Giáo Dục

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương em hay nhất (18 mẫu)

dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 1

1. Mở bài

Giới thiệu đối tượng miêu tả.

Nhà thơ Tế Hanh đã có lần xúc động viết những câu thơ như sau:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa bóng xuống lòng sông xanh mát”

Thật vậy, với mỗi người dân quê thì hình ảnh dòng sông đã trở thành một phần trong tâm trí, một miền kí ức, một kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Và với em, dòng sông quê hương cũng đẹp đẽ như vậy.

2. Thân bài

a) Tả cảnh đẹp của dòng sông

·         Dòng sông quê em quanh co, uốn lượn mềm mại như một dải lụa đào ôm ấp quanh xóm làng bình yên.

·         Hai bên sông là cảnh sắc trù phú của quê hương. Hàng tre xanh rì rào trong gió, ngả mái tóc xuống lòng sông. Bầu trời cao và xanh ngắt như chiếc gương khổng lồ chiếu xuống lòng sông, các nàng tre say sưa làm đẹp. Thỉnh thoảng, có làn gió thoảng qua, vài chiếc lá lị lìa cành, trao nhẹ trên không trung rồi đáp nhẹ nhàng xuống mặt nước.

·         Dòng sông quê đã đem phù sa bồi đắp cho đôi bờ, mỗi ngày thêm màu mỡ. Đất đai nơi đây rất tốt vì vậy mà cây cối canh tươi. Từng luống rau xanh mướt nhờ bàn tay chăm sóc khéo léo của các bạn nông dân, những nương ngô tươi tốt chờ ngày bẻ bắp.

·         Lòng sông khá rộng, nước sông mùa xuân trong và sâu như có thể nhìn xuống tận đáy nhưng mùa hè, với những cơn mưa như trút nước, những trận bãi lũ dữ dội khiến dòng sông lúc nài cũng cuồn cuộn đỏ ngàu một màu như gương mặt của một người bầm đi vì rượu bữa.

·         Trên sông thuyền bè đi lại tấp nập. Những chiếc thuyền to chở đá, chở vôi cùng tiếng lanh canh gõ mái chèo đuổi cá.

b) Lợi ích dòng sông

·         Dòng sông với nguồn nước trù phú đã đem đến nguồn nước tưới phong phú cho ruộng đồng quê hương. Bởi thế mà cây cối luôn được tưới đầy đủ, quanh năm xanh tốt.

·         Con sông quê như một người mẹ hiền từ và bao dung của một vùng văn hóa xứ sở. Quanh năm suốt tháng, con sông đem lại nguồn hải sản phong phú với cua, tôm, cá, ốc.. Đó là nguồn thu nhập cho các hộ dân trong thôn xóm.

·         Dòng sông nằm nghiêng nghiêng bên đất mẹ không biết tự bao giờ, như một chứng nhân cho lịch sử hào hùng của người dân quê, nhìn nhận mọi sự đổi thay.

c) Kỉ niệm của bản thân với dòng sông quê

·         Dòng sông gắn bó với em từ lâu lắm, như một người bạn tri kỉ, thân thiết của tuổi thơ.

·         Mỗi buổi trưa hè, em và các bạn cùng trang lứa lại cùng nhau xuống tắm sông. Dòng nước ngọt lành và mát mẻ khiến con người ta sảng khoái và dễ chịu, thoải mái hơn bao giờ hết.

·         Buổi chiều, bọn em lại ngồi trò chuyện dưới gốc tre mát, cùng nhau thả diều trên bãi đất rộng. Cánh diều bay lên cao cai mãi mang theo biết bao khát vọng tuổi hoa cất cánh cùng cơn gió quê.

3. Kết bài

·         Nêu suy nghĩ và tình cảm.

·         Yêu biết mấy con sông quê nhỏ bé mà thân thiết. Sau này lớn lên hay đi đâu xa, con sông vẫn luôn là một phần kí ức không thể phai mờ

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 2

I- Mở bài:

Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương.

