Giáo Dục

Luận cứ và luận điểm là gì? nó có vai trò gì trong văn viết

Hẳn nhiều người trong chúng ta vẫn nhầm lẫn giữa các khái niệm luận điểm, luận chứng, luận cứ mà không biết thực sự chúng khác nhau ở đâu. Nhất là đối với thể loại văn nghị luận thì việc thể hiện rõ ràng những luận điểm và luận cứ là cực kỳ quan trọng. Hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem luận điểm là gì, luận cứ là gì, mối quan hệ giữa chúng là như thế nào để có thể biết cách hoàn thành một bài văn dạng này cũng như áp dụng trong thực tế cuộc sống các bạn nhé.

Luận điểm là gì?

Khái niệm

Luận điểm có thể hiểu đó là các ý tưởng, lập luận chính của một văn bản nghị luận hoặc vấn đề cần nghị luận đang được đề cập.

Một bài văn thể loại nghị luận nhất thiết phải có luận điểm, vì chính luận điểm sẽ giúp cho người viết đạt được mục đích nghị luận.

Khi trình bày các luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, mang tính định hướng giúp người đọc hoặc người nghe hiểu rõ vấn đề đang được tác giả đề cập.

Xác định luận điểm thế nào?

Trước khi bắt đầu trình bày một chủ đề, chúng ta cần biết cách xác định các luận điểm. Một số cách đơn giản nhất để xác định luận điểm thông thường đó là:

– Dựa vào các dữ kiện đã có sẵn trong đề bài, thường thì luận điểm được nêu khá cụ thể và dễ nhận biết.

– Dựa vào cách mà tác giả bài viết đặt ra câu hỏi.

– Dựa vào cách tác giả dùng để nghị luận.

Trình bày luận điểm

Một số cách để trình bày luận điểm chính là:

– Kể ra một câu chuyện từ đó nêu lên luận điểm dựa vào câu chuyện đó.

– Trình bày trong một bối cảnh cụ thể sau đó xác định luận điểm.

– Sử dụng phương pháp quy nạp để nêu luận điểm.

– Sử dụng phương pháp diễn dịch để nêu luận điểm.

Luận cứ là gì?

Khái niệm

Theo định nghĩa thông thường thì luận cứ chính là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận được dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài nghị luận.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản luận cứ chính là cơ sở, nền tảng còn luận điểm thì có tính chất kết luận.

Các yêu cầu của luận cứ

– Luận cứ cần phải phù hợp với yêu cầu của các luận điểm, nghĩa là luận cứ phải thật hài hòa với nội dung của luận điểm.

– Luận cứ cần mang tính chính xác, khi nêu lên các luận cứ tác giả phải biết rõ các thông tin đó đã được xác thực hay không? Ví dụ như luận cứ mốc thời gian, số liệu, nhân vật mang tính lịch sử…

Xem thêm :  Hoa hồng xanh có những ý nghĩa gì? cách trồng và chăm sóc

– Luận cứ cần có tính tiêu biểu, chọn lọc những nội dung thật sự nổi bật, đặc sắc để nêu. Ví dụ như một nhà thơ có nhiều tác phẩm văn học thì tác giả hãy chọn các tác phẩm nào có giá trị và nổi bật mang tính đặc trưng nhất để đưa vào bài của mình làm dẫn chứng.

– Luận cứ cần phải thật toàn diện, khi nêu lên luận cứ tác giả cần đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu đầy đủ, có cái nhìn tổng quan nhất cho luận điểm. Tránh việc sau khi đưa ra luận cứ mà người nghe/người đọc vẫn không thể thấy độ tin cậy của luận điểm ban đầu.

Luận chứng là gì?

Luận chứng cũng là một khái niệm vô cùng phổ biến trong khi viết thể loại văn nghị luận. Các bạn cũng có thể tìm hiểu về khái niệm này. Luận chứng nghĩa là những bằng chứng được sử dụng trong văn bản nhằm lập luận chứng minh luận điểm.

Luận chứng có thể dưới dạng bằng chứng về số liệu, hay giấy tờ…

Bài luyện tập về luận điểm và luận cứ

Câu hỏi bài tập 1

Cho văn bản “Cần tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội”, hãy đọc và cho biết những luận cứ, luận điểm, những lập luận được sử dụng trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục trong bài viết dạng nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống này?

Lời giải:

Luận điểm của văn bản này là:

  • Cần tạo ra những thói quen tốt ở trong đời sống xã hội.

Các luận cứ của bài gồm:

Luận cứ thứ nhất: Có những thói quen là tốt và những thói quen xấu

  • Thói quen như thế nào là tốt: luôn dậy sớm, luôn giữ lời hứa, luôn đúng hẹn, luôn đọc sách…

  • Thói quen như thế nào là xấu: hút thuốc lá, vứt rác bừa bài ném ra đường, hay cáu giận, mất trật tự…

Luận cứ thứ hai: Có những người thật ra họ biết phân biệt tốt xấu, nhưng do đã hình thành thói quen nên khó thay đổi, khó sửa.

  • Hút thuốc sau đó gạt tàn bừa bãi, ăn chuối rồi vứt vỏ ra cửa, xả rác nơi không ai để ý, nơi công cộng…

Luận cứ thứ ba: Tạo được một thói quen tốt thì khó nhưng để nhiễm một thói quen xấu thì lại vô cùng dễ.

Các lập luận trong bài gồm:

  • Giới thiệu về những thói quen tốt và những thói quen xấu.

  • Dẫn chứng về những thói quen xấu, phê phán thói quen xấu.

  • Để ra hướng thay đổi và rèn luyện thói quen tốt.

Nhận xét về sức thuyết phục của các luận điểm, luận chứng được sử dụng trong văn bản đã cho:

Văn bản vừa rồi có lập luận rất chặt chẽ, từ những vấn đề chung tác giả bài viết đã triển khai được thành các ý cụ thể, sau đó đưa ra lời khuyên với người đọc: cho nên mỗi người, hay mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho toàn xã hội.

Xem thêm :  Top 10 cuốn sách hay về tuổi trẻ nên đọc một lần trong đời

Như vậy, với cách lập luận như trong bài trên, bài văn đã làm nