Giáo Dục

Cách giải phương trình chứa căn, bất phương trình chứa căn

Phương trình chứa căn – Bất phương trình chứa căn

Các dạng phương trình chứa căn bậc hai, bất phương trình chứa căn thức bậc hai luôn là một dạng toán xuất hiện nhiều trong các kì thi học kì, thi tuyển sinh vào lớp 10, thi THPTQG.

Để giải được phương trình, bất phương trình chứa căn, các em học sinh cần nắm vững kiến thức sau:

1. Nguyên tắc chung để giải phương trình, bất phương trình chứa căn bậc 2

Nguyên tắc chung để khử dấu căn thức là bình phương 2 vế của một phương trình, bất phương trình. Tuy nhiên, để đảm bảo việc bình phương này cho chúng ta một phương trình, bất phương trình mới tương đương thì cần phải có điều kiện cả 2 vế pt, bpt đều không âm.

Do đó, về bản chất, chúng ta lần lượt kiểm tra 2 trường hợp âm, và không âm của các biểu thức (thường là 1 vế của phương trình, bất phương trình đã cho).

Nếu bài viết hữu ích, bạn có thể ủng hộ chúng tôi bằng cách bấm vào các banner quảng cáo hoặc tặng tôi 1 cốc cafe vào số tài khoản Agribank 3205215033513.  Xin cảm ơn!

2. Các dạng phương trình chứa căn, bất phương trình chứa căn cơ bản

Có khoảng 4 dạng phương trình chứa căn, bất phương trình chứa căn cơ bản đó là

phương trình chứa căn bất phương trình chứa căn

3. cách giải phương trình chứa căn, cách giải bất phương trình chứa căn

Chi tiết về phương pháp giải các dạng phương trình, bất phương trình chứa căn, xin mời thầy cô và các em học sinh theo dõi trong video sau đây.

4. Một số ví dụ về phương trình và bất phương trình chứa căn thức

Ví dụ 1. Giải phương trình

$$\sqrt {4 + 2x – {x^2}} = x – 2$$

Hướng dẫn. Phương trình đã cho tương đương với

\[\begin{array}{l}
\,\,\,\,\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}
x – 2 \ge 0\\
4 + 2x – {x^2} = {(x – 2)^2}
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 2\\
{x^2} – 3x = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 2\\
x = 0\, \vee \,x = 3
\end{array} \right. \\ \Leftrightarrow x = 3
\end{array}\] Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $x = 3$.

Ví dụ 2. Giải phương trình

\[\sqrt {25 – {x^2}} = x – 1\]

Hướng dẫn. Phương trình đã cho tương đương với

\[\begin{array}{l}
\,\,\,\,\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}
x – 1 \ge 0\\
25 – {x^2} = {(x – 1)^2}
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 1\\
2{x^2} – 2x – 24 = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 1\\
x = 4\, \vee \,x = – 3
\end{array} \right. \\ \Leftrightarrow x = 4
\end{array}\] Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x=4$.

Ví dụ 3. Giải phương trình \[\sqrt {3{x^2} – 9x + 1} + 2 = x\]

Hướng dẫn. Phương trình đã cho tương đương với

\[\begin{array}{l}
\,\,\,\,\,\,\,\,\sqrt {3{x^2} – 9x + 1} = x – 2\\
\, \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x – 2 \ge 0\\
3{x^2} – 9x + 1 = {(x – 2)^2}
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 2\\
2{x^2} – 5x – 3 = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 2\\
x = 3 \vee \,x = – \frac{1}{2}
\end{array} \right. \\ \Leftrightarrow x = 3
\end{array}\] Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $x = 3$.

Ví dụ 4. Giải phương trình $$\sqrt {{x^2} – 3x + 2} = x – 1$$

Hướng dẫn. Phương trình đã cho tương đương với $$\begin{array}{l}
\,\,\,\,\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}
x – 1 \ge 0\\
{x^2} – 3x + 2 = {\left( {x – 1} \right)^2}
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 1\\
x = 1
\end{array} \right. \\ \Leftrightarrow x = 1
\end{array}$$ Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $x = 1$.

Ví dụ 5. Giải phương trình $$\sqrt {{x^2} – 5x + 4} = \sqrt { – 2{x^2} – 3x + 12} $$

Hướng dẫn. Phương trình đã cho tương đương với $$\begin{array}{l}
\,\,\,\,\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} – 5x + 4 \ge 0\\
{x^2} – 5x + 4 = – 2{x^2} – 3x + 12
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left( {x – 1} \right)\left( {x – 4} \right) \ge 0\\
3{x^2} – 2x – 8 = 0
\end{array} \right. & \\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left[ \begin{array}{l}
x \le 1\\
x \ge 4
\end{array} \right.\\
\left[ \begin{array}{l}
x = 2\\
x = \frac{{ – 8}}{6}
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow x = \frac{{ – 8}}{6}
\end{array}$$ Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $x = \frac{-8}{6}$.

