Tổng Hợp

Tên chó hay nhất 2021 ❤️ 1001 cách đặt tên cho chó đẹp

Chó Phốc sóc, hay còn gọi là chó Fox sóc là một trong những giống cảnh khuyển được yêu thích nhất trên thế giới bởi ngoại hình siêu nhỏ bé và đáng yêu. Giống chó này luôn nằm trong “Top 14 những giống chó được nuôi nhiều nhất trên Thế Giới”. Chúng nổi tiếng với siêu năng lực có thể đốn tim tất cả các tín đồ yêu động vật trên toàn thế giới chỉ với ánh nhìn đầu tiên. Không chỉ có ngoại hình xinh xắn, đáng yêu, những chú Phốc Sóc còn được yêu quý và săn đón bởi sự thông minh, thân thiện nhưng cũng có phần “đanh đá” của mình. Là một người yêu thú cưng, chắc chắn ai cũng phải “xiêu lòng” trước những chú Phốc Sóc này. Hãy cùng Blogpet.vn tìm hiểu những thông tin thú vị về giống chó đáng yêu này nhé !

Nguồn gốc xuất xứ chó Phốc Sóc

Chó Phốc Sóc có tên tiếng Anh là Pomeranian, nhiều người thường gọi chúng bằng biệt danh đáng yêu là Pom. Tên tiếng Anh Pomeranian của giống chó Phốc Sóc được đặt dựa trên quê hương của chúng. Đó là vùng đất Pomeranian thuộc Trung Âu ngày xưa, nay là Đông Bắc Cộng hòa liên bang Đức và Tây Bắc Ba Lan. 

Cái tên Pomeranian được đặt dựa trên quê hương của chúng

Những chú chó Phốc Sóc đầu tiên bắt nguồn từ loài chó Spitz cổ đại, xuất hiện lần đầu vào khoảng giữa thế kỷ 16. Đây là một giống chó bảo vệ có kích thước tương đối lớn, phân bố phổ biến tại khu vực Bắc Âu. Những giống chó có họ hàng gần với chó Phốc Sóc có thể kể đến là chó Eskimo (Mỹ), chó Schipperke (Na Uy), chó Samoyed (Nga) hay chó Alaska (Mỹ). Chúng có các đặc điểm chung dễ nhận biết như ngoại hình, gương mặt, đặc biệt là bộ lông 2 lớp rất dày. Mặc dù có kích thước nhỏ bé hơn một số người anh em to lớn khác nhưng những chú chó Pomeranian vẫn nổi bật với trí thông minh vượt trội. Do đó, Phốc Sóc ban đầu chủ yếu được người Đức nuôi và huấn luyện như một giống chó chăn gia súc.

Chó Pomeranian khi mới xuất hiện có kích thước không hề khiêm tốn. Trung bình, một chú Pomeranian thời đó thường nặng tới 15kg và cao tầm 40cm. Do đó, giống chó này còn có vai trò canh gác và kéo xe. Trải qua nhiều năm lai tạo và nhân giống, kích thước của giống chó này giảm dần theo thời gian. Những chú chó Pomeranian phổ biến hiện nay đều có kích thước khá nhỏ nhắn và đáng yêu, thích hợp ở trong những không gian nhỏ. 

Vượt ra ngoài lãnh thổ các nước châu Âu, giống chó này bắt đầu có mặt ở Anh Quốc khi công chúa Sophie Charlotte của nước Đức kết hôn với Thái tử Anh, người sau này trở thành Vua George III. Nàng đã mang theo hai bé cún Pomeranian màu trắng có tên là Phebe và Mercury. Ngay sau khi xuất hiện, giống chó Pomeranian này đã “đốn tim” giới quý tộc Anh bởi ngoại vừa đáng yêu vừa kiêu sa, cùng tính cách vừa thân thiện, lại sang chảnh, quý phái của mình. Họ nhanh chóng “phát sốt” với cuộc săn lùng Pomeranian ở khắp châu Âu để đưa về nước Anh. Tuy nhận được nhiều sự yêu thích và săn đón nhưng lúc đó, giống chó này mới chỉ được biết đến trong hoàng gia và giới quý tộc.

Pomeranian bắt đầu phổ biến rộng rãi hơn và nổi tiếng trên toàn quốc dưới triều đại của Nữ hoàng Victoria (cháu gái của Charlotte). Trong một chuyến công du nước Ý, ngay ánh nhìn đầu tiên chạm mắt với chó Phốc Sóc, nữ hoàng Victoria đã thích mê giống chó đáng yêu này. Cặp Pom đầu tiên bà nuôi chỉ nặng khoảng 5 – 6 kg. Đây có lẽ là nguồn cảm hứng để các nhà nhân giống bắt đầu hướng đến lai tạo giống chó Phốc Sóc có kích thước càng ngày càng nhỏ hơn. Tình yêu của Nữ hoàng Victoria dành cho những chú chó Pom đã truyền cảm hứng cho tất cả những người yêu chó trên toàn vương quốc Anh. Nữ hoàng đã tổ chức rất nhiều triển lãm chó, buổi biểu diễn, cuộc thi dành cho chó ở Luân Đôn. Cho đến năm 1901, khi Nữ hoàng qua đời, chú chó cưng Turi đã luôn ở bên cạnh bà. 

Nữ hoàng Victorian cùng cún cưng Pomeranian tên Turi 

Đến đầu thế kỷ 20, giống chó Phốc Sóc Được phổ biến ra toàn thế giới. Chúng đặc biệt được yêu thích ở các nước Mỹ và Canada, thường xuyên tham gia các cuộc thi Dog Show quốc tế. Ngay sau đó, những chú chó Phốc Sóc giành vị trí trong top 14 những giống cảnh khuyển được ưa chuộng nhất trên thế giới.

