Giáo Dục

Những câu ca dao tục ngữ về đạo đức con người

ca dao tục ngữ về đạo đức Con Người ❤️️ Hay Và Ý Nghĩa ✅ SCR.VN Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Câu Thành Ngữ Mang Nhiều Giá Trị Trong Cuộc Sống

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Con Người

Trong kho tàng những câu nói dân gian, ca dao tục ngữ về đạo đức, lối sống là một mảng nội dung rất phong phú

  • Có bột mới khuấy nên hồ,
    Có vôi có gạch mới tô nên nhà.​
  • Cơm ăn ba bữa thì cho,
    Gạo mượn sét chén, xách mo đi đòi.​
  • Đò dọc phải tránh đò ngang,
    Ngụ cư phải tránh dân làng cho xa.​
  • Muốn máy thì phải có kim,
    Muốn hay ắt phải đi tìm người xưa.​
  • Thứ nhất thì tu tại gia,
    Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.​
  • Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau.
    Anh em thuận hòa là nhà có phúc

Khám Phá ?Ca Dao Tục Ngữ Về Danh Lam Thắng Cảnh?Nổi Tiếng

Ca Dao Về Đạo Đức Bất Hủ

Ca Dao Về Đạo Đức Bất Hủ nổi tiếng được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong xã hội

  1. Sông có khúc, người có lúc.​
    • Câu này là một lời an ủi đồng thời mang tính khuyên lơn cho người đang gặp những điều không như ý , gặp những trắc trở hoặc là đang thất bại trong cuộc sống .Ý nghĩa của nó hàm ý :không phải mọi chuyện cứ xui xẻo như vậy , sự thay đổi ở phía trước và hãy tin tưởng như thế.
  2. Uống nước nhớ nguồn.​
    • Tục ngữ này là một trong những câu tục ngữ phổ biến nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
    • “Uống nước” về mặt nghĩa đen muốn nói đến hành động uống hoặc sử dụng nguồn nước sạch của người Việt xưa. Về nghĩa bóng, “uống nước” nghĩa là thụ hưởng một thành quả nào đó từ người đi trước.
  3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây​
    • Câu này có nghĩa đen là ăn quả phải nhớ đến người đã trồng cây để ta có quả mà ăn,
      nghĩa bóng là con người sống phải có đầu có cuối, phải biết quý trọng những người đã giúp mình có được thành công như ngày hôm nay
  4. Ở hiền gặp lành.​
    • Ăn ở hiền lành nhân đức, làm điều tốt lành cho mọi người sẽ gặp nhiều tốt lành may mắn, đối xử với mọi người độc ác, tráo trở, ghê gớm sẽ gặp những điều bất hạnh, không hay cho mình và người thân.

Xem Thêm ?Ca Dao Tục Ngữ Về Biết Ơn?Tuyển Tập Hay Và Ý Nghĩa

Ca Dao Tục Ngữ Châm Ngôn Về Đạo Đức

Ca Dao Tục Ngữ Châm Ngôn Về Đạo Đức mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc

  • Khó mà biết lẽ biết trời
    • Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang​
      Ca dao, tục ngữ chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan, dạy con người cách ứng xử trong cuộc sống
  • Khúc sông bên lở bên bồi,
    Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm.​
    • Câu này ý nói về Lòng người, dòng đời khó đoán, ai biết được chữ ngờ, thôi thì cẩn thận quan sát tìm hiểu sự việc, con người đó.
  • Nước lớn rồi lại nước ròng,
    Đố ai bắt được con còng trong hang.​
  • Của trời trời lại lấy đi,
    Giương hai con mắt làm chi được trời.​
    • Ngày xưa người nghèo Thấy người ta sung sướng giàu có, ao ước được như họ. Luôn luôn cầu Trời khấn Phật xin cho đỡ khổ một tí, dù có bị giảm tuổi thọ đi bao nhiêu cũng được.
  • Gần ba mươi tuổi chớ mừng,
    Khó ba mươi tuổi con đừng vội lo.​
    • Câu này có nghĩa là đừng lo lắng, hãy cứ cố gắng và kiên trì bền bỉ thành công sẽ tìm đến bạn.
  • Lên non cho biết non cao,
    Xuống biển cầm sào cho biết cạn sâu.​
    • Ý nghĩa câu này muốn nói là phải trải qua mới biết được thực tế ra sao, chứ đừng vội phán xét gì khi mình chưa làm.