II- Thân bài:

Miêu tả cụ thể một số cảnh tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc trưng của buổi sáng mùa xuân:

– Bầu trời: Cao hơn, rộng hơn sau những ngày động âm u, lạnh giá

– Mặt đất: Tràn đầy nhựa sống,…

– Không khí: Ấm áp

– Mưa xuân: Lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: Ấm áp chiếu xuống vạn vật như muốn đánh thức tất cả…)

– Gió xuân: Nhẹ nhẹ, mơn man,…

– Cây cối: Đâm chồi nẩy lộc, trỗi dậy những mầm xanh tươi non…

– Hoa: Đua nhau khoe sắc thắm

– Chim chóc: Ca vang,… từng đàn én rộn ràng bay liệng trên bầu trời…

– Không gian: Chan hoà hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh

– Lòng người: Phơi phới niềm vui, tràn đầy ước mơ, hi vọng,…

III- Kết bài:

– Nhận xét và cảm nghĩ về bức tranh buổi sáng mùa xuân trên quê hương..

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 3

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp…) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng…).

b) Tả chi tiết:

– Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy…).

– Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm… Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại…); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

Ảnh đính kèm

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 4

1. Mở bài

·         Giới thiệu vài nét khái quát về quê hương hoặc nơi em đang ở.

2. Thân bài

·         Kể khái quát về khung cảnh nơi quê hương em.

·         Kể chi tiết những nét đặc trưng ở quê em.

3. Kết bài

·         Nêu những suy nghĩ, tình cảm của bản thân em dành cho quê hương mình.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 5

Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương em

Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Em lớn lên nhờ gió của biển, nhờ thức ăn của biển, nhờ cát biển,…. Chính vì thế đối với em cảnh biển là cảnh đẹp nhất đối với em. Mỗi sang tiếng còi tàu từ khơi về vang khắp nơi. Mọi người đua nhau ra đón người nhà. Nhưng em thích nhất là cảnh hoàng hôm trên biển, đây có thể là cảnh đẹp nhất của quê hương em.

Thân bài: tả cảnh hoàng hôn ở biển

Tả bao quát:

– Bầu trời dần tối lại, nắng bắt đầu tắt

– Mọi người chuẩn bị về

– Đèn đường bắt đầu mở

Tả chi tiết:

a. Khi mặt trời chưa lặn:

– Bầu trời trong xanh, cao vời vợị, những đám mây xanh trải khắp như một tấm thảm

– Những chú chim ríu rít bay lượn

– Nước biển trong xanh

– Nhìn xa xa là những chiếc thuyền giữa khơi chuẩn bị về đất liền sau một ngày làm việc vất vả

– Đằng xa là những ngọn núi hay cù lao chập chờn

– Những người tắm biển đông nghịt, thoải thích tắm, như tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm việc vất cả.

b. Khi mặt trời lặn

– Nắng bắt đầu tắt, nắng dịu lại chứ không chói chang nữa

– Mặt trời từ từ đi về phía chân trời

– Hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như cái mâm đỏ khổng lồ.

– Nước biển từ từ chuyển màu

– Bãi cát vàng mịn bắt đầu ít người

– Những người tắm biển dần dần đi về.

Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên biển

– Cảnh hoàng hôn trên biển đem lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp về quê hương mình thời thơ ấu.

– Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh đẹp này.

Xem thêm :  132+ tên những chú chó nổi tiếng

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 6

Mở bài:

– Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.
– Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.

Thân bài:

a) Bên ngoài:
– Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.
– Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.
– Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.
– Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.
b) Bên trong:
– Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.
– Vườn chùa rộng và thoáng.
– Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.
– Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.
– Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.
– Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.
– Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.
– Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.
– Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.
– Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.
– Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.

Kết bài:

– Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.
– Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hiến Việt Nam.
– Em mong mọi người luôn giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 7

 a)Mở bài:

-Cảnh ở đâu.

-Em được quan sát nhân dịp nào?

-Cảnh được quan sát vào thời điểm nào trong ngày?