Vào năm 1900, Câu lạc bộ chó giống Mỹ AKC chính thức công nhận giống chó Pomeranian là một giống chó độc lập. Và từ đó, giống chó này trở nên “hot”, được săn đón nồng nhiệt tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Trong suốt thế kỷ 20, theo thống kê của AKC, Phốc Sóc đứng thứ hạng 14 trong số 155 giống chó phổ biến nhất tại Mỹ.

Sau quá trình dài lai tạo và nghiên cứu, cho đến năm 1930, những tiêu chuẩn của giống chó Phốc Sóc mới được ổn định với vóc dáng, ngoại hình và tính cách như hiện nay. 

Chó Pomeranian bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam do sự du nhập của người Pháp đến Đông Dương từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, chúng không thật sự phổ biến trong dân chúng mà chỉ được nuôi trong giới thượng lưu, quý tộc thời đó. Mãi đến những năm 2010, chó Phốc Sóc mới phổ biến trên thị trường chó cảnh Việt Nam với mức giá vài nghìn đô một con. Giống chó nhỏ nhắn này nhanh chóng trở thành một trong những loài khuyển cảnh được ưa chuộng nhất tại Việt Nam với mức giá hợp lý, phù hợp với mức thu nhập của đa số người Việt. 

Đặc điểm ngoại hình của chó Phốc Sóc

Ban đầu những chú chó Phốc Sóc có kích thước khá lớn, giống với những người anh em khác cũng thuộc họ Spitz như nó là Samoyed và Husky… Một chú Phốc Sóc trưởng thành có thể nặng từ 12 – 18 kg. Chiều cao trung bình của chúng là 40 – 45 cm. Trải qua hàng trăm năm được lai tạo và nhân giống, hiện nay những chú chó Pom có kích thước khá nhỏ. Chúng được xếp vào giống chó có kích thước toy (giống có có chiều cao nhỏ hơn 25 cm). Những chú chó Pom trưởng thành chỉ cao khoảng 15 – 25 cm với cân nặng trung bình từ 2 – 4 kg. Ngoài ra, vẫn có những cá thể Phốc Sóc “ngoại cỡ” với chiều cao lên tới 35 cm và nặng 6kg. Tuy nhiên, những chú chó big size này không được ưa chuộng và không thực sự phổ biến bởi khách hàng yêu thích những chú chó Pom nhỏ nhắn, đáng yêu hơn. Nổi bật với thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu, những chú chó Phốc Sóc khiến cho bất kì ai cũng phải “rụng rời” trái tim, muốn ôm ngay vào lòng đấy! 

Ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu

Chó Phốc Sóc có thân hình khá cân đối. Đầu hình nêm, đôi tai lớn lúc nào cũng dựng đứng lên trông rất lanh lợi. Đa số chó Phốc Sóc có mõm nhỏ, tương đối ngắn, thẳng và nhọn trông rất giống loài cáo. Đặc điểm này kết hợp cùng với khuôn mặt sáng sủa càng làm rõ hơn nét tính cách tinh nghịch, lanh lợi vô cùng của những chú chó Pom này. Một số có mõm ngắn và tròn hơn, khuôn mặt hiền lành có phần “ngốc” khiến loài chó nhỏ bé này càng thêm phần dễ thương và đáng yêu.

Một điểm đặc biệt trong ngoại hình của những chú Phốc Sóc này chính là bộ lông. Nhìn qua, có thể bạn sẽ nhầm lẫn chúng với những cây kẹo bông gòn đấy bởi bộ lông của giống chó này rất dày. Chó Phốc Sóc có 2 lớp lông giống như những người anh em của nó: Alaska, Samoyed hay Husky. Lớp bên ngoài rất dài và dày, khá thô cứng còn lớp lông bên trong thì mỏng và mềm mại hơn. Bộ lông này có tác dụng như một chiếc áo bông dày dặn và cực ấm áp giúp bảo vệ cơ thể nhỏ bé của Pomeranian khỏi các tác động từ bên ngoài như giá rét, vi khuẩn… Phần lông ở vùng cổ và ngực dày và dài hơn các vùng khác, khiến chúng thêm phần tròn trịa hơn.  Bên dưới mõm có một mảng lông màu tối hình quả hạnh.  Những con Phốc Sóc đầu tiên được biết đến có bộ lông màu trắng, đôi khi màu nâu hoặc đen. Sau khi nữ hoàng Victoria phát triển giống Pomeranians đỏ, những chú chó Pom với bộ lông đỏ rất được ưa chuộng và trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Hiện nay trên thị trường, có khá nhiều biến thể màu của chó Phốc Sóc. Vì vậy, bộ lông của chúng cũng rất đa dạng từ màu đỏ, cam, kem, trắng, xanh, nâu, đen,… đến những bộ lông pha trộn màu trắng – đen, trắng – vàng,… Có thể nói Phốc Sóc là một trong những giống cảnh khuyển có màu lông đa dạng nhất. Đuôi của loài chó bé nhỏ này khá dài với lớp lông xù. Đuôi chúng thường cong trên lưng, lúc di chuyển, chiếc đuôi nhẹ nhàng vẫy trông cực kỳ đáng yêu. 

