Giáo Dục

Phương pháp giải bài tập lai một cặp tính trạng

Cập nhật lúc: 14:56 14-09-2017
Mục tin: Sinh học lớp 9

Phương pháp giải 1 số dạng bài tập về phép lai 1 cặp tính trạng

Dạng 1: BIẾT GEN TRỘI LẶN, KIỂU GEN CỦA P. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ LAI

a) Phương pháp giải

– Quy ước gen

– Xác định tỉ lệ giao tử của P.

Lập sơ đồ lai→ Tỉ lệ kiểu gen (TLKG) và tỉ lệ kiểu hình (TLKH) của thế hệ sau.

b) Bài tập áp dụng

Ở một loài thực vật, A là gem trội quy định tính trạng hoa kép; a là gen lặn quy định tính trạng hoa đơn.

a) Sự tổ hợp giữa 2 alen trên tạo ra mấy kiểu gen, viết các kỉểu gen đó?

b) Khi giao phối ngẫu nhiên, có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau từ các kiểu gen dó? Xác định kết quả của mỗi kiểu giao phối.

HƯỚNG DẦN

Quy ước: A: gen quy định tính trạng hoa kép.

a: gen quy định tính trạng hoa đơn.

a) Số kiểu gen: Sự tổ hợp 2 alen A, a tạo ra 3 kiểu gen AA, aa và Aa.

b) Số kiểu giao phối và kết quả: Có 6 kiểu giao phôi khác nhau, kết quả:

1. \(P_1\): AA × AA → \(F_{1 – 1}\): 100% AA , TLKH: 100% hoa kép

2. \(P_2\): AA × Aa → \(F_{1 – 2}\): 50% AA: 50%Aa , TLKH: 100% hoa kép

3. \(P_3\): AA × aa → \(F_{1 – 3}\) :100% Aa , TLKH: 100% hoa kép

4. \(P_4\): Aa × Aa → \(F_{1 – 4}\): 25%AA: 50%Aa:25%aa; TLKH: 75% hoa kép; 25% hoa đơn

5. \(P_5\): Aa × aa → \(F_{1 – 5}\): 50% Aa: 50% aa; TLKH: 50% hoa kép: 50% hoa đơn

6. \(P_6\): aa × aa → \(F_{1 – 6}\): 100% aa; TLKH: 100% hoa đơn

 

Ví dụ 2: Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 gồm 950 cây hoa đỏ và 271 cây hoa trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

Hướng dẫn

Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn và quy ước gen

Xét tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2, ta có:

Hoa đỏ/ hoa trắng =\({{950} \over {271}} \approx {3 \over 1}\) → hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

Quy ước gen: A: hoa đỏ

a: hoa trắng

Bước 2: Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai

\(F_2\) phân ly 3 trội:1 lặn → \(F_1\) dị hợp có kiểu gen là Aa ( hoa đỏ)

P mang 2 kiểu hình tương phản mà F1 đồng hình hoa đỏ → P thuần chủng có kiểu gen AA × aa

Bước 3: Viết sơ đồ lai với kiểu gen vừa tìm được

Ta có sơ đồ lai:

Xem thêm :  Các loại tính từ trong tiếng anh: cách dùng&dấu hiệu nhận biết

Dạng 2: BIẾT KlỂU HÌNH CỦA CON. XÁC ĐỊNH KIÊU GEN CỦA BỐ MẸ

2.1. Đối với sinh vật sinh sản nhiều

Ta vận dụng được định luật đồng tính và định luật phân tính.

a) Phương pháp giải

– Xác định tính trạng trội, lặn (Vận dụng định luật đồng tính và phân li).

– Quy ước gen.

– Từ tỉ lệ phân li kiểu hình ta suy ra kiểu gen của thế hệ trước.

– Lập sơ đồ lai.

b) Bài tập áp dụng

Bài 1. a) Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả, do một gen quy đinh. Người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu, thu dược \(F_1\) đồng loạt có quả tròn.

– Từ kết quả trên, ta có thể kết luận dược diều gì?

– Cho biết kết quả \(F_2\)?

b) Dựa vào kiểu hình cây quả tròn đời \(F_1\) ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng.

