Thủ Thuật

Cây mướp: cách trồng chăm sóc và phòng bênh cho cây mướp ra quả sai

Cây Mướp là một trong những nguồn thực phẩm quen thuộc đối với bữa ăn của gia đình Việt. Nó được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon và hấp dẫn mọi người như các món xào, canh… Vậy cách trồng loại mướp này có khó không? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn kỹ thuật trồng mướp và chăm sóc cây đúng cách nhất.

Cây mướp có danh pháp khoa học là luffa cylindrica. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ bầu bí. Cây mướp có loài bản địa của Bắc Phi. Ngày nay nó được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.

Mướp là loài cây thân thảo, thuộc dạng cây leo. Thân cây dài, nhỏ hình tiết diện đa giác và có màu xanh lục nhạt. Trên thân chúng ta có thể quan sát thấy có năm đường gân chạy dọc. Phía ngoài thân sẽ có nhiều lông trắng và được mọc rải rác. Các tua quấn mọc và phát triển theo dọc thân và bám vào giàn, bụi rậm hay cây khác.

Lá cây mướp mọc so le nhau có hình trái tim. Cả 2 mặt lá đều có rất nhiều lông tơ, chứa 5 đến 7 thuỳ, mép lá hình răng cửa.

Hoa mướp màu vàng thường ra vào tháng 8 – tháng 10 hàng năm. Trên một cây có cả hoa đực và cả hoa cái. Hoa đực thường mọc thành từng chùm có khoảng 3 đến 5 bông 1 chùm. Hoa cái thì phát triển đơn độc từng hoa một.

Quả mướp hình trụ thuôn dài, khi còn non quả có màu xanh, chất xốp, mềm, chứa nhiều nước. Khi quả già thì vỏ chuyển sang thô ráp, có màu nâu, bên trong có nhiều chất xơ và dai. Chiều dài mỗi quả trung bình tầm 25 đến 30cm.

Hạt mướp nhiều, dẹt và hình trứng. Số lượng hạt trong mỗi quả là không cố định.

Mướp là loài rau ăn quả được trồng và thu hoạch quanh năm. Tùy theo mục đích sử dụng mà mỗi bộ phận của cây sẽ được thu hoạch sau đó về phân loại, rửa sạch và dùng tươi hoặc sấy khô để bảo quản và dùng dần.

  1. Kỹ thuật gieo hạt mướp

Để trồng mướp, người ta sẽ bắt đầu từ giai đoạn gieo hạt. Đây là bước quan trọng nhất quyết định cây mướp phát triển hay không. Chúng ta hãy cùng thực hiện theo một số bước cơ bản dưới đây nhé.

Bước 1: Ngâm ủ hạt mướp giống

Trước tiên khi ngâm ủ hạt giống chúng ta cần phải phơi nắng nhẹ trong khoảng 2 giờ để hạt được khô, có khả năng hút nước mạnh và nảy mầm tốt. Cho hạt đã phơi nắng vào một túi vải lưới và ngâm nó trong nước sạch. Bạn sẽ tiến hành ngâm theo tỷ lệ 2 sôi, 3 lạnh khoảng 3 đến 3,5 giờ và để hạt chìm hoàn toàn trong nước.

Sau đó vớt hạt lên và để cho thật ráo nước, dùng khăn mềm, sạch vắt cho thật ráo nước. Cuối cùng bạn cho hạt vào một bao nilon bịt miệng bao cho kín để tránh tình trạng bị bốc hơi nước. Ủ hạt mướp ở nhiệt độ 280 đến 300 độ C. Sau khi bạn đã ủ khoảng 2 đến 3 giờ đồng hồ thì nên mở gói ủ ra và vắt cho ráo nước khăn ủ thêm một lần nữa. Thực hiện ủ hạt tiếp tục như quy trình trên. Sau khoảng 20 đến 28 giờ ủ thì hạt sẽ bắt đầu nảy mầm.