-Cảm xúc khái quát

b)Thân bài(chia thành nhiều đoạn nhỏ)

1.Cảnh được miêu tả khái quát

-Không gian

-Cảnh vật nhìn từ xa

-Lựa chọn đặc điểm nổi bật nhất

-Màu sắc,hương thơm

2)Cảnh được miêu tả cụ thể

-Kiến trúc(nếu có) Ví dụ:mặt đường,nhà cửa,……

-Chọn một đặc điểm nổi bật nhất của cảnh vật để miêu tả

-Nêu cảm xúc,suy nghĩ về đặc điểm nổi bật đó

c)Kết bài

-Khẳng định lại giá trị ý nghĩa của cảnh đẹp quê hương

-Suy nghĩ của em về trách nhiệm thế hệ trẻ trong việc giữ gìn,xây dựng quê hương đất nước.

*Mở bài:quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.

*Kết bài:Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 8

1.   Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín? –thời gian miêu tả…).

2.   Thân bài:

a.   Tả bao quát:

–     Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường….).

b.   Tả chi tiết:

–     Cánh đồng  bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

–     Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

–     Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

–     Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.

–     Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3.   Kết luận:

–  Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 9

A. Mở bài :

– Giới thiệu về một cảnh đẹp ở quê hương em : cảnh buổi sáng bình minh nơi em đang sống

B. Thân bài :

1. Miêu tả không gian buổi sáng hôm đó

– Đó là một ngày đẹp trời , không khí trong lành , hôm nay em dậy từ sớm và đã có dịp ngắm nhìn buổi bình minh trên chính quê hương mình.

– Sáng ra , không gian vẫn còn mờ mờ hơi sương 

– Tiết trời thoáng đãng , ông mặt trời vẫn chưa thức giấc sau một ngày dài mệt mỏi thế nên không gian khá là âm u , chưa được tươi sáng

2. Miêu tả cảnh vật và hoạt động của con người

– Em dậy sớm ra sân tập thể dục

– Em có thấy một vài bác nông dân đã vác cuốc ra đồng từ lúc trời còn tinh sương

– Một vài người cao tuổi thì đi bộ tập thể dục buổi sáng

– Khi trời bắt đầu hửng hơn thì cuộc sống cũng bắt đầu rộn ràng hơn

– Các cửa hàng ăn sáng bắt đầu bày biện và dọn hàng buổi sáng

– Người dân trong làng đi ra đường mua đồ cũng nhiều hơn , họ chào nhau bằng những câu nói đầy vui vẻ

– Khi mặt trời bắt đầu xuất hiện , không gian trở nên bừng sáng và có phần ấm áp hơn 

– Tiếng cười nói cũng nhiều hơn , mọi sinh hoạt của con người cũng rộn ràng và náo nhiệt hơn.

C. Kết bài :

– Nêu cảm nhận của bản thân về buổi sáng ngày hôm đó.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 10

– Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
– Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).
+ Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại).
+ Không gian từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).
– Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 11

1. Mở bài

Giới thiệu về cảnh đẹp mà em ấn tượng: Mùa thu Hà Nội

2. Thân bài

– Giới thiệu về mùa thu và Hà Nội nói chung

– Cảm nhận khi đi trên những con phố trong tiết trời mùa thu

+ Những làn gió nhẹ, se lạnh của tiết trời mùa thu

+ Hàng cây hai bên đường lá đã bắt đầu ngả vàng

+ Mùi hương hoa sữa, không quá nồng, mà chỉ thoang thoảng hoà quyện cùng hương vị của lá khô

– Khung cảnh bờ hồ khi thu đến (Miêu tả theo trình tự từ bao quát đến cụ thể (phần miêu tả chính):

+ Hồ Gươm rộng và đẹp hơn rất nhiều trong chính những bức ảnh, những bức tranh

+ Quanh bờ hồ là những hàng cây đã mấy chục tuổi, những bóng cây già nghiêng mình soi xuống bóng nước.