HƯỚNG DẨN

a) * Kết luận từ kết quả:

Khi lai giữa cây qua tròn với cây quả bầu, thu được đời \(F_1\): 100% quả tròn. Tính trạng di truyền theo định luật đồng tính của Menđen. Suy ra:

+ P đều thuần chủng.

+ Tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tính trạng quả bầu

+ \(F_1\) là những cá thể dị hợp về tính trạng này.

Kết quả

– Quy ước: A: Quả tròn.

a: Quả bầu.

– Kiểu gen của P : AA (quả tròn) × aa (quả bầu)

– Sơ đồ lai P : AA (quả tròn) × aa (quả bầu)

\(G_P\) :                  A                             a

\(F_1\) : Aa (100% quả tròn)

\(G_{F_1}\) : (A: a) × (A: a)

\(F_2\) : 1AA : 2Aa : laa

(3 quả tròn : 1 quả bầu)

b) Dựa vào kiểu hình câv quả tròn đời \(F_2\), ta chưa biết được chắc chắn kiểu gen của chúng.

– Vì kiểu gen có thể AA hoặc Aa.

– Muốn xác định gen, ta dựa vào một trong hai phương pháp sau:

1. Lai phân tích

– Cho cây quả tròn lai với cây quả bầu.

– Dựa vào kết quả lai phân tích xác định kiểu gen của cây quả tròn

– Nếu \(F_B\): 100% quả tròn thì cây quả tròn có kiểu gen AA

P : AA (quả tròn) × aa (quả bầu)

GP : A a

\(F_1\) : Aa (100% quả tròn)

– Nếu FB cho tỉ lệ 1 quả tròn : 1 quả bầu thì cây quả tròn có kiểu gen Aa

P: Aa (quả tròn) × aa (quả bầu)

GP: A ; a a

\(F_1\): 1 Aa : 1aa ( 1 quả tròn : 1 quả bầu)

2. cho tự thụ phấn

– Nếu đời con cho 1 kiểu hình thì cây đó có kiểu gen AA

 AA × AA → 100%AA

– Nếu đời con cho 2 loại kiểu hình thì cây đo có kiểu gen Aa

Xem thêm :  Soạn bài thầy bói xem voi (chi tiết)>

Aa × Aa  → 3A- : 1aa

2.2. Đối với sinh vật sinh sản ít (trâu, bò.., người): Vì không tuân theo quy luật số lớn nên không vận dụng được định luật đồng tính và phân li.

Phương pháp giải: Xác định tính trạng trội, lặn: Ta dựa vào cặp bố, mẹ nào có cùng kiểu hình, sinh con có kiểu hình khác bố mẹ thì kiểu hình của P là trội so với tính trạng kia.

– Quy ước gen.

– Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn, kiểu gen đồng hợp lặn, để suy ra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

– Lập sơ đồ lai.

Dạng 3: TRƯỜNG HỢP TÍNH TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN

3.1. Biết gen trội lặn, kiểu gen của P. Xác định kết quả lai

a) Phương pháp giải

• Trội không hoàn toàn là trường hợp gen quy định tính trạng trội không hoàn toàn lấn át gen quy định tính trạng lặn. Do vậy, ở kiểu gen dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian giữa trội và lặn.

• Khi quy ước gen cho trường hợp trội không hoàn toàn ta quy ước cả cặp alcn.

• Các bước để giải dạng này là:

+ Quy ước gen

+ Từ kiểu gen của P ta xác định giao tử

+ Lập sơ đồ lai của P. Suy ra tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của thế hệ sau.

b) Bài tập áp dụng:

B là gen quy định tính trạng lá rộng, b: quy dịnh lá hẹp. B trội không hoàn toàn so với b nên kiểu gen dị hợp biểu hiện lá trung bình.

1/ Hãy quy ước gen về tính trạng hích thước lá.

