Tổng Hợp

25 loài rắn độc nhất thế giới việt nam

Theo dõi Thegdian trên Google News

5/5 – (2 bình chọn)

Loài rắn gì độc nhất thế giới?

Trong số những loại rắn độc ở Thế Giới và Việt Nam thì rắn Taipan nội địa được xem là loài rắn độc nhất hiện hữu trên cạn. Rắn Taipan nội địa có màu nâu đậm (mức đậm tùy theo mùa trong năm), dài khoảng 1,8m cho đến tối đa là 2,5m.

Nọc độc của loài rắn Taipan mạnh gấp khoảng 50 lần so với loài rắn hổ mang và khoảng 10 lần so với loài rắn chuông Mojave. Điều ấn tượng về loài rắn này không phải là nó có nọc độc nó mạnh mẽ như thế nào mà là tốc độ ra nhát cắn của nó.

Rắn Taipan nội địa được xem là loài rắn độc nhất hiện hữu trên cạn.

A. Top những loài rắn độc nhất trên Thế Giới

Loài rắn thuộc lớp bò sát, không có chân, rất đa dạng về chủng loài, phân bố khắp mọi nơi trên toàn trái đất, đa số đều có nọc độc và được biết đến như một trong những loài động vật hung dữ và cực kỳ tàn nhẫn với nọc độc có thể cướp đi sự sống của những kẻ không may bị chúng tấn công.

Những loài rắn sau đây được xem là có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Cùng tham khảo ngay các loại rắn độc nhé các bạn!

Các loài rắn độc nhất Thế Giới và Việt Nam bạn nên biết để tránh - Cách xử lý khi bị rắn độc cắn

1. Belcher’s Sea Snake – Rắn biển Belcher

Giới sinh học đã khẳng định rằng loài rắn biển Belcher sở hữu cho mình một loại kịch độc, nguy hiểm gấp nhiều lần nếu so với các loài rắn khác. Ví như một giọt nọc độc của loài King Cobra có thể cướp đi mạng sống của khoảng 150 con người thì đối với loài rắn biển Belcher số lượng người mà nó có thể bị cướp đi sự sống có thể lên tới hơn 1000 người.

Loài rắn Belcher thuộc nhóm những loài rắn có độc, sống ở những vùng nước mặn, cơ thể có hình dáng thuôn dài giống như loài lươn, loài lịch.

Tuy sống dưới nước nhưng cấu tạo cơ thể không có mang như loài cá, chúng phải thường xuyên ngoi lên mặt nước để thở và lấy khí oxy.

Belcher’s Sea Snake - Rắn biển Belcher

Rắn biển thường sống phân bố ở những vùng nước ấm ven biển, rải rác từ Ấn Độ Dương cho đến Thái Bình Dương và đều có nọc độc. Loài rắn biển Belcher được cho là loài có độc nguy hiểm nhất trái đất.

Nguồn thức ăn chính của loài rắn biển Belcher là những loại sinh vật biển nhỏ như các loài cá, mực… Màu sắc cơ thể đặc trưng của chúng thường là màu xanh đen hay sọc đen trắng.

Loài rắn biển Belcher có họ hàng với loài rắn hổ mang ở trên cạn. Chúng được cho là loài có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới vì chỉ với một giọt nọc độc của chúng có thể cướp đi mạng sống của hàng nghìn con người, chỉ với một lần cắn là có thể tiêu diệt được con mồi.

Khi bị chúng cắn sẽ không để lại một cảm giác đau nào tại thời điểm đó nhưng chất độc của chúng sẽ âm thầm ngấm vào máu của nạn nhân và gây tử vong chỉ trong vài giờ ngắn ngủi.

Đối tượng thường hay phải đối mặt và là nạn nhân của chúng hầu như là các ngư dân vì chúng có thể vô tình bị sa vào lưới khi đánh bắt cá của họ hoặc trong những cuộc chạm trán bất ngờ khi chúng chồi lên mặt nước để thở.

Mặc dù khiếp sợ trước sự nguy hiểm của loài rắn biển này nhưng vẫn có rất nhiều người sẵn sàng tìm mọi cách để săn bắt chúng vì loài rắn biển Belcher rất có giá trị về kinh tế.

2. Inland Taipan – Rắn Taipan nội địa

Inland Taipan - Rắn Taipan nội địa

Loài rắn Taipan được mệnh danh là loài có nọc độc nguy hiểm nhất trên mặt đất. Chúng có màu sắc cơ thể chuyển đổi theo mùa như màu nâu sẫm hoặc màu xanh ô-liu và chiều dài cơ thể khoảng từ 1,8m cho đến 2,5m khi trưởng thành.

Loài rắn Taipan không chỉ được biết đến vì sở hữu loại độc cực mạnh mà còn nổi tiếng với những cú tấn công cực nhanh và chuẩn xác.

Loài rắn Taipan có tên khoa học là Oxyuranus microlepidotus hay còn được gọi là “rắn hung dữ” (Fierce Snake), chúng sống phân bố ở vùng nội địa Australia.

Chúng sở hữu cho mình loại nọc cực kỳ độc và được xem là nguy hiểm nhất thế giới trong các loài rắn trên cạn, chỉ với một vài milligram nọc độc của loài rắn Taipan có thể cướp đi mạng sống của khoảng 100 con người trong vòng 45 phút.

Khi trưởng thành, loài rắn Taipan có thể đạt được chiều dài tối đa lên đến 2,5m, chúng thường được phát hiện tại các bang thuộc nội địa Australia như Queensland, New South Wales, Bắc Territory và miền Nam Australia…

Loài rắn Taipan còn có khả năng chuyển đổi màu sắc cơ thể theo mùa để giúp chúng có thể dễ dàng ẩn nấp, như là những màu nâu sậm, màu xanh đen hoặc màu xanh ô-liu…

Theo giới nghiên cứu, nọc độc của loài rắn Taipan mạnh gấp khoảng 50 lần so với loài rắn hổ mang và khoảng 10 lần so với loài rắn chuông Mojave. Chúng có thể dễ dàng giết chết khoảng 100 con người chỉ với khoảng vài milligram nọc độc trong vòng 45 phút nếu nạn nhân không được cứu chữa kịp thời.

Khi nọc độc xâm nhập vào máu của nạn nhân qua vết cắn, ngay lập tức nó sẽ phá hủy hoàn toàn hệ thần kinh trung ương, làm rối loạn sự đông máu, gây đau đớn khủng khiếp và làm nạn nhân tê liệt.

Loài rắn Taipan dễ dàng tấn công và giết chết bất kỳ loài động vật trên cạn nào mà chúng muốn. Theo phòng thí nghiệm, chỉ với lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này có thể giết chết khoảng 250.000 con chuột ngay sau khi bị chúng cắn.

3. Philippine Cobra – Rắn hổ mang chúa

Philippine Cobra - Rắn hổ mang chúa

Theo các nhà sinh học, loài rắn hổ mang Philippin có nọc độc mạnh nhất trong các loài rắn hổ mang và được mệnh danh là loài hổ mang chúa.