Bước 2: Gieo hạt mướp

Khi hạt mướp đã nảy mầm thì bạn hãy tiến hành gieo hạt ngay. Bạn có thể sử dụng đất cho vào thùng xốp rồi gieo hạt.

Khi gieo vào thùng xốp bạn nên để ý đến loại đất gieo trồng. Đất thích hợp nhất là đất cát pha thịt được trộn theo tỉ lệ: 70% đất mặt, 30% phân hữu cơ sinh học và 0,2 – 0,5% vôi nông nghiệp. Sau khi đã trộn đều thì nên sàng qua một lượt để loại bỏ những hạt đất to và rác.

Để gieo hạt ta thực hiện theo cách sau

Dùng que nhỏ khoét một lỗ nhỏ ở giữa mặt bầu đất. Sau đó dùng tay hoặc kẹp gắp đặt hạt giống có đầu rễ mầm huống xuống phía đất và thẳng góc với mặt bầu. Phần phía chóp hạt ngang bằng với hạt mướp rồi lấp một lớp mỏng, rải trên mặt tầm 20 đến 30 hạt thuốc trừ sâu Basudin hoặc Furandan để phòng trừ kiến mối và sâu. Cuối cùng bạn hãy dùng bình tưới nước có vòi sen để cung cấp đủ nước một lượt.

  1. Kỹ thuật trồng cây mướp

Sau khi bạn đã hoàn thành xong bước gieo hạt thì bạn sẽ tiến hành sang bước trồng cây. Để cây được phát triển cho ra trái thì bạn cũng cần phải tuân theo những bước sau:

Bước 1: Sau khi bạn gieo hạt phát triển thành cây con được tầm 2 đến 3 lá thì bạn sẽ chuyển sang chậu trồng. Trong quá trình di chuyển thì nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm đứt phần rễ.

Bước 2: Đào một hố đất rộng tầm 5 đến 7cm, độ sâu khoảng 10cm để đặt cây con xuống. Có thể bón lót một ít phân và trấu xuống phần dưới hố đất để cây sớm hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

  1. Chăm sóc cây mướp

Khi bạn đã trồng và cây đang phát triển thì phải tiến hành chăm sóc cây theo đúng kĩ thuật để đảm bảo phòng trống tối đa sâu bệnh ở cây.

Tưới nước cho cây mướp

Mướp là loài cây sợ úng nước. Do đó khi tưới phải đảm bảo nước được thoát tốt nhất. Tuỳ thuộc vào độ bốc hơi nước và độ ẩm của đất chúng ta có thể tưới nước đều đặn theo chu kỳ. Lưu ý thời gian đầu mới gieo trồng, không được để đất trồng cây quá khô khi đó sẽ làm cho cây chết hoặc khó phát triển.

Ánh sáng

Mướp là loài cây ưa sáng. Do đó khi trồng chúng ta nên di chuyển nó ra vị trí đón ánh sáng tốt. Tránh trồng ở những nơi râm, ẩm vì khi đó sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, sâu bọ phát triển và làm hại cây.

Bón phân

Đây được xem là bước quan trọng nhất của việc chăm sóc cây mướp. Nếu như bạn bón phân không đúng và không theo tỉ lệ rất dễ dẫn đến tình trạng cây bị sót, vàng lá thối rễ. Do đó khi trồng cây được khoảng 20 ngày thì cần bón thúc bằng nước phân pha loãng. Phân bón thúc sẽ bao gồm NPK, ure, kali và chia đều lượng phân cho nhiều lần bón. Sau đó cứ 20 ngày thì bạn lại bón thúc một lần nhằm tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh và có sức ra được nhiều hoa, quả.

Làm giàn leo cho cây mướp

Để cây ít sâu bệnh thì khi mướp ra được khoảng 2 đến 3 lá thật thì chúng ta cần chuẩn bị làm giàn cho nó. Khi cây cao tầm 20cm thì nên cắm mỗi hốc cây 1 dóc để cho mướp được leo lên giàn. Bạn có thể thiết kế giàn mướp dưới dạng kiểu mái bằng, được làm chắc chắn, giàn cao 2m và phải bắt hết dây bò lên giàn. Khi mướp đã leo lên giàn thì chúng ta nên tỉa bỏ hết những lá ở gốc cho thoáng.

