Giáo Dục

Cấu trúc câu hỏi đuôi [tag question] trong tiếng anh

4.4

(87.66%)

590

votes

“Cậu nói được tiếng Anh, nhỉ?”. Bạn có biết trong tiếng Anh, câu này dịch ra như thế nào cho chuẩn xác không? Đây chính là cấu trúc câu hỏi đuôi trong tiếng Anh đó. Hiểu đơn giản thì các từ như “nhỉ”, “đúng không”, “phải không”,… chính là “phiên bản tiếng Việt” minh họa cho câu hỏi đuôi (tag question). Để hiểu rõ câu hỏi đuôi dùng làm gì và cấu trúc câu hỏi đuôi như thế nào, hãy đọc bài viết sau của Step Up nhé! 

1. Khái niệm câu hỏi đuôi và cách dùng

Khái niệm câu hỏi đuôi

Câu hỏi đuôi là một cấu trúc đặc biệt trong tiếng Anh, bao gồm một mệnh đề đi kèm với một câu hỏi ngắn ở sau, được ngăn cách bởi dấu phẩy.

Ví dụ:

  • You speak English, don’t you? 

Cậu nói được tiếng Anh, phải vậy không?

  • He isn’t a doctor, is he? 

Anh ta không phải là bác sĩ đâu nhỉ?

Chức năng: Chúng ta dùng câu hỏi đuôi để xác nhận lại thông tin là đúng hay sai. Trong tiếng Anh, câu hỏi đuôi mang nghĩa như: is that right? (có đúng không), do you agree? (bạn đồng ý chứ). 

Cấu tạo: Phần mệnh đề trước dấu phẩy, hay còn gọi là phần mệnh đề chính, có thể ở cả 2 thể khẳng định và phủ định. Bằng việc thêm một cái “đuôi” nghi vấn vào sau mệnh đề đó là ta đã có một câu hỏi đuôi rồi. 

Lưu ý:

– Phần hỏi đuôi luôn viết tắt.

– Nếu người hỏi xuống giọng ở cuối câu hỏi thì thực sự họ không muốn hỏi mà là đang trông chờ người nghe đồng ý với điều mình nói.

– Nếu người hỏi lên giọng ở câu hỏi đuôi thì tức là người nói muốn biết thông tin từ người nghe.

cau-hoi-duoi-1

Cách dùng câu hỏi đuôi

  • Hỏi để lấy thông tin

Với cách dùng này, ta sẽ coi câu hỏi đuôi như một câu nghi vấn. khi đó, ta lên giọng ở cuối câu. Cách trả lời cũng tương tự như với một câu nghi vấn thông thường, ta sẽ trả lời Yes/ No nhưng đi kèm thêm mệnh đề chứa thông tin. 

Ví dụ:

He went to the party last night, didn’t he? = Did he go to the party last night? 

Anh ấy có tới buổi tiệc tối qua, có đúng không?

Yes, he went to the party last night.

Đúng, anh ấy có đi

Hoặc

No, he did not go to the party last night.

Không, anh ấy không đi.

  • Hỏi để xác nhận thông tin

Lần này, ta đơn giản đặt câu hỏi để chờ người nghe đồng tình với ý kiến của mình, khi đó ta sẽ xuống giọng ở cuối câu. Câu trả lời là Yes/ No tương ứng với mệnh đề chính.

Ví dụ:

The picture is so beautiful, isn’t it? 

Bức tranh thật đẹp nhỉ?

Yes, it is. 

Ừ, nó đẹp thật.

The bus isn’t coming, is it?

Xe bus không đến đâu nhỉ?

No, it isn’t

Không, nó không đến đâu.

[FREE]

Download Ebook Hack Não Phương Pháp

Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Cấu trúc câu hỏi đuôi

Quy tắc đầu tiên khi xây dựng câu hỏi đuôi, đó là: Thể của phần đuôi luôn luôn ngược lại với phần mệnh đề chính. 