Nọc độc của rắn hổ mang chúa khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây hỗn loạn các tín hiệu thần kinh dẫn đến tê liệt hệ hô hấp và gây tử vong cho nạn nhân chỉ trong khoảng 30 phút.

Rắn hổ mang Philippine được biết đến như một trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất trên trái đất. Chúng có thể tấn công và tiêu diệt con mồi trong vài giây bằng nọc độc của mình với khoảng cách 3 mét.

Tuy nhiên, loài rắn hổ mang chúa chỉ tấn công khi bị đe dọa. Chúng sống phân bố chủ yếu tại các vùng phía Bắc Philippin.

Loài rắn hổ mang chúa hay còn được gọi là loài rắn hổ mang phương Bắc Philippine có kích thước cơ thể ngắn, nọc độc mạnh nhất trong các loài rắn sinh sống ở miền Bắc Philippine.

Chúng được các nhà khoa học biết đến và nghiên cứu từ năm 1922, được xếp hạng là loài rắn độc mạnh thứ hai chỉ sau loài rắn hổ mang Caspi.

4. Rắn hổ lục (Viper)

Rắn hổ lục (Viper)

Loài rắn lục này còn được nhắc đến với những cái tên như rắn lục sừng hoặc rắn vảy sừng, thuộc nhóm rắn lục. Chúng sinh sống và phân bố rải rác khắp nơi trên trái đất.

Đây là một loài rắn có nọc độc rất hung hăng, có tập quán đi săn vào ban đêm và thường sau các cơn mưa.

5. Rắn hổ

Loài rắn hổ này sống phân bố chủ yếu ở Australia.

Loài rắn hổ này sống phân bố chủ yếu ở Australia. Mặc dù là một trong những loài rắn có nọc độc mạnh nhưng chúng lại khá hiền, thích lối sống ẩn dật và thường lẩn trốn khi cảm thấy bị nguy hiểm.

Tuy nhiên loài rắn hổ này sẽ phản công một cách dữ dội nếu chúng cảm thấy bị tấn công liên tục. Vết cắn với nọc độc của loài rắn này sẽ làm cho nạn nhân đau đớn ở vị trí bị cắn, toát mồ hôi và gây tê liệt hệ hô hấp với tỷ lệ tử vong lên đến 70%.

6. Rắn hổ lục Gaboon

Rắn hổ lục Gaboon

Loài rắn hổ lục sống phân bố rải rác trên khắp hành tinh, hai trong số những loài có nọc độc nhất là rắn lục hoa cân và rắn lục chuỗi được tìm thấy chủ yếu ở các vùng Trung Đông và Trung Á như Ấn Độ, Trung Hoa và các nước Đông Nam Á.

Đây là một loài rắn hung hăng, sống và săn mồi về đêm sau những trận mưa. Vết cắn cùng với nọc độc của chúng sẽ làm cho nạn nhân bị sưng đau ở vị trí bị cắn, tụt huyết áp, suy tim… và tử vong do bị nhiễm trùng máu.

Loài rắn hổ lục Gaboon là loài rắn có độc thuộc phân nhánh Viperidae, sống chủ yếu tại các khu rừng mưa và xavan ở miền Nam Sahara, Phi châu.

Chúng không chỉ chiếm số lượng và có mật độ sinh sản lớn nhất trong nhánh Bitis mà còn là loài rắn hổ lục có trọng lượng cơ thể lớn nhất trên thế giới với chiều dài của răng nanh lên tới 05 cm.

Ngoài ra, chúng còn sở hữu lượng nọc độc nhiều nhất trong các loài rắn có nọc độc. Kích thước chiều dài cơ thể trung bình của loài rắn hổ Gaboon khoảng 125 – 155 cm, một mẫu vật được tìm thấy tại Sierra Leone cho thấy kích thước của chúng có thể lên đến 205 cm.

Giới tính của loài rắn hổ này sẽ được xác định dựa vào tỷ lệ chiều dài của răng với chiều dài cơ thể theo các tỷ lệ khoảng 12% đối với con đực và 6% đối với con cái. Những con rắn cái khi trưởng thành sẽ có cơ thể to lớn, nặng nề và rất mạnh.

7. Rắn Death Adder

Rắn Death Adder

Loài rắn Deathadder được mệnh danh lả loài rắn độc nhất Australia và là một trong những loài rất độc nhất trên trái đất. Với nọc độc cực mạnh và khả năng ẩn mình điêu luyện khiến chúng trở thành mối nguy hiểm vô cùng đối với mọi loài.

Loài rắn này sẽ ngay lập tức tấn công con mồi khi vô tình đến gần chúng và nuốt trọn con mồi sau khi đã chết hẳn.

8. Rắn Eastern Brown Snake

Rắn Eastern Brown Snake

Loài rắn Eastern Brown được xem là loài rắn đất có độc, được xếp thứ hai trên thế giới dựa trên tỷ lệ chất độc gây chết người có trong nọc của chúng. Chúng sinh sống và phân bố ở Australia, Papua, New Guinea và Indonesia.

9. Blue Krait – rắn cạp nong

Blue Krait - rắn cạp nong

Loài rắn Blue Krait được phát hiện nhiều ở Đông Nam Á và Indonesia. Nọc độc của loài rắn này sẽ khiến cho nạn nhân đau đớn, co giật, tê liệt hô hấp… trong nhiều giờ trước khi tử vong.

Loài rắn cạp nong này sinh sống ở nhiều nơi như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia… Đồng thời chúng cũng phân bố rải rác tại Maharashtra, Bihar, Jharkhand, Madhya Pradesh, Chhattisgarh, Andhra Pradesh, Myanmar, Cambodia, Thailand, Lào và Việt Nam…

Môi trường sống của chúng rất đa dạng từ vùng đất ở miền cao, vùng núi, rừng thưa, thảm cỏ, sông suối và nương rẫy… Ngoài ra, chúng còn sống và chiếm hữu trong những tổ mối, hang ổ của những loài động vật nhỏ hơn, trong thân cây hoặc hốc đá…

Rắn cạp nong không sống theo bầy đàn, chúng sống chậm rãi theo từng cá thể riêng lẻ và thường ẩn nấp trong hang, bụi cỏ. Chúng hoạt động và tìm mồi vào ban đêm, sau những cơn mưa rào ở các bờ ruộng, khe suối hoặc các trũng nước trong rừng…

Với đặc tính chậm chạp nên loài rắn này không chủ động săn bắt con mồi mà tìm cách ngụy trang và tấn công con mồi khi vô tình đến gần chúng.

Loài rắn cạp nong Blue Krait có khả năng bơi lội và bị thu hút bởi ánh sáng trong đêm tối như ánh lửa hoặc ánh đèn…

Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng rất đa dạng như cá, ếch và thậm chí là trứng rắn hoặc những con rắn nhỏ hơn. Loài rắn cạp nong được xem là nỗi ám ảnh của các loài động vật và cả con người vì chất độc trong nọc của chúng.

10. Black Mamba – Rắn Mamba đen

Black Mamba - Rắn Mamba đen

Rắn Mamba đen được coi là một loài rắn đặc trưng của miền Nam Sahara, Phi Châu. Loài rắn này được gọi là Mamba đen không phải từ lý do màu sắc bên ngoài của cơ thể mà xuất phát từ màu đen mực trong khoang miệng của chúng.

