Giáo Dục

20 bài tập của chủ nghĩa khắc kỷ để cải thiện bản thân

chủ nghĩa khắc kỷ – William B. Irvine
Biết tới chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) được biết tới lần đầu trong cuốn tự truyện của Andrew Carnegie khi đọc tới triết lý sống của ông trong nửa cuối cuộc đời mình. Khi cuốn sách này đc xuất bản đã tò mò và tìn đọc về chủ nghĩa này, cũng khá nhiều điều tương tự các triết lý tôn giáo thường dậy và cũng khá hữu dụng cho cuộc sống hiện tại.

I. Sự hình thành của chủ nghĩa khắc kỷ
1. Triết học quan tâm đến cuộc sống
Triết học Hy Lạp cổ đại tập trung nghiên cứu đời sống con người. Với Socrates thổi bùng sự say mê triết học của ng dân Athens sau khi ông bị tử hình bằng thuốc độc. Triết học của ông tập trung vài khám phá tâm hồn con ng. Các môn đồ của ông đã xd triết học vs 2 dòng chính là Plato tập trung khám phá lý thuyết triết học còn Antisthenes tập trung giao giảng về lối sống vs trường phái Yếm Thế.
Nền dân chủ Athens khi đó coi trọng khả năng thuyết phục ng khác và ai càng có khả năng đó càng dễ dàng thành công trg sự nghiệp chính trị và luật pháp. Các trg dậy hùng biện ra đời khắp nơi dậy ng ta cách chiến thắng trg các cuộc tranh luận bao gồm cả kỹ năng thuyết phục lý trí và thao túng cảm xúc. Trong khi đó sự nở rộ các trg dậy triết học khi đó dậy con ng các kỹ thuật thuyết phục nhưng tránh thao túng cảm xúc. Thời đó các trường dậy triết học có khắp Athens với đủ loại trường phái khác nhau, có trường phái đề cao sự trải nghiệm lạc thú, có trg thái yếm thế khuyên con ng sống khổ hạnh, chủ nghĩa khắc kỷ đâu đó nằm giữa 2 trường thái này. Khắc kỷ cho rằng con ng nên tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại, bao gồm tình bạn, sự giầu sang, miễn là ta ko bám chấp vào những điều tốt đẹp đó. Ta dành thời gian để suy nghĩ về sự đc mấy của những thứ mà ta đang hưởng thụ.
Con ng sống nên lựa chọn có mục đích sống rõ ràng để thấy cuộc sống của ta thực sự có ý nghĩa. Việc lựa chọn mục đích ntn là tuỳ thuộc vào tính cách và hoàn cảnh sống của mình.
2. Các nhà khắc kỷ đầu tiên
Zeno, đc xem là ng lập ra trường thái Khắc Kỷ đầu tiên, ông theo học triết học tại Athens với 3 trường phái là Yếm Thế, Academy (Plato), và Megarian. Từ đó ông tổng hợp và xd nên trường thái triết học này với 3 trụ cột: đức hạnh đc ví như cái cây, vật lý đc ví nhu đất và logic đc ví như hàng rào. Xa xưa việc theo học các trường dậy triết học còn đc kỳ vọng học hùng biện nên việc học logic đc xem là cần thiết để chiến thắng các nguỵ biện trong hùng biện vs ng khác. Đạo đức theo ta kiến của ng khắc kỷ khác ý nghĩa đạo đức ngày nay. Đạo đức theo ý của họ ko quan tâm tới tính đúng sai về mặt đạo đức, mà quan tâm tới việc có 1 tinh thần tốt, họ quan tâm đến việc sống 1 cuộc đời hạnh phúc, tốt đẹp, trí tuệ đạo đức. Đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ là 1 dạng chủ nghĩa hạnh phúc. Mối quan tâm chính của nó là về những gì chúng ta cần làm để sống tốt và phát triển. Sống đức hạnh là sống thuận theo tự nhiên, đó đc coi là có 1 cuộc sống tốt đẹp theo quan điểm của ng khắc kỷ. Chúng ta đc ấn định con ng là loài sống theo quần thể thế nên chúng ta có bổn phận vs đồng loại mình. Chúng ta cần có ý thức tránh nhiệm xh, quan tâm tới lợi ích của đồng bào. 1 nhà hiền triết khắc kỷ sẽ thoát khỏi sự phù phiếm, bởi anh ta dửng dưng trước danh tiếng tốt hoặc xấu. Anh ta sẽ chẳng bao giờ cảm thấy đau buồn vì anh ta nhận ra đau buồn là 1 sự tao nhỏ phi lý của tâm hồn. Hành vi của anh ta mẫu mực, anh ta ko để cho bất cứ điều gì ngăn cản mình thực hiện các bổn phận.