Ví dụ 6. Giải bất phương trình $$x + 1 \ge \sqrt {2\left( {{x^2} – 1} \right)} $$

Hướng dẫn. Bất phương trình đã cho tương đương với $$\begin{array}{l}
\,\,\,\,\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}
x + 1 \ge 0\\
{\left( {x + 1} \right)^2} \ge 2\left( {{x^2} – 1} \right) \ge 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge – 1\\
{x^2} – 2x – 3 \le 0\\
{x^2} – 1 \ge 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge – 1\\
– 1 \le x \le 3\\
\left[ \begin{array}{l}
x \le – 1\\
x \ge 1
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = – 1\\
1 \le x \le 3
\end{array} \right.
\end{array}$$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là $S = \left[ {1;3} \right] \cup \left\{ { – 1} \right\}$.

Ví dụ 7. Giải bất phương trình $$2x – 5 < \sqrt { – {x^2} + 4x – 3} $$

Hướng dẫn. Phương trình đã cho tương đương với $$\left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
2x – 5 < 0\\
– {x^2} + 4x – 3 \ge 0
\end{array} \right. &  \left( 1 \right)\\
\left\{ \begin{array}{l}
2x – 5 \ge 0\\
{\left( {2x – 5} \right)^2} < – {x^2} + 4x – 3
\end{array} \right. & \left( 2 \right)
\end{array} \right.$$

  • Hệ bất phương trình (1) tương đương với $$\left\{ \begin{array}{l}
    x < \frac{5}{2}\\
    1 \le x \le 3
    \end{array} \right. \Leftrightarrow 1 \le x < \frac{5}{2}$$
  • Hệ bất phương trình (2) tương đương với $$\begin{array}{l}
    \,\,\,\,\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}
    x \ge \frac{5}{2}\\
    5{x^2} – 24x + 28 < 0
    \end{array} \right.\\
    \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    x \ge \frac{5}{2}\\
    2 < x < \frac{{14}}{5}
    \end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{5}{2} \le x < \frac{{14}}{4}
    \end{array}$$

Lấy hợp tập nghiệm của 2 trường hợp trên, được đáp số cuối cùng là $S = \left[ {1;\frac{{14}}{5}} \right)$.

Ví dụ 8. Giải phương trình $$\sqrt {x + 4} – \sqrt {1 – x} = \sqrt {1 – 2x} $$

Hướng dẫn. Phương trình đã cho tương đương với

$$\begin{array}{l}
\,\,\,\,\,\,\,\sqrt {x + 4} = \sqrt {1 – 2x} + \sqrt {1 – x} \\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
– 4 \le x \le \frac{1}{2}\\
x + 4 = 1 – x + 2\sqrt {(1 – x)(1 – 2x)} + 1 – 2x
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
– 4 \le x \le \frac{1}{2}\\
\sqrt {(1 – x)(1 – 2x)} = 2x + 1
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
– 4 \le x \le \frac{1}{2}\\
x \ge – \frac{1}{2}\\
(1 – x)(1 – 2x) = 4{x^2} + 4x + 1
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
– \frac{1}{2} \le x \le \frac{1}{2}\\
x = 0 \vee x = – \frac{7}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 0
\end{array}$$ Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $x = 0$.

Ví dụ 9. Giải phương trình $$\sqrt {3x + 1} – \sqrt {2x – 1} = \sqrt {6 – x} $$

Hướng dẫn. Điều kiện $\left\{ \begin{align}  & 3x+1\ge 0 \\ & 2x-1\ge 0 \\ & 6-x\ge 0 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow \left\{ \frac{1}{2}\le x\le 6 \right.$

Với điều kiện đó, phương trình đã cho tương đương với $$\begin{array}{l}
\,\,\,\,\,\,\,\sqrt {3x + 1} – \sqrt {2x – 1} = \sqrt {6 – x} \\
\Leftrightarrow \,\,\,\sqrt {3x + 1} = \sqrt {6 – x} + \sqrt {2x – 1} \\
\Leftrightarrow \,\,\,3x + 1 = 6 – x + 2x – 1 + 2\sqrt {6 – x} \sqrt {2x – 1} \\
\Leftrightarrow \,\,\,2x – 4 = 2\sqrt {6 – x} \sqrt {2x – 1} \\
\Leftrightarrow \,\,x – 2 = \sqrt {6 – x} \sqrt {2x – 1} \\
\Leftrightarrow \,\,{x^2} – 4x + 4 = – 2{x^2} + 13x – 6\,\,\,(x \ge 2)\\
\Leftrightarrow \,\,3{x^2} – 17x + 10 = 0\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 5\\
x = \frac{2}{3}\left( l \right)
\end{array} \right.
\end{array}.$$ Vậy phương trình đã cho có nghiệm $x=5$.