Chúng là một loài rắn có độc với chiều dài cơ thể lớn nhất tại châu lục này, tốc độ di chuyển của chúng có thể lên đến 11Km/h trong một khoảng cách ngắn, nhanh nhất của các loài rắn trên thế giới.

Xem thêm :  Hình ảnh chữ buồn đẹp về tình yêu, cuộc sống [cực chill]

Loài rắn này sinh sống và phân bố tại phía Nam sa mạc Sahara thuộc châu Phi. Do vòm họng có màu đen như mực nên chúng được mệnh danh là rắn Mamba đen và là loài rắn dài nhất tại Phi châu.

Với chiều dài khoảng từ 2m đến 3m, đôi khi có thể đạt được độ dài lên tới 4,3 m hoặc 4,5 m đối với những con trưởng thành khỏe mạnh.

Tốc độ di chuyển của loài rắn Mamba đen có thể lên đến 11Km/h trong một khoảng cách ngắn, nhanh nhất của các loài rắn trên thế giới.

Nọc của loài rắn Mamba đen có độc tính rất mạnh, khiến cho nạn nhân bị bất tỉnh chỉ trong vòng 45 phút và có thể dẫn đến tử vong chỉ trong khoảng từ 07 – 15 tiếng đồng hồ.

Thành phần chủ yếu có trong nọc độc của loài rắn Mamba đen này thuộc gốc Neurotoxin có chứa Dendrotoxin. Loài rắn này có thể tấn công con mồi trong một khoảng cách từ xa nhất định và có thể tạo ra hàng loạt các vết cắn liên tiếp để tấn công con mồi.

Với bản tính hung hăng nhưng chúng cũng không tấn công con người vô cớ mà luôn tìm cách lẩn trốn nếu cảm thấy bị đe dọa.

11. Indian Cobra – Rắn hổ mang Ấn Độ

Indian Cobra - Rắn hổ mang Ấn Độ

Loài rắn hổ mang Ấn Độ là một loài rắn thuộc họ rắn hổ. Chúng được tôn sùng trong truyền thuyết thần thoại và nền văn hóa tâm linh của Ấn Độ, thường xuất hiện và bị điều khiển bởi những bậc thầy sử dụng thuật thôi miên.

12. Rattlesnake – Rắn chuông, rắn đuôi chuông

Rattlesnake - Rắn chuông, rắn đuôi chuông

Loài rắn chuông với rất nhiều tên gọi khác nhau như rắn đuôi chuông hay rắn rung chuông, là loài rắn có độc thuộc nhóm Crotalus và Sistrurus của họ rắn hang Crotalinae với tất cả 32 loài rắn chuông thuộc 65 – 70 nhánh loài.

Đặc điểm nhận dạng điển hình là đuôi của chúng có thể rung và phát ra âm thanh như tiếng chuông. Loài rắn này có nguồn gốc từ châu Mỹ, phân bố rải rác từ miền Nam Canada tới miền Trung Argentina.

Loài rắn đuôi chuông sinh trưởng chủ yếu ở châu Mỹ, chính sự đặc biệt của phần đuôi trên cơ thể có khả năng rung và phát ra âm thanh như tiếng chuông nên chúng được gọi là rắn đuôi chuông.

Nếu chẳng may bị rắn đuôi chuông tấn công, chất độc trong nọc của chúng sẽ phá hủy hệ thần kinh khiến nạn nhân bị trụy tim chỉ trong ít phút.

Những con rắn đuôi chuông chưa trưởng thành thường nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với những con trưởng thành bởi vì chúng chưa biết cách để kiểm soát lượng nọc độc khi tấn công con mồi.

Loài rắn này còn có tên khoa học là Rattle hay cách gọi thông thường khác là rắn rung chuông. Chúng được mệnh danh là loài rắn độc sát thủ nhất thuộc lớp bò sát, với chất độc cực mạnh có thể tiêu diệt con mồi chỉ trong tích tắc.

Loài rắn đuôi chuông chủ yếu sinh tồn tại châu Mỹ với tổng số 32 loài thuộc 65 – 70 phân nhánh của loài trên toàn trái đất.

Chính sự đa dạng trong chủng loài của loài rắn này khiến giới khoa học luôn tò mò và không thể ngừng tìm tòi nghiên cứu về chúng.

Bằng tiếng chuông đặc trưng được phát ra từ đuôi của loài rắn này khi rung lên nên con người có thể dễ dàng phát hiện và nhận dạng ra chúng.

Được biết đến như một loài rắn cực độc của Mỹ vì chúng sở hữu chất độc có thể tàn phá hệ thần kinh và gây tê liệt các con mồi như chim, chuột và các loài động vật khác dẫn đến tử vong do trụy tim trong vài phút.

Vì chưa biết cách kiểm soát lượng nọc độc tiết ra khi tấn công kẻ thù nên những con rắn đuôi chuông chưa trưởng thành sẽ nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với những con đã trưởng thành.

13. Rắn nâu vùng đông Australia

Rắn nâu vùng đông Australia

Do màu sắc cơ thể có màu nâu bóng và sống chủ yếu ở phía Đông Australia nên chúng thường được gọi với cái tên là rắn nâu vùng Đông Australia.

Loài rắn này cực kỳ linh hoạt và nhanh nhẹn, bản tính hung tợn và có độc tính rất mạnh. Khi bị chúng tấn công, nạn nhân sẽ bị đau đớn kinh khủng, bị tê liệt toàn thân và rối loạn đông máu dẫn đến tử vong chỉ trong ít phút.

14. Rắn độc Úc

Rắn độc Úc

Australia là quê hương của rất nhiều loài động vật nguy hiểm, trong đó chiếm 21 loài rắn cực độc trong tổng số 25 loài rắn độc nổi tiếng kinh hoàng nhất thế giới.

Chính vì thế, việc nắm những kiến thức cơ bản về loài vật máu lạnh này là điều cần thiết và có lợi cho con người. Chất độc trong nọc rắn sẽ nhanh chóng tàn phá các tế bào trong cơ thể nạn nhân khi ngấm vào máu, khiến cho nạn nhân tử vong một cách vô cùng đau đớn.

Tỷ lệ những nạn nhân chết do bị rắn độc cắn hàng năm ở Australia lên tới 70%, đa số đều do không kịp cứu chữa.

Hiện nay, các loài rắn độc Australia đã bắt đầu phân bố rải rác ở các khu dân cư hoặc trang trại để tìm kiếm thức ăn, gây ám ảnh kinh hoàng cho con người vì bản tính hung tợn vả nguy hiểm khôn lường của chúng, chiếm khoảng 41% trong tổng các tai nạn bị rắn tấn công, gây tử vong 15 trên tổng số 19 trường hợp.

Chất độc trong nọc của chúng sẽ phá hủy các tế bào thần kinh và toàn bộ hệ hô hấp khi ngấm vào máu của nạn nhân và dẫn tới tử vong chỉ trong vòng 06 giờ, lâu nhất cũng không quá 48 tiếng đồng hồ.