Vào thế kỷ thứ 2 TCN, chủ nghĩa khắc kỷ đc truyền vào La Mã và thành 1 nhánh chủ nghĩa khắc kỷ La Mã với việc tập trung vào sự bình thản thay vì nói về đạo đức như chủ nghĩa khắc kỷ ban đầu ở Athens. Ng nổi tiếng nhất là hoàng đế Marcus ở trường phái này. Họ tập trung vào trạng thái bình thản là 1 trạng thái tâm lý ko có cảm xúc tiêu cực như đau buồn, tức giận, lo lắng, mà chỉ có cảm xúc tích cực như vui mừng, hân hoan. Khái niệm bình thản này trở nên dễ hiểu với đại đa số mọi ng và dễ dàng tiếp thu hơn so với khái niệm đạo đức cũ.
3. Chủ nghĩa khắc kỷ La Mã
Có 4 ng nổi tiếng nhất của chủ nghĩa Khắc kỷ La Mã là Seneca, Musonius, Epectetus và Marcus Aurelius.
Seneca: chúng ta cần sử dụng khả năng suy luận để loại bỏ tất cả những gì gây kích thích hoặc sợ hãi. Những ng thực hành chủ nghĩa khắc kỷ cần phải luôn, dù anh ta có muốn hay không, cảm thấy hân hoan và có 1 biền vui sâu sắc xuất phát từ bên trong, bởi lẽ anh ta thích thú với những nguồn vui của riêng mình, và ko hề khao khát niềm vui nào lớn hơn những niềm vui nội tại này.
Musonius: ông cho rằng mọi ng đều cần nghiên cứu triết học thì mới có thể sống tốt. Khi nghe triết gia nói chúng ta phải thấy xấu hổ và im lặng suy nghĩ vì những tính cách làm họ cảm thấy hổ thẹn. Ng thực hành triết học ko đc tách ra khỏi thế giới, họ cần tích cực than gia hoạt động xh, duy trì trạng thái bình thản trg khi tham gia các hoạt động này.
Epictetus: triết học của ông là sự đối thoại giữa thầy trò, ông khuyên con ng sống thuận tự nhiên. Khi đó, anh ta ko chỉ đơn thuần chạy theo khoái lạc như 1 con thú, mà sẽ sử dụng khả năng suy luận để chiêm nghiệm về thân phận con ng. Từ đó, anh ta hiểu lý do chúng ta đc tạo ra và vai trò của chúng ta trong kế hoạch của vũ trụ.
Marcus Aurelius, hoàng đế La Mã: ông là vị hoàng đế xuất sắc nhất trong lịch sử La Mã, mà theo Plato vị vua triết gia có lẽ nên đc trao cho Marcus. Ông ko nghiên cứu logic hay vật lý như các nhà khác kỷ khác mà chỉ tập trung chiêm nghiệm về cuộc sống và phản ứng của ông với nó (tác phẩm Suy tưởng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông tới nay). Marcus tập trung vào “sự bình an nội tâm”, ông khuyên ta nên tận hưởng nó bằng toàn bộ tâm hồn mình, và vui mừng với phần thưởng mà mình vừa tìm thấy.
II. Các kỹ thuật tâm lý của chủ nghĩa khắc kỷ
4. Tưởng tượng tiêu cực: điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?
Chúng ta tưởng tượng nhưng điều tiêu cực vì: 1. Để ngăn chặn chúng xảy ra – và thường ko thành công; 2. Nếu nghĩ về chúng thì ảnh hưởng của chúng lên ta sẽ giảm đi khi chúng xảy ra; 3. Con ng ko hạnh phúc vì ta luôn ko thấy thoả mãn. Khi đá có điều ta mong muốn ta lại thấy chán nản thay vì thoả mãn và ta tiếp tục đi tìm kiếm các ham muốn mới.
Hiệu ứng thích nghi cũng với khoái lạc là hiệu ứng tiêu cực sau khi ta có đc điều ham muốn sẽ dần trở nên chán nản, khi đã đạt đc ham muốn họ thích nghi với việc có nó và ko còn khao khát nữa, và rồi họ lại cảm thấy bất mãn như trước khi có đc nó.