Chính vì bộ lông to, dài và dày nên trông Phốc Sóc giống như những chú gấu nhỏ đáng yêu vậy. Người ta còn đặt cho chúng những biệt danh như đám mây nhỏ, cục bông gòn, quả bóng tròn… cũng bởi đặc điểm ngoại hình này của chúng. 

Xem thêm :  Top 19 Nhà xe limousine Hà Nội Hải Phòng cao cấp giá rẻ tốt nhất

Nhiều người thường nhầm lẫn chó Phốc Sóc và giống chó Chihuahua bởi chúng đều có ngoại hình nhỏ bé, bộ lông dày. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt hai giống chó này dựa trên đặc điểm điểm đầu. Phần xương sọ trên đỉnh đầu của Phốc Sóc luôn lõm. Khi chúng trưởng thành thì vết lõm mới bớt dần đi. Ngoài ra, phần đầu của giống chó Chihuahua to gồ lên còn đầu của chó Pom lại hơi nhỏ. Đôi chân của chó Chihuahua cũng thon và nhỏ nhưng lại ngắn hơn chân chó Pomeranian. Ngực của chó Pom cũng thon hơn so với những chú chó Chihuahua. 

Đặc điểm tính cách của chó Phốc Sóc

Bên cạnh vẻ ngoài nhỏ nhắn, đáng yêu, gây thiện cảm cho đối phương ngay từ ánh nhìn đầu tiên, những chú chó Pomeranian còn đánh cắp trái tim những người yêu chó mèo bởi những phẩm chất đáng quý của mình. 

Thân thiện và tình cảm

Chó Phốc Sóc rất thích quấn quýt chủ nhân

Chó Phốc Sóc có lối sống vô cùng tình cảm, chúng rất thích quấn quýt bên cạnh chủ nhân của mình. Kể cả khi bạn đang bận rộn, chúng sẵn sàng nằm chờ bên cạnh hoặc chui vào lòng bạn làm nũng. Chắc chắn không ai có thể từ chối sự đáng yêu của những chú cún này! Nếu như bạn dành thời gian ôm ấp, vuốt ve và chơi cùng chúng, chúng sẽ rất vui vẻ đấy! Tuy nhiên, bạn cũng không nên nuông chiều hay cưng nựng chúng quá đà bởi chúng có thể không nghe lời, chống đối thậm chí làm bị thương bạn. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là đặt ra những nguyên tắc và dạy dỗ bé cún tuân theo các nguyên tắc đó một cách nghiêm khắc. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cún cưng.   

Bên cạnh đó, những chú chó Phốc Sóc cũng rất thân thiện và sống hòa đồng với các loài vật nuôi khác trong gia đình. Vậy nên nếu bạn đang nuôi thú cưng khác trong nhà, đừng lo đến việc chúng sẽ đánh nhau nhé! Chó Phốc Sóc là một người bạn đồng hành tuyệt vời. Phốc Sóc cũng là một loài chó khá yêu quý trẻ em. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên cho chúng chơi với những em bé sơ sinh vì chúng có thể tấn công theo bản năng nếu bị chọc ghẹo. Đồng thời, do có kích thước khá nhỏ bé nên chó Pom cũng rất dễ bị thương trong quá trình chơi đùa. Vì vậy, cún Pomeranian phù hợp tiếp xúc với những đứa trẻ trên 7 tuổi, khi đứa trẻ đã nhận thức được cún cưng không thích gì và cách chơi với cún sao cho an toàn. 

Ngoài ra, chó Pomeranian còn là một người bạn tốt với những người cao tuổi. Bởi vì biết cách thể hiện tình cảm và sự trìu mến với những người bên cạnh nên các bé cún Pom luôn làm chủ nhân cảm thấy vui vẻ. Ở nước ngoài, Phốc Sóc có vai trò như những chú chó đồng hành, có nhiệm vụ hỗ trợ người cao tuổi. Nếu như bạn huấn luyện cún cưng tốt, chúng còn có thể giúp những việc vặt trong nhà.

Thông minh và năng động

Chó Phốc Sóc ham học hỏi và rất năng động

Bên cạnh tính cách thân thiện, dễ gần, những chú chó Phốc Sóc còn được yêu thích bởi trí thông minh và nét tính cách năng động. Mặc dù thua kém về kích cỡ cơ thể so với những người anh em to xác của mình như Samoyed, Husky hay Alaska, nhưng Phốc Sóc lại vượt trội hơn với trí thông minh tuyệt đỉnh. Chúng có khả năng nhận biết cảm xúc của con người và luôn biết cách làm cho chủ nhân của mình vui vẻ. Khi bạn buồn, chúng sẽ nhẹ nhàng chui vào lòng bạn nằm yên tựa như an ủi. Phốc Sóc là một giống chó rất ham học hỏi nên bạn hoàn toàn có thể huấn luyện chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng. 

Pomeranian với ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu, trông giống một chú chó hiền lành và ngây thơ. Tuy nhiên, bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng giống chó này cực kỳ tự cao và năng động. Chúng thích thú với những trò chơi ngoài trời và luôn tràn đầy năng lượng. Nét tính cách vui vẻ, hoạt bát này nhận rất được những người nuôi chó yêu thích. Tuy nhiên, nếu như không được huấn luyện cẩn thận, chúng có thể cắn xé và phá phách đồ đạc trong nhà.  Bên cạnh những bài tập huấn luyện, bạn có thể dành thời gian đi dạo cùng cún cưng ở công viên, hoặc chơi những trò chơi vận động mà cún cưng yêu thích như tìm đồ vật, nhặt bóng… Điều này không chỉ giúp cún cưng giải tỏa năng lượng, hạn chế stress mà còn phòng bệnh béo phì.