15. Rắn độc đen châu Phi

Rắn độc đen châu Phi

Được gọi là rắn độc đen châu Phi không phải vì cơ thể của chúng có màu đen, mà là vì chúng có vòm miệng màu đen như mực và sinh sống chủ yếu ở châu Phi.

Màu sắc cơ thể của chúng thường là màu xám nâu. Loài rắn độc đen này rất hung hăng, có tốc độ tấn công rất nhanh lên đến 20Km/h và có thể tạo ra những đợt tấn công liên tục trong tích tắc.

Với một lượng nọc độc cực nhỏ của chúng có thể cướp đi mạng sống của 10 – 25 con người trưởng thành bằng cách phá hủy toàn bộ hệ thần kinh, làm mất nhận thức, sùi bọt mép, hôn mê và dẫn đến tử vong trong vài phút.

Tất cả những loài rắn độc được liệt kê phía trên là những loài nổi tiếng nguy hiểm kinh hoàng trên toàn thế giới. Nọc độc của những loài rắn này sẽ khiến nạn nhân bị đau đớn tột cùng và tử vong là điều khó tránh khỏi nếu không được cứu chữa kịp thời.

Mặt khác, những loài rắn này cũng góp phần giúp cân bằng hệ sinh thái thiên nhiên và làm phong phú hơn các loài động vật trong tự nhiên. Thegdian hy vọng rằng qua bài biết này, các bạn sẽ tự trang bị được cho mình những kiến thức cơ bản về các loài rắn độc để có thể sử dụng khi cần thiết.

Mời các bạn xem thêm

B. Top 10 loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam

Theo thống kê của các nhà sinh học, có khoảng 200 loài rắn khác nhau đang sinh trưởng và phân bố tại Việt Nam, bao gồm cả những loài rắn độc cho đến cực độc chủ yếu thuộc hai họ là rắn lục và rắn hổ.

Sau đây, Thegdian sẽ cùng bạn tìm hiểu 10 loài rắn nổi tiếng nhất về sự nguy hiểm của chúng ở Việt Nam.

1. Rắn lục sừng với đầu hình tam giác

Rắn lục sừng với đầu hình tam giác

Tên khoa học của loài rắn lục sừng là Trimeresurus cornutus, chúng được phát hiện tại vườn quốc gia Bạch Mã và vùng Bắc Bộ của Việt Nam.

Chúng rất dễ được nhận dạng và phân biệt nhờ vào hình dáng đặc biệt của chúng, phần đầu tách biệt rõ ràng với phần cổ và có hình tam giác, trên đầu có phủ một lớp vảy và phát triển thành lớp sừng ở trên vùng mắt.

Chiều dài cơ thể của chúng khoảng 50 cm. Loài rắn lục sừng có nọc cực độc và được xếp hạng nhất trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam bởi các nhà khoa học trên thế giới. Vì thế mà chúng còn được mệnh danh là loài rắn quỷ.

Loài rắn lục sừng là một trong những loài rắn có nọc độc độc nhất tại Việt Nam cùng với loài rắn lục đuôi đỏ, rắn lục đầu bạc và rắn chàm quạp… tạo nên một hệ sinh thái vô cùng phong phú cho Việt Nam.

Loài rắn lục sừng này rất hiếm bắt gặp. Theo thông tin từ các cuộc nghiên cứu và khám phá, loài rắn lục sừng chỉ mới được tìm thấy ở Sa Pa (Lào Cai), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) và Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình).

Vào lần gần đây nhất khoảng tháng 04 năm 2015, rắn lục sừng được phát hiện thêm tại Ninh Bình trong cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc vườn quốc gia Cúc Phương.

Ngoài ra, rắn lục sừng chỉ mới được phát hiện tại vùng núi Wuzhishan thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) nằm gần biên giới Việt – Trung.

Đặc điểm của loài rắn này là chúng có sừng ở trên mắt do lớp vảy phát triển tạo thành, giúp chúng dễ dàng được phân biệt so với các loài rắn khác, các nhà khoa học hiện vẫn chưa biết được tác dụng của chiếc sừng đó.

Loài rắn lục sừng có chiều dài khoảng 50cm, cơ thể có màu xám nâu cùng với họa tiết rất độc đáo. Đầu của chúng có hình dáng giống hình tam giác, đuôi mỏng.

Hiện nay, các nhà khoa học đã đưa loài rắn lục sừng vào Sách Đỏ của Việt Nam vì chúng có giá trị cao cho các nghiên cứu khoa học, cần phải được bảo tồn.

2. Rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ

Tên của loài rắn lục đuôi đỏ được bắt nguồn từ chính hình dáng cơ thể của chúng. Loài rắn này có màu xanh ở phần thân và màu đỏ ở phần đuôi nên rất dễ dàng để nhận dạng và phân biệt với các loài rắn khác.

Chúng sống và phân bố ở vùng núi cao của dãy Trường Sơn hoặc trong rừng sâu ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Hiện nay, chúng cũng đã được tìm thấy ở Cần Thơ, Quảng Ngãi, Nghệ An và Đà nẵng.

Loài rắn lục đuôi đỏ có tên khoa học là Trimeresurus albolabris, là một loài rắn cực độc thuộc loài rắn lục, có thân màu xanh và đuôi có màu đỏ.

Chiều dài cơ thể của chúng tối đa khoảng 60cm và trọng lượng khoảng 300gram. Tổng chiều dài của con đực và con cái rất khác nhau, khoảng 600 mm cho con đực và khoảng 810 mm cho con cái.

Riêng chiều dài phần đuôi của con đực là khoảng 120 mm và của con cái là khoảng 130 mm. Đôi khi có những con sống lâu có thể đạt được cân nặng lên đến 500 gram.

Loài rắn lục đuôi đỏ là loài đặc biệt nhất trong họ nhà rắn lục vì chúng đẻ con, trứng sau khi được thụ tinh vẫn được lưu lại trong bụng rắn mẹ và hình thành bào thai tách biệt giống với loài thú.

Trứng sẽ được ấp trong bụng rắn mẹ cho đến khi nở thành rắn con, khi sinh con thì phần bụng gần hậu môn của rắn mẹ sẽ tách ra cho toàn bộ rắn con chui ra, lúc đó cũng chính là lúc rắn mẹ sẽ chết đi.

Vào thời gian mang thai, nọc độc của rắn lục đuôi đỏ sẽ bị tích tụ khiến cho chúng vô cùng hung tợn và nguy hiểm. Loài rắn này thường ngụy trang và sống ẩn trên cây nên thân của chúng luôn có màu xanh tiệp với màu của lá cây.

Mắt của loài rắn lục đỏ có thể nhìn rất rõ vào ban đêm, nhưng ngược lại vào ban ngày thì chúng không thể nhìn rõ được.

3. Rắn chàm quạp (hay còn gọi là rắn khô mộc)

Rắn chàm quạp (hay còn gọi là rắn khô mộc)

Loài rắn chàm quạp còn được biết đến với tên gọi là rắn lục nưa dựa vào đặc điểm màu sắc cơ thể của chúng, màu da của loài rắn này có màu nâu hoặc nâu đỏ của màu lá cây hoặc màu của cành cây khô giúp chúng rất dễ ngụy trang để săn mồi và lẩn trốn kẻ thù mà không dễ dàng phát hiện được.

