Thủ Thuật

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây – totlanh.com

Để hoàn thành được dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, các em học sinh cần nắm vững các kiến thức lý thuyết đã được học về nghị luận tư tưởng đạo lí, bên cạnh đó có thể tham khảo thêm tài liệu văn mẫu của chúng tôi để dễ dàng hơn trong việc viết dàn ý cho đề văn này.

Dàn ý: Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

1. Mở bài

· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

2. Thân bài

· Giải thích câu tục ngữ:

· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

· Nghĩa bóng: “quả” ở đây chính là thành quả, thành tựu, “ăn quả” chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những “kẻ trồng cây” – những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

Xem thêm :  33 hình xăm cung sư tử (leo) đẹp nhất

· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Xem bài mẫu: Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây


GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÂU TỤC NGỮ: ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRÔNG CÂY-NGỮ VĂN 7


BƯỚC 2: TÌM Ý LẬP DÀN BÀI.
MB: Đặt vấn đề: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một đạo lí tốt đẹp về lòng biết ơn mà ai trong chúng ta cũng cần phải có
TB: Làm sáng tỏ vấn đề:
Đoạn 1: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
Nghĩa thực: Khi được ăn bất cứ loại trái cây nào cũng phải nhớ, biết ơn những người đã trồng, chăm sóc cái cây đó.
Nghĩa bóng: Khi được hưởng bất cứ một thành quả nào trong cuộc sống cũng phải nhớ đến công ơn những người đã tạo ra thành quả đó.
Đoạn 2: Vì sao chúng ta cần phải có lòng tri ân, lòng biết ơn với người đã tạo ra thành quả cho chúng ta
Mọi thứ trên đời không tự nhiên mà có.
Mọi thành quả ta được hưởng ngày hôm nay cũng không dễ dàng mà có được.
Thể hiện lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Đó là một chuẩn mực đạo đức.
Giúp con người gần với chữ người hơn.
Khoảng cách giữa mọi người trong xã hội được xích lại gần nhau hơn.
Đoạn 3: Cách “ Nhớ người trồng cây”, cách tri ân sao cho đúng.
Tùy vào từng lứa tuổi, vị thế xã hội mà bày tỏ lòng biết ơn cho phù hợp.
Tri ân phải được xuất phát từ sâu thẳm của lòng biết ơn một cách chân thành,
Phải vừa là người ăn quả vừa là người trồng cây tạo trái ngọt cho thế hệ mai sau.
KB: Kết thúc vấn đề:
Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ,’
Bài học rút ra cho bản thân.

Xem thêm :  Ảnh tình yêu anime dễ thương nhất ❤️hình anime ngôn tình

trangtran9205@gmail.com
Hãy đăng kí kênh, ấn like và chia sẻ để ủng hộ cô nhé!
Theo dõi cô qua các video sau
https://www.facebook.com/trang.tranthi.37017794
© Bản quyền thuộc về Cô Trang Văn
© Copyright Cô Trang Văn \u0026 Do not Reup

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button