Thủ Thuật

Lịch sử hưng yên

Bạn đang xem: Lịch sử hưng yên Tại Website vuongquocdongu.com
Bạn đang xem: lịch sử hưng yên Tại Website vuongquocdongu.com

Hưng Yên là một vùng đất văn hiến với hàng nghìn di tích quý báu đang được gìn giữ, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, mang niềm tự hào của người dân nơi đây. Những lớp trầm tích văn hóa đó đang trở thành nguồn tài nguyên nhân văn, để tạo lên sức sống mới.

 “Thứ nhất Kinh kỳ – thứ nhì phố Hiến”, một câu ca dao quen thuộc với mỗi người dân khi nói về di tích phố Hiến, thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay –  xứ sở của Nhãn lồng, của một vùng đất từng là trung tâm kinh tế – chính trị có nhiều mối giao lưu quốc tế quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài.

Tỉnh Hưng Yên ngày nay gồm một phần đất của 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Sơn Nam xưa kia gộp lại. Do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước, ngày 26/01/1968, Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà quyết định hợp nhất 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Sau 29 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương, ngày 01/01/1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX; gồm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã; 160 xã, phường, thị trấn; diện tích 923,095 km2; dân số 1.093.000 người. Tỉnh lị đặt tại thị xã Hưng Yên.

Xem thêm :  Chuyện buồn về bầy thiên nga hồ gươm

Ngay từ buổi đầu thành lập, nhân dân Hưng Yên đã thể hiện lòng yêu nước, tích cực hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược. Theo truyền thuyết, ba chàng trai làng Thổ Hoàng (Ân Thi) cùng Phù Đổng đánh đuổi giặc Ân còn được lưu danh muôn thuở.

Mùa xuân năm 40, Nguyệt Thai, Nguyệt Độ (Khoái Châu), Lã Văn Ất (Văn Giang), Hương Thảo (Ân Thi), Mã Châu ( thị xã Hưng Yên) đã tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Năm 1285, cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2 đều có sự đóng góp của tướng quân Phạm Ngũ Lão, người làng Phù Ủng (Ân Thi).

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Hưng Yên lại tham gia cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp. Năm 1883, quân Pháp hạ thành Hưng Yên lần thứ hai, Đinh Gia Quế người thôn Thọ Bình, Tân Dân, Khoái Châu đã chiêu mộ binh sĩ, lập căn cứ chống giặc ở Bãi Sậy. Năm 1885, Nguyễn Thiện Thuật thay thế Đinh Gia Quế duy trì cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám (Tiên Lữ) đã có tiếng vang lớn, thôi thúc các thanh niên cùng tham gia.

Từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhân dân Hưng Yên phát huy cao độ truyền thống đánh giặc, giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những nhà cách mạng, người chiến sĩ cộng sản ưu tú của dân tộc là người con Hưng Yên như Lê Tùng Sơn, Nguyễn Phương Thảo ( trung tướng Nguyễn Bình), Tô Chấn, Tô Hiệu. Nhân dân Hưng Yên cùng quân dân cả nước đánh bại hai đế quốc Pháp và Mĩ. Hng Yên đã có các nhà lãnh đạo kiên định , sáng tạo, tiêu biểu như: Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương…

Xem thêm :  Ý nghĩa hình xăm cá chép hóa rồng vượt vũ môn đẹp

Từ buổi đầu đến sinh tụ trên mảnh đất này, người Hưng Yên đã tích cực lao động, khai phá đất hoang, từng bước cải tạo đồng ruộng với nghề chính là trồng lúa nước, tạo ra giá trị vật chất phụ vụ cuộc sống. Là một tỉnh liền kề với sông Hồng, hàng năm Hưng Yên gặp khá nhiều khó khăn do lũ lụt gây ra, song với sự lao động, cần cù và sáng tạo, người Hưng Yên đã từng bươc vượt qua được khó khăn. Với lợi thế là tỉnh liền kề thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua, tỉnh đã nhanh chóng lấy lại đà phát triển và từng bước vươn lên trở thành một tỉnh có thu nhập bình quân cao trong cả nước. Với thế mạnh về nông nghiệp, Hưng Yên có một nguồn nông sản phong phú, là vùng nổi tiếng với những sản vật như long nhãn, hạt sen, tương Bần. Nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả. Hưng Yên có nguồn lao động trẻ, dồi dào và giàu nhiệt huyết, tạo sức hút với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Nền kinh tế đạt tốc độ phát triển nhanh, khá toàn diện và vững chắc. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2005 đạt 550 USD.

Xem thêm :  Tình yêu là gì? định nghĩa và quan điểm về tình yêu đúng nhất

Trong các triều đại phong kiến, Hưng Yên đã có 228 nhà khoa bảng ( trạng nguyên, tiến sĩ, hương cống…). Về văn học, nghệ thuật, Hưng Yên có những tên tuổi lừng danh như Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Thị Điểm, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Nghị, Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên…Về khoa học có danh y Lê Hữu Trác, Phạm Huy Thông…

Ngay từ buổi đầu dựng nước, người Hưng Yên đã biết đoàn kết chống kẻ thù, khắc phục thiên tai. Truyền thống đoàn kết được phát huy cao độ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, toàn dân Hưng Yên tích cực, hăng say tham gia lao động và sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, đồng thời cũng là góp phần vào công cuộc làm giàu cho quê hương, đất nước.

 

Tác giả: Đỗ Thị Quỳnh

 


Đôi nét về Hưng yên


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button