Giáo Dục

Cơ thể con người có bao nhiêu cái xương? cấu tạo của xương người?

1. Bộ xương được chia làm bao nhiêu bộ phận?

Xương người là bộ phận tạo nên cấu trúc của cơ thể chúng ta. Ở cơ thể người trưởng thành sẽ có tổng cộng là 206 cái xương riêng biệt, nhờ các khớp nối, các lớp sụn tạo thành các hình thể bao gồm xương hộp sọ, xương sống (đốt sống), xương sườn, xương tay và xương chân. Dù là 206 hay cơ thể con người có bao nhiêu cái xương đi chăng nữa, chúng cũng sẽ được phân chia thành từng bộ phận với những chức năng phù hợp.

Cụ thể hơn thì xương người được chia làm các phần là:

  • Hộp sọ, xương hàm

  • Cột sống: đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, xương cùng và xương cụt

  • Ngực: xương sườn và xương ức

  • Cánh tay: xương bả vai, xương quai xanh, xương đùi, bán kính và xương đòn

  • Bàn tay: xương cổ tay, xương đốt ngón tay

  • Chân: xương đùi, xương bánh chè, xương ống chân và xương mác

  • Bàn chân: xương cổ chân và đốt ngón chân

2. cấu tạo của xương người

cơ thể người có bao nhiêu cái xương

Hầu hết tất cả các xương có trong cơ thể bạn đều được cấu tạo từ các thành phần như nhau. Bề mặt của xương hay còn gọi là màng xương là một lớp màng mỏng nhưng bên trong nó là các dây thần kinh và mạch máu dày đặc, có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là nuôi dưỡng xương.

Lớp tiếp theo chính là phần xương đặc. Phần này nhẵn và rất cứng cáp, đây là thành phần chính và dễ thấy nhất nếu bạn có cơ hội được nhìn thấy một bộ xương thật. Bên trong lớp xương đặt này có rất nhiều lớp xương ống với hình dáng hệt như những miếng bọt biển. Tuy xương ống không được cứng như lớp xương đặc nhưng chúng vẫn rất khỏe.

Bên trong lớp xương ống chính là tủy xương, chúng có cấu tạo như thạch và có nhiệm vụ chính là tạo ra các tế bào máu cho cơ thể.

3. Xương người phát triển như thế nào?

Từ khi sinh ra, bạn chỉ cao chưa đến 50cm nhưng khi lớn lên bạn lại có thể cao đến 180cm là do đâu. Khi bạn còn nhỏ, từ bàn tay, bàn chân cho đến đầu, mặt đều bé xíu và cho đến khi bạn trưởng thành, tất cả đều to và dài ra. 

Cơ thể bạn to ra và cao lên chính là do sự phát triển kì diệu của bộ xương. Cơ thể con người có bao nhiêu cái xương thì chúng cũng từ những chiếc xương nhỏ nhắn mà phát triển dần thành những chiếc xương to, dài và cứng cáp.

cơ thể người có bao nhiêu cái xương

Khi sinh ra, có thể con người có đến 300 cái xương. Sau khi lớn lên, nhiều chiếc xương đã phát triển và hợp nhất lại với nhau và cuối cùng khi trưởng thành thì cơ thể con người còn tổng cộng là 206 chiếc xương.

Điều đặc biệt mà nhiều người có lẽ sẽ không biết rằng xương của trẻ em chỉ là lớp sụn và lớp sụn này mềm và dẻo hơn so với xương của người trưởng thành. Đây là lý do xương trẻ em rất mau lành còn ở người trưởng thành thì lại cần một khoảng thời gian rất lâu mới hồi phục được nếu xương bị gãy. Sau đó, khi bắt đầu phát triển, những lớp sụn mới dần dần hình thành nên các lớp xương cứng cáp với sự trợ giúp của canxi.

Xem thêm :  Viễn thông (kỹ thuật điện tử, truyền thông) là gì? ra trường làm gì?

Ở độ tuổi 25 chính là giai đoạn mà xương bạn phát triển hoàn thiện nhất. Sau giai đoạn này, toàn bộ xương trong cơ thể bạn sẽ không to ra hay dài thêm nữa vì chúng đã tạo nên một bộ khung hoàn hảo vô cùng cứng cáp nhưng lại rất nhẹ cho cơ thể. Đây cũng là lý do vì sao răng chúng ta sau 25 tuổi trở nên cứng và không dễ để niềng.