2/ Xác định kết quả thê hệ lai. Cho biết các cặp bố mẹ có kiểu hình như sau:

a) \(P_1\): Cây có lá rộng × cây có lá trung bình

b) \(P_2\): Cây có lá trung bình × cây có lá trung bình

c) \(P_3\): Cây có lá trung bình × cây có lá hẹp.

l/ Quy ước: BB: Cây có lá rộng;

bb: Cây có lá hẹp;

Bb: Cây có lá trung bình

2/ a) \(P_1\) : BB (lá rộng) × Bb (lá trung bình)

→ \(F_{1 – 1}\) có TLKG: 1BB : lBb

TLKH: 1 cây có lá rộng : 1 cây có lá trung bình

b) \(P_2\): Bb (lá trung bình) × Bb (lá trung bình)

TLKG: 1BB : 2Bb : lBb

TLKH: 1 cây có lá rộng : 2 cây có lá trung bình : 1 cây có lá hẹp

c) \(P_3\): Bb (lá trung bình) × bb (lá hẹp)

TLKG: 1Bb: 1bb

TLKH: 1 cây có lá trung bình : 1 cây có lá hẹp.

3.2. Biết tỉ lệ kiểu hình của thế hệ sau xác định kiểu gen của P:

a) Phương pháp giải

+ Bước 1: Trong hệ thống các phép lai, dựa vào phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 để kết luận về quy luật.

Xem thêm :  Câu điều kiện loại 3: định nghĩa, công thức, cách dùng và bài tập

+ Bước 2: Quy ước gen (cả cặp gen)

+ Bước 3: Từ tỉ lệ kiểu hình của mỗi phép lai ta suy ra kiểu gen tương ứng của P.

+ Bước 4: Lập sơ đồ lai đế chứng minh kết quả.

b) Bài tập áp dụng

Khi xét sự di truyền tính trạng màu sắc một loài hoa, người ta thực hiện các phép lai và thu dược kết quả sau:

Phép lai 1. ♀ Hoa phấn trắng × ♂ Hoa phấn trắng

\(F_{1 – 1}\): 327 cây hoa phấn trắng.

Phép lai 2: ♀Hoa phấn hồng × ♂ Hoa phấn trắng

\(F_{1 – 2}\) : 398 cây hoa phấn hồng ; 403 cây hoa phấn trắng.

Phép lai 3. ♀ Hoa phấn hồng × ♂ Hoa phấn hồng

\(F_{1 – 3}\) : 152 cây hoa phấn đỏ; 297 cây hoa phấn hồng ; 149 cây hoa phấn trắng.

Biết màu sắc phấn hoa do một gen quy định, tính trạng hoa phấn đỏ trội so với hoa phấn trắng.

1/ Giải thích đặc điểm di truyền tính trạng màu sắc phấn hoa và lập sơ đồ các phép lai.

2/ Nếu muốn ngay \(F_1\) dồng tính, kiểu gen và kiểu hình của P có thể như thể nào?

3/ Nếu muốn \(F_1\) phân li kiểu hình tỉ lệ 1 : 1, kiểu gen của P có thể như thế nào?

HƯỚNG DẪN

1/ a) Đặc điểm di truyền và sơ đồ lai.

+ Xét kết quá phép lai 3: \(F_{1 – 3}\) xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: Hoa đỏ : Hoa hồng : Hoa trắng = 152 : 297 : 149 ≈1:2:1. Đây là tỉ lệ của trường hợp di truyền tính trạng trội lặn không hoàn toàn.

+ Quy ước: AA: Hoa phấn đỏ; Aa: Hoa phân hồng; aa: Hoa phấn trắng,

b) Các sơ đồ lai:

+ Sơ đồ phép lai 1: \(P_1\): aa (trắng) × aa (trắng)

(Lập sơ đồ lai)

+ Sơ đồ phép lai 2: \(P_2\): ; Aa (hồng) × aa (trắng)

(Lập sơ đồ lai)

+ Sơ đồ phép lai 3: \(P_3\): Aa (hồng) × Aa (hồng)

(Lập sơ đồ lai)

2/ Muốn ngay \(F_1\) đồng tính, kiểu gen và kiều hình của P có thể:

P: AA (đỏ)× AA (đỏ)

Hoặc: P: aa (trắng) × aa (trắng)

Hoặc: P: A A (đỏ) × aa (trắng)

(Lập các sơ đồ lai)

3/ \(F_1\) phân li kiểu hình tỉ lệ 1 : 1 → Kiểu gen và kiểu hình của P có thể:

P: Aa (hồng) × aa (trắng) hoặc P: Aa (hồng) × AA (đỏ)

(Lập các sơ đồ lai) 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 9 – Xem ngay


Sinh học lớp 9 – Bài 2 – lai một cặp tính trạng


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button