Giáo Dục

Động từ là gì? phân loại – tác dụng của động từ, cho ví dụ

Home » Giáo DụcVăn Học

động từ là gì? Phân loại – Tác dụng của động từ, Cho ví dụ

Văn Học

Động từ là gì? Phân loại – Tác dụng của động từ, Cho ví dụ

dong-tu

Động từ là gì? Động từ có những tác dụng như thế nào trong tiếng việt? Động từ được phân loại như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

dong-tu

Động từ là gì?

– Động từ là những từ dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái (bao gồm cả trạng thái vật lí, trạng thái tâm lí, trạng thái sinh lí) của con người và các sự vật, hiện tượng khác.

– Cùng với tính từ và danh từ, động từ khiến cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt phong phú, đa dạng, không thua kém bất kì ngôn ngữ lâu đời nào trên thế giới. Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ có ý nghĩa khái quát và biểu thị khác.

Ví dụ về động từ

+ Động từ là những từ được bôi đen và gạch chân trong đoạn văn sau:

“Mặt trời lên cao dần. Gió đã thổi mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi. Bãi vẹt đã ngập lưng lưng. Biển cả như muốn nuốt tươi con dê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.

Trống giục thùng thùng. Từ hai bên, đất được đổ xuống thành từng dòng. Đất cao dần, đã nổi trên mặt dòng sông thành những vệt đỏ. Sọt đất dựa vào cọc tre, cọc tre giữ chặt sọt đất. Dòng nước bị chặn lại. Tiếng reo hò nổi lên ầm ĩ: chúng ta thắng biển rồi. Cố lên anh em ơi!…”

(Trích Bão biển – Chu Văn)

(Trong đoạn văn có sử dụng cả động từ và cụm động từ, tuy nhiên, người viết chỉ gạch chân động từ).

Các loại động từ

Về cơ bản động từ được chia thành 2 loại chính gồm nội động từ và ngoại động từ.

Động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ:

  • Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ
  • Ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ

Nội động từ

– Là những động từ mô tả, chỉ hoặc hướng vào người làm chủ hoạt động như ngồi, nằm, chạy. Loại này không có khả năng bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.

Ví dụ: Mẹ vô cùng lo lắng cho Lan khi Lan bệnh.

Ngoại động từ

– Là những động từ chỉ người hoặc vật khác, tác động lên vật chủ khác như đập, phá…. Loại này có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

Xem thêm :  Giải bài tập 9: trang 70 sgk hình học lớp 9

Ví dụ: Bà nội thương tôi nhất nhà.

Chức năng của động từ

– Chức năng chính của động từ (cụm động từ) là làm vị ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ.

VD: Trời       //      đang mưa

CN (Danh từ)          VN (Cụm Động từ)

Em bé      //       bị ngã trên đường

CN (danh từ)            VN (Động từ)

– Ngoài chức năng chính, động từ (cụm động từ) còn có thể làm các thành phần khác trong câu: chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ.

VD:

+ Động từ làm chủ ngữ: Lao động      //      là vinh quang

CN (động từ)                  VN

+ Động từ làm định ngữ: Con đường     đang làm       //       đi qua nhà tôi

Định ngữ (cụm động từ)

+ Động từ làm trạng ngữ: Làm như vậy, tôi thấy không được

Trạng ngữ (cụm động từ)

dong-tu 2

Phân loại động từ

– Động từ cũng giống như hầu hết các từ loại, chức năng chính là để bổ nghĩa cho danh từ và làm vị ngữ trong câu. Song với mỗi cách kết hợp khác nhau, mỗi kiểu động từ khác nhau lại bổ sung một ý nghĩa khác cho các từ đứng trước nó.

– Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

Động từ chỉ hoạt động

– Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: đi, chạy, nhảy, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi, hát, ca, đuổi nhau,…

=> Những động từ chỉ hoạt động của con người có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.

Động từ chỉ trạng thái

– Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: vui, buồn, hờn, giận, bị đánh,…

– Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ dung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.

– Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,…

Xem thêm :  Chữ người tử tù - nguyễn tuân - ngữ văn 11

Ví dụ 1: Tấm    //     hóa thành nàng tiên trốn trong quả thị

Con người     //     trở nên ích kỷ khi lòng tham nổi lên

=> Động từ chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: định, toan, dám, quyết, nỡ,…

Ví dụ 2: Bác Hồ      //    quyết chí ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng

Cậu gió     //      không nỡ thổi mạnh lay động cành cây đánh thức chú sơn ca

=> Động từ chỉ sự cần thiết: cần, nên, phi,…

Ví dụ 3: Cậu     //      cần hoàn thành tài liệu này trước ngày mai

Học sinh      //      nên học hành chăm chỉ

=> Động từ chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn: mong, muốn, ước,…

Ví dụ 4: Tớ        //        ước gì mình có đôi hài vạn dặm để đi khắp thế gian

Cụ Mem-bơ         //        mong sẽ vẽ được một kiệt tác trong đời mình.

=> Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ, chịu đựng: bị, được, phải, mắc,…

Khả năng kết hợp của động từ

  • Động từ có thể kết hợp với các tính từ, danh từ để để tạo ra cụm động từ: đi (động từ) nhanh lên (tính từ), thắng (động từ) biển (danh từ),…
  • Động từ cũng có khả năng kết hợp với các phó từ (đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, vẫn, cứ, còn). Khác với tính từ, động từ còn có thể kết hợp với các phó từ thức mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) để tạo ra những câu hoặc cụm từ có mục đích sai khiến.

VD: đã thổi mạnh, không về nhà, cứ nói nhiều, đừng nói nữa.

Cụm động từ là gì?

– Nhiều động từ thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh và một số từ có nghĩa khác để tạo thành cụm động từ .Nó là sự kết hợp giữa động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều loại động từ phải có sự kết hợp từ khác mới có nghĩa và bổ ngữ cho câu.

Trong cụm động từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa gồm:

  • Quan hệ thời gian.
  • Sự tiếp diễn tương tự.
  • Sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động.
  • Sự khẳng định hoặc phủ định hành động.

Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về:

  • Đối tượng.
  • Hướng.
  • Địa điểm.
  • Thời gian.
  • Mục đích.
  • Nguyên nhân.
  • Phương tiện.
  • Cách thức hành động.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

Xem thêm :  Phương trình đường tròn lớp 10 chuẩn nhất


[Elight] – #6 Động từ trong tiếng Anh: phân loại, cách dùng động từ – Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản


Học tiếng Anh qua phương pháp độc đáo, hiệu nghiệm tức thì. Gói gọn trong một bộ sách: https://bit.ly/3hTjXYr
• Học tại trung tâm: http://tienganh.elight.edu.vn/
Xem thêm danh sách video bài học theo chủ đề
1. Lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu và mất gốc: https://goo.gl/S2z8Id
2. Phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ: https://goo.gl/O94uHk
3. Ngữ pháp cơ bản cho người mới bắt đầu và mất gốc: https://goo.gl/axyGCL
4. Học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày: https://goo.gl/FpFvXW
5. Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề thông dụng: https://goo.gl/mRwVd4
6. Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp: https://goo.gl/q92BZh
Mỗi ngày xem 35 video học tiếng anh của Elight, kết hợp với khóa học tiếng Anh toàn diện của Elight, tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện nhanh chóng.
Subscribe để nhận thông báo video mới
Để không bỏ lỡ các video bài học thú vị, subscribe Elight ngay tại link này nhé: https://www.youtube.com/channel/UCjsIuhbtDQny5lv4B2b2VOg?sub_confirmation=1

Động từ trong tiếng Anh: phân loại, cách dùng động từ
https://youtu.be/zGQLleQbCZ4

Trong bài học này, cô Trang sẽ khái quát cho các bạn tất tần tật các kiến thức tổng hợp nhất về loại từ cực kì quan trọng trong tiếng Anh: Động từ trong tiếng Anh, phân loại và cách dùng của nó nhé !
1. Định nghĩa:
Động từ là những từ dùng để chỉ Hành động và Trạng thái.
2. Phân loại: có 2 cách phân loại Động từ
Cách 1: Ngoại động từ và Nội động từ
Ngoại động từ: diễn tả hành động tác động trực tiếp lên người, vật. Phải có tân ngữ (Danh từ hoặc Đại từ theo sau).
S + V + O: Ngoại động từ + Danh từ/Đại từ.
Nội động từ: diễn tả hành động dừng lại ở người nói/người thực hiện hành động đó. Không cần thiết mang Tân ngữ.
S + V + (O).
Cách 2: Động từ thường và Động từ đặc biệt
Động từ thường : là động từ chỉ hành động.
Động từ đặc biệt: bao gồm động từ tobe, động từ khiếm khuyết và trợ động từ.
3. Vị trí và Chức năng:
Công thức S + V + O: Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ.
Động từ đứng au chủ ngữ, đứng trước tân ngữ.
Động từ tobe (am, is, are) không đi kèm với động từ thường.
Kết nối với Elight
Youtube ELight Vip members Group: https://www.facebook.com/groups/1820362404886076/
Website: http://elight.edu.vn/?utm_source=Youtube\u0026utm_medium=description\u0026utm_campaign=dongtutrongtienganhphanloaicachdung
Facebook: https://www.facebook.com/Elight.LearningEnglish/
Page cộng đồng tiếng Anh: https://www.facebook.com/HocTiengAnhMoiNgayElight/
Link FB cá nhân cô Kiều Trang: https://www.facebook.com/kieutrang1210
hoctienganh tienganh tienganhgiaotiep tienganhcoban
nguphaptienganhcoban

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button