Vì vậy, các nhà khắc kỷ khuyên ta nên suy nghĩ về những điều xấu khi ta mất đi những thứ ta đang có để biết trân trọng từng phúc giây hiện tại. Hãy sống như thể ngày mai ta ko còn có nó nữa. Hàng ngày hay hàng tuần ta dành 1 chút thời gian nghĩ về nhưng thứ có thể xảy ra để biết rằng ta muốn làm gì tốt đẹp nên làm ngay và trân trọng thời gian quý giá ta đang có thay vì phí phạm chúng. Suy nghĩ về sự vô thường của mọi thứ trên đời, chúng ta ắt phải thừa nhận rằng mỗi lần chúng tầm điều gì đó thì đó có thể là lần cuối cùng chúng ta làm nó, và sự thừa nhận này có thể khiến chúng ta làm thêm phần ý nghĩa và cảm xúc.
5. Sự lưỡng phân của quyền kiểm soát: về việc trở nên bất khả chiến bại
Các nhà khắc kỷ xưa thay vì thay đổi thế giới bên ngoài thì ta nên thay đổi chính bản thân mình. Sự lưỡng phân cái có thể ksoat và cái ko thể ksoat đc tách thành 3 phần là: có thể ksoat hoàn toàn – ko thể ksoat – có thể ksoat 1 phần. Ta nên quan tâm đến cái ta có thể ksoat hoàn toàn và ksoat 1 phần, điều chỉnh cái mong muốn mà có thể ksoat 1 phần dần thành cái bạn có thể ksoat để thực hiện đc mong ước của mình. Thường xuyên nội tại hoá mục tiêu của mình thành những mục tiêu ta có thể ksoat đc để có thể thực hiện đc chúng cũng như ko gây ra sự thất vọng lớn khi ta ko đạt đc.
6. Thuyết vận mệnh – buông bỏ quá khứ và cả hiện tại
Thuyết vận mệnh chỉ ra rằng mỗi con ng đều có 1 vận mệnh của riêng mình và nên làm thuận theo vận mệnh. Tuy nhiên, với ng theo chủ nghĩa khắc kỷ ở đây là sự chấp nhận vận mệnh quá khứ và hiện tại là những thứ đã xảy ra và ta ko thể thay đổi đc nó. Họ ko coi thuyết vận mệnh tương lai là đúng, ko coi sự an bài sẵn và chúng ta ko nên làm gì cả mà chấp nhận mọi thứ sẽ đến. Họ vẫn đầu tranh vì mục tiêu của mình đặt ra và làm mọi việc để đạt đc mục tiêu đức hạnh, hạnh phúc hơn, thực hiện các bổn phận xh của mình. Việc theo đuổi danh tiếng, tiền tài vật chất là điều phù phiếm sẽ làm con ng mất đi sự bình thản. Tuy nhiên, những nhà khắc kỷ lỗi lạc nhất lại là những ng giầu có, nổi tiếng bậc nhất trg thời đại họ.
7. Tự tiết chế bản thân – ứng phí với mặt tối của lạc thú
Tự tiết chế bản thân, ksoat lạc thú là 1 việc cực kỳ khó khăn. Niềm vui thích thi tận hưởng các lạc thú trong cuộc sống như ăn ngon, mặc đẹp, tiêu xài xa xỉ là điều rất khó ai có thể dứt ra đc khi đã dính vào. Phái khắc kỷ ko ngăn chúng ta hưởng lạc, nhưng thi thoảng chúng ta cần định kỳ dứt bỏ nó để sống cuộc đời ko có lạc thú đó để đề phòng điều xấu nhất có thể xảy ra mà ta ko bị sốc khi nó đến. Và việc này cũng tạo cho niềm tin rằng ta sẽ vượt qua khó khăn trong tương lai nếu nó xảy ra với chúng ta. Ngoài ra, còn giúp ta trân trọng những gì mình đang có.
Kỹ thuật tự tiết chế bản thân này là kỹ thuật khó nhất để thực hành. Và hành động từ bỏ lạc thú tự bản thân nó cũng đem lại lạc thú cho chúng ta.
8. Suy ngẫm – quan sát bản thân thực hành chủ nghĩa khắc kỷ
Hàng ngày ta cần theo dõi sự thay đổi trong tâm trạng của bản thân bằng việc vừa đóng vai trò người xem xét và vai trò ng tham gia hành động. Cuối ngày trước khi đi ngủ cần xem xét lại toàn bộ sự việc trong ngày để đánh giá lại cách ta đã phản ứng và cách ta phản ứng ntn dựa theo nguyên tắc khắc kỷ.