+ Hình ảnh cây phượng vĩ nghiêng mình, như người thiếu nữ soi bóng trên mặt hồ.

+ Những đoá hoa phượng đã tàn trên những vòm cây.

– Điểm ấn tượng đặc biệt của em đối với cảnh đẹp đó.

– Con người và bản sắc văn hoá ở nơi danh lam thắng cảnh đó.

– Cảm nhận của bản thân.

3. Kết bài

Mong muốn của bản thân về danh lam thắng cảnh đó.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 12

I. Mở bài:

    Giới thiệu chung về đối tượng

    Công viên Vị Xuyên quê hương em rất đẹp, nhất là vào những buổi bình minh ngày hè. Vì mùa hè em có nhiều thời gian rảnh hơn hẳn các mùa khác nên có nhiều cơ hội được ra hồ vào buổi sáng ngắm nhìn mặt trời mọc, đắm chìm trong vẻ đẹp của công viên, của hồ nước.

II. Thân bài:

Công viên Vị Xuyên quê hương em là một tổng thể thiên nhiên hài hòa có hồ Vị Xuyên, những con đường, vườn cây, dải đất bao quanh và cả tượng đài Trần Hưng Đạo.

Xem thêm :  Phân tích bài thơ nói với con

a. Hồ Vị Xuyên:

    Em theo mẹ ra hồ từ sớm để tập thể dục và để được ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh rực rỡ.

    Khi mặt trời vén bức màn mây “mỏng mảnh như là khói” trên cao để ngắm thả những cô cậu bé nắng tinh nghịch xuống đánh thức vạn vật, lớp sương mỏng phủ trên mặt hồ dần tan, để nhường chỗ cho ánh nắng ngày mới vàng tươi ấm áp chan hòa khắp không gian.

    Mặt hồ phẳng lặng, bình yên tựa hồ một tấm gương soi khổng lồ dường như bừng sáng hẳn lên bởi ánh bình minh.

    Đứng nhìn ngắm mặt nước trong veo, hít thở căng lồng ngực bầu không khí trong lành, thanh mát mà em cảm thấy khoan khoái hơn hẳn, lòng bỗng thấy yêu đời, hạnh phúc hơn, và yêu quê hương với hồ Vị Xuyên thơ mộng.

    Thỉnh thoảng có những làn gió mát thổi qua hồ làm cho mặt nước khẽ gợn sóng, từng con sóng nhỏ lăn tăn như đang vui đùa với những bé nắng làm em cứ ngỡ như trong một thoáng có ai đó đã dát vàng, một cách khéo léo và tinh tế, lên mặt hồ khiến nó lung linh, rực rỡ hơn hẳn.

b. Khu vực bao quanh hồ Vị Xuyên:

    Sau khi ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh, em và mẹ tản bộ trên con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ bao quanh hồ.

    Người ta không làm một con đường nhựa phẳng lì, rộng lớn quanh hồ mà cẩn thận lát những viên gạch trên con đường nhỏ khiến cho ai đi trên con đường ấy cũng có cảm xúc như đang đi trên một con đường thôn quê mộc mạc.

    Con đường ấy, cùng thảm cỏ sát bờ hồ nhìn xa như một đường viên tinh tế mà con người đã điểm tô cho tấm gương thiên nhiên khổng lồ.

    Nắng vàng rủ xuống con đường nhỏ, nắng mải mê trườn mình trên bãi cỏ xanh mướt ven hồ khiến cho cảnh vật trông tràn đầy sức sống.

    Vì giờ là buổi sáng sớm nên sương vẫn chưa tan hẳn dù nắng đã gõ cửa từng cây xanh hoa thắm.

    Những hạt sương nhỏ tí xíu, long lanh như hạt ngọc điểm tô cho vẻ đẹp dải cỏ sát hồ khi nắng chiếu vào lại thêm lấp lánh, lung linh hơn.

    Chim chóc nhảy nhót, bay lượn, chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khiến cho công viên vào buổi sáng thêm vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn.