  1. Phòng bệnh cho cây mướp

Cũng giống như một số loài cây trồng khác, cây mướp khi trồng nếu không được chăm sóc cẩn thận cũng rất bị sâu bệnh. Để phòng tránh tốt được sâu bệnh gây hại cho cây, chúng ta cùng tìm hiểu một số bệnh thường gặp như:

5.1. Bệnh sương mai

Đây là loại bệnh thường gặp nhất ở trên cây mướp. Bệnh thường gây hại trên lá khiến cho lá vàng và cây nhanh tàn.

Để phòng trừ loại bệnh gây hại này bạn nên luân phiên sử dụng thuốc ridomil, Antracol, Cuzate, Mancozed…

5.2. Bọ xít ở cây mướp

Đây là loài sâu hại phổ biến nhất trên cây mướp. Bọ xít trưởng thành sẽ mang thân hình tam giác, chiều dài khoảng 17 đến 18mm, có màu nâu sẫm, mặt lưng phần bụng màu đỏ cam. Miệng có vòi dài để chích.

Đối với những trái mướp bị bọ xít gây hại thì sẽ có những dấu chích và chảy nhựa vàng. Trái ra không đều thường có eo, bên trong thịt hoá nâu.

Để phòng trừ bệnh bọ xít thì khá là đơn giản. Tuy nhiên mướp là cây trồng ngắn ngày do đó khi sử dụng thuốc phòng bệnh bạn nên cẩn thận hơn.

Cách tốt nhất là bạn có thể diệt bằng biện pháp thủ công chẳng hạn như bắt bằng tay hoặc dùng vợt. Đối với những loại trưởng thành nó rất thích bả ngọt. Do đó bạn có thể làm bả ngọt để nhử côn trùng.

Nếu bọ xít non phát triển nhiều thì có thể phun thuốc hóa học. Một số loại thuốc có hiệu quả như Map-Permethrin, Shepa,Cyperan… Bạn nên phun vào lúc chiều mát để đạt hiệu quả cao nhất.

5.3. Bệnh xoăn ngọn xoăn lá

Triệu chứng bệnh này thể hiện ở trên thân và lá.

Dây mướp bị bệnh đọt non sẽ xoăn lại, lá có màu và lốm đốm vàng, xuất hiện loang lổ. Các đốt ở thân cây không phát triển mà co ngắn, dây chùn lại. Quả bị biến dạng và méo mó.

Bệnh này lây truyền qua côn trùng môi giới đó là bọ trĩ và rầy mềm.

Hiện tại người ta vẫn chưa phát minh ra loại thuốc đặc trị sâu bệnh này. Tuy nhiên nếu như chúng ta áp dụng biện pháp ngay từ đầu thì sẽ phòng chống và hạn chế được bệnh. Một số việc cần làm như:

– Vệ sinh khu vực trồng cây sạch sẽ và thoáng mát

– Nhổ bỏ kịp thời và tiêu huỷ những cây bị bệnh

– Phòng trừ các loại côn trùng bọ trĩ và rầy mềm. Nên chọn loại thuốc ít độc, ưu tiên thuốc sinh học như dầu khoáng SK Enspray 99EC, Abatin 5,4 EC….

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cây mướp và những kỹ thuật trồng, chăm sóc nó. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm về việc trồng mướp và có thể tự trồng được những giàn mướp sai trái nhất. Chúc các bạn thành công.

Camnangnuoitrong.com


Cách chăm sóc mướp hương từ khi trồng mướpđến khi thu hoạch


Cách chăm sóc mướp hương từ khi trồng mướpđến khi thu hoạch
Cách trồng mướp

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm :  Tuổi quý hợi 1983 hợp màu gì năm 2022?

Related Articles

Back to top button