Cụ thể như sau:

Mệnh đề chính

Phần hỏi đuôi

Mệnh đề khẳng định

Phủ định

Mệnh đề phủ định

Khẳng định 

Công thức chung:  S + V + O, trợ động từ + đại từ chủ ngữ của S?

Ví dụ:

He’s Italian, isn’t he? – trợ động từ is, đại từ ngủ ngữ của he là he

Your sister has many children, doesn’t she? – trợ động từ does, đại từ chủ ngữ của your sister là she. 

Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì hiện tại

Cấu trúc này áp dụng cho thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn.

Động từ

To be

Mệnh đề khẳng định, aren’t I

Mệnh đề khẳng định, isn’t/ aren’t + S?

Mệnh đề phủ định, am/is/are + S?

Động từ thường

Mệnh đề khẳng định, don’t/doesn’t + S?

Mệnh đề phủ định, do/ does + S? 

Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì quá khứ

Cấu trúc này áp dụng cho thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn.

Động từ

To be

Mệnh đề khẳng định, wasn’t/ weren’t + S?

Mệnh đề phủ định, was/were + S?

Động từ thường

Mệnh đề khẳng định, didn’t + S?

Mệnh đề phủ định, did + S? 

Cấu trúc câu hỏi đuôi thì tương lai

Mệnh đề khẳng định, won’t + S?

Mệnh đề phủ định, will + S?

Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì hoàn thành

Mệnh đề khẳng định, haven’t/hasn’t/hadn’t + S?

Mệnh đề phủ định, have/has/had + S?

Cấu trúc câu hỏi đuôi động từ khuyết thiếu (modal verbs)

Động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh (modal verbs) là các từ: should, can, could, may, might, must, have to.

Lưu ý: have to vẫn cần dùng trợ động từ, must khi chỉ sự cần thiết ta dùng câu hỏi đuôi là needn’t.

Mệnh đề khẳng định, modal V + not + S?

Mệnh đề phủ định, modal V + S?

CHÚ Ý:

– Trong câu hỏi đuôi chúng ta luôn luôn dùng các đại từ chủ ngữ (I, he, it, they,..) để đặt câu hỏi. 

– KHÔNG dùng đại từ tân ngữ (me, you, him, her, them, us).

– KHÔNG dùng tên riêng (wasn’t Jack là sai).

3. Một số trường hợp đặc biệt về cấu trúc câu hỏi đuôi

Ở những ví dụ trên, chắc hẳn các bạn đã thấy có một số câu hỏi đuôi không đi theo cấu trúc cố định. Có thể thấy ví dụ như ta dùng “aren’t I” chứ không phải “am not I”. Đó là những trường hợp đặc biệt về cấu trúc câu hỏi đuôi. Cũng có khá nhiều đấy, bạn đã sẵn sàng để tìm hiểu cùng Step Up chưa?

cau-hoi-duoi-2

3.1. Đối với động từ “Am”

Không dùng “am not I” mà phải dùng “aren’t I” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

I am wrong, aren’t I? 

Tôi sai à, phải không?

I am your good friend, aren’t I?

Tôi là bạn tốt của bạn, đúng không?

3.2. Đối với động từ khiếm khuyết “Must”

  • Khi “must” chỉ sự cần thiết ở dạng khẳng định, ta dùng “needn’t” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

They must work until 10pm, needn’t they? 

Họ phải làm việc đến 10 giờ tối, đúng không?

  • Khi “must” chỉ sự cấm đoán ở dạng phủ định must not, ta dùng must cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

You mustn’t come late, must you? 

Anh không được đến trễ, hiểu chứ?

  • Khi “must” chỉ sự dự đoán ở hiện tại, ta dựa vào động từ theo sau “must” để chọn động từ cho thích hợp.

Ví dụ:

He must be a very kind man, isn’t he? 

Ông ta ắt hẳn là một người đàn ông tốt bụng, phải không?

  • Khi “must” chỉ sự dự đoán ở quá khứ (trong công thức “must + have + V3/ed), ta dùng have/has cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

You must have visited here once, haven’t you? 