Tìm Hiểu ?Ca Dao Tục Ngữ Về Thầy Cô?Những Câu Hay Về Lòng Biết Ơn

Tìm 20 Câu Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Đạo Đức

20 Câu Ca Dao Nói Về Đạo Đức được gợi ý sau đây

Tìm 20 Câu Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Đạo Đức hay và ấn tượng

  • Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
  • Sống tết, chết giỗ.
  • Uống nước chớ quên người đào mạch.
  • Kính già yêu trẻ.
  • Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
  • Người đừng khinh rẻ người.
  • Vô công bất hưởng lợi.
  • Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
  • Cái nết đánh chết cái đẹp.
  • Người chết, nết còn.
  • Chết trong còn hơn sống đục.

  • Đừng ham nón tốt dột mưa, đừng ham người đẹp mà thưa việc làm.
  • Dù đẹp tám vạn nghìn tư, mà chẳng có nết cũng hư một đời.
  • Ngọc lành hay có vết.
  • Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ.
  • Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.
  • Điều lành thì nhớ, điều dở thì quên.
  • Đất lành chim đỗ, đất ngỗ chim bay

Tham Khảo ?Ca Dao Tục Ngữ Về Tình Yêu?Đôi Lứa, Vợ Chồng

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Giả

Những câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Giả, châm biếm đời bằng những lối sống tiêu cực trong xã hội

  1. Ăn gian nó giàn ra đấy
    • Khi đang làm việc gian dối thì sẽ thể hiện ra nét mặt, không giấu được những người xung quanh.
  2. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối
    • Người bình thường mà ăn ở ngay thẳng tốt hơn nhiều người tu hành mà sống giả dối. Phê phán những kẻ đạo đức giả.
  3. Bụng gian miệng thẳng
    • Phê phán những kẻ giả dối, ngoài miệng thì ra vẻ thật thà nhưng trong bụng thì đầy gian trá.
  4. Cơm cá giả mặt bụt
    • Làm điều dối trá trước mặt người tinh tường thì không được.
  5. Đi dối cha, về nhà dối chú
    • Không thật thà, trung thực với người trên.
  6. Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
    • Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy.
  7. Khẩu Phật tâm xà
    • Ngoài miệng thì hiền lành, tử tế nhưng trong lòng thì nham hiểm, độc ác.

Chia Sẻ ?Ca Dao Tục Ngữ Về Thời Gian?Thành Ngữ Ý Nghĩa

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Pháp Luật

Một số chia sẻ về những Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Pháp Luật ấn tượng dưới đây

  1. Giấy rách phải giữ lề​
  2. Cười người chớ vội cười lâu
    Cười người hôm trước hôm sau người cười​
  3. Xới cơm thì xới lòng ta
    So đũa thì phải so ra lòng người​
  4. Cậy tài, cậy khéo, khoe khôn
    Đừng cậy có của đa ngôn quá lời
    Của thời mặc của ai ơi
    Đừng cậy có của coi người mà khinh​
  5. Tiền bạc đi trước
    Mực thước đi sau​

Gợi Ý ?Ca Dao Tục Ngữ Tiếng Anh?Hay Nhất

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Và Kỉ Luật

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Và Kỉ Luật là một trong những điều cần có ở mỗi người

  • Con người mất cả lương tâm
    Khác nào ác thú, dã cầm rừng hoang.
  • Ai ơi chớ nghĩ mình hèn,
    Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong.
  • Ba năm quân tử trồng tre,
    Mười năm uốn gậy, đánh què tiểu nhân.
  • Người chết nết còn.
  • Đời cha cho chí đời con,
    Có muốn so tròn thì phải so vuông.
  • Nghĩa nhân như chén nước đầy,
    Bưng đi mà đổ, hốt rày được sao?
  • Áo rách cốt cách người thương.
  • Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
  • Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
  • Người đừng khinh rẻ người.
  • Rượu ngon bất luận be sành
    Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

Xem Thêm ?Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam ?Sưu Tầm Kho 100 Câu Hay

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Lối Sống

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Lối Sống lành mạnh, giúp ích cho gia đình và xã hội

  1. Biết thì thưa thốt
    Không biết dựa cột mà nghe​
  2. Chọn mặt gửi vàng​
  3. Cây muốn lặng, gió chẳng dừng​
  4. Miếng ngon nhớ lâu
    Lời đau nhớ đời​
  5. Lời ngọt lọt đến xương​
  6. Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm​
  7. Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời​