Phốc Sóc còn là một giống cảnh khuyển cực kỳ trung thành, dũng cảm, thậm chí khá liều lĩnh. Mặc dù kích thước cơ thể khá khiêm tốn nhưng chúng luôn sẵn sàng tấn công những chú chó lớn hơn gấp nhiều lần nếu bị đe dọa. Chúng chiến đấu mà không hề sợ hãi hay lùi bước, kể cả khi đối phương mạnh hơn mình, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ chủ nhân thoát khỏi nguy hiểm.

Có khả năng trông nhà cực tốt

Phốc Sóc có đôi tai cực thính và rất nhạy cảm với tiếng động lạ

Tuy có kích cỡ nhỏ nhắn và ngoại hình khá hiền lành nhưng Pomeranian được biết đến là một trong những giống cảnh khuyển có khả năng trông nhà xuất sắc. Trong lúc chủ nhân vắng nhà, Phốc Sóc sẽ là người bảo vệ xuất sắc, giữ cho ngôi nhà được an toàn. Tuy chó Pom thân thiện với chủ nhân, những người thân thuộc nhưng chúng lại cực kỳ cảnh giác với người lạ. Bất kỳ kẻ nào có dấu hiệu đáng ngờ xông vào ngôi nhà, chúng sẽ gầm gừ và sủa hết sức mãnh liệt. Tiếng sủa của chúng rất vang tựa như cảnh báo, dằn mặt bất cứ ai xâm phạm vào lãnh thổ mà chúng trông coi. Tiếng sủa sẽ không dừng lại cho đến khi được chủ nhân nhắc nhở. Phốc Sóc có đôi tai cực thính và rất nhạy cảm với tiếng động lạ ở xung quanh. Vì vậy, bạn nên dạy chúng biết cần sủa lúc nào, và khi nhận được hiệu lệnh thì ngừng sủa. Là một giống chó thông minh và học hỏi nhanh nên đừng lo lắng việc dạy dỗ sẽ không quá khó khăn nhé!

Hội chứng chó nhỏ

Nhược điểm lớn nhất trong tính cách chó Phốc Sóc chính là dễ mắc hội chứng chó nhỏ (Small Dog Syndrome). Đây là hội chứng thường thấy ở những bé cún có kích thước siêu nhỏ. Do quá được nuông chiều nên chúng có thể nảy sinh ảo tưởng về vai trò của bản thân, đề cao bản thân thành chủ nhân. Đó là nguyên nhân cho việc một số chó Pom tỏ ra ương bướng, chống đối và không nghe lời chủ. 

Những chú chó Phốc Sóc nổi tiếng với tính cách “tiểu thư”

Những chú chó Phốc Sóc mắc hội chứng chó nhỏ thường biến đổi nét tính cách đặc trưng của giống loài. Thay vì thân thiện, tình cảm với con người, chúng thường xuyên cáu gắt, bướng bỉnh khi gặp phải chuyện không đúng ý mình. Đặc biệt chúng không còn nghe lời chủ nhân, chỉ làm theo ý thích của mình, chống đối thậm chí làm thương chủ nhân. 

Để tránh tình trạng cún cưng nhà mình bị mắc hội chứng chó nhỏ, bạn cần đặt ra nguyên tắc với chúng và bắt đầu huấn luyện chúng ngay từ khi còn nhỏ. Nguyên tắc đầu tiên là bạn là chủ nhân và chúng tuyệt đối phải nghe lời. Đồng thời, bạn nên tạo thời gian biểu cho mọi sinh hoạt hàng ngày, tránh để chúng hoạt động không có tổ chức, thích ăn thích chơi lúc nào cũng được. Song, việc huấn luyện nghiêm khắc không có nghĩa là không được yêu thương cún cưng nhé! Chỉ cần dạy cho chúng biết các nguyên tắc, bé cún sẽ hiểu ngay đấy!

Cách chăm sóc chó Phốc Sóc

Giống chó Phốc Sóc có sống lên tới 15 đến 16 năm nếu như được nuôi dưỡng và chăm sóc trong một môi trường tốt kết hợp với chế độ ăn uống và chế độ vận động hợp lý. Tuy nhiên, những chú chó Phốc Sóc vốn nổi tiếng khó chiều nên việc chăm sóc chúng khá vất vả và cần phải chú ý nhiều điều. Vậy làm thế nào để chăm sóc những bé cún “tiểu thư” này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Môi trường sống

Phốc Sóc thích hợp ở những nơi có khí hậu mát mẻ và sân vườn

Môi trường phù hợp nhất dành cho những chú cún Pom sinh sống chính là những nơi có khí hậu mát mẻ. Bởi vì sở hữu bộ lông dày và dài nên cún cưng cưng không thể chịu đựng cái nóng quá gay gắt. Mặt khác, nhờ chiếc áo lông dày dặn, ấm áp ấy mà cún Phốc Sóc có thể sống được ở những vùng có khí hậu lạnh giá. Ở những vùng miền có khí hậu nắng nóng, bạn nên nuôi cún cưng ở trong nhà và chỉ cho chơi ở ngoài trời khi thời tiết mát mẻ hơn, ví dụ buổi chiều tối hoặc sáng sớm. Cần lưu ý nhiệt độ môi trường tối thiểu mà giống chó này có thể chịu đựng là 30 độ C nhé!

