Thủ Thuật

Cách luộc gà ngon không bị nứt cúng giao thừa từ a-z

Tết nay tuy không còn nhiều phong tục như Tết xưa nhưng vẫn còn những nét đẹp được lưu giữ. Trong đó, mâm cỗ cúng ngày Tết còn mang ý nghĩa cho một năm lộc lá đong đầy. Và cách luộc gà ngon không bị nứt cúng Giao Thừa chính là một bí quyết bạn cần biết ngay để có một năm mới an lạc!

Dừng bỏ lỡ bài viết này của mayvatlongga.vn đến những dòng cuối cùng nhé.

Cách luộc gà ngon không bị nứt cúng Giao Thừa

 

 

1. Phong tục cúng bái ngày Tết

  • Mâm cỗ cúng Giao Thừa

  • Gà cúng trong mâm cúng Giao Thừa

2. Cách luộc gà ngon không bị nứt

  • Chọn gà cúng

  • Làm gà cúng

  • Luộc gà cúng

  • Bày gà cúng

  • Cách đặt gà cúng trên bàn thờ

Phong tục cúng bái ngày Tết

Mâm cỗ cúng Giao Thừa

Mâm cúng đêm Giao Thừa có ý nghĩa đặc biệt, tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới, cầu cho một năm sung túc, ấm êm. Lễ cúng Giao Thừa có thể ở trong nhà hoặc ngoài trời, tùy theo gia chủ.

  • Cúng Giao Thừa ngoài trời: mâm cúng thường có thủ lợn hoặc gà luộc, mứt kẹo, hoa quả, bánh chưng, nước hoặc rượu và vàng mã

  • Cúng Giao Thừa trong nhà: cầu kỳ hơn với cỗ mặn có gà luộc, bánh chưng, xôi các loại, giò chả, rượu bia, nước ngọt và các món ăn khác tùy từng nhà; cỗ ngọt và chay thì gồm hương, hoa, đèn nến, kẹo bánh

Gà cúng trong mâm cúng Giao Thừa

Có thể thấy được trong mâm cỗ cúng Giao Thừa thường không thể thiếu được gà trống luộc. Quan niệm dân gian, con gà trống được coi là con vật báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai…được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết.

Bởi ý nghĩa đặc biệt của đêm Giao Thừa mà cách làm gà cúng rồi cách đặt gà cúng cũng trở nên quan trọng hơn nữa. Để có một mâm cúng trọng vẹn, một con gà cúng “đúng chuẩn” thì bạn nhất định phải biết cách luộc gà ngon không bị nứt.

Cách luộc gà ngon không bị nứt

Với cách luộc gà ngon không bị nứt để cúng Giao Thừa này, chúng ta sẽ đi qua 4 bước: chọn gà, làm gà, luộc gà và bày gà ra đĩa.

Chọn gà cúng

Quan niệm chọn gà cúng đêm Giao Thừa phải chọn gà trống hoa, mới le te gáy, lông mượt mào đẹp và nhất là chưa đạp mái. Chọn gà như vậy với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết thì lời khấn cầu mới linh nghiệm.

Tuy nhiên thì việc chọn gà như ý muốn thường chỉ có ở quê. Có nhà sẵn tiện sân vườn thì có thể ấp, nuôi gà ăn Tết trước đó vài tháng để chọn được con ưng ý nhất.

Tại các thành phố lớn, người ta chỉ biết ra chợ mua gà. Nếu muốn có gà tươi ngon thì phải đi mua vào lúc chiều 29 – 30 Tết để tối cúng. Có nhà còn phải mua gà làm sẵn, bỏ tủ lạnh để ăn Tết vì chợ sau Tết mở muộn.

Với kinh nghiệm ít ỏi của người dân thành phố thì lựa chọn được con gà cúng “đúng chuẩn” rất khó, dễ bị người bán qua mặt. Vì thế, khi chọn gà cúng, bạn chỉ cần chú ý chọn gà trống không có khuyết tật, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng là được.

Làm gà cúng

Để làm gà cúng ngon và đẹp mắt, bạn cần có 2 người, 1 người làm chính, một người hỗ trợ. Chuẩn bị sẵn dao sắc, một bát đựng tiết nhỏ và nước sôi để nhúng gà.

Cách cắt tiết gà

Theo kinh nghiệm cha ông truyền lại “Trống cắt tai, mái cắt cổ”. Trước hết bạn bắt con gà, một người giữ chặt 2 chân và 2 cánh gà. Chú ý giữ chặt nhưng không dùng sức quá nhiều kẻo bẻ gãy cánh gà!

Người cắt tiết một tay giữ chặt đầu gà, tay còn lại vặt lông phần sát tai gà, để sẵn bát đựng tiết ngay phía dưới. Sau đó dùng dao sắc, cắt một đường thật gọn ở sát tai.