Chia Sẻ ?Ca Dao Tục Ngữ Về Lương Tâm?Lời Hay Ý Đẹp

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Kinh Doanh

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Kinh Doanh làm cho kho tàng văn học Việt Nam trở nên phong phú và đặc sắc

  • Quen mặt đắt hàng
    • Việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng rất quan trọng. Đó sẽ là những khách hàng trung thành và thường xuyên của chúng ta. Nhờ họ chúng ta có thể có thêm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng khác.
    • Do vậy, việc tạo thiện cảm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng luôn là vấn đề mà mỗi người bán hàng, người làm kinh doanh cần quan tâm
  • Buôn có bạn bán có phường
    • Làm ăn kinh doanh buôn bán cái gì cũng cần có tổ chức, phường hội liên kết để bảo vệ, giúp đỡ nhau. Đồng thời hạn chế những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra.
  • Bán quạt mùa đông, buôn hồng mùa hè
    • Câu ca dao tục ngữ này chỉ ra cho chúng ta thấy việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng trước khi đầu tư kinh doanh một sản phẩm là rất cần thiết. Không thể cứ đi bán một sản phẩm mà khách hàng không cần.
  • Mua trâu bán chả, mua vải bán áo
    • Trong đầu tư kinh doanh, ai cũng muốn mình thu được nguồn lợi tương ứng với số tiền đầu tư mình bỏ ra. Chẳng ai mong muốn chỉ kiếm ít lãi cả.
  • Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ
    • Ông bà ta đã chỉ ra rằng, tiền mà chỉ để trong nhà mãi thì nó cũng sẽ không sinh sôi nảy nở. Muốn kiếm thêm được nhiều tiền, để tiền đẻ ra tiền thì phải đầu tư kinh doanh, buôn bán.
  • Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi
    • Người bán hàng phải biết khéo léo, vui vẻ, hòa nhã và phục vụ tốt để khách hàng cảm thấy hài lòng và sẽ quay trở lại với cửa hàng. Nếu tỏ ra khó chịu, phục vụ không tốt sẽ khiến khách hàng không hài lòng và không muốn mua hàng nữa.
  • Treo đầu dê bán thịt chó
    • Từ xưa cho đến ngày nay, việc buôn bán kinh doanh gian lận luôn bị phê bình và lên án. Việc treo đầu dê bán thịt chó là lừa dối, không trung thực với khách hàng chỉ để kiếm lợi về cho chính mình.
  • Buôn bán chợ đen, thân quen nhiều ngách
    • Từ xưa, ông bà ta đã biết trong kinh doanh luôn cần phải xây dựng mối quan hệ. Mối quan hệ càng rộng thì buôn bán, kinh doanh sẽ thuận lợi hơn.
  • Trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buông
    • Ông bà ta đã chỉ ra rằng, nếu kinh doanh buôn bán mà không bán được hàng đó là rủi ro lớn nhất. Vì vậy, nếu khách trả chưa đủ vốn thì hãy nài nỉ, thuyết phục để khách mua hàng.

Đọc Thêm ?Ca Dao Tục Ngữ Về Giàu Nghèo?Hay Và Thấm Nhất

Ca Dao Tục Ngữ Về Tình Đạo Đức

Ca Dao Tục Ngữ Về Tình Đạo Đức ý nghĩa, đầy tính nhân văn qua từng câu chữ

  • Đời cha đi hái hoa người,
    Đời con phải trả nợ đời thay cha.
    Đời cha cho chí đời con,
    Có muốn so tròn thì phải so vuông.
  • Đói thì đầu gối phải bò,
    Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
  • Con ta gả bán cho người
    Cờ ai nấy phất chứ chơi đâu mà.
  • Con ơi gia cảnh mình nghèo
    Ham chi vợ đẹp vợ giàu nó khinh;
  • Người mà phi nghĩa đừng chơi
    Của mà phi nghĩa mấy mươi chớ mòng.
  • Chợ đang đông em không toan liệu,
    Chợ tan rồi em bán chịu không ai mua.
    Sông dài thì lắm đò ngang,
    Anh nhiều nhân ngãi thì mang oán thù.
  • Trai tứ chiếng, gái giang hồ,
    Gặp nhau mà nổi cơ đồ cũng nên.
  • Mèo hoang lại gặp mèo hoang
    Anh đi ăn trộm gặp nàng mói khoai.