Chúng ta dành 1 phần thời gian để thực hành suy ngẫm để rự kiểm kê bản thân. Chúng ta thực hành các kỹ thuật tâm lý đc các nhà chủ nghĩa khắc kỷ đề xuất: định kỳ thực hành tưởng tượng tiêu cực, phân biệt những thứ ta có thể ksoat, những thứ ta hoàn toàn ko thể ksoat, và những thứ ta có thể ksoat 1 phần. Có nội tại hoá mục tiêu không? Có hạn chế đắm chìm trong quá khứ và thay vào đó tập trung đến tương lai không? Có chủ động thực hành tự tiết chế bản thân không?
Khi thực hành chúng ta sẽ thấy mqh của mình vs ng khác đã thay đổi. Ta bỏ ngoài tai những lời lẽ xúc phạm, miệt thị, những lời khen của họ. Sự ngưỡng mộ của ng khác là 1 thước đo tiêu cực cho sự tiến bộ của chúng ta trg quá trình thực hành chủ nghĩa khắc kỷ. Nếu mọi ng nghĩ rằng bạn là ng thành công, hãy hoài nghi bản thân.
Chúng ta sẽ ngừng đổ lỗi, chê bai và khen ngợi ng khác. Chúng ta thôi huênh hoang về bản thân và kiến thức của mình. Ta nhận tránh nhiệm và ko đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài khi ước muốn của ta gặp trở ngại. Triết lý sống của chúng ta sẽ cốt ở hành động hơn là lời nói. Đời sống cảm xúc của chúng ta sẽ thay đổi. Chúng ta ít trải nghiẹm những cảm xúc tiêu cực hơn. Dành ít thời gian mong ước mọi chuyện khác đi và dành nhiều thời gian tận hưởng mọi thứ trg hiện tại. Chúng ta sẽ có sự bình thản chưng từng có trước đây.
III. Lời khuyên của các nhà khắc kỷ
9. Bổn phận – về tình yêu thương nhân loại
Con ng sinh ra đã có bổn phận riêng của mình như mọi thứ đã đc sinh ra. Chúng ta sống quần thể và lý trí điều đó làm con ng khác biệt. Bổn phận mỗi ng đc sinh ra cũng không hoàn toàn giống nhau. Chúng ta có bổn phận hình thành và duy trì mqh vs ng khác, bất chấp những rắc rối mà họ có thể gây ra cho chúng ta. Còn theo Marcus, chúng ta sinh ra đã mang trong mình 1 số phận. Ông quan niệm phải làm những điều tốt đẹp cho đồng loại và khoan dung với họ. Họ âm thầm làm việc và ko ghi nhớ những việc mình đã làm cho ng khác, ko dừng lại huênh hoang về việc giúp đỡ ng khác và tiêp tục làm điều đó. Ngày nay, chúng ta coi việc thực hiện bổn phận là sự gò bó chống lại việc thoả mãn niềm vui cá nhân của con ng và chống lại hạnh phúc. Thay vì dành cả đời làm những việc “cần” làm thì chúng ta nghĩ rằng nên dành thời gian để làm những việc mình “muốn” làm. Tuy nhiên, việc dành thời gian cho việc chúng ta muốn làm sẽ khó lòng mang lại cho chúng ta niềm hạnh phúc hay sự bình thản.
10. Quan hệ xã hội – về việc ứng xử với người khác
Trong qh xh chúng ta ko thể tránh đc việc tiếp xúc với những ng khó chịu với bản thân ta. Chúng ta nên nghĩ rằng ta cũng đã và đang cũng như sẽ gây khó chịu cho ng khác, việc ng khác gây khó chịu cho ta chủ yếu do cách nhìn của ta khác họ. Khi ta có qh với ng có các thói hư tật xấu thì rất dễ dàng ta sẽ bị lây nhiễm của họ vì sự lây nhiễm quá mạnh của những thói hư tật xấu này và làm giảm việc thực hành chủ nghĩa khắc kỷ. Ta cũng nên tránh xa những ng hay u sầu, than vãn, bất mãn vì họ gây ảnh hưởng tới sự bình thản trong tâm hồn của chúng ta.
11. Sự xúc phạm – vượt qua những hành vi xúc phạm
Vai trò quan trọng bậc nhất của triết học là phát triển 1 triết lý sống. Với ng khắc kỷ, triết lý đó là sự bình thản trong tâm hồn. Trong khi các hành động xúc phạm đặc biệt xúc phạm nơi đông ng, nơi công cộng là hành vi sẽ phá vỡ mạnh mẽ sự bình thản trong con ng bạn.