4. Con người có bao nhiêu cái xương? Gọi tên 206 xương ở từng bộ phận

4.1. Cột sống

cơ thể người có bao nhiêu cái xương

Xương cột sống có cấu tạo giúp bạn có thể đứng thẳng, vặn và uốn cong nhờ các khớp nối giữa các đốt sống. Xương cột sống cũng có nhiệm vụ là bảo vệ tủy sống, bảo vệ những bó dây thần kinh lớn giúp gửi mọi thông tin từ não đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Xương sống là bộ phận xương cực kỳ quan trọng của cơ thể, một khi xương sống bị tổn thương chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển, cử động của bạn. Một trong những trường hợp mà chúng ta hay gặp nhất chính là tình trạng liệt nửa người khi xương cột sống bị gãy.

Xương cột sống gồm tổng cộng là 33 chiếc xương khác nhau cấu tạo nên, chiếm 16% xương của cơ thể. Những chiếc xương tạo nên xương sống được gọi là đốt sống, mỗi chiếc đốt sống có hình dạng như một chiếc nhẫn.

  • Có nhiều đốt sống khác nhau, mỗi loại năm giữ một vai trò riêng.

  • Bảy đốt sống đầu tiên ở trên cùng được gọi là đốt sống cổ, chúng nằm ở phía sau cổ, ngay dưới não. Chúng hỗ trợ và giúp nâng đỡ đầu, cổ.

  • 12 đốt sống tiếp theo chính là đốt sống ngực, những đốt sống ngực sẽ neo theo xương sườn và nằm đúng vị trí của nó.

  • 5 đốt sống thắt lưng

  • Xương cùng được tạo thành từ 5 đốt sống hợp nhất với nhau tạo thành 1 xương duy nhất.

  • Cuối cùng là xương cụt, nó được tạo thành từ bốn đốt sống hợp nhất với nhau.

Ở 2 phần dưới cùng của đốt sống là xương cùng và xương cụt giữ vai trò rất quan trọng khi chịu trách nhiệm nâng đỡ cả trọng lượng của phần thân trên đồng thời giúp giữ trọng tâm cho cả cơ thể.

Một bộ phận khác cũng rất quan trọng để cấu thành xương cột sống chính là các đĩa đệm là lớp sụn nhỏ. Các đĩa đệm này có tác dụng giảm xóc và tránh để các đốt sống cọ xát với nhau.

4.2. Xương sườn

Tim, phổi, gan là 3 bộ phận quan trọng giữ chức năng chính giúp cơ thể chúng ta sống. Và để cho 3 cơ quan này được yên tâm làm việc, xương sườn sẽ có nhiệm vụ là một bộ khung cứng cáp ôm lấy và bảo vệ chúng.

Xem thêm :  Môi trường đới lạnh: vị trí, đặc điểm và khí hậu

Xương sườn có thiết kế giống như một chiếc lồng ôm lấy ngực, bạn có thể dễ dàng dùng những ngón tay miết nhẹ 2 bên ngực để có thể cảm nhận được vị trí của các xương sườn. Nếu hít thở sâu, bạn sẽ cảm nhận chúng càng rõ ràng hơn nữa. Ở một số người gầy, thậm chí khi họ không làm gì cả cũng có thể dễ dàng nhìn thấy và đếm được hẳn có bao nhiêu cái xương sườn trên người họ.

Các xương sườn được tạo thành từng cặp từng cặp đối xứng với nhau 2 bên trái phải. Hầu hết thì chúng ta sẽ có 12 cặp xương sườn tất cả, một vài trường hợp thì sẽ có nhiều hơn hoặc ít hơn là 12 cặp xương sườn.

Tất cả 12 cặp xương sườn sẽ gắn với cột sống ở phía sau lưng. 7 cặp đầu tiên sẽ gắn với xương ức và cố định lại. Các cặp tiếp theo sẽ không gắn trưc tiếp với xương ức nữa mà chúng sẽ được nối lại với nhau bởi các lớp sụn và các cặp xương sườn ở trên.

Ở hai bộ xương sườn cuối cùng là xương sườn nổi vì chúng không kết nối với xương ức cũng như xương sườn ở phía trên chúng. Mà 2 cặp xương sườn này vẫn được gắn vào phần xương cột sống lưng.

4.3. Xương hộp sọ

cơ thể người có bao nhiêu cái xương

Đây là phần xương bảo vệ cho sự sống và ý thức của con người khi nó có nhiệm vụ bảo vệ bộ não của chúng ta. Xương hộp sọ chia làm 2 loại, 1 là tạo khung cố định bảo vệ não và 2 là định hình khuôn mặt.

Một vài thông tin thú vị về xương hộp sọ chính là phần xương riềng nằm ở phía sau màng nhĩ là phần xương nhỏ nhất trên cơ thể với kich thước chỉ từ 2,5mm đến 3,3mm. Điều thú vị khác là xương hàm là xương duy nhất có thể di chuyển giúp bạn có thể nói và nhai thức ăn.