Tìm Hiểu ?Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Nội?Những Câu Nói Hay Nhất

Ca Dao Tục Ngữ Về Giáo Dục Đạo Đức

Ca Dao Tục Ngữ Về Giáo Dục Đạo Đức chủ đề hay và ấn tượng trong đời sống xã hội

  • Làm người chẳng biết lo xa,
    Trẻ trung đã vậy tuổi già làm sao.
    Làm người cho biết tiền tằn,
    Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.
    Những người đói rách rạc rài,
    Bởi phụ của trời làm chẳng nên ăn.
  • Làm người chẳng ăn chẳng chơi,
    Khư khư giữ lấy của trời làm chi.
  • Tiền thời lấy thúng mà đong,
    Bạc thời xếp núi chưa mong gái này.
    Lạ thay con cá thờn bơn,
    Nằm trên bãi cát, đợi cơn mưa rào.
  • Anh đứng đầu ngõ anh cắn móng tay,
    Lấy được gái này đất lở trời long.

Khám Phá ?Ca Dao Tục Ngữ Về Mùa Xuân?Thành Ngữ Mùa Xuân Hay

Ca Dao Tục Ngữ Về Phẩm Chất Đạo Đức

Tổng hơp những Ca Dao Tục Ngữ Về Phẩm Chất Đạo Đức, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam

  1. Đừng nài lương giáo khác dòng,
    Vốn đều con cháu Lạc Hồng khi xưa.
  2. Đục nước thì mới béo cò,
    Trong như giá ngọc cò mò vào đâu?
  3. Đời người có một gang tay,
    Ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang.
    Đời người sống mấy gang tay,
    Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.
  4. Đời xưa kén những con dòng
    Đời nay ấm cật no lòng thì thôi.
  5. Đời xưa trả oán còn lâu,
    Đời nay trả oán bất câu giờ nào.

Đọc Thêm ?Ca Dao Tục Ngữ Về Tình Bạn?Ý Nghĩa

Ca Dao Tục Ngữ Về Phạm Trù Đạo Đức

Tham khảo một vài gợi ý về những câu Ca Dao Tục Ngữ Về Phạm Trù Đạo Đức ý nghĩa sau

”Đói cho sạch, rách cho thơm ”

? Cảm nhận câu tục ngữ trên

Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau.

Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.

Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.

Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.

Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ.

Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.

Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

.Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới. Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình

Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

Xem Thêm ?Ca Dao Tục Ngữ Về Anh Em?1001 Câu

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Gia Đình

Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Gia Đình, một con người tốt thì gia đình tốt và xã hội cũng phát triển mạnh

  • Trăm năm ai chớ bỏ ai,
    Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim.
  • Trăng mờ còn tỏ hơn sao,
    Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
  • Nơi nào chí quyết một nơi,
    Làm người nay đổi mai dời sao nên.
  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.
  • Làm sao như quế trên non
    Trăm năm khô rụi vẫn còn thơm tho.
  • Mười năm rèn luyện sách đèn,
    Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
  • Làm ơn ắt sẽ nên ơn,
    Trời nào phụ kẻ có nhơn bao giờ.

Chia Sẻ ?Ca Dao Tục Ngữ Về Xã Hội?Con Người Xã Hội

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Về Đạo Đức

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Về Đạo Đức được ông cha ta đúc kết, truyền lại cho các thế hệ sau học tập và noi theo.

  1. Trống chùa ai đánh thì thùng,
    Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng?
  2. Xuềnh xoàng đánh bạn xuềnh xoàng,
    Trẻ vui bạn trẻ, già choang bạn già.
  3. Hạt tiêu nó bé nó cay,
    Đồng tiền nó bé, nó hay cửa quyền.
  4. Rủ nhau đi bẻ dành dành,
    Dành dành không bẻ, bẻ nhành mẫu đơn.
  5. Muốn cho mau lớn mà chơi,
    Mới lớn lên rồi già lại theo sau.
  6. Đất có bồi có lở
    Người có dở có hay,
    Coi theo thời mà ở,
    Chọn theo cỡ mà xài,
    Dầu ai ỷ thế cậy tài.
    Em giữ lòng thục nữ dùi mài gương trong.

Bật Mí ?Ca Dao Tục Ngữ Về Quê Hương?Hay Nhất

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức

Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức là một chủ đề hay trong đời sống hằng ngày

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức được nhiều bạn đọc quan tâm đến

  1. Chê tôm ăn cá lù đù,
    Chê thằng bụng bự, thằng gù lại ưng.
  2. Học là học để làm người,
    Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
  3. Đi buôn không lỗ thì lời,
    Đi ra cho biết mặt trời mặt trăng.
  4. Hoài lời nói kẻ vô tri,
    Một năm gánh chì, đúc chẳng nên chuông.
  5. Nhịn miệng tiếp khách đường xa,
    Cũng bằng gửi của chồng ta ăn đường.
  6. Ai ơi đừng phụ mụt măng,
    Mụt măng có nhỏ cũng bằng cây tre.
  7. Chẳng lo chi đó cười đây,
    Bão rồi mới biết cội cây cứng mềm.