Đồng thời lúc cắt tiết, người giữ gà sẽ hướng gà dốc lên cho tiết chảy hết ra bát. Bạn phải giữ vững gà đến khi tiết ra hết, tránh cho gà vùng vẫy và ra không hết tiết, sau luộc sẽ không trắng thịt.

Cách vặt lông gà

Khi gà đã ra hết tiết, bỏ vào chậu nước sôi khoảng 60 – 70 độ nhúng đều các bộ phận khoảng 20 – 30 giây. Bạn có thể cầm chân gà hoặc dùng que gỗ đảo qua lại trong chậu để gà ngập đều.

Dùng tay nhổ vài sợi lông to ở cánh và bóc da ở ngón chân, nếu được thì lấy gà ra ngoài còn chưa được thì nhúng thêm khoảng 20 giây nữa.

Lọt bỏ lớp màng ở chân gà, mào gà, lưỡi và mỏ gà. Vặt lông gà xuôi theo chiều lông mọc, vặt xong thì xối qua nước lạnh để thịt được săn chắc.

 Nếu không thể tự làm gà

Với những bạn ở thành phố, không có khả năng tự làm gà ở nhà thì phải mua làm sẵn ở chợ. Khi đi mua gà, bạn nên chọn những con còn sống rồi nhờ người bán trực tiếp mổ thịt.

Các sạp hàng bán gà vịt ngoài chợ thường sử dụng máy vặt lông gà để vặt lông cho nhanh. Nhiều người lo lắng dùng máy đánh lông gà sẽ làm cho gà bị trầy da, nhão thịt nhưng bạn yên tâm là các núm cao su vặt lông gà đều có độ mềm tốt, thịt gà vặt bằng máy vẫn đảm nảo.

Vặt lông gà bằng máy

Cách mổ gà cúng

Để gà cúng được đẹp, ta phải mổ moi nhằm giữ được hình dáng của con gà. Cách mổ moi gà cũng không quá khó, bạn có thể dễ dàng tìm được video hướng dẫn trên mạng:

  • Đầu tiên, tách phần mỏ gà, cắt đứng đường nối với cuống họng

  • Tiếp theo, rạch một đường nhẹ ở phần diều (ngay dưới phần cổ gà), lôi diều và cuống họng ra

  • Rạch một đường dưới phao câu gà (từ phao câu xuôi về phía xương ức), lôi toàn bộ nội tạng ra ngoài

  • Làm lòng gà sạch sẽ rồi quấn gọn lại với nhau

  • Rửa sạch lại toàn bộ con gà từ trong ra ngoài

Lưu ý: tuy miêu tả cách mổ gà moi rất đơn giản nhưng với ai vụng quá, bạn vẫn nên mổ gà bằng cách chẻ ở phần xương ức để lấy nội tạng ra dễ hơn; tránh trường hợp “cố đấm ăn xôi” mà rách lòng khi đang moi, rất bẩn ạ!

Luộc gà cúng

Làm gà sạch sẽ xong là đến bước luộc gà. Luộc là một trong những cách chế biến gà đơn giản nhất. Luộc gà cúng Giao Thừa vừa phải ngon mắt, chắc thịt, đặc biệt là da không bị nứt toác ra.

Tham khảo cách luộc gà ngon không bị nứt cúng Giao Thừa để có được khởi đầu năm mới tốt nhất!

Cách buộc gà cúng Giao Thừa

Có nhiều kiểu buộc gà cúng như buộc cánh tiên, buộc kiểu gà chầu, buộc kiểu gà bay, gà quỳ… nhưng bạn có thể tham khảo cách buộc gà đơn giản sau:

  • Cứa khớp để 2 chân gà quặp vào bụng phía sau

  • Dùng dây buộc cố định 2 cánh gà lại với nhau, xếp cho phần cổ gà có đường cong đẹp rồi buộc vào luôn

Cách luộc gà ngon không bị nứt cúng Giao Thừa đúng chuẩn

  • Chuẩn bị một nồi to vừa phải, để vừa gà. Nếu nồi bé quá sẽ làm mất dáng gà, nồi to quá luộc lâu chín

  • Cho gà vào trong nồi, đặt con gà nằm nghiêng trong nồi, bắc lên bếp, đổ nước ngập gà

  • Bạn cho luôn phần lòng gà vào rồi đậy nắp, bật bếp

  • Canh đến lúc nước luộc gà sôi lăn tăng, mở nắp nồi, vặn nhỏ lửa và để sôi nhỏ, cho phần tiết gà vào luộc

  • Để chừng 7 – 8 phút, lât gà, hớt bọt nổi lên

  • Nướng 1 củ gừng, một củ hành, đạp dập rồi cho vào luộc tiếp khoảng 5 phút thì tắt bếp

  • Đậy nắp nồi thêm 5 phút thì vớt ra

Lưu ý rằng thời gian luộc gà nên tùy chỉnh tùy theo kích thước của gà.