Khi gặp phải sự xúc phạm có nhiều cách để phản ứng lại với điều này. Trong đó 1 số cách thích hợp nhất là:
Trừng phạt lại kẻ xúc phạm, đây là cách mà ngày nay đc áp dụng khắp nơi.
Phớt lờ sự xúc phạm để ng đi xúc phạm ko đạt đc mục đích. Ngày này rất hiếm ng có thể kiềm chế đc để làm điều này
Thể hiện sự hài hước: pha trò gì đó khi bin xúc phạm bởi ng khác.
Còn nếu sự xúc phạm là sự thật như chê bạn hói, xấu thì chẳng việc gì bạn phải thấy tức giận cả. Nếu ng ta nói do ko biết rõ bạn có thể giải thích cho họ hiểu, bỏ mặc những lời xúc phạm đó khỏi suy nghĩ của bạn.
12. Sự đau buồn – vượt qua nước mắt bằng lý trí
Sự đau buồn sẽ xảy ra với mọi ng và ta thường tiếc nuối những khoảnh khắc đã qua khi mất chúng. Thay vì vậy, ng khắc kỷ khuyên ta nên nghĩ theo hướng chúng ta cảm thấy may mắn hạnh phúc vì đã đc hưởng thụ cảm giác hạnh phúc đã có mà ko nên đau khổ vì mất nó. Khi ng khác đau khổ, hãy cố gắng để bản thân ta ko bị lây nhiễm đau khổ của ng khác vì nó sẽ làm ta ko còn đc bình thản nữa. Ta có thể chia sẻ, giúp đỡ họ vượt qua nỗi đau khổ chứ ko nên đau khổ cùng ng khác bằng lý trí của bản thân, nội tại hoá vấn đề, ksoat cảm xúc của ta.
13. Cơn giận – vượt qua tâm thế phản đối niềm vui
Giận dữ là 1 cảm xúc tiêu cực khác mà ta cần ksoat để nó ko quấy giầy sự bình thản trong ta. Cơn giận dữ có thể có sức mạnh phá hoại và huỷ diệt rất mạnh tới mọi thứ xung quanh ta và chính bản thân ta.
Việc trừng phạt kể ác và bảo vệ ng khác ko phải là để thoả mãn cơn giận trong lòng mà cần mang ý nghĩa răn đe giáo dục nhằm ngăn họ tái phạm. Trừng phạt nên là 1 biểu hiẹn của sự thận trọng thay vì giận dữ.
Khi bị xúc phạm, ta có thể giả bộ giận dữ để phản ứng lại, ta ko nên để sự giận dữ nhỏ nhặt ảnh hưởng mà chỉ coi đó là các phiền toái nhỏ mà thôi. Ta có thể dùng sự hài hước để chuyển hướng sự giận dữ, ta có thể ngắm nhìn cảnh vật sung quanh để giải quyết cơn giận dữ, hãy xử sự phóng khoáng để giải quyết cơn giận, xin lỗi khi ta đã tức giận vô lý vs ng khác, ta có thể ép bản thân thả lỏng, hạ giọng, bước chậm để điều hoà lại cơn giận trong lòng ta.
Cuộc đời quá ngắn ngủi và ta ko nên dành thời gian cho sự giận dữ. Bên cạnh đó sự giận dữ của chúng ta cũng gây ra sự đau khổ cho những ng xung quanh ta.
14. Những giá trị cá nhân – bàn về việc theo đuổi danh vọng
Con ng ko hạnh phúc phần lớn là do họ nhầm lẫn về điều gì là có gtri. Bởi vậy họ theo đuổi các gtri đc xh công nhận mà chưa chắc nó thực sự đem lại hạnh phúc cho họ. 1 điều thường thấy nhất là sự theo đuổi sự nổi tiếng, chúng ta ai cũng mong muốn có sự nổi tiếng ở các quy mô khác nhau có ng mong nổi tiếng thế giới đến muôn đời sau, có ng mong ở quy mô quốc gia, có ng ở 1 khu vực, có ng mong trong ngành mình làm,…
Nếu ta ko màng tới địa vị xh, tìm hiểu nội tâm ta mong muốn điều gì thực sự làm theo thì sẽ thấy cuộc sống bình thản hơn rất nhiều. Vì để theo đuổi địa vị ta cần nịnh ng này, or ta trở nên bực bội vì họ ko mời ta làm việc khác. Để thoát đ ta cần xem nhẹ việc theo đuổi quyền lực, danh tiếng bằng các thủ đoạn thường đc thực hiện, phớt lờ ý kiến của ng khác về bản thân ta, để đc nổi tiếng thì ta phải trở lên nổi bật theo cách đánh giá của mọi ng và làm theo cách nghĩ về sự nổi tiếng của đám đông, chúng ta phải sống cuộc đời thành công theo tiêu chuẩn của những ng khác.