Bạn chắc hẳn là đã đến đây một lần, đúng không?

3.3. Đối với động từ “Have to”

Với động từ khuyết thiếu “have/ has/ had to”, ta dùng trợ động từ “do/ does/ did” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

She has to go to work, doesn’t she? 

Có phải cô ấy cần đi làm?

My child had to go to school yesterday, didn’t he? 

Hôm qua con trai tôi phải đến trường đúng không?

3.4. Đối với động từ “Let”

Khi “Let” đặt đầu câu, căn cứ vào ý nghĩa mà “let” truyền tải trong câu để chọn động từ phù hợp.

  • “Let’s” trong câu gợi ý, rủ ai làm việc gì đó cùng mình thì ta dùng “shall we?” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Let’s go to the shopping mall, shall we? 

Ta đi đến trung tâm thương mại chứ?

Let’s eat dinner, shall we? 

Chúng ta cùng ăn tối thôi, được chứ?

  • “Let” trong câu xin phép let somebody do something thì ta dùng “will you?” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Let us use the laptop, will you? 

Cho bọn mình sử dụng laptop, được không?

Let me have some drinks, will you? 

Cho tôi chút đồ uống, được không?

  • “Let” trong câu đề nghị giúp người khác (let me), ta dùng “may I?”

Ví dụ:

Let me help you do it, may I? 

Để mình giúp cậu làm, được chứ?

Let me lift this box for you, may I?

Để tôi nâng chiếc hộp này cho cô, được không?

3.5. Đối với câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh là câu dùng để sai khiến, diễn đạt ý muốn ai đó nghe theo lời khuyên của mình.

  • Diễn tả lời mời thì ta dùng “won’t you” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Drink some coffee, won’t you?

Mời bạn uống chút cà phê nhé?

  • Diễn tả sự nhờ vả thì ta dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Take it away now, will you?

Vứt dùm mình nhé?

  • Diễn tả sự ra lệnh thì ta dùng “can/ could/ would you” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Go out, can’t you?

Ra ngoài dùm tôi?

  • Đối với câu mệnh lệnh phủ định chỉ được dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Don’t marry her, will you?

Con sẽ không cưới con bé đó chứ?

3.6. Đối với câu có đại từ bất định chỉ người

Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ người như: Anyone, anybody, no one, nobody, none, everybody, everyone, somebody, someone thì chúng ta dùng đại từ “they” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Someone had recognized him, hadn’t they? 

Có người đã nhận ra hắn, phải không?

Everyone will gather here, won’t they?

Mọi người sẽ tập trung ở đây, đúng không? 

Tuy nhiên, nếu chủ ngữ là những đại từ mang tính phủ định như no one, nobody, none thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ví dụ:

Nobody remembered my date of birth, did they? 

Không ai nhớ ngày sinh của tôi hết, phải không?

No one is here, are they?

Không có ai ở đây phải không?

3.7. Đối với câu có đại từ bất định chỉ vật

Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ vật như: Nothing, something, everything thì chúng ta dùng đại từ “it” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Everything is okay, isn’t it? 

Mọi thứ đều tốt đẹp phải không?

Nothing happened, did it?

Không có gì xảy ra, phải không?

3.8. Đối với câu có chủ ngữ mang tính chất phủ định

Những câu trần thuật có chứa các từ phủ định như: Neither, none, no one, nobody, nothing, scarcely, barely, hardly, hardly ever, seldom thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ví dụ:

Peter hardly ever goes to parties, does he? 

Peter hầu như không bao giờ đi dự tiệc tùng, phải không?

Neither she nor he will go, will they?

Cả cô ấy và anh ấy đều không đi, đúng chứ?

3.9. Đối với câu cảm thán

Khi mệnh đề chính là một câu cảm thán, ta lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ chủ ngữ, đồng thời dùng trợ động từ phía trước là: is, are, am.

Ví dụ:

What a beautiful day, isn’t it? 

Một ngày thật đẹp, đúng không?

