Tổng Hợp

Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ- trò chuyện về giấc ngủ của bé

Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Nhiều mẹ có thể nghĩ rằng trẻ son ngủ bao nhiêu thì ngủ. Nhưng đấy là do mẹ nhà mình chưa tìm hiểu kĩ. Giấc ngủ của bé là vô cùng quan trọng và thời gian bé ngủ còn tùy thuộc vào từng độ tuổi. Chu kì mỗi giấc ngủ của từng bé cũng khác nhau nữa.

Vậy bé nhà mình 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Cải thiện giấc ngủ đủ khỏe cho con như thế nào? Góc của mẹ giúp mình với. 


1. Trẻ 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Với mỗi trẻ sơ sinh từ 1 đến 3 tháng tuổi, thời gian ngủ luôn chiếm phần lớn thời gian trong ngày.  Nhu cầu ngủ của bé 3 tháng tuổi mỗi ngày có thể khoảng 15 giờ. Bé dành 12 giờ ngủ đêm và 3 giờ cho ban ngày nữa là đủ.

Vào ban ngày, phần lớn các bé 3 tháng tuổi sẽ ngủ các giấc ngắn từ 1-2 giờ/giấc, mỗi ngày từ 2-3 giấc. Vào ban đêm, đa số các bé 3 tháng có thời gian ngủ trung bình mỗi giấc khoảng 8-10 giờ. 


2. Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh gồm những giai đoạn nào?

Giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia làm nhiều giai đoạn như người lớn. Quan sát trẻ, mẹ có thể thấy tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay có những cử động nào khác. Giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi bao gồm 2 loại giấc ngủ là: Giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm.


2.1. Giấc ngủ nhanh

REM- rapid eye movement: cử động mắt nhanh: đây là giấc ngủ nông. Trẻ sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ REM chiếm đến khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ trong ngày nên mặc dù ngủ tới 15 giờ một ngày nhưng bé chỉ ngủ sâu trong khoảng 8 giờ.


2.2. Giấc ngủ chậm

Non-REM- Non-rapid eye movement: không cử động mắt nhanh: Giấc ngủ này gồm 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật

  • Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ- Trẻ vẫn có cử động, giật mình, vặn mình hoặc rên

  • Giai đoạn 3: Ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động

  • Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động.

Giấc ngủ của trẻ sẽ diễn tiến tuần tự theo 4 giai đoạn rồi quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang ngủ REM. Một giấc ngủ của trẻ có thể có vai chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại.


3. Giấc ngủ bé 3 tháng tuổi có đặc điểm gì?

Sẽ có nhiều ba mẹ bỡ ngỡ với giấc ngủ bé 3 tháng tuổi. Đồng hồ sinh học của bé 3 tháng lúc này cũng khác so với trước. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ngủ rất nhiều nhưng thời gian ngủ của bé khá thất thường, điều này sẽ khiến cha mẹ khó thích nghi, dễ bị thiếu ngủ và cảm thấy mệt mỏi.


3.1. Thời gian bé 3 tháng ngủ 

Tuy đã biết bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ nhưng không mẹ có thể tính được con sẽ thức giấc vào thời điểm nào trong ngày. Đôi khi, con có thể ngủ đúng giờ nhưng dậy sớm hơn một chút. Có khi lại muộn. Hay là những đêm thức giấc bất chợt đòi bú. Đây có thể là do bé cảm thấy đói nên dễ thức giấc hơn.  

Tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi đứa trẻ, thời gian ngủ của mỗi bé sẽ là khác nhau, mỗi giấc và mỗi ngày đều là khác nhau nên khó có thể so sánh.


3.2. Bé 3 tháng ngủ hay giật mình

Bé 3 tháng ngủ hay giật mình, nắm chặt tay, quấy khóc thường do phản xạ hoặc do môi trường xung quanh. Sau khi bé bú mẹ nên vỗ lưng và bế em bé lên vai khoảng 20 phút mới đặt xuống nằm ngủ, nằm ngủ đầu cao 1 góc nghiêng toàn thân khoảng 30 độ, mặc quần áo thoải mái, kiểm tra tã lót trước khi ngủ, để nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C, phòng phải tối và yên tĩnh. Nếu em bé khóc quá nhiều mẹ có thể kiểm tra em bé có đói không, kiểm tra lại quần áo và môi trường xung quanh.