Gợi Ý ?Ca Dao Tục Ngữ Về Gia Đình?Thành Ngữ Gia Đình

Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Hay Nhất

Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Hay Nhất được chọn lọc và tổng hợp sau đây

  1. Ai ơi ăn ở cho lành,
    Tu nhân tích đức để dành về sau.
  2. Ai ơi chớ nghĩ mình hèn,
    Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong.
  3. Ba năm quân tử trồng tre,
    Mười năm uốn gậy, đánh què tiểu nhân.
  4. Chim quyên xuống đất ăn trùn,
    Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than.
    Đốt than thì phải sàng than,
    Làm sao đừng để lấm gan anh hùng.
  5. Cứ trong nghĩa lý luân thường,
    Làm người phải giữ kỷ cương mới màu.
    Đừng cậy khỏe, chớ khoe giàu,
    Trời kia còn ở trên đầu còn kinh.
  6. Đã sinh ra kiếp ở đời,
    Trai thời trung hiếu hai vai cho tròn,
    Gái thời trinh tĩnh lòng son,
    Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.
    Trai lành gái tốt ra người,
    Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên.
  7. Đời cha cho chí đời con,
    Có muốn so tròn thì phải so vuông.

Tham Khảo ?Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Cha?Ý Nghĩa

Một Số Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức

Một Số Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức sẽ giúp ích cho bạn trong lối sống hằng ngày

  1. Đói cơm hơn kẻ no rau,
    Khó mà quân tử hơn giàu tiểu nhân.
  2. Dương trần phải ráng làm hiền,
    Đừng trọng bạc tiền bỏ nghĩa bỏ nhân.
  3. Hoa sen mọc bãi cát lầm,
    Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen.
  4. Học là học biết giữ giàng,
    Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
  5. Nghèo mà có nghĩa có nhân
    Còn hơn sang cả mà lòng bội phu.
  6. Sinh ra trong cõi hồng trần,
    Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.
  7. Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trẩm.
  8. Thức lâu, mới biết đêm dài,
    Ở lâu, mới biết là người có nhân.
  9. Người khôn ăn miếng thịt gà,
    Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu.
    Người dại ăn trái bồ câu,
    Ăn no bĩnh bầu chẳng biết mùi ngon.
  10. Ăn lắm thì hết miếng ngon,
    Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.
    Ai ai gương vỡ khó hàn,
    Chỉ đứt khó nối người ngoan khó tìm
  11. Có tiền chán vạn người hầu,
    Có bấc có dầu, chán vạn người khêu.