Such a handsome guy, isn’t he?

Đúng là một chàng trai đẹp trai, đúng không?

cau-hoi-duoi-3

3.10. Đối với câu có chủ ngữ là “One”

Khi chủ ngữ chính trong mệnh đề chính là “one”, ở câu hỏi đuôi dùng “you” hoặc “one”.

Ví dụ:

One can be one’s master, can’t one? 

Mỗi người đều có thể kiểm soát bản thân, đúng không?

One who works hard will be successful, won’t you? 

Một người làm việc chăm chỉ sẽ thành công, phải không?

3.11. Đối với câu có “used to” (đã từng)

Khi mệnh đề sử dụng cấu trúc “used to để diễn tả thói quen, hành động đã từng xảy ra trong quá khứ, ta xem “used to” là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ “did” là được.

Ví dụ:

She used to live here, didn’t she? 

Cô ta đã từng sống ở đây, đúng không?

I used to play football a lot, did I? 

Tôi đã từng chơi bóng đá rất nhiều đấy nhỉ?

3.12. Đối với câu có “Had better”

Khi mệnh đề sử dụng cấu trúc “had better” mang nghĩa khuyên bảo ai đó, ta mượn trợ động từ “had” để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Leo had better stay, hadn’t he? 

Leo tốt hơn là nên ở nhà, đúng không?

You had better study to pass the exam, hadn’t you?

Bạn tốt hơn là nên học để qua kì thi, đúng không?

3.13. Đối với câu có “Would rather”

Khi mệnh đề sử dụng cấu trúc “would rather mang nghĩa muốn làm gì, ta mượn trợ động từ “would” để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

She would rather go, wouldn’t she? 

Cô ấy muốn đi phải không?

They would rather move to a new city, wouldn’t they?

Họ muốn đến một thành phố mới, phải không?

3.14. Đối với cấu trúc “I think”

Khi câu có cấu trúc như sau:

I + think/ believe/ suppose/ figure/ assume/ fancy/ imagine/ reckon/ expect/ see (mệnh đề chính) + mệnh đề phụ

Ta dùng động từ trong mệnh đề phụ để xác định trợ động từ cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

I think he will come here, won’t he? 

Tôi nghĩ anh ấy sẽ đến đây, đúng không?

I suppose that our company is growing  fast, isn’t it?

Tôi cho rằng công ty chúng ta đang phát triển nhanh, đúng không?

Lưu ý: 

  • Nếu mệnh đề chính chứa từ NOT, thì tính chất phủ định vẫn có ảnh hưởng đến cả mệnh đề phụ. Vậy nên câu hỏi đuôi phải ở thể ngược lại là khẳng định. 

Ví dụ: 

I don’t believe he can do it, can he? 

Tôi không tin Mary có thể làm điều đó, đúng không?

  • Cũng mẫu cấu trúc này nhưng nếu chủ từ không phải là “I” thì dùng động từ chính trong câu (think/ believe/ suppose/…) để xác định trợ động từ cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

She thinks he will come, doesn’t she? 

Cô ấy nghĩ anh ta sẽ đến, đúng không?

3.15. Đối với câu điều ước Wish

Khi mệnh đề chính dùng câu ước muốn “wish” thể hiện mong muốn, ta dùng “may” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

I wish to meet the doctor, may I? 

Tôi muốn được gặp bác sĩ, được chứ?

Sarah only wishes to have a new phone, may she? 

Sarah chỉ muốn có chiếc điện thoại mới, được chứ?

3.16. Đối với mệnh đề danh từ

Khi chủ ngữ là một mệnh đề danh từ, ta dùng “it” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

What she wants to do is her business, isn’t it?

Cô ấy muốn làm gì là việc của cô ấy, đúng không?

That Allen didn’t come to your party makes you very sad, doesn’t it?

Việc Allen không đến bữa tiệc của bạn khiến bạn rất buồn, đúng không?

3.17. Đối với chủ ngữ this/ that

This/ that được thay bằng it cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

This is your wife, isn’t it? 