Loài rắn chàm quạp sinh sống trong các khu rừng cây cao su thuộc vùng Đông Nam Bộ. Chúng là một loài rắn rất độc đồng thời cũng rất quý hiếm của Việt Nam, nọc độc của chúng rất mạnh và chỉ xếp sau loài rắn biển.

Xem thêm :  Xem 10 tướng cằm phong thủy ở phụ nữ, đàn ông chuẩn

Ngoài màu sắc cơ thể giống với màu lá cây hoặc cành cây khô, chiều dài cơ thể của chúng khoảng từ 0,2 – 01 m, trọng lượng khoảng 100 – 2000 gram, hình dáng của phần đầu giống với hình tam giác, đồng thời chạy dọc theo sống lưng là những họa tiết có hình tam giác đối xứng nhau như những cánh của bươm bướm.

Các hoa văn trên cơ thể của loài rắn này có màu sẫm, nổi bật trên nền màu nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm của màu da và có từ 19 – 31 dấu vân.

Nếu không phân biệt rõ sẽ rất dễ nhầm lẫn loài rắn độc này với loài trăn hoa, gây nguy hiểm khôn lường cho con người. Loài rắn này thường cuộn tròn trong các đám lá cây khô nên khó lòng bị phát hiện.

Sau khi tấn công con mồi, chúng thường nằm im và không lẩn trốn nên rất dễ để nhận dạng.

Đa số loài rắn chàm quạp đều có nọc độc cực mạnh. Chúng sở hữu chất độc có thể tàn phá hệ thần kinh và gây tê liệt các con mồi như chim, chuột và các loài động vật khác dẫn đến tử vong do trụy tim trong vài phút.

Nếu những ai không may bị loài rắn chàm quạp tấn công thì nọc độc từ răng nanh của chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào máu của nạn nhân, làm phá vỡ các màng bảo vệ thành mạch gây xuất huyết bên trong rất nguy kịch.

Loài rắn chàm quạp là nỗi sợ kinh hoàng của con người bởi chất kịch độc có trong nọc của chúng và được xem là nguy hiểm nhất Việt Nam.

Ngoài ra, chúng còn là mối hiểm họa tại các nước nhiệt đới thuộc Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Mã Lai, Indonesia…

Theo thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy, loài rắn chàm quạp là một trong những nguyên nhân gây tử vong thường xuyên xuất hiện tại các rừng cây cao su và cây điều, chiếm xác suất 19,4% các ca bị rắn cắn.

Các khu rừng này thuộc các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang) và các khu vực núi đá vôi Nam Bộ như Kiên Lương, Hà Tiên (Kiên Giang).

4. Rắn lục Vogel

Rắn lục Vogel

Loài rắn lục Vogel còn có tên khoa học là Viridovipera vogeli, chúng sống rải rác trong các bụi cây, bụi rậm thuộc họ cây thấp nằm ở khu vực đồi núi Tây Nguyên.

Các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng… là những nơi thường xuyên có thể bắt gặp loài rắn lục Vogel này. Màu sắc cơ thể của loài rắn lục Vogel là màu xanh lục, phần bụng có màu xanh nhạt.

Chúng hoạt động và săn mồi vào ban đêm. Ngoài ra, chúng còn được gọi dưới một tên khác là rắn lục miền Nam, đỉnh đầu và phần thân có màu xanh lục và phần bụng cũng có màu xanh nhưng nhạt hơn.

Loài rắn lục Vogel dễ dàng được tìm thấy ở các bụi rậm, bụi cây ở những miền đồi núi có độ cao từ 900 – 1500 m.

Thức ăn của chúng rất đa dạng và khó xác định chính xác vì chúng chỉ thường săn mồi và kiếm ăn vào ban đêm. Rắn lục Vogel thường xuất hiện ở các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai và Lâm Đồng…

Rắn lục Vogel là một trong những loài rắn độc, chúng được ví như là những sát thủ bóng đêm và thông minh nhất trong các loài rắn.

Khi màn đêm đen buông xuống và bao trùm tất cả, loài rắn Vogel sẽ bắt đầu hành trình kiếm ăn của mình. Chúng sẽ cuộn tròn người lại và nằm ẩn nấp trong những bụi rậm gần mặt đất và chờ đợi thời cơ tấn công con mồi bằng khả năng cảm thụ nhiệt trong bóng tối của chúng.

Với một cú đớp mồi cực nhanh và cực mạnh sẽ làm con mồi không có cơ hội trốn thoát. Chất độc có trong nọc của loài rắn Vogel này sẽ khiến cho nạn nhân đau đớn vô cùng ở vị trí bị chúng cắn.

5. Rắn lục đầu bạc

Rắn lục đầu bạc

Loài rắn lục đầu bạc là một loài rắn nguyên thủy với độc tính có trong nọc độc cao vô cùng, chúng thuộc họ Azemiops. Chiều dài cơ thể của loài rắn này khoảng 80 cm.

Loài rắn lục đầu bạc ở Việt Nam có số lượng rất ít, chủ yếu được tìm thấy ở các vùng thuộc tỉnh Cao Bằng hay Lạng Sơn. Chúng còn được biết với tên gọi khoa học là Azemiops feae và được xem là một loài rắn lục cổ xưa nhất.

Môi trường sinh sống của chúng là những vùng đồi núi cao trên 1000 m. Giống như tên gọi của chúng, loài rắn lục đầu bạc có phần đầu phủ màu bạc trắng, đầu dẹt và phần đầu được tách biệt rõ ràng với phần cổ.

Chúng có phần thân màu đen cùng với những hoa văn màu đỏ hoặc màu cam nằm trên thân. Trên đầu còn có hai sọc màu đen lớn chạy dọc, nằm đối xứng với nhau qua một đường sọc màu trắng hồng, phía trước hơi hẹp và mở rộng ra ở phía sau.

Với lớp vảy mịn cùng 17 hàng chạy dọc trên thân theo thông tin của tạp chí Sinh vật rừng Việt Nam và có chiều dài của đuôi ngắn.

Vào năm 2013, loài rắn này chúng được đề cập và phổ biến đầu tiên trên cuốn tạp chí Russian Journal of Herpetology.

Tên của chúng được lấy theo tên nhà sinh vật học người Nga – Vladimir Kharin, nhằm tưởng nhớ và vinh danh cho những nghiên cứu về loài bò sát và loài cá mà ông đã cống hiến cho nền khoa học thế giới.

Chính những đường sọc đặc trưng nổi bật trên lớp da đen bóng của loài rắn lục đầu bạc này mà chúng được ca ngợi là một loài rắn có vẻ bề ngoài đầy “quý phái”.

Chúng là loài rắn lục đầu bạc thuộc họ Azemiops và được xếp hạng thứ 60 trong danh sách hơn 210 loài rắn độc được ghi chép trong tài liệu sinh học Việt Nam.

6. Rắn lục Trùng Khánh

Rắn lục Trùng Khánh

Tên khoa học của loài rắn lục Trùng Khánh là Protobothrops trungkhanhensis. Chúng được tìm thấy lần đầu tại vùng Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng.