    Trên con đường nhỏ, người dân đi bộ, tập thể dục tưng bừng, rộn rã.

c. Tượng đài Trần Hưng Đạo:

    Một nét nổi bật trong công viên Vị Xuyên quê em là hình ảnh tượng đài Trần Hưng Đạo oai phong, lẫm liệt, luôn được người dân kính trọng, giữ gìn cẩn thận.

    Nắng lên rọi vào bức tượng đồng khiến cho bức tượng ánh lên một vẻ chắc chắn, mạnh mẽ, oai phong hơn hẳn.

III. Kết bài:

    Bày tỏ cảm xúc cá nhân

    Nếu ai hỏi quê hương em có cảnh gì đẹp, em sẽ rất tự hào giới thiệu với họ công viên Vị Xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng. Em rất yêu và muốn ngắm nhìn bức tranh ấy mỗi buổi sớm mai.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 13

Mở bài

Giới thiệu khái quát về những cảnh đẹp trên quê hương.

Thân bài

*Tả bao quát:

– Quê tên gì? Nằm ở đâu?

– Quê có những cảnh đẹp gì nổi bật? (cánh đồng lúa chín, dòng sông, đường làng,..)

*Tả chi tiết:

– Mùa xuân:

+ Cả một sắc xanh bao trùm làng quê.

+ Những cành đào cành mai bên nhà khoe sắc rực rỡ.

+ Những ruộng hoa bát ngát được người dân trồng để kiếm thêm thu nhập.

– Mùa hè:

+ Vườn nhà nào nhà nấy chi chít những trái cây chín thơm lừng.

+ Lúa chín trải cả thảm dài như vô tận.

+ Hương sen len lỏi từ tận bờ sông vào các con ngõ.

+ Những đứa trẻ trở nên đen nhẻm sau ba tháng hè trưa nào cũng gọi nhau í ới.

– Mùa thu:

+ Hương ổi chín thơm lừng dụ chim chóc râm ran cả một góc vườn.

+ Những cơn gió heo may xào xạc nhuộm vàng những chiếc lá.

+ Những quả bưởi chín mọng, tròn xoe như ánh trăng rằm.

+ Các cụ ông rủ nhau ra bờ sông, vừa tán gẫu vừa câu cá.

– Mùa đông:

+ Cây lá trơ lại những cành khẳng khiu.

+ Những cơn gió như xuyên qua từng thớ da thớ thịt.

+ Bầu trời ảm đạm một màu xám xám khiến trời đất lúc nào cũng tối sầm.

+ Thi thoảng bên đường nghi ngút khói của những đứa trẻ trộm khoai đi nướng.

Kết bài

Bày tỏ tình cảm đối với quê hương.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 14

1.     Mở bài

Quê hương là nơi có đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, nơi có giọt mồ hôi mẹ nhỏ dưới nắng trưa, nơi có những câu chuyện cổ tích của bà mỗi đêm trăng rằm,…Ở đó là nơi ta sinh ra và lớn lên và cứ mãi ngự trị trong trái tim những người con đất mẹ dù sau này họ có đi trăm phương muôn nẻo:

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

(Đỗ Trung Quân)

Nhớ về quê hương, ta không chỉ nhớ về tình người ấm áp mà còn nhớ cả cảnh sắc chốn này. Đó là vẻ đẹp quê hương thay đổi diệu kì trong bốn mùa. Mỗi mùa, cảnh quê lại có những sắc thái khác nhau,

2.     Thân bài

             Quê hương Bắc Ninh của tôi tuy nhỏ bé về diện tích địa lí nhưng lại vô cùng trù phú. Ở đây, con người quanh năm được hưởng mưa thuận gió hòa, không có bão lụt, không có nắng gắt. Cứ mỗi sáng sớm, người nông dân đi ra đồng làm ruộng, bố mẹ lên xe máy đi làm còn những đứa trẻ thì tíu tít gọi nhau đi học. Để rồi tối về những con người ấy lại quây quần nơi gốc cây to nào đó tán gẫu dăm ba câu về một ngày dài. Qua thời gian, chốn quê ngày một thay đổi, cuộc sống mọi người cũng trở nên sung túc hơn: những con đường làng được trải nhựa bóng mượt, những sân chơi cầu lông được xây dựng, những đêm vui hát văn nghệ cũng được tổ chức thường xuyên hơn,… Tiếng cười rộn rã có thể nghe thấy ở khắp làng trên xóm dưới.