Với thân hình nhỏ nhắn nên Phốc Sóc thích nghi khá tốt trong các căn hộ. Nếu bạn đang muốn nuôi một chú cún cưng nhưng lo lắng vì diện tích nhà ở không được rộng lớn thì những em Phốc Sóc nhỏ nhắn sẽ phù hợp với bạn đấy! Chính vì vậy mà giống chó này rất được các gia đình ở thành thị ưa chuộng. Dù sống trong căn hộ, chúng vẫn có thể vô tư sinh hoạt và chạy nhảy thoải mái.

Xem thêm :  Tính số ngày giữa hai ngày trong Excel

Bên cạnh đó, nếu có thể, một chiếc vườn sẽ khá cần thiết đối với loài động vật hiếu động này. Bạn có thể chơi đùa cùng cún cưng ngay tại vườn nhà mình mỗi buổi sáng. Nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể dẫn cún cưng đi dạo, chạy bộ ở công viên giúp chúng tiêu bớt năng lượng, tránh trường hợp chúng phá phách các vật dụng trong nhà. Thời gian đi dạo và vui chơi thích hợp nhất là sáng sớm hoặc chiều tối, khi nhiệt độ giảm thấp nhất.

Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và chế độ ăn hợp lý 

Phốc Sóc không ăn nhiều nên chúng rất kén ăn. Thông thường, một chú Phốc Sóc trưởng thành chỉ cần khoảng 300 đến 400 calo mỗi ngày. Vì vậy, bạn phải chú ý cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ thông qua khẩu phần ăn hàng ngày của chúng. Thức ăn cho chó Phốc Sóc có 2 loại bao gồm: thực phẩm tươi và thức ăn có sẵn. Về thực phẩm tươi, bạn có thể tham khảo các nguồn cung cấp dinh dưỡng sau:

  • Protein: Protein chính là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, giúp cún phát triển cơ bắp và trí tuệ. Bạn có thể cung cấp protein cho cún bằng thịt lợn, thịt gà, thịt vịt,… Lưu ý là nên chế biến bằng cách đơn giản như luộc, hấp. Nên hạn chế thêm gia vị để tránh cún cưng bị tiêu chảy. 

  • Chất béo: Chất béo có vai trò cung cấp năng lượng cho một ngày mới năng động, giúp cún cưng luôn tràn đầy năng lượng và chạy nhảy mỗi ngày. Thông thường, trong thịt có chứa một lượng chất béo vừa đủ nên bạn không cần thiết cung cấp thêm mỡ trong khẩu phần ăn để hạn chế tình trạng béo phì.

  • Chất xơ: Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, củ, quả. Chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn, tránh táo bón. Loại củ quả thích hợp nhất là carot và bí đỏ. Vì chó Pom rất ghét rau xanh nên bạn có thể xay nhuyễn rồi trộn vào thịt xé. Ngoài ra còn có rau cải xanh, rau mầm, rau xà lách,… cũng rất tốt cho sức khỏe.

  • Vitamin và khoáng chất: có trong các loài hải sản như tôm, cá biển, cua, ngao, ốc,… Chúng cung cấp lượng lớn các chất Natri, Magie, Kẽm, các loại vitamin E và B giúp ích cho sự phát triển toàn diện của cún. Tuy nhiên không nên cho cún ăn quá nhiều mà chia thành một tuần 2 – 3 bữa.

Cần lưu ý là không nên cho chó Phốc Sóc ăn các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ và uống sữa vì đường ruột của chúng khá yếu nên rất dễ bị đau bụng. Ngoài ra, nếu không có thời gian chế biến thực phẩm tươi cho cún cưng, bạn có thể sử dụng thức ăn sẵn dạng viên khô và thức ăn đóng gói. Thực tế thì cún cưng thường rất thích các loại đồ ăn có sẵn bởi nó có mùi hương khá hấp dẫn.Tuy nhiên vẫn nên hạn chế sử dụng loại thức ăn đóng hộp vì chúng có chứa nhiều chất bảo quản, ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn sẵn dành cho cún. Bạn có thể tham khảo trên mạng hoặc mua trực tiếp tại các cửa hàng thú cưng để được tư vấn kỹ càng hơn.

Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bạn cũng nên chú ý chế độ ăn của cún sao cho phù hợp với từng độ tuổi. Bởi ở mỗi giai đoạn phát triển, cún cưng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn chia theo độ tuổi như sau:

  • Giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi: Lúc này, hệ tiêu hoá cún chưa tốt. Vì vậy bạn nên nấu cháo thịt băm hoặc cơm xay nhuyễn cho chúng ăn. Chia lịch ăn mỗi ngày khoảng 4-6 bữa để tránh cún ăn quá no một bữa.

  • Giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi: giai đoạn này vẫn nên cho cún cưng ăn thức ăn mềm và tốt cho hệ tiêu hóa. 

  • Giai đoạn trên 6 tháng tuổi: Chó Phốc Sóc trên 6 tháng tuổi đã cứng cáp hơn nên có thể ăn thực đơn của chó trưởng thành. Bạn nên cho chúng ăn 2 bữa/ ngày, mỗi bữa khoảng 500g gram thức ăn. Có thể bổ sung các loại xương mềm, xương sụn để bổ sung thêm canxi cho xương chắc khỏe.

Cách chăm sóc lông

Chăm sóc lông cần nhiều thời gian và công sức

Bộ lông chính là một trong những điểm thu hút của chó Phốc Sóc. Tuy nhiên, bộ lông này cũng là một vấn đề đòi hỏi nhiều công sức trong quá trình chăm sóc cún cưng. Vì lông của chó Pom khá dài, bông xù và dễ rối nên mỗi ngày, bạn cần chải lông và gỡ rối cho chúng bằng lược chuyên dụng để tránh bé bị đau nhé!