Ở lứa tuổi sơ sinh trẻ bú mẹ hoàn toàn chỉ cần bổ sung vitamin D.


4. Tập thói quen cho bé 3 tháng tuổi ngủ đủ giấc 

Dạy cho trẻ có một thói quen ngủ ngoan là cách tốt để giúp trẻ ngủ độc lập về sau. Mẹ nên bắt tay vào thiết lập thói quen ngủ cho trẻ càng sớm càng tốt. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ quen dần. Nhớ rằng chỉ mất khoảng 3 ngày để tạo lập một thói quen cho trẻ.


4.1. Tập thời gian biểu khi ngủ cho bé

Nên tập cho trẻ có thói quen đi ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định. Nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào. Trường hợp con chưa muốn ngủ, mẹ cũng nên dỗ con đi ngủ.  Mẹ có thể tắm, vỗ về, ôm ấp hay bật nhạc nhằm tạo sự thoải mái cho bé. Hoặc mẹ có thể cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể nhẹ nhàng đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, cha mẹ có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”… để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.


4.2. Ngủ riêng hay ngủ chung?

Với văn hóa người Á Đông, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ cũng đều ngủ với mẹ. Tuy nhiên, ngày nay, việc để trẻ ngủ riêng đang được khuyến khích. Theo các cách dạy trẻ nổi tiếng, điều này giúp con có lối sống tự lập hơn sau này. Quá trình thích nghi cách ngủ độc lập có thể khó khăn đối với trẻ nhỏ. 


4.3. Cho trẻ làm quen với mọi người trong nhà

Khi trẻ sơ sinh mới được đưa từ bệnh viện về nhà, mẹ nên cho con quen dần và thân với mọi người.  Để bé được hết người này đến người khác thay phiên bồng bế. Nếu mẹ quan sát thấy con mình muốn ngủ, đừng ngần ngại mà hãy cho trẻ ngủ ngay. Làm như vậy mẹ có thể cho con quen với việc ngủ khi có những người thân khác. Như vậy, khi mẹ bận cũng có thể đảm bảo con ngủ yên giấc.


5. Những lưu ý cho bé 3 tháng ngủ ngon giấc

Để bé ngủ ngon cần đảm bảo không có các tác nhân kích thích xung quanh khi bé ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh những tiếng ồn và ánh sáng. Vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Đối với con nhỏ, ba mẹ nên tránh những âm thanh la mắng lớn trước khi bé ngủ. Hay những hình ảnh mang tính kích thích. 

Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ của trẻ.

Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, mà không cần phải gọi.

Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm, mộng du), cha mẹ cần đưa đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Từ từ cắt bỏ việc bú sữa vào ban đêm, thường 6 tháng tuổi bé đã có thể nạp đủ năng lượng vào ban ngày.

Tránh cho trẻ ăn uống những thực phẩm có caffeine vào chiều tối như chocolate, soda.(Theo nhi khoa những điều cần biết, Pediatric Secrets).


Lời kết

Giấc ngủ chiếm trọn 1/3 cuộc đời mỗi con người. Do vậy, đã nói lên được tầm quan trọng của giấc ngủ. Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ càng nên được các bậc phụ huynh quan tâm và chăm chút. Ngủ đủ giấc, ngủ đúng sẽ giúp trẻ có được một giấc ngủ sâu và chất lượng làm cho thể chất và trí tuệ của trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Nguồn tham khảo: What Are REM and Non-REM Sleep?

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kĩ Năng Sống

Xem Thêm :   Tổng hợp 3 cách làm kem cheese mặn đơn giản ngay tại nhà

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Ứng dụng vay tiền iDong lừa đảo không?

Related Articles

Back to top button