             Xuân đến, cả một sắc xanh bao trùm làng quê: xanh của mây, xanh của lá, xanh của dòng sông uốn lượn quanh làng. Nhà tôi nằm cạnh một cây đa cổ thụ. Cây to cao mọc những chồi non như ngọn đuốc khổng lồ thắp lên những đốm lửa xanh mừng ngày trời đất sang năm mới. Những cành đào cành mai bên nhà thỏa sức khoe sắc rực rỡ. Lá hoa mỏng manh thi thoảng rụng rơi bởi cơn gió nhẹ hay những hạt mưa xuân vô tình buông nặng hạt. Xen kẽ những cánh đồng lúa non xanh mơn mởn là những ruộng hoa bát ngát được người dân trồng để kiếm thêm thu nhập. Toàn những loài hoa thường xuất hiện trên bàn thờ ngày Tết: hoa thược dược, hoa rơm, hoa ly,.. Chúng đang sẵn sàng cùng những người dân quê hiếu kính ông bà tổ tiên, khoe sắc bên mâm cỗ giao thừa. Những đứa trẻ chẳng nghĩ gì hơn ngoài việc tung tăng ngoài đường với lũ bạn khoe bộ quần áo mới, cười vang dội cả một góc trời.

             Mùa xuân ấp ủ những mầm non để rồi hè sang vườn nhà nào nhà nấy chi chít những trái cây chín thơm lừng. Hương thơm ngan ngát, dịu nhẹ như tấm lòng mộc mạc của những người dân quê ở đây từ bao đời. Cái nóng của mùa hè như càng khiến những loại quả nhanh chín hơn. Lúa trĩu hạt trải cả thảm vàng dài như vô tận, nối với ánh vàng của nắng trời khiến trời đất lúc này như hòa thành một, không phân định được. Thi thoảng phía chân trời thấp thoáng bóng cò trắng lung linh trong nắng vàng. Cảnh sắc ấy thật đúng như Nguyễn Đình Thi từng ghi lại:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Xem thêm :  Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

 Hương sen từ bờ sông đưa vào len lỏi khắp các con ngõ. Vào mùa này mà lũ trẻ có dăm ba bát sen trong tay vừa ăn vừa nói chuyện thì vui phải biết. Chúng cũng trở nên đen nhẻm sau ba tháng hè trưa nào cũng gọi nhau í ới. Chiều vừa buông chúng lại kéo nhau lên bờ đê chơi nhảy ngựa, thả diều,…

             Khi hương ổi bắt đầu thay thế hương sen ấy là mùa thu đã đến thật rồi. Chim chóc bị mùi ổi quyến rũ rủ nhau đến râm ran, tranh nhau từng quả ổi. Sương thu đã bắt đầu buông nhẹ tưới ướt những ngọn cỏ đêm. Những cơn gió heo may xào xạc nhuộm vàng những chiếc lá. Dường như nắng của hè vẫn lưu luyến với vạn vật nên thu mình hết vào khóm cúc trước hiên nhà. Cúc khi ấy thay nắng, làm dịu đi sắc lạnh của trời đất. Những quả bưởi chín mọng, tròn xoe như ánh trăng rằm. Lũ trẻ con chúng tôi cũng chỉ chờ cảm giác vui thích được phá cỗ đêm trung thu. Thời tiết khi này mát mẻ, các cụ ông rủ nhau ra bờ sông, vừa đánh cờ vừa câu cá. Chiều muộn về, thể nào cũng có được một chú cá mè to, đủ cho cả nhà ăn bát canh riêu cá nóng hổi.