Ta nên em lại tiêu chuẩn thành công của bản thân ta có giống tiêu chuẩn thành công của ng khác ko để làm việc theo chính bản thân ta lựa chọn. Trọng tâm là làm sao để ta tạo ra đc sự bình thản trong chính con ng chúng ta. Để dửng dưng trước mọi sưh đánh giá của thiên hạ về mình là điều ko thật sự dễ dàng, nó cần sự rèn luyện rất lớn trg mỗi chúng ta.
15. Những giá trị cá nhân – bàn về cuộc sống xa hoa
Con ng thường coi trọng nhất danh tiếng sau đó tới sự giầu sang. Nhưng thường 2 điều này hay đi cùng vs nhau. Chúng ta theo đuổi giầu sang vì điều đó có thể khiến ta có tiếng tăm hơn. Phần lớn mọi ng sử dụng sự giầu có để đáp ứng 1 lối sống xa hoa, nhờ thế họ khiến mọi ng nể phục họ. Ng theo chủ nghĩa khắc kỷ ko theo đuổi sự sa hoa giầu có quá mức nhưng rất nhiều ng là những ng giầu có và họ ko phản đối điều này. Họ sẽ làm tất cả những gì có thể để bản thân trở nên hữu ích đối vois đồng loại. Và nhờ luyện tập khắc kỷ, ng ấy sẽ có tính thần kỷ luật tự giác và chuyên tâm, những phẩm chất giúp họ hoàn thành đc những nhiệm vụ mà họ đề ra cho bản thân. 1 ng khôn ngoan sẽ ko bao giờ quá lo nghĩ về sự nghèo khó cũng ko quá hài lòng khi sống trong nhung lụa.
16. Tuổi già – bàn về việc bị gửi vào viện dưỡng lão
Tuổi già là giai đoạn thật sự khó khăn nhất của đời người khi sức khoẻ đi xuống, đại đa số mọi ng phải sống từ trợ cấp của chính phủ hoặc lương hưu, chăm sóc y tế, rất nhiều phải sống nhờ con cái hoặc sống như thời sinh viên trong viện dưỡng lão và phải chứng kiến từng ng trong viện ra đi khi hàng tuần có 2-3 lần xe cứu thương tới chở ai đó đi.
Thảm cảnh tuổi già thật u sầu với đại đa số mọi ng. Vì vậy, chúng ta nên rèn luyện chủ nghĩa khắc kỷ từ trẻ và nếu ko nên rèn luyện khi về già. Nó giúp cho ng già cảm giác vui vẻ, tận hưởng từng ngày còn lại của cuộc sống 1 cách có ý nghĩa nhất với họ, họ trân quý từng giây họ còn lại trên cuộc đời.
17. Chết – bàn về kết thúc êm đẹp cho 1 cuộc đời viên mãn
Điều làm cho tuổi già trở thành bất hạnh ko phải do sự suy nhược hay bệnh tật đi theo nó mà là viễn cảnh của cái chết đang cận kề. Cả ng già lẫn ng trẻ thường xuyên bị phiền nhiễu bởi viễn cảnh cái chết này. Tuy nhiên, các nhà khắc kỷ cổ đại có tỷ lệ tự tự cao bất thường là điều cần cảnh giác vì sự suy nghĩ về cái chết quá nhiều của họ. Có thể họ chết để chống lại độc tài, hoặc đẩy nhanh cái chế khi bị bệnh nan y ko chữa đc thời đó và họ muốn tự qđịnh cái chết chủ động nhẹ nhàng thay vì chờ đợi căn bệnh phá hoại cơ thể họ từ từ. Đây cũng là vđề cái chết nhân đạo mà chúng ta đang đối mặt ngày nay khi có ng phản đối và nhiều ng ủng hộ cách này.
18. Trở thành người khắc kỷ – bắt đầu bgay bây giờ và chuẩn bị tinh thần bị chế nhạo
Những ng khắc kỷ nói riêng và những ng có triết lý sống hay triết gia thường bị chế giễu vì cs khác thường của họ hoặc sự thiếu ý chí phấn đấu của họ. Nhưng theo họ thì mọi ng sống cs theo đám đông thiếu bản sắc chạy theo những sa hoa phù phiếm mới là điều vô vị. Vì vậy, họ khuyên nên thực hành lối sống khắc kỷ 1 cách bí mật, rèn luyện suy nghĩ về điều xấu về cái chết để chuẩn bị và bình thản đón nhận chúng, rèn luyện việc ksoat ham muốn quyền lực, sự giầu có để đem lại sự bình thản trong tâm hồn thay vì dùng mưu mô thủ đoạn để có tiền bạc hay quyền lực. Thước đô cuộc sống phải là sự bình thản hạnh phúc trg tâm hồn thay vì tiền bạc hay quyền lực. Khá giống triết lý nhà phật, hiện nay Nepal theo đạo phật cũng có triết lý sống tương tự những ng theo chủ nghĩa khắc kỷ.