Để thịt gà sẵn chắc, da mọng, sau khi vớt ra, bạn nên cho ngay vào một nồi nước sôi để nguội, có thêm vào viên đá. Đợi lúc gà nguội hẳn rồi mới lấy ra nếu không da gà sẽ bị khô và xỉn màu.

Bày gà cúng

Bạn dùng kéo cắt bỏ phần dây buộc, cho phần lòng và tiết vào trong bụng gà. Chọn một chiếc đĩa to để vừa con gà, đặt gà lên đĩa và chỉnh lại sao cho đẹp.

Gọt vỏ một củ nghệ, giã lấy nước rồi trộn cùng với phần mỡ gã đã chiên lên. Nếu không có mỡ gà chiên, bạn có thể hớt phần váng mỡ ở nước luộc gà. Quét hỗn hợp đều lên da gà để tạo màu vàng bóng đẹp mắt.

Cách đặt gà cúng trên bàn thờ

Theo quan niệm dân gian, một con gà cúng như ý sẽ có một năm mới tốt đẹp. Con gà sẽ chiếm một ví trí nổi bật trong mâm cỗ.

Cách đặt gà cúng Giao Thừa là nên đặt quay đầu gà ra đường để đón để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua. Còn mâm cúng trên bàn thờ thì lại đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên.

Thực chất thì những điều càng ngày càng ít người biết, đặc biệt là những người trẻ. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH QGHN) thì việc đặt gà quay ra quay vào không quan trọng, bởi trong văn hóa thờ cúng thần linh  từ xưa, chỉ cúng một miếng thịt là đủ.

Việc thờ cúng, lễ nghĩ thành kính là tại tâm. Vẫn biết một mâm cỗ đẹp làm vui lòng bao người nhưng quan trọng là tâm mình kính cẩn chứ không phải chỉ trông chờ vào cái hình thức để mong thần linh, ông bà phù hộ.

Bày mâm cúng đẹp là tốt nhưng quang trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính

Vậy nên, cho dù bạn không thể có được con gà cúng không hoàn toàn “đúng chuẩn” nhưng với cả tấm lòng và sự cố gắng đặt lên mâm cúng Giao Thừa, hẳn là các vị quan cai quản và tổ tiên sẽ mỉm cười mà phù hộ.

Tham khảo máy vặt lông gà siêu tốc Viễn Đông

Đúng như cái tên gọi, máy vặt lông gà Viễn Đông được cho là chiếc máy siêu tốc vì chỉ trong vòng 1 – 2 phút máy đã vặt sạch được 85 – 95% gà/ vịt. Tùy vào tuổi gà/vịt già hay non mà máy có thể vặt với độ nhanh sạch khác nhau. 

Nếu bạn đang quá lo lắng với tốc độ vặt gà vịt bằng tay mất thời gian với chi phí nhân công đắt đỏ thì đầu tư mua một chiếc máy nhổ lông gà quả là lựa chọn phù hợp hàng đầu. Với tốc độ nhanh mà vặt sạch không kém gì vặt bằng tay, bạn có thể tham khảo hai loại máy đánh lông gà siêu tốc Viễn Đông dưới đây:

Máy vặt lông gà vịt VD 50: vặt được 1 – 2 con/mẻ với tốc độ khoảng 2 – 3 phút. Chiếc máy đánh lông gà này có khả năng vặt sạch đến 95% với gà và 85% với vịt.

Máy vặt lông gà VD 60: tương tự như dòng máy vặt lông gà VD50, tuy nhiên dòng máy VD 60 có bán kính lòng vặt lớn hơn nên máy có thể vặt tối đa được 3 con. 

Hy vọng với cách luộc gà ngon không bị nứt cúng Giao Thừa trên đây sẽ phần nào hữu ích cho bạn. Cuối cùng chúc bạn một năm mới Canh Tý 2020 như ý, an lành!

Bài viết liên quan:


Cách làm gà cúng chéo cánh phượng cực dễ.ai cũng làm được_giuse lâm Nguyễn


cachlamgacungcheocachphuongcucde.aicunglamduoc.giuselamnguyenyoutobe
Gà cúng chéo cánh phượng cực dễ nhưng không phải ai cũng biết cách. Hy vọng video trên sẽ giúp cho các bạn thực hiện một cách dễ dàng. Nếu thấy hữu ích cho các bạn vui lòng đừng ngại cho mình một line ủng hộ ?đăng ký kênh để xem video tiếp theo nhé. Mế chúc các bạn nhiều niềm vui và hạnh phúc nhé.
Email:lamnguyen10984@gmail.com
Đt:0832047889
https://www.facebook.com/Hoànglâm114318536983430/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm :  40 stt nhớ nhà ngắn, stt nhớ gia đình, stt xa nhà hay nhất

Related Articles

Back to top button