Và đặc biệt nhất, bạn có biết tại sao em bé có thể chui ra cơ thể mẹ khi được sinh ra hay không? Tuy có kích thước khá nhỏ khi vừa mới sinh nhưng so với phần xương hông của người mẹ, đầu em bé quả thực to hơn hẳn. Ấy vậy mà đầu em bé vẫn có thể chui lọt qua nó và tiếp đến là cả cơ thể của bé được nhanh chóng đẩy ra ngoài. Một sự thật rằng xương sọ của em bé sơ sinh đều có khoảng trống, cho phép xương di chuyển, đóng lại và thậm chí là chồng lên nhau. Đây là câu trả lời cho câu hỏi vì sao đầu em bé có thể chui lọt khi được sinh ra. Lúc này, phần xương sọ của bé sẽ nằm chồng lên nhau, giúp cho phần đầu nhỏ lại và dễ dàng chui ra ngoài. Cho đến khi bé lớn lên thì các khớp xương sẽ trở về đúng vị trí của nó.

Xem thêm :  Hidro sunfua (h2s), lưu huỳnh dioxit (so2), lưu huỳnh trioxit (so3) tính chất hoá học và bài tập - hoá 10 bài 32

4.4. Xương tay

cơ thể người có bao nhiêu cái xương

Mỗi cánh tay được gắn với một xương bả vai là xương lớn hình tam giác ở góc phía trên sau mỗi bên lồng ngực. Cánh tay bao gồm 3 xương: xương quai xanh, xương quay, xương trụ. Mỗi xương này đều to ở hai đầu và thon hơn ở giữa. Ở cuối các xương trụ và xương quay là tám chiếc xương nhỏ hơn tạo nên cổ tay. Mặc dù những chiếc xương này nhỏ nhưng chúng có thể giúp bạn cử động được.

Đến phần trung tâm của bàn tay, chúng được tạo nên từ 5 chiếc xương riêng biệt. Mỗi ngón trên bàn tay có 3 chiếc xương, riêng ngón cái là 2 chiếc. Vì vậy, tổng cộng cả 2 cánh và bàn tay của bạn sẽ có 54 chiếc xương.

4.5. Xương chân

cơ thể người có bao nhiêu cái xương

Chân của bạn được gắn vào một nhóm xương hình tròn nhỏ được gọi là xương chậu. Khung chậu là một cấu trúc hình bát có tác dụng hỗ trợ cột sống. Nó được tạo nên bởi hai xương hông lớn phía trước, phía sau là xương cùng và xương cụt. Khung chậu hoạt động như một vòng bảo vệ cứng rắn xung quanh các bộ phận của hệ tiêu hóa, các bộ phận của hệ tiết niệu và các bộ phận sinh sản.

Xương chân của bạn rất lớn và khỏe để có thể nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể. Xương từ khung chậu đến đầu gối được gọi là xương đùi, đó là chiếc xương dài nhất trên cơ thể. Tiếp đến là chiếc xương hình tam giác ở đầu gối gọi là xương bánh chè, có chức năng bảo vệ khớp gối. Bên dưới đầu gối lại là 2 chiếc xương khác gọi là xương bánh chày và xương mác. Cũng giống như xương ở cánh tay, xương chân cũng to ở hai đầu và thon hơn ở giữa.

Riêng cổ chân lại khác một chút so với cổ tay, nó là nơi các xương cẳng chân kết nối với một chiếc xương lớn ở bàn chân gọi là mắt cá chân. Bên cạnh là 6 chiếc xương khác. Phần chính của bàn chân cũng có 5 chiếc xương và mỗi ngón chân lại có 3 chiếc xương nhỏ, ngoài trừ ngón cái là 2. Như vậy, tổng số xương ở chân là 64 chiếc.

Tuy bình thường chân chỉ dùng để đứng và đi nhưng vai trò chính của chúng vẫn là giữ thăng bằng cho cơ thể. Các xương ở bàn chân được sắp xếp rộng một chút và bằng phẳng giúp giữ thăng bằng tốt hơn.

Xương người giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể là điều hiển nhiên mà ai cũng biết. Cơ thể con người có bao nhiêu cái xương đều có những nhiệm vụ và chức năng riêng của chúng. Khi mỗi chiếc bị tổn thương đều sẽ ảnh hưởng đến những chiếc xương còn lại. Chính vì vậy, hãy chú ý và bảo vệ chúng thật tốt để giữ cho cơ thể luôn luôn khỏe mạnh các bạn nhé!


Hệ xương: cấu tạo và chức năng của xương


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button