Đây là vợ bạn phải không?

This is the bad you lost last night, isn’t it?

Đây là cái túi bạn mất tối qua, đúng không?

[FREE]

Download Ebook Hack Não Phương Pháp

Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

3. Bài tập với cấu trúc câu hỏi đuôi

Thật là nhiều trường hợp đặc biệt cho cấu trúc câu hỏi đuôi đúng không? Nhưng đừng lo lắng quá nhé, chỉ cần nhớ kĩ nguyên tắc chung, sau đó “động não suy luận” một chút, kết hợp luyện tập thêm là có thể vượt qua câu hỏi đuôi dễ dàng ngay thôi. Cùng Step Up ôn luyện một số câu dưới đây và kiểm tra đáp án để xem mình đã hiểu đúng dùng chuẩn chưa nào!

cau-hoi-duoi-4

Bài 1: Hoàn thành các câu hỏi đuôi dạng khẳng định sau đây:

  1. They live in London,___?

  2. We’re working tomorrow,____?

  3. It was cold yesterday,____?

  4. He went to the party last night,___?

  5. They’ve been to Japan,____?

  6. He had forgotten his wallet,____?

  7. She’ll come at six,____?

  8. They’ll have finished before nine,____?

  9. She’ll have been cooking all day,____?

  10. John must stay,____?

Đáp án:

  1. They live in London, don’t they?

  2. We’re working tomorrow, aren’t we?

  3. It was cold yesterday, wasn’t it?

  4. He went to the party last night, didn’t he?

  5. They’ve been to Japan, haven’t they?

  6. He had forgotten his wallet, hadn’t he?

  7. She’ll come at six, won’t she?

  8. They’ll have finished before nine, won’t they?

  9. She’ll have been cooking all day, won’t she?

  10. John must stay, mustn’t he?

Bài 2: Hoàn thành các câu hỏi đuôi dạng phủ định sau đây:

  1. We aren’t late,____?

  2. She doesn’t have any children,____?

  3. She wasn’t at home yesterday,____?

  4. They didn’t go out last Sunday,____?

  5. You weren’t sleeping,____?

  6. She hasn’t eaten all the cake,____?

  7. We hadn’t been to London before,____?

  8. They won’t be late,____?

  9. She can’t speak Arabic,____?

  10. They mustn’t come early,____?

Đáp án:

  1. We aren’t late, are we?

  2. She doesn’t have any children, does she?

  3. She wasn’t at home yesterday, was she?

  4. They didn’t go out last Sunday, did they?

  5. You weren’t sleeping, were you?

  6. She hasn’t eaten all the cake, has she?

  7. We hadn’t been to London before, had we?

  8. They won’t be late, will they?

  9. She can’t speak Arabic, can she?

  10. They mustn’t come early, must they?

sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôivà

Trên đây là đầy đủ trọn bộ kiến thức về cấu trúc câu hỏi đuôi, các bạn nên lưu lại để có thể ôn tập khi cần nhé. Câu hỏi đuôi được dùng rất nhiều trong giao tiếp tiếng Anh, trong quá trình tự học tiếng Anh giao tiếp, nếu có thể xem phim tiếng Anh nhiều hơn thì bạn cũng sẽ có cơ hội làm quen cũng như hiểu hơn về cấu trúc này. 

 

 

 

 

 

Comments


CHỐNG LIỆT TIẾNG ANH- CÂU HỎI ĐUÔI: Câu 1-25


►Đăng Ký theo dõi (Subscribe): https://goo.gl/PGHQeq
► Trang web: http://mrstranganh.edu.vn/

Liên hệ:
► Facebook cô Trang Anh: https://goo.gl/PJXUgE
►Fanpage học Tiếng Anh: https://goo.gl/TQ9hV8
►Cảm ơn đã xem video của tôi.

© Bản quyền thuộc về Trang Anh English
© Copyright by Trang Anh English ☞ Do not Reup

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem thêm :  Biểu đồ miền: dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ miền

Related Articles

Back to top button