Chiều dài cơ thể của chúng khoảng 70cm và có kích thước khá bé so với những loài rắn khác thuộc họ Protobothrops. Môi trường sống của loài rắn lục trùng khánh này là các khu rừng núi đá vôi của vùng nhiệt đới ở độ cao từ 500 – 700 m.

Chúng là một trong những loài rắn đã có tên trong Sách Đỏ Việt Nam do số lượng của loài rắn này rất hiếm và ít, cần được bảo vệ và lưu giữ nếu không muốn chúng bị tuyệt chủng.

Loài rắn lục trùng khánh là một loài rắn tiêu biểu của vùng Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng. Đặc điểm hình dáng của loài rắn trùng khánh đực và cái tương đối giống nhau, phần lưng và đầu của chúng đều có màu nâu xám nhạt, điểm để phân biệt là sự sắp xếp của các vảy trên thân.

Loài rắn lục trùng khánh có các vảy nhỏ ngăn cách giữ đầu và cổ, chúng có mũi to, mình thuôn dài, vảy có hình thang và có gờ nổi rõ.

Ngoài màu nâu xám nhạt ở phần lưng và đầu thì còn có nhiều vệt màu nâu sẫm rải rác trên thân và đuôi của chúng. Chúng có vệt đen ở gần đuôi và không có vệt đỏ trên đỉnh của đuôi.

7. Rắn hổ mang Xiêm

Rắn hổ mang Xiêm

Loài rắn hổ mang Xiêm hay còn được biết với những cái tên quen thuộc như rắn hổ mèo và rắn hổ mang Đông Dương, là một loài rắn độc rất nguy hiểm cho con người.

Khi bị loài rắn này cắn, nọc độc sẽ phát tác nhanh chóng làm cho cơ thể bị tê liệt, hệ hô hấp không thể hoạt động và dẫn đến mất mạng chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ.

Loài rắn hổ mang xiêm phân bố ở các vùng Nam Trung Bộ và miền Nam Việt Nam. Chúng không tấn công người vô cớ mà chỉ phản đòn khi cảm thấy bị thách thức hoặc đe dọa.

Những nạn nhân bị loài rắn hổ mang xiêm cắn thì cơ thể sẽ bị tê liệt, suy hô hấp dẫn đến cái chết đau đớn chỉ trong vòng thời gian nữa tiếng đồng hồ.

Chúng phân bố và sinh sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ và miền Nam Việt Nam. Loài rắn hổ mang xiêm có khả năng bành to cái cổ ra là do chúng có xương sườn linh hoạt kéo dài, giúp chúng có thể làm giãn tối đa phần da trên cổ làm cho phần cổ to ra như hình vòm.

Những khi cảm thấy bị đe dọa hoặc gặp nguy hiểm, loài rắn hổ mang xiêm sẽ nhanh chóng bành to phần cổ ra để giúp chúng trông hung tợn và to lớn hơn nhằm hù dọa kẻ thù.

Chúng sở hữu nọc rất độc. Chúng thường bị uy hiếp và đánh bại bởi loài cầy, chim săn mồi… và dĩ nhiên là cả con người.

8. Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa

Loài rắn hổ mang chúa là nỗi ám cảnh chết người vì chúng thường được nhắc đến với khả năng tấn công con mồi từ xa lên đến 03 m bằng cách phun nọc độc của mình.

Chúng còn có thể kiểm soát và điều tiết lượng nọc độc tiết ra khi tấn công con mồi. Loài rắn hổ mang chúa là một loài rắn độc rất nguy hiểm và có lãnh thổ cũng như phạm vi sống rất rõ ràng.

Tuy nhiên, chúng không thường tấn công con người vô cớ. Màu sắc cơ thể của chúng được quyết định nhiều dựa trên các yếu tố môi trường sống, những con có da màu sáng thường sinh sống ở những nơi nhiều ánh sáng như vùng sông suối, ao hồ…

Và ngược lại những con có da màu tối sẫm thường sinh sống ở những nơi ít ánh sáng như vùng rừng sâu, vùng núi cao hoặc trong hang sâu.

Rắn hổ mang chúa trưởng thành có chu kỳ lột da từ khoảng 04 – 06 lần trong một năm, còn những con chưa trưởng thành thì mỗi tháng một lần.

Khi đến thời điểm cần phải lột da, loài rắn hổ mang chúa sẽ tìm đến những nơi ấm áp hơn để được sưởi ấm cũng như đảm bảo cho nguồn thức ăn của chúng, thường nhà bếp trong khu dân cư của con người là những nơi lý tưởng để chúng lột da.

Chính vì thế mà con người rất dễ gặp nguy hiểm do khả năng gặp phải chúng rất cao và có thể bị chúng tấn công với mục đích tự vệ.

Loài rắn hổ mang con có lớp da màu đen tuyền với những sọc kẻ nhỏ có hình dáng chữ V màu vàng hoặc màu trắng, khiến chúng rất dễ bị nhầm lẫn với loài rắn cạp nong.

Tuy nhiên, chính đặc điểm vùng mang cổ rộng của loài rắn hổ mang chúa giúp cho chúng có thể dễ dàng được nhận dạng. Loài rắn hổ mang chúa có kích thước to hơn các loài rắn hổ mang khác, phần mang cổ của chúng nhỏ hơn và dài hơn.

Điểm độc đáo và đặc trưng riêng dễ nhận biết nhất của loài rắn hổ mang chúa chính là có một cặp vảy lớn gọi là xương chẩm nằm ở mặt sau của đỉnh đầu, đó là do sự sắp xếp của các mảng xương dẹt phía sau, là một trong những đặc điểm nhận dạng của họ rắn nước và họ rắn hổ.

9. Rắn hổ đất

Rắn hổ đất

Loài rắn hổ đất thuộc họ Elapidae hay còn được gọi dưới những cái tên như rắn hổ phì, rắn hổ mang một mắt kính. Chúng sẽ phình to phần mang ra khi tấn công con mồi hay tự vệ trước kẻ thù trông rất hung tợn và đáng sợ.

Loài rắn hổ đất thường sinh sống ở Ấn Độ, Trung Hoa và các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Chúng là loài đẻ trứng với số lượng khoảng từ 16 – 33 quả.

Loài rắn hổ này cũng là loài động vật máu lạnh nguy hiểm thuộc lớp bò sát, không có chân và toàn thân được bảo vệ bởi lớp vảy cứng. Chu kỳ thay da của chúng khoảng 02 – 03 tháng một lần.

Chính vì màu sắc cơ thể của chúng rất giống với màu đất nên chúng được gọi cái tên là rắn hổ đất, chúng có màu đen bóng hoặc đen mốc.

Phần cổ của loài rắn này có mang hình mặt trăng và sẽ bành to ra mỗi khi chúng giận dữ hoặc bị đe dọa bởi kẻ thù, đồng thời lưỡi của chúng sẽ đánh mùi liên tục để xác định tình hình chuẩn bị phóng nọc độc trông rất đáng sợ.

