tích của một vật là lượng không gian mà vật đó chiếm lấy. Thể tích có đơn vị đo là lập phương của khoảng cách. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo khoảng cách là mét, đơn vị đo của thể tích là mét khối, ký hiệu là m3.

– Trong cuộc sống hằng ngày tại Việt Nam, phần lớn các quốc gia sử dụng các đơn vị đo lường của hệ đo lường quốc tế thì đơn vị đo thể tích thường được dùng đó là lít (1000 lít = 1m3), do đơn vị m3 khá lớn, không thích hợp sử dụng trong các tính toán hoạt động hằng ngày, vì thế người ta đã dùng đơn vị lít.

  1. 2. Đơn vị đo thể tích là gì?

– Đơn vị là một đại lượng dùng để đo lường, thường được sử dụng trong lĩnh vực toán học, hóa học, vật lí và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. Thể tích là lượng không gian mà vật đó chiếm lấy.

– Bất kỳ đơn vị đo độ dài nào cũng có đơn vị đo thể tích tương ứng. Thể tích của khối lập phương có các cạnh có chiều dài nhất định. Ví dụ 1cm3 là thể tích của khối lập phương có cạnh là 1cm.

– Trong hệ đo lường quốc tế, người ta thường dùng đơn vị tiêu chuẩn của thể tích là mét khối (m3). 1 lít = 1dm3 = 1000cm3 = 0.001m3.

– Trong dạy học Tiểu học, các đơn vị đo thể tích học sinh thường dùng là cm3, dm3, m3. Cách đọc đơn vị đo thể tích, học sinh cần ghi nhớ một cách logic nhất để tránh những nhầm lẫn khi tiến hành đổi đơn vị này sang đơn vị khác. Học sinh có thể sắp xếp các đơn vị đo thể tích theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn. Mỗi đơn vị bằng 1000 lần đơn vị liền sau chúng và sẽ bằng 1/1000 đơn vị liền trước

  1. 3. Bảng đơn vị đo thể tích

Lớn hơn mét khối

Mét khối

Nhỏ hơn mét khối

km3

hm3

dam3

m3

dm3

cm3

mm3

1km3

=1000hm3

1hm3

=1000dam3

=1/1000km3

1dam3

=1000m3

=1/1000hm3

1m3

= 1000dm3

=1/1000dam3

1dm3

=1000cm3

=1/1000m3

1cm3

=1000mm3

=1/1000dm3

1mm3

 

=1/1000cm3

 – Học sinh có thể gặp những khó khăn khi thực hiện đổi đơn vị đo thể tích như học sinh không nhớ được các ký hiệu viết tắt của đơn vị. Học sinh không nhớ được mối quan hệ, thứ tự sắp xếp các đơn vị đo thể tích trong bảng đơn vị đo thể tích. Vì thế, học sinh cần phải luyện tập thực hành, ôn luyện để ghi nhớ thực hành việc đổi đơn vị đo thể tích được chính xác hơn.

  1. 4. Thứ tự đơn vị đo thể tích

– Bảng đơn vị đo thể tích được thiết lập theo quy tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái qua phải. Đặc biệt lấy đơn vị đo thể tích mét khối làm trung tâm để quy đổi sang những đơn vị khác hoặc ngược lại.

– Thứ tự đơn vị đo thể tích từ lớn đến bé

+ Đơn vị đo thể tích lớn nhất là ki – lô – mét khối (km3)

+ Đơn vị liền sau km3 là héc – tô  – mét khối (hm3)

+ Đơn vị liền sau hm3 là đề – ca – mét khối (dam3)

+ Đơn vị liền sau dam3 là mét khối (m3)

+ Đơn vị liền sau m3 là đề – xi – mét khối (dm3)

+ Đơn vị liền sau dm3 là xăng – ti – mét khối (cm3)

+ Đơn vị liền sau cm3 là mi – li – mét khối (mm3)

  1. 5. Cách đổi đơn vị đo thể tích. Ví dụ minh họa

– Khi đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề thì ta nhân số đó với 1000. Ví dụ 1km3=1000hm3, 1dam3=1000m3.

– Khi đổi đơn vị từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó với 1000. Ví dụ 1000dm3 = 1m3, 3000cm3 = 3dm3.

– Tóm lại, mỗi đơn vị đo thể tích liền kề nhau thì sẽ hơn hoặc kém nhau 1000 lần.

  1. 6. Ứng dụng đơn vị đo thể tích trong học tập và cuộc sống

– Học sinh có thể tính được thể tích chất lỏng, cách tính thể tích nước hay cách tính thể tích chất lỏng sẽ phụ thuộc vào vật chứa chất lỏng đó. Trong vật lý, công thức tính thể tích được xác định Thể tích bằng khối lượng của vật chia cho khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó.

– Để tính thể tích chất rắn, học sinh Tiểu học, các em đã được học công thức tính thể tích các hình như hình hộp chữ nhật, hình lập phương ở chương trình môn Toán học khối lớp 5, sang bậc học trung học cơ sở, các em được cung cấp thêm kiến thức, công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng và thể tích hình cầu. Những công thức này giúp học sinh ứng dụng vào việc tính thể tích các vật dụng xung quanh chúng ta như để biết thể tích của một hộp phấn bảng hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng và nhân chiều cao sẽ có được thể tích một hộp phấn bảng có hình hộp chữ nhật.

– Hoặc học sinh có thể tính thể tích của một quả banh có dạng hình cầu bằng cách áp dụng công thức tính thể tích hình cầu mà các em đã được học để biết được thể tích của quả banh chiếm bao nhiêu trong không gian.

  1. 7. Kể tên các vật dụng dùng để đo thể tích

– Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng bình chia độ, chai lọ, ca đong, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích chứa của dụng cụ đo. Để đo thể tích chất rắn có hình dạng nhất định học sinh có thể sử dụng các công thức đo thể tích đã được học để ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

– Để đo thể tích các chất, ta cần sử dụng vật dụng đo phù hợp. Vật dụng cần có được các vạch chia rõ ràng, chính xác. Khi đo cần để vật dụng đo ở các vị trí vững chắc, nằm trên mặt phẳng. Tránh nghiêng ngã sẽ làm sai lệch kết quả đo thể tích.

8. Có thể bạn còn cần xem thêm

8.0. Gia sư Bách Khoa khá giỏi cách tính Thể tích và chuyên hỗ trợ tại nhà

8.1. Đơn vị đo Khối lượng

8.2. Đơn vị đo Diện tích

8.3. Đơn vị đo Độ dài

8.4. Đơn vị đo Áp suất

8.5. Đơn vị đo Điện tích

8.6. Đơn vị đo Thời gian

8.7. Đơn vị đo Tần số

8.8. Đơn vị đo Vận tốc

8.9. Đơn vị đo Lượng mưa

8.10. Đơn vị đo Cường độ

 


Bài 1 | Đổi đơn vị đo thể tích | Giải tích | Lớp 5


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem thêm :  Khám phá những điều chưa biết về cấu trúc no sooner than

Related Articles

Back to top button