             Đông chớm đến là cây lá trút bỏ hết những chiếc lá của mình, trơ ra những bàn tay gầy guộc khẳng khiu. Dưới lớp vỏ gỗ ấy, lại có những mầm sống đang dần lớn lên, đợi xuân về để bật tung ngoi lên đón khí trời. Làng quê khi này trở về vẻ trầm mặc, cổ kính từ ngàn đời xưa. Những cơn gió như xuyên qua từng thớ da thớ thịt, cuộn tung những chiếc lá đang héo khô dần dưới mặt đất. Bầu trời ảm đạm một màu xám xám khiến trời đất lúc nào cũng tối sầm. Mới ngả chiều trời đã tối đen như mực. Thi thoảng bên đường nghi ngút khói của những đứa trẻ trộm khoai đi nướng. Duy chỉ có chiếc giếng nước đầu làng là chống lại được cả trời đông kia. Trong hè làn nước còn mát lạnh mà đông sang từng gầu nước đã trở nên ấm nóng vô cùng.

3.     Kết bài

             Mỗi mùa cảnh quê lại có những nét đặc biệt riêng. Tuy vậy, lúc nào nó cũng yên ả, sẵn sàng dang rộng vòng tay đón chào những đứa con của mình. Nơi chôn rau cắt rốn vừa nghĩa tình vừa đẹp đẽ như vậy bảo sao có thể nào quên? Quê hương vẫn đang thay đổi từng ngày và ngày một văn minh hơn. Nhưng có một sự thực rằng bà con vẫn chưa thực sự có thể sống an vui dưới mỗi mái nhà. Bởi lẽ thế nên mới cần những thế hệ trẻ như chúng tôi tu dưỡng và phấn đấu, đi xa để học hỏi để rồi sau này có thể góp sức dựng xây quê hương giàu đẹp.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 15

Mở bài: Bến Nhà Rồng là một trong những di tích lịch sử và cảnh đẹp của địa phương em.

Thân bài:

Vị trí: Nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, ngay đầu cầu Can- mét, phía bên quận 4.

Kiến trúc: Theo kiểu châu Âu với một toà nhà lớn, có lầu cao nằm trên một khuôn viên rộng trông ra sông Sài Gòn, xây dựng năm 1863….

Lịch sử bến Nhà Rồng: Nơi đây, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân cứu nước, là nơi chứng kiến nhiều biến cố lịch sử….

Bến Nhà Rồng là địa chỉ du lịch mà nhiều du khách ghé tới khi tới Sài Gòn.

Kết bài: Bến Nhà Rồng mà nay là Khu lưu niệm Bác Hồ là địa chỉ quen thuộc của các thế hệ con cháu Bác Hồ…

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 16

  • Mở bài:
    • Thác Tà Lâm là ngọn thác đẹp nổi tiếng ở Lào Cai quê em.
    • Thác nằm ở phía Tây huyện Mường Khương, đổ xuống dòng sông Nậm Thi.
  • Thân bài:
    • Dòng thác cao hơn 500m, có 3 tầng trắng xóa.
    • Cột nước dài ở tầng 1, tầng 2 nước luồn khe rừng, giếng tròn ở tầng 3.
    • Thác nằm ở giữa hai ngọn núi, rừng già bao trùm thác, nước xối.
    • Đường núi lên đỉnh thác hiểm trở, cảnh trí đẹp, khí hậu mát mẻ.
    • Sáng sớm và chiều hôm, mây sương bao phủ đỉnh thác.
    • Buổi trưa, ngọn thác hiện ra rõ nét, rừng xanh lấp lánh nắng.
    • Chiều tà, cảnh người gánh củi đi về, học sinh nô đùa dưới thác.
  • Kết bài:
    • Chiều nào em cũng cùng bạn ra tắm ở ngọn thác, ngắm mặt trời lặn.
    • Ngọan thác là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc ở Mường Khương.