Rắn hổ có rất nhiều loài khác nhau, thức ăn chính của loài rắn hổ đất là chuột giúp cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Xem thêm :  Tour du lịch Thái Lan tháng 9 cùng những kinh nghiệm đi tour cần biết

Chúng được xem là một trong những loài động vật hoang dã nhưng lại rất gắn bó với đời sống của con người vì những giá trị mà chúng mang lại như là việc chúng thích ăn chuột giúp con người bảo vệ được ruộng lúa trước những loài gặm nhấm gây hại, giúp cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Thịt của chúng được con người dùng để ngâm rượu hoặc chế biến thành những món ăn ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, nọc độc của chúng còn được sử dụng rất nhiều trong việc nghiên cứu ra những loại thuốc chữa bệnh đặc trị rất quý hiếm.

10. Rắn biển

Loài rắn biển còn có tên khoa học là Hydrophiinae

Loài rắn biển còn có tên khoa học là Hydrophiinae, thuộc nhóm những loài rắn có độc, sống ở những vùng nước mặn, cơ thể có hình dáng thuôn dài giống như loài lươn, loài lịch.

Tuy sống dưới nước nhưng cấu tạo cơ thể không có mang như loài cá, chúng phải thường xuyên ngoi lên mặt nước để thở và lấy khí oxy. Chúng sinh sống và phát triển nhiều ở các vùng biển nước ta.

Chúng còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như đẻn, đẻn biển, hèo hay ông hèo… Trước đây, loài rắn biển được xếp vào một họ riêng và tách biệt nhưng sau này các nhà khoa học nhận ra chúng có họ hàng với loài rắn hổ Elapidae nên hiện tại vẫn còn chưa xác định được chính xác nguồn gốc của chúng.

Các nhà phân loại học chuyển toàn bộ rắn biển vào trong nhóm Elapidae, bằng cách này tạo ra các phân nhóm Elapidae, Hydrophiinae và Laticaudinae, mặc dù nhóm cuối cùng này có thể bỏ qua nếu Laticauda được gộp trong Hydrophiinae.

Hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào đủ sức thuyết phục cho mối quan hệ tương quan của các loài khác nhau và cùng thuộc nhóm rắn hổ này.

Chính vì thế một số nhà khoa học vẫn tùy tình huống mà lựa chọn, hoặc là tiếp tục làm việc với kiến thức cũ và nguyên thủy, hoặc là gộp tất cả các chi cùng nhau trong họ Elapidae, nhưng không phân chia thành các phân họ.

Loài rắn biển là một loài rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, đa số thời gian hoạt động của chúng đều sống ở dưới nước mặc dù chúng có tổ tiên là một loài được tiến hóa từ trên cạn.

Trên đây chính là 10 loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam. Thegdian hy vọng đã có thể trang bị được một số kiến thức cơ bản về loài rắn cho mọi người để chúng ta cảnh giác và đặc biệt chú ý mỗi khi đi du lịch, dã ngoại, đi tắm biển nhằm tránh việc bị các loài rắn nguy hiểm này tấn công.

C. Cách nhận biết rắn độc và rắn không độc

  • Dựa vào hình dạng đồng tử (con ngươi) của rắn

Một trong những cách dễ và nhanh nhất để nhận biết rắn độc và rắn không độc là nhìn vào đôi mắt của chúng. Nếu rắn độc thì đồng tử của nó sẽ có dạng elip như mắt con mèo, mắt con cá sấu, còn với rắn không độc sẽ có hình tròn như mắt người vậy.

Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ, một số loài rắn kịch độc như rắn taipan của Úc, rắn mamba đen (châu Phi), rắn hổ (Trung Đông, châu Á, châu Phi) vẫn có con người hình tròn.

Ngoài ra, một số loài rắn dù không có độc nhưng chúng lại có khả năng thay đổi hình dạng cơ thể theo từng hoàn cảnh khác nhau.

Vì vậy, nếu thấy một con rắn có tròng mắt hình tròn thì bạn cũng đừng vội tiếp cận mà phải quan sát thêm các đặc điểm khác nữa nhé, tốt nhất hãy luôn giữ cho mình một khoảng cách thất an toàn.

  • Mũi rắn

Ở khoảng cách giữa mắt và lỗ mũi của các loài rắn độc có một cái hốc nhỏ hay còn được gọi là Pit, đây là một cơ quan cảm biến nhiệt để phát hiện vị trí con mồi của chúng. Loài rắn không có độc sẽ hầu như không có bộ phận này.

  • Đuôi rắn

Các loài rắn độc thường có đuôi ngắn, có cách xếp vảy kép (double row of scale). Trong khi đó, những loài rắn không có độc thường có đuôi dài và nhỏ dần, cách sắp vảy đơn.

Cách sắp xếp vảy phần đuôi phía sau hậu môn của rắn thường (trái) và rắn độc (phải).

  • Đầu rắn

Thông thường, các loài rắn độc có đầu khá lớn, có hình dạng tam giác, cổ nhỏ. Trong khi các loài rắn thường có đầu nhỏ và có dạng tròn hơn.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ như các loài rắn biển, cạp nong, cạp nia… là những loài rắn độc lại có đầu giống loài rắn thường.

Đa số rắn độc có đầu tam giác (bên trái) và rắn không có độc thì đầu tròn hơn (bên phải).

  • Màu sắc, họa tiết trên da rắn

Loài rắn độc thường có màu sắc sặc sỡ và có thể phát ra những tiếng rít rất đặc trưng (ví dụ như âm thanh của rắn đuôi chuông) để cảnh báo kẻ thù tránh xa.

Ngoài ra, trên da của các loài rắn có những họa tiết hình kim cương, hoặc có từ ba màu trở lên thì khả năng cao là các loài rắn độc.

Tuy nhiên, đây chỉ là cách nhận dạng mang tính tương đối vì có một số loài rắn không có độc nhưng lại có khả năng cải trang thành những loài rắn cực độc để đánh lừa kẻ thù.

  • Tư thế của loài rắn

Khi cảm thấy bị đe dọa, loài rắn không có độc sẽ tìm cách lẩn trốn, trong khi các loài rắn độc sẽ di chuyển khá chậm rãi vả thản nhiên, hoặc luôn sẵn sàng ở tư thế chuẩn bị tấn công.

Cụ thể là chúng sẽ cuộn tròn cơ thể lại và ngóc cao đầu, phình cơ thể to ra, nhe răng nanh và thè lưỡi ra liên tục, phát ra tiếng kêu đe dọa và uy hiếp đồng thời lao về phía kẻ thù. Nếu là loài rắn hổ mang thì sẽ phồng mang ra hù dọa kẻ thù.

Đối với các loài rắn nước, những loài rắn không độc khi bơi chỉ nổi đầu, thân mình giấu dưới mặt nước còn những loài rắn có độc thường bơi theo kiểu nổi toàn thân.

  • Dựa vào răng nanh, vết cắn

Dựa vào răng nanh, vết cắn

Dựa vào răng nanh, vết cắn

Khi rắn độc bị đe dọa nó sẽ liên tục há miệng và thè lưỡi ra đe dọa để sẵn sàng tấn công bạn. Hãy quan sát răng nanh của nó nếu thấy răng có hình móc câu hay răng có hình ống thì đó là loài rắn có độc.