IV. Chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống hiện đại
19. Sự suy tàn của chủ nghĩa khắc kỷ
Sau thời Marcus, chủ nghĩa khắc kỷ đac suy tàn và sự lên ngôi của Kito giáo khi ngoài những điều răn dạy sống tốt, sống trách nhiệm họ còn miêu tả viễn cảnh thiên đường sau cái chết mà con ng có thể đạt đc. Họ thu hút đc nhiều ng đi theo trong khi chủ nghĩa khắc kỷ ko có nhiều ng truyền dậy và học trò nữa. Ngoài ra, càng về sau ng ta càng thấy nhu cầu ham muốn sở hữu tiền bạc, sự nổi tiếng càng mạnh mẽ hơn và cho rằng việc bỏ qua danh tiếng, tiền bạc là điều ngu ngốc, kiềm chế lạc thú cuộc đời, ksoat tinh thần nỗi buồn mà ko nên phát tiết ra ngoài đều là nhưng phương pháp ko tốt với con ng hiện đại. Có lẽ chủ nghĩa khắc kỷ sẽ phù hợp vs 1 số ng có sự ksoat tâm lý tốt, mong muốn cuộc sống bình an trg tâm hồn, chấp nhận có và cho đi trách nhiệm vs xh mà ko phù hợp vs đại đa số con ng hiện đại mang nặng gen vị kỷ trong người.
20. Xét lại chủ nghĩa khắc kỷ
Trong chương này tác giả nỗ lực để hồi sinh chủ nghĩa khắc kỷ để nó trở nên cuốn hút hơn đối với ai đang đi tìm triết lý sống. Triết lý sống bao gồm 2 phần là: chúng cho ta biết những gì trong cuộc sống là đáng hay ko đáng cho ta theo đuổi và chúng chỉ cho chúng ta biết cách đạt đc nhưng điều đáng giá. Với các chiết gia khắc kỷ, sự bình thản là cái họ theo đuổi, và họ sử dụng các chiến lược tránh các cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng tới sự bình thản, nếu nó vẫn xảy ra ko tránh thì đc sử dụng các ky thuật để vượt qua các cảm xúc tiêu cực đó:
– Chúng ta nên biết tự ý thức: suy nghĩ nhưng điều ko may có thể xảy ra để có chiến lược chuẩn bị trước
– Sử dụng khả năng lý trí, suy luận của mình để vượt qua cảm xúc tiêu cực
– Nếu ko chạy theo giầu sang nhưng ta vẫn giầu hãy tận hưởng nó nhưng đừng quá say mê với nó
– Chúng ta là nhưng sinh vật xh, ta sẽ khốn khổ nếu tách biệt vs ng khác. Ta nên thiết lập các mqh vs ng khác và duy trì sự bình thản trong bản thân
– Đưa ra các kỹ thuật, các cách để vượt qua những sự phiền nhiễu mà ng khác đem lại cho bạn trg các mqh
– Có 2 nguồn bất hạnh chính của con ng: sự tham lam vô độ và khuynh hướng bận tâm đến những việc nằm ngoài tầm ksoat của bạn.
– Để chế ngự lòng tham vô độ, chúng ta thực hành tưởng tượng tiêu cực
– Để xử lý xu hướng lo lắng về nhưng thứ ngoài tầm ksoat, ta nên nghĩ về tương lai, những thứ ta có toàn quyền ksoat or ksoat 1 phần thay vì quá khứ và hiện tại ta ko thể ksoat đc.
– Khi xly các vđề ta có thể ksoat 1 phần, ta nên nội tại hoá mục tiêu đó
– Ta nên tin vào thuyết định mệnh về thế giới bên ngoài: những gì đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại là ko thể thay đổi đc và nằm ngoài tầm ksoat của chúng ta.
