Giáo Dục

Bài 9. đa dạng của ngành ruột khoang

Câu 1: Những đại diện thuộc ngành ruột khoang sống ở biển gồm: 

  • A. Sứa, thủy tức, hải quỳ
  • B. Sứa, san hô, mực
  • C. Hải quỳ, thủy tức, tôm
  • D. Sứa, san hô, hải quỳ

Câu 2: Loài ruột khoang nào có lối sống tự dưỡng

  • A. Sứa
  • B. San hô
  • C. Hải quỳ
  • D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 3: Loài ruột khoang nào sống ở môi trường nước ngọt

  • A. Sứa
  • B. San hô
  • C. Thủy tức
  • D. Hải quỳ

Câu 4: Ngành ruột khoang có khoảng bao nhiêu loài

  • A. 5 nghìn loài
  • B. 10 nghìn loài
  • C. 15 nghìn loài
  • D. 20 nghìn loài

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?

  • A. Miệng ở phía dưới.
  • B. Di chuyển bằng tua miệng.
  • C. Cơ thể dẹp hình lá.
  • D. Không có tế bào tự vệ.

Câu 6: Sứa di chuyển bằng cách

  • A. Di chuyển lộn đầu
  • B. Di chuyển sâu đo
  • C. Co bóp dù
  • D. Không di chuyển

Câu 7:  Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

…(1)… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

  • A. (1) : Khoang tiêu hóa ; (2) : dễ nổi ; (3) : tầng keo
  • B. (1) : Khoang tiêu hóa ; (2) : dễ chìm xuống ; (3) : tầng keo
  • C. (1) : Tầng keo ; (2) : dễ nổi ; (3) : khoang tiêu hóa
  • D. (1) : Tầng keo ; (2) : dễ chìm xuống ; (3) : khoang tiêu hóa
Xem thêm :  Lý thuyết về vật liệu polime: chất dẻo, tơ, cao su, keo dán hay, chi tiết nhất

Câu 8: Cơ thể sứa có dạng

  • A. Đối xứng tỏa tròn
  • B. Đối xứng hai bên
  • C. Dẹt 2 đầu
  • D. Không có hình dạng cố định

Câu 9: Sứa tự vệ nhờ

  • A. Di chuyển bằng cách co bóp dù
  • B. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt
  • C. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi
  • D. Không có khả năng tự vệ.

Câu 10:  Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.

  • A. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : khoang ruột
  • B. (1) : phân đôi ; (2) : cụm ; (3) : tầng keo
  • C. (1) : tiếp hợp ; (2) : cụm ; (3) : khoang ruột
  • D. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : tầng keo

Câu 11:  Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.
  • B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.
  • C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.
  • D. Giúp sứa dễ bắt mồi.

Câu 12:  Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ?

  • A. Cơ thể hình dù.
  • B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.
  • C. Luôn sống đơn độc.
  • D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.

Câu 13:  Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?

  • A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành.
  • B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
  • C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành ; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
  • D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
Xem thêm :  Lý thuyết hàm số mũ, hàm số logarit, hàm số lũy thừa chi tiết - toán lớp 12

Câu 14: Loài nào có khung xương đá vôi cứng chắc

  • A. Hải quỳ
  • B. San hô
  • C. Sứa
  • D. Thủy tức

Câu 15: Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển

  • A. San hô
  • B. Hải quỳ
  • C. Thủy tức
  • D. Sứa

Câu 16: Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

  • A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.
  • B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.
  • C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.
  • D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.

Câu 17: Hải quỳ và san hô đều sinh sản

  • A. Sinh sản vô tính
  • B. Sinh sản hữu tính
  • C. Sinh sản vô tính và hữu tính
  • D. Tái sinh

Câu 18:  Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

  • A. Kiểu ruột hình túi.
  • B. Cơ thể đối xứng toả tròn.
  • C. Sống thành tập đoàn.
  • D. Thích nghi với lối sống bám.

 


đa dạng của ngành ruột khoang – Bài 9 – Sinh học 7 – Cô Mạc Phạm Đan Ly (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
Video này cô sẽ hướng dẫn xây dựng nền tảng kiến thức bài Đa dạng của ngành Ruột khoang nhằm giúp các em hiểu và giải nhanh các dạng bài tập liên quan. Video này, cô cũng sẽ giải tất cả các bài tập của bài học này trong sách. Chú ý theo dõi bài học cùng cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack sinh7 bai9
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 7 Cô Mạc Phạm Đan Ly:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Vi8zm6OeX8tUNNOwTFOb4J
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 7 Cô Đỗ Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7U1g167kC673iDY0HfEOoIn
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 7 Cô Nguyễn Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7UsZMjvLDZAdOxSAg19aoba

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button