Mỗi tháng, bạn nên tắm cho cún cưng 1 – 2 lần vì bộ lông dày của chúng rất dễ bị bụi bẩn bám vào. Bạn có thể đến các cửa hàng thú cưng để tham khảo loại sữa tắm phù hợp cho cún cưng để bộ lông của Phốc Sóc luôn óng ả và mượt mà. Sau khi tắm xong, cần phải lau và sấy khô lông liền, tránh để lông ẩm ướt bởi môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm trên da phát triển, bé cưng sẽ có mùi hôi khó chịu. Lông của giống chó này cũng rất nhanh dài. Vì thế bạn nên đến các spa thú cưng để cắt tỉa lông cho bé khoảng 2 – 3 tháng/lần. Đặc biệt là khi vào hè nắng nóng gay gắt hơn, bạn nên cắt tỉa bớt lông thường xuyên để cún không bị nóng. 

Cách huấn luyện chó Phốc Sóc

Nên huấn luyện từ khi cún cưng còn nhỏ

Chó Phốc Sóc có ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu nhưng tính cách của chúng có phần “tiểu thư” và khá bướng bỉnh. Do vậy, việc huấn luận chúng từ nhỏ rất quan trọng cho việc chăm sóc sau này được thuận tiện hơn.

Chó Phốc Sóc không đòi hỏi phải tập luyện quá nhiều như một số giống chó cảnh khác bởi chúng khá ngoan ngoãn và thích được chơi cùng chủ hơn là phá phách. Hơn nữa, chúng cực kì thông minh nên chúng học hỏi rất nhanh. Bạn nên dạy chúng biết cách đi vệ sinh đúng chỗ, biết vâng lời, hay chạy lại mỗi khi nghe tiếng gọi của chủ… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số bài tập thể dục nhẹ như:

  • Đi dạo khoảng 3-4km mỗi ngày để rèn luyện thể lực, thân hình cún cưng được săn chắc.

  • Nhảy cao: giúp cơ bắp 2 chân sau của cún cưng phát triển.

  • Đánh hơi tìm đồ vật: giúp phát triển trí tư duy và độ nhạy bén cho cún cưng.

Việc huấn luyện cún bao giờ cũng cần sự kiên nhẫn và nghiêm khắc. Bạn cần cho Pom biết mình là chủ và chúng cần nghe theo mệnh lệnh của mình. Khi cún cưng làm đúng, bạn nên có phần thưởng, ví dụ món ăn chúng yêu thích để kích thích chúng hiểu là nên làm vậy.

Cách phòng tránh các bệnh chó Phốc Sóc dễ mắc phải?

Bệnh béo phì

Bệnh béo phì là căn bệnh phổ biến ở các loài cảnh khuyển được nuôi trong nhà. Nguyên nhân là do cún cưng nạp quá nhiều chất béo nhưng lại ít vận động, khiến năng lượng thừa không được giải phóng, gây ra tình trạng tích tụ mỡ.

Vì vậy, bạn nên chú ý trong thực đơn hằng ngày của chúng không có quá nhiều thực phẩm chứa chất béo. Lượng chất béo thông thường có sẵn trong các loại thịt nên bạn không cần cho chúng ăn thêm mỡ động vật… Ngoài ra, một chế độ vận động thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa tính lười vận động, nằm ì một chỗ. Bệnh béo phì không quá nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân cho nhiều bệnh nguy hiểm khác gây hại cho sức khỏe của cún.

Bệnh về xương khớp

Đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở Phốc Sóc. Có thể do bị tật bẩm sinh hoặc do thiếu canxi trầm trọng, khiến các khung xương không phát triển như bình thường. Bên cạnh đó, cơ thể bé nhỏ nên chúng rất dễ gặp chấn thương trong lúc nô đùa.

Để hạn chế mắc phải các bệnh liên quan đến xương khớp, bạn nên cung cấp đầy đủ canxi cho sự phát triển của bé cưng thông qua các thực phẩm như xương sụn, vỏ tôm, cua, ghẹ… Nhất là giai đoạn trên 6 tháng tuổi, lúc chúng phát triển mạnh mẽ nhất, cần nhiều canxi nhất. Đồng thời, không nên cho các thực phẩm có chứa nhiều axit béo vào thực đơn của cún bởi chất này là nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương và thoái hóa xương ở Phốc Sóc.

Các bệnh khác ít gặp hơn ở chó Phốc Sóc

  • Bệnh dị ứng: Ví dụ như dị ứng với thời tiết hay dị ứng với thức ăn. Nếu chúng có biểu hiện ngứa ngáy, bạn nên đưa cún đến các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám cẩn thận. 

  • Bệnh động kinh: do di truyền. 

  • Bệnh về mắt: Ví dụ bệnh đục thủy tinh thể, rách ống mắt, khô mắt, giãn giác mạc… Bạn nên thăm khám thường xuyên 6 tháng một lần để phát hiện sớm nếu cún cưng bị mắc phải các bệnh về mắt. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, những căn bệnh này có thể dẫn đến mù lòa ở cún.

  • Bệnh răng miệng: bạn nên vệ sinh răng miệng cho chúng hàng ngày, vào mỗi buổi tối để phòng tránh các bệnh về răng miệng và hạn chế hôi miệng ở cún.

  • Bệnh hô hấp: Ví dụ bệnh viêm phế quản hoặc viêm phổi. Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, bạn nên vệ sinh sạch sẽ các vùng mắt, mũi, tai thường xuyên. Đồng thời, cần phải đảm bảo nhiệt độ môi trường xung quanh bé cún luôn ổn định. 