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 17

  • Mở bài: Đạp xe trên con đường làng, phóng tầm mắt ra xa thấy cánh đồng quê em chiều tà sao đẹp đến lạ. 
  • Thân bài :
    • Mặt trời xuống thật thấp ở đường chân trời.
    • Rặng cây ở xa xa ngả màu xám xịt .
    • Bầu trời với những đám mây nhiều màu sắc.
    • Trên cánh đống : người trở về nhà ,từng đàn cò rập rờn gọi nhau về tổ .
    • Trẻ mục đồng lùa trâu về chuồng trên con đường làng.
    • Dòng kênh nhỏ hiền hòa uốn lượn giữa cánh đồng xanh mát
    • Trên con đê, những lũ trẻ mải chạy theo những con diều đang bay lên cao, lên cao
  • Kết bài: Buổi chiều cánh đồng quê em giống như một bức tranh đẹp đẽ của một miền quê

Dàn ý bài văn tả cảnh đẹp của quê hương 18

Mở bài:

Một trong những cảnh đẹp mà em thích nhất ở thành phố Quy Nhơn nơi em ở là Quảng trường trung tâm hay còn gọi là Quảng trường Quy Nhơn .
Thân bài:
Tả bao quát:
Quảng trường nằm ở trung tâm thành phố trên đại lộ Nguyễn Tất Thành. Rộng gần 5000 mét vuông, với không gian thoáng đãng đây là nơi vui chơi giải trí tuyệt vời nhất với du khách và người dân.
Tả chi tiết:
– Nhìn từ xa quảng trường giống như một vòng tròn được chia thành hai phần phía đông và phí tây bởi đường Nguyễn Tất Thành.
– Phần phía đông nhìn ra eo biển quy nhơn, phía tây là tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành.
– Ở trung tâm quảng trường là cột cở cao chót vót lá cờ tổ quốc bay phất phới.
– Nền quảng trường được lát bằng đá granit , bố trí thành hình vòng cung giống mặt trời tỏa sáng. Giữa các khối đá là các khu trồng cỏ.
– Hai đầu Quảng trường có hai màn hình led siêu lớn để chiếu các sự kiện quan trọng hay chạy các quảng cáo hằng ngày.
– Buổi sáng quảng trường tập trung lượng người đổ về tập thể dục buổi sáng. Họ như được tiếp thêm năng lượng cho một ngày làm mới.
– Buổi trưa quảng trường tiếp nhận những cơn gió mát rượi từ biển.
– Buổi chiều tối là lúc quảng trường sôi động nhất, mọi người ra đây để tham gia các hoạt động ngoài trời như trượt partin, dạo bộ, xem đấu võ đài, chơi trò chơi hay đơn giản là đi xe ngựa.
– Tượng đài cha con Bác hồ được đúc bằng đồng đỏ phía sau là bức tường vững chắc, phía trước nhìn ra biển rất uy nghi, như tạo thêm niềm tin, động lực cho người dân.

Kết luận:
Quảng trường Quy Nhơn là niềm tự hào của người dân Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn quê em nói riêng. Quảng trường gắn bó thân thiết với em như người bạn, là nơi đến bình yên, nơi thư giãn tuyệt vời sau những ngày học hành căng thẳng.


VĂN TẢ CẢNH: CÔNG THỨC TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TẢ CẢNH


Hướng dẫn cách tìm ý và lập dàn bài cho bài văn tả cảnh bằng một số công thức. Cung cấp các công thức giúp hs căn cứ vào đó để tự mình thực hiện được các bước làm bài văn tả cảnh. Đặc biệt là cách tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả cảnhPhát triển năng lực tạo lập các kiểu văn bản trong nhà trường PT.
Fanpage:https://www.facebook.com/thaoduyen1977
Facebook: https://www.facebook.com/thaoduyen.nguyen.56
Hotline: 0962216377
Website: https://thaoduyen.com/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button