Chia Sẻ ?Ca Dao Tục Ngữ Về Mẹ Chồng ?Thâm Thuý


CA DAO-TỤC NGỮ VIỆT NAM #1


40 câu Tục ngữ 1
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
Ý nghĩ của 40 câu tục ngữ Việt Nam
1. Ách giữa đàng, quàng vào cổ: Tự ý mình, liên lụy vào việc người khác.
2. Ăn có chỗ, đỗ có nơi: phải có thứ tự, ngăn nắp, đừng bừa bãi, cẩu thả.
3. Con nhà lính, tính nhà quan: kẻ thấp hèn mà học thói xa hoa sang trọng, kẻ tay sai mà lên mặt hống hách với dân làng, nên bị khinh
4. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh: con cái không giống cha mẹ chỗ này cũng giống chỗ khác
5. Con rô cũng tiếc, con giếc cũng muốn: tham lam và do dự, được món này muốn món kia, lấy người này tiếc người nọ
6. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng: nên thận trọng, tránh lỗi lầm về tư cách
7. Chửi cha không bằng pha tiếng: không nên nhái giọng địa phương
8. Danh chánh ngôn thuận: đúng danh nghĩa thì làm gì cũng xuôi thuận
9. Dĩ đức báo oán: lấy ơn đức xử với kẻ thù để tiêu diệt mối thù
10. Dĩ hòa vi quí: lấy sự hòa thuận nhau làm quí nhất
11. Đa ngôn đa quá: nói nhiều lỗi nhiều
12. Đa nhân duyên, nhiều phiền não: nhiều tình, nhiều khổ
13. Đã trót phải trét: lỡ làm ra việc gì, dù khổ cũng phải theo
14. Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu: đàn ông suy nghĩ xa hơn, mạnh sức hơn đàn bà
15. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau: người ích kỉ, trước lợi ích thì sốt sắng dành phần, trước khó khăn thì giả vờ để tránh.
16. Gà chết vì tiếng gáy (gà tức nhau vì tiếng gáy): con người bị hại thường do lời mình nói ra khoe khoang
17. Gai trên rừng ai vót mà nhọn, trái trên cây ai vo mà tròn: mọi sinh vật kể cả tâm tánh con người, đều do một Đấng Thiêng liêng tạo ra, không ai muốn thế này hay thế khác mà được
18. Gái có chồng như gông đeo cổ, gái không chồng như phản gỗ long đanh: cuộc hôn nhân có những đau khổ, nhưng người ta chấp nhận bước vào
19.Gái ngoan làm quan cho chồng: giúp chồng học làm quan, giúp chồng lên chức
20. Ăn cháo đá bát: người vô ơn, chịu ơn người ta rồi nói xấu người ta. Hưởng xong rồi phá cho hư, không để người khác hưởng.
21. Học ăn học nói học gói học mở: ở đời phải học biết cách sống
22. Thợ may ăn giẻ, thợ mã ăn hồ: làm nghề gì cũng có ăn gian chút đỉnh đó là việc nhỏ mọn thường tình, nên bỏ qua
23. Học chẳng hay, cày chẳng biết: đàn ông hư, chẳng biết nghề gì
24. Thơm (Tốt) danh hơn lành áo: ở đời giàu nghèo mà được tiếng tốt, hơn giàu mà mang tiếng xấu.
25. Ăn để sống, không sống để ăn: ăn uống để có sức khỏe mà làm việc, đừng tham ăn uống mà bị chê.
26. Vừa ăn cướp, vừa la làng: làm quấy lại to tiếng thanh minh, đánh lạc hướng
27. Không thầy đố mày làm nên: không nhờ ai chỉ dẫn thì không làm nên việc
28. Xanh vỏ đỏ lòng: tuy xấu bên ngoài, nhưng lòng dạ rất tốt
29. Không ưa thì dưa có dòi: không thích thì kiếm chuyện, bới xấu
30. Yêu nhau như chị em gái, dái nhau như chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể: cùng khúc ruột thì tự nhiên thân nhau hơn
31. Bé không vin, cả gãy cành: dạy trẻ phải bắt đầu từ nhỏ. Không dạy con khi nó còn trẻ, người còn lạ việc, lớn lên, quen thói, không dạy được nữa, không nghe nữa.
32. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe: việc gì biết rành sẽ nói, bằng không thì nên nghe để học thêm.
33. Ma chê cưới trách: những đám ma đám cưới, dù cử hành đúng lễ đến đâu cũng bị người ta phê bình, chê trách, bởi lẽ phong tục mỗi nơi mỗi khác, ý mỗi người mỗi khác.
34. Ma cũ bắt nạt ma mới: người cũ thường ỷ mình thạo việc, quen nhiều mà chèn ép người mới
35. Nghe hơi nồi chõ: hay tin nhà nào có đám tiệc hoặc đình chùa có cúng thì tìm đến kiếm ăn.
36. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài: do ảnh hưởng của hoàn cảnh, của giáo dục, của sự chung đụng hằng ngày mà con người có tính tốt hay xấu
37. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: nếu biết chọn nơi cao ráo mát mẻ hay tiện lợi cho cuộc làm ăn thì nên chọn, cũng nên chọn người tốt mà chơi để học hỏi thêm điều hay.
38. Ở hiền gặp lành: ăn ở hiền lành thì được nhiều cảm tình của người chung quanh, nên được nhiều người giúp đỡ làm ăn xoay sở dễ chịu.
39. Tha phương cầu thực: đi làm ăn ở xứ xa.
40. Thác trong hơn sống đục: giữ lòng trong trắng mà chịu chết hơn làm việc nhuốc nhơ để được sống.
(Sưu tầm)
Cám ơn đã xem video.
Nhấn Đăng ký (Subscribe) để xem những video mới nhất.
Đăng ký kênh tại đây: https://www.youtube.com/channel/UCjGxWcZ_kVVcflLi_JhI5wg?disable_polymer=true

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem thêm :  Chuyển động tròn đều - có đáp án

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button