Xem thêm :  Kick/Ban Gui — Khols Admin — Roblox

Chó Phốc Sóc giá bao nhiêu?

Giá của một chú chó Pomeranian khá cao so với các giống cảnh khuyển thông thường khác. Mức giá của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kích cỡ, nguồn gốc xuất xứ, gia phả, phẩm chất chó bố và chó mẹ,… Vì đa dạng về mức giá nên bạn có thể lựa chọn loại chó phù hợp với kinh tế gia đình mình.

Nên huấn luyện từ khi cún cưng còn nhỏ

Giá chó Phốc Sóc sinh ra tại Việt Nam:

  • Giá từ 6 – 8 triệu đồng: là những bé Phốc Sóc sinh ra tại Việt Nam, không giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Phân khúc này phù hợp với kinh tế nhiều gia đình người Việt mà chất lượng cũng khá tốt.

  • Giá từ 8 – 12 triệu: là những chú chó có giấy chứng nhận của VKA, có nguồn gốc rõ ràng, sức khỏe tốt, chó bố mẹ chất lượng,…

  • Giá từ 12-16 triệu đồng: là những bé Phốc Sóc thuộc size Teacup nặng dưới 1.5 kg và chiều cao không quá 15cm. Khoảng giá phục thuộc vào kích cỡ của cún. Các bé Teacup càng nhỏ nhắn thì có giá càng cao bởi vì các bé cún Teacup Phốc Sóc trong nước rất hiếm. Hàng trăm bé thì chỉ có 1 hay 2 cá thể có kích thước nhỏ như thế. 

Giá chó Phốc Sóc nhập khẩu

Giá chó Phốc sóc được nhập khẩu từ Thái Lan

Chó Phốc Sóc size mini được nhập khẩu từ Thái Lan sẽ có giá dao động từ 15 – 20 triệu đồng/ bé. Chúng có giấy tờ đầy đủ, chất lượng tốt và đảm bảo về độ thuần chủng. Bạn có thể mua trực tiếp tại các trại nhân giống chó Phốc Sóc ở Thái Lan để tự lựa chọn bé cún mà mình thích. Bạn cũng có thể đặt mua chó Pomeranian ở các trại giống uy tín trong nước để đỡ mất thời gian hơn.

Giá chó Phốc Sóc được nhập khẩu từ Châu Âu

Trung bình, một chú Phốc Sóc nhập khẩu từ châu Âu có giá từ 40-60 triệu đồng (tương đương 2000-3000$). Đây là giá của những bé Phốc Sóc size mini được nhập khẩu từ các nước Châu Âu về Việt Nam. Chúng có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ nhập ngoại, giấy chứng nhận của FCI,… đảm bảo độ thuần chủng. Nếu lựa chọn những chú chó nhập khẩu từ châu Âu, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng nhé! Vì có giá thành cao nên đa phần những chú chó từ châu Âu được các trại chó nhập khẩu về để nhân giống. 

Các bé cún được nhập từ Châu Âu khá hiếm trên thị trường do vận chuyển khó khăn và có giá khá cao. Vì vậy, nếu có nhu cầu mua, bạn có thể liên hệ các địa chỉ mua bán chó Phốc Sóc uy tín để đặt hàng nhé!

Trên đây là những thông tin cơ bản về chú chó Phốc Sóc, một trong những giống chó được ưa chuộng nhất trên thế giới. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu hơn về giống chó đáng yêu này và cách chăm sóc chúng đúng cách.

5

/

5

(

1

bình chọn

)


Đặt Tên Cho Chó con may mắn, hay nhất bằng tiếng Việt, tiếng Anh. Tên chó đực, cái, poodle, phốc sóc