Trước đây, các nhà khắc kỷ cho rằng con ng là sản phẩm do thần Zeus tạo ra và ban cho ta lý trí để suy nghĩ. Nhưng ngày này ai cũng biết ko tồn tại thần Zeus nào và con ng là sự phát triển tiến hoá tự nhiên. Con ng hiện tại cũng nghi ngờ các triết lý chủ nghĩa này vì nó khởi đầu vs giả định sinh ra từ Zeus, giống như các niềm tin tôn giáo khác nhưng các niềm tin tôn giáo thì có sức mạnh hơn rất nhiều dù giả định ban đầu như sinh ra bởi thượng đế hay ngọc hoàng đều là những sự sai lầm về mặt sinh học. Tác giả cũng đang phát triển 1 chủ nghĩa khắc kỷ theo ý muốn của mình để thực hành, mội ng có thể thay đổi chủ nghĩa này cho phù hợp với bản thân. Hầu hết ng có triết lý sống của bản thân sẽ sống ổn hơn là những ng ko có và sống thả trôi theo chế độ lái tự động.
21. Thực hành chủ nghĩa khắc kỷ
Đầu tiên nên thực hành chủ nghĩa khắc kỷ trong thầm lặng để tránh bị trêu trọc, chỉ trích của ng khác. Thực hành từng kỹ thuật 1 để có thể thành thạo chúng từ từ.
Đầu tiên thực hành kỹ thuật tưởng tượng tiêu cực để trân trọng những thứ đang có và ko quá say mê chúng. Quá trình này có thể thực hiện trước lúc ngủ hoặc đang lái xe.
Tiếp theo là thực hành ứng dụng tam phân quyền ksoat, phân biệt thứ ta ko thể ksoat – ta ksoat 1 phần và ta có thể ksoat hoàn toàn. Nó giúp ta ksoat sự lo lắng, xoa dịu nỗi đau của bản thân. Thựch hành nội tại hoá mục tiêu của bạn, học hỏi từ quá khứ mà tránh suy nghĩ nếu như, giá mà nhưng điều đã xảy ra. Tác giả từ việc sợ hãi sự lăng mạ, xúc phạm tới việc vượt qua nó 1 cách bình thản và sống theo ý của bản thân mình dù ng khác coi là kẻ lập dị.
Thực hành vượt qua, ksoat cơn tức giận là điều cực kỳ khó chịu, cơn giận dù hành hạ bản thân ta nhưng chúng cũng thường xảy ra vs ta trg cuộc sống hàng ngày. Hãy nghĩ về niềm vui, tinh thần tự cười mình để giảm sự tức giận, thi thoảng thực hành sự cực khổ cho bản thân bạn như tập yoga, chèo thuyền, đi xe ko bật sưởi mùa đông hay điều hoà lạnh mùa hè, cảm giác hồi hộp sợ thất bại trước mặt ng khác. Tác giả cùng rèn luyện đấu tranh với tâm lý bên trong mình, xd cuộc sống ít nhu cầu, trước đây ham muôn xe oto mới, ngôi nhà mới to đẹp hơn, đồng hồ relox, tiêu xài quá khả năng tài chính thì nay cảm thấy thoả manh với cs hiện tại, nhu cầu mua sắm rất thấp và tài chính lại dư giả ra rất nhiều do tiêu dùng, chi tiêu giảm mạnh. Tác giả cũng giảm mạnh đc sự bất mãn, tính ích kỷ, lo sợ,… so với trước đây dù chưa thể hết đc hoàn toàn, và có lẽ ko có ai có thể loại trừ những vđề đó hoàn toàn đc. Tác giả cũng có sự chuẩn bin trong tương lai khi già đi, có thể ông cũng vào trại dưỡng lão và đối mặt với vđề đó, đối mặt vơis trải nghiệm khó khăn nhất cuộc đời là cái chết, sự già yếu, bệnh tật. Mặc dù tác giả có sự hoài nghi rằng có chắc việc sở hữu ngôi nhà triệu usd, chiến xe hơi mới có kém hấp dẫn hơn cuộc sống đơn giản hiện tại ko. Có lẽ khi ngoài 60 tuổi nhu cầu giảm, sức khoẻ suy yếu ng ta sẽ ưa thích sống khắc kỷ hơn là khi còn trẻ ta có thể thoải mái hưởng thụ mọi khoái lạc của cuộc sống, điều này chỉ là tương đối của mỗi ng. Nhưng dù sao với việc rèn luyện khắc kỷ cũng giúp cuộc sống mỗi ng thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn cuộc sống vô địch trước đó.

Xem thêm :  Di truyền học người – di truyền liên kết với giới tính


Sách nói Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – tác giả William B. Irvine – ĐẦY ĐỦ


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button