Nếu chẳng may bị rắn cắn, hãy quan sát vết cắn, nếu có dấu răng nanh (to hơn các dấu răng khác) thì đó là vết cắn của loài rắn có độc. Thông thường, vết cắn của loài rắn không độc chỉ có dấu của hai hàng răng nhỏ li ti.

Nếu bị loài rắn độc cắn, vết cắn sẽ nhanh chóng bị sưng lên làm cho bạn cảm thấy rất đau đớn, khó thở, buồn nôn, chóng mặt choáng váng, cơ bắp tê cứng và nóng sốt.

D. Rắn độc cắn bao lâu thì phát bệnh hoặc chết?

Trong cấp cứu người bị rắn độc cắn thì thời gian là điều tối cần thiết, tối quan trọng với mọi người bệnh. Chỉ cần có thêm thời gian, người bệnh có thể kịp thời đến bệnh viện.

Chỉ cần có thêm thời gian, là có thể sử dụng các biện pháp cấp cứu tối ưu để giành giật với tử thần. Vô vàn các ca cấp cứu, chỉ cần đến sớm một vài phút thì có thể đã bớt được vô số những giọt nước mắt.

Tùy theo loại rắn, thời gian tử vong của người bị cắn khác nhau. Nhưng tựu chung lại, thường thì mất khoảng thời gian 30 phút thì cơ thể người bị cắn xuất hiện những triệu chứng như liệt cơ, khó thở, hoại tử vết cắn ( da bị chết do nhiễm độc)…, sẽ mất khoảng 01 giờ đồng hồ để người bệnh tử vong.

Nếu ở các thành phố lớn, các trung tâm chống độc thì có thể sử dụng thuốc chống độc, truyền huyết thanh kháng độc để giải trừ. Nhưng nếu ở một nơi xa xôi, rừng núi hay đường giao thông không thuận tiện, lại ở trong đêm tối thì thật là quá khó.

Trong trường hợp bị rắn cắn, nếu trong tay các bạn có một nắm lá ớt tươi, một nắm lá trầu không và một nắm lá lưỡi hùm giã ra vắt nước uống.

Hoặc đơn giản hơn là một lọ Bách Xà Giải Độc Tán này thì thời gian xâm nhập của độc tố sẽ kéo dài hơn và độc tính cũng được phân giải đi, tăng thêm sinh cơ cho người bệnh.

Cũng như chiếc mũ bảo hiểm, bình thường đội thì không thấy có tác dụng gì, nhưng khi xảy ra sự việc, mới thấy nó đáng quý. Thuốc giải độc này cũng thế, tốt nhất là không nên dùng đến nó, nhưng nên có nó ở bên mình.

E. Cơ hội sống khi rắn độc cắn là bao nhiêu phần trăm?

Trước câu hỏi cơ hội sống khi rắn độc cắn là bao nhiêu? Chuyên gia nói rằng, chỉ cần được điều trị kịp thời, thì kể cả rắn hổ mang chúa cắn vẫn có cơ hội sống.

Do đó, chuyên gia khuyên, nạn nhân bị rắn độc cắn chớ nên tự đến các bệnh viện lớn, bệnh viện chuyên khoa mà nên thông qua y tế cơ sở.

Khi đó, nạn nhân vừa được vận chuyển bằng xe cứu thương tốc độ nhanh hơn các phương tiện khác, vừa được nhân viên y tế chăm sóc, xử lý tình huống nguy cấp.

F. Phải làm gì khi bị rắn cắn – Cách xử lý khi bị rắn độc cắn

Việc đầu tiên và cấp bách nhất mà bạn cần làm là nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời. Nếu có thể hãy mang theo con rắn độc hoặc ảnh chụp con rắn đã cắn bạn.

Điều này sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng nhận định và chẩn đoán hơn, tránh làm mất thời gian dẫn đến sự phát tác của chất độc. Đồng thời hãy hạn chế vận động để nọc độc không lan ra và ngấm vào máu nhanh hơn.

Lưu ý: Không được hút độc ra vì sẽ khiến cho các mô xung quanh vết cắn bị tổn thương nhiều hơn và có thể gây nhiễm trùng.

Với những kiến thức mà Thegdian đã tìm hiểu và chọn lọc ở bài trên, mong rằng các bạn sẽ nhận biết được sự nguy hiểm của các loài rắn độc cũng như sẽ không bị hoang mang khi phải đối mặt với chúng, bình tĩnh xử lý để có thể tự bảo vệ chính mình.

Dù là loài rắn có độc hay không có độc thì tốt nhất các bạn vẫn nên giữ cho mình khoảng cách an toàn đối với chúng, nhằm tránh những rủi ro xảy ra do sự nhầm lẫn về nhận dạng của loài bò sát máu lạnh này và dẫn đến những sự việc đáng tiếc không mong muốn.


8 câu đố khó, nghĩ cả năm chưa ra đáp án


8 câu đố khó sau đây sẽ làm khó bạn nếu bạn chưa từng được nghe qua thì cả năm cũng chưa chắc bạn đã tìm ra được đáp án.
Mặc dù các câu đố này chưa phải là các câu đố khó nhất nhưng cũng đủ để chứng minh cho bạn thấy độ khó và tư duy logic cực cao mới tìm ra được đáp án.
Mình tin rằng các bạn sẽ có sự nhanh nhạy và tư duy logic cao hơn khi trả lời đúng những câu đố khó này. Cảm ơn các bạn và ủng hộ mình bằng cách Đăng ký miễn phí tại đây https://goo.gl/ZcLslw để nhận những video mới nhất!\r
★★★★★\r
\r
Cảm ơn các bạn đã xem video của mình nhé. Nhớ ủng hộ bằng like, share, comment các video của mình.\r
\r
Nội dung liên quan:\r
\r
Danh sách phát các câu đố:\r
\r
Tổng hợp những câu đố vui hại não có đáp án: \r
https://goo.gl/uqUqd9\r
\r
Những câu đố hay về ngày tết Nguyên Đán: https://goo.gl/mVXyyM\r
\r
Đố vui thử tài tinh mắt: https://goo.gl/e12nHE\r
\r
Câu đố thám tử, thử tài phá án: https://goo.gl/FVv937\r
\r
Những câu đố mẹo hay nhất có đáp án: https://goo.gl/cZ3a1g\r
\r
Những câu đố hại não có đáp án: https://goo.gl/AKp7Ep\r
\r
Những câu đố dân gian Việt Nam: https://goo.gl/FGm2ba\r
\r
★★★★★\r
\r
Chúng tôi trên mạng xã hội\r
★ Facebook Page: https://www.facebook.com/caudovuidangianvietnam/\r
★ Blogspot: https://goo.gl/zTJTZr\r
\r
★★★★★\r
Câuđố câuđốkhó caudokhoLưu ý:
Trong video có sử dụng một số hình ảnh và video miễn phí cho sử dụng thương mại, Không cần thẩm quyền trên trang https://pixabay.com/
Câu đố vui dân gian Việt Nam đã đăng kí làm đối tác của youtube nên nghiêm cấm mọi hình thức reup các video trên kênh này. Mọi thắc mắc về bản quyền, tài trợ, quảng cáo, cộng tác vui lòng liên hệ email: caudokhonhat@gmail.com.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button