Cách đặt tên cho chó hay tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại không dễ như bạn nghĩ. Tên chó hay cần phù hợp với ngoại hình và tính cách của từng chú chó. Bên cạnh đó, đặt tên cho mèo hay chó phải đề cao yếu tố độc, lạ. Nếu chưa biết lựa chọn cái tên nào hay cho chú cún của mình, bạn hãy tham khảo cách đặt tên cho chó sau đây nhé!
Xem thêm bài viết:
https://dogily.vn/chocanh/cachdattenchocho/
1. Cách đặt tên hay cho chó phổ biến nhất
Cách đặt tên cho chó có thể dựa vào đặc điểm ngoại hình, tính cách hay đơn giản là theo sở thích của sen. Tuy nhiên, những cái tên cho chó cần bảo yếu tố dễ gọi, dễ nhớ.
1.1. Đặt tên dựa vào đặc điểm ngoại hình
Đặt tên hay cho chó dựa vào đặc điểm bên ngoài của cún đã được khá nhiều sen áp dụng. Chẳng hạn nếu boss nhà bạn nhìn vô cùng mũm mĩm, đáng yêu thì có thể lựa chọn những cái tên như Mập, Lu, Bé Bự, Bé Ú, Bánh Bao,.. Nói chung là có rất nhiều cái tên để bạn đặt cho cún.
Ngược lại, nếu cún nhà bạn không được cao to, mập mạp thì cũng đừng lo lắng. Những cái tên như Cò, Bé Lùn, Mi Nhon, Bé Xíu, Út Mini,.. Nghe cũng khá dễ thương đó chứ.
Ngoài ra, dựa vào màu lông của cún bạn cũng sẽ dễ dàng nghĩ ra nhiều cái tên chó đẹp và hay. Chẳng hạn như:
Bông (dành cho chú cún có màu lông trắng)
Cậu Vàng ( chú cún có màu lông vàng)
Mực (đặt cho cún có màu lông đen tuyền)
Vện (những chú cún có màu lông xám pha lẫn với các đốm lông đen)
Bé Nâu ( đặt cho cún có màu lông chocolate)
Cu Hói (đặt cho những chú cún Husky có mảng lông trắng từ mặt lên qua đỉnh đầu)
1.2. Đặt tên dựa vào đặc điểm tính cách
Bên cạnh việc đặt tên chó theo ngoại hình thì dựa vào đặc điểm tính cách, cũng là gợi ý để bạn đặt tên chó đẹp và ý nghĩa. Mỗi chú chó lại có đặc điểm riêng về tính cách. Có cún thì rất tinh nghịch, tăng động, thích quậy phá. Nhưng ngược lại có những cún lại rất lầm lì, nhút nhát, lúc nào cũng quấn lấy sen.
Đặc biệt lại có một số chú chó rất hay dỗi. Động nói mạnh một chút cũng dõi, không chơi cùng cũng dỗi, ngồi cạnh mà không nhìn cũng dỗi,.. Như kiểu “Mị thích thì Mị dỗi vậy thôi”. Nuôi những chú cún như vậy khá là vui vì lúc nào có thể nhìn thấy cái mặt biểu cảm hờn dỗi cực kỳ cute của chúng. Với những chú cún có cá tính như vậy, bạn cần đặt tên chó sao cho vừa độc lại vừa dễ thương. Chẳng hạn như Bà Chảnh, Ông Tướng,..
1.3. Đặt tên theo thần tượng
Ai trong chúng ta, chắc hẳn cũng có một hoặc nhiều thần tượng. Những thần tượng đó có lẽ rất khó mà gặp được trực tiếp ngoài đời. Vậy tại sao bạn không đặt tên cho thú cưng của mình theo tên các nhân vật nổi tiếng. Nhiều người khi mới nghe tên chắc sẽ hơi buồn cười sao lại đặt tên chó hay theo thần tượng được. Nhưng bạn đừng quá quan tâm đến điều đó, quan trọng mình thích và vui là được.
1.4. Đặt tên tắt theo tên của từng giống chó
Đây là cách đặt tên cho chó cực kỳ đơn giản và dễ hiểu hiểu. Ví dụ như chú cún nhà bạn thuộc giống Samoyed thì có thể đặt tên tắt là Sam. Tương tự với các giống khác.
Giống Husky đặt tên tắt là Ky
Giống Becgie đặt tên tắt là Bec
Giống Pitbull đặt tên tắt là Bull
Giống Chow đặt tên tắt là Chow
Giống Corgi đặt tên tắt là Gi
Giống Labrador đặt tên tắt là Lab
Giống Poodle đặt tên tắt là Poo
Giống Rottweiler đặt tên tắt là Rot
Ngoài ra, nhiều bạn cũng hay đặt tên cho con chó của mình theo các tên giống chó nhưng lái đi một chút. Ví dụ như Husky sẽ đạt lái thành Hút Cần bởi Husky vốn dĩ cũng hơi ngáo ngáo rồi. Hay những chú cún giống Golden Retriever có thể đặt tên thành Đần. Tuy nhiên, đặt như vậy không có nghĩa là giống Golden không thông minh đâu nhé. Mà đây chỉ là kiểu gọi tên theo gương mặt có phần hơi ngu ngơ, đáng yêu của những chú chó Golden nói chung thôi.
1.5. Đặt tên theo đồ ăn cún yêu thích
Tên hay cho thú cưng theo các loại đồ ăn chúng yêu thích nghe vừa dễ thương lại vừa dễ gọi. Mà hơn nữa, đặt tên cho chó con theo kiểu này còn có ý nghĩa mong cún hay ăn, chóng lớn và luôn khỏe mạnh. Vậy hãy tham khảo danh sách những tên hay cho chó theo tên đồ ăn dưới đây.
Đùi Gà
Xúc Xích
Phô Mai
Vịt Lộn
Khoai
Bắp
Thịt Xiên
Trà Sữa
Nem
Mắm
Bánh Bao
Đậu Phộng
Bánh Chuối
Kem
Hủ Tiếu
Cách đặt tên cho cún theo các món ăn cũng có thể áp dụng để đặt tên cho mèo. Vậy bạn hãy thử đặt ngay cho những pet cưng nhà mình nhé.
4. Danh sách những tên hay cho chó
Tên hay cho mèo và chó có thế được áp dụng cách đặt tên chó theo phong thủy. Tuy nhiên, việc này cũng không cần thiết lắm miễn sao cái tên bạn chọn hợp với cún. Dưới đây mình đã liệt một vài tên hay cho cún bằng tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Việt. Hãy tham khảo xem chúng có phù hợp với cún nhà bạn không nhé.
Tên cho chó bằng tiếng Anh: Micky, Tom, Jelly, Sky, Aries, Zamp, Luke, Ben, Layla, Lala, Maya, Moon, Sun, Suny.
Tên cho chó bằng tiếng Nhật: Bato, Aiko, Hanako, Ishi, Keiko, Masa, Shika, Yoko, Misao, Momo.
Tên cho chó bằng tiếng Việt: Thị Mắm, Xoăn, Bống, Ngố, Đốm, Khoai Tây, Khoai Lang, Dưa Leo, Bầu, Chuột Chít, Bạch Tuyết, Chú Lùn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button