Ví dụ 10. Giải bất phương trình $$2\sqrt{x-3}-\frac{1}{2}\sqrt{9-2x}\ge \frac{3}{2}$$

Hướng dẫn. Điều kiện $\left\{ \begin{align}  & x-3\ge 0 \\ & 9-2x\le 0 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow 3\le x\le \frac{9}{2}$

Với điều kiện trên, bất phương trình đã cho tương đương với \[\begin{array}{l}
\,\,\,\,\,\,\,2\sqrt {x – 3} \ge \frac{1}{2}\sqrt {9 – 2x} + \frac{3}{2}\\
\Leftrightarrow 4\left( {x – 3} \right) \ge \frac{1}{4}\left( {9 – 2x} \right) + \frac{9}{4} + \frac{3}{2}\sqrt {9 – 2x} \\
\Leftrightarrow 16x – 48 \ge 18 – 2x + 6\sqrt {9 – 2x} \\
\Leftrightarrow 9x – 33 \ge 3\sqrt {9 – 2x} \\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
18x – 64 \ge 0\\
{\left( {9x – 33} \right)^2} \ge 9\left( {9 – 2x} \right)
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge \frac{{32}}{9}\\
81{x^2} – 576x + 1008 \ge 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge \frac{{32}}{9}\\
\left[ \begin{array}{l}
x \le \frac{{28}}{9}\\
x \ge 4
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow x \ge 4
\end{array}\]

Kết hợp với điều kiện ta có tập nghiệm của bất phương trình là $S=\left[ 4;\,\frac{9}{2} \right]$.

Xem các ví dụ khác nữa tại đây: Phương pháp biến đổi tương đương giải phương trình chứa căn


Toán 9 – Cách giải phương trình bậc 2, giải phương trình bằng cách nhẩm nghiệm, hệ thức Viet


Nhiều phụ huynh và học sinh nhắn tin nhờ cô tư vấn chọn loại máy tính, ipad và apple pencil phù hợp để học online.
Sau nhiều năm sử dụng để học tập và giảng dạy cô tin dùng một số sản phẩm sau.
Các em tham khảo ở link dưới đây nhé: https://susu90.kol.eco
♥♥♥♥♥♥♥♥ Dạng toán này luôn xuất hiện trong đề thi TS và chiếm 1đ. Đây là dạng cơ bản nên bất kỳ bạn nào cũng phải làm được em nhé.
♥♥ Welcome back to my channel!

HoccungMsTuyet Tuyểnsinhvào10mônToán

♡ Các Trò tiếp tục comment đề cần giải nhé. Chúc các em ôn tập được nhiều kiến thức. Tự tin bước vào kỳ thi nhé em

♡ CLICK TO SUBSCRIBE: https://bit.ly/2DJpWOf
♡ Follow Fanpage: https://www.facebook.com/hoccungMs.Tuyet
▶ để tham gia kiểm tra 1 tiết và học kỳ cùng các bạn em nhé.

♡♡♡ Playlist
1. TIẾNG ANH CHO HS MẤT GỐC
https://www.youtube.com/watch?v=wGSaDbCvxoM\u0026list=PLoXStX_pVftvyD6MIcbEKbubISIyq7RF9
2. HÓA CHO HS MẤT GỐC:
https://www.youtube.com/watch?v=_kQdzX6uy9Y\u0026list=PLoXStX_pVfts9mFUKYen7mvarAKT2Q96o

2. TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN TOÁN
https://www.youtube.com/watch?v=g6yvEXSLLU4\u0026list=PLoXStX_pVftv7n5kNIiHR19JtXnOjRQ9V

▶ CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG RA THI TS
https://www.youtube.com/watch?v=g6yvEXSLLU4\u0026list=PLoXStX_pVftv3BGVHvVpoXTQwHznDa4Ki

3. TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN ANH
https://www.youtube.com/watch?v=14bjyxG_N9w\u0026list=PLoXStX_pVftvy1O1VkOvhG_HhkY0vI3Gi

2. LỚP 9:
https://www.youtube.com/watch?v=4HmW4SEammk\u0026list=PLoXStX_pVftuKiINB5d6V8z6Sw_UlywJ8

3. LỚP 10

▶ TOÁN ĐẠI 10 :
https://www.youtube.com/watch?v=2OtjNUDUC1s\u0026list=PLoXStX_pVftssLp0uE7xtCjHROzD5RKVz

▶ TOÁN HÌNH 10:
https://www.youtube.com/watch?v=idRqhUaCrLQ\u0026list=PLoXStX_pVftvdIhFGSi0HQEs1eLKRCirm

▶ TIẾNG ANH 10:
https://www.youtube.com/watch?v=2OtjNUDUC1s\u0026list=PLoXStX_pVftssLp0uE7xtCjHROzD5RKVz

▶ HÓA HỌC 10:
https://www.youtube.com/watch?v=LIxqdwG34Ls\u0026list=PLoXStX_pVfttkIKde4jTczQe2JQDeGFdU

4. LỚP 12 \u0026 THPTQG :
https://www.youtube.com/watch?v=nekpXkGgQaE\u0026list=PLoXStX_pVftsP8X1LwKhegxMyz2YQP1S1

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem thêm :  Nghị luận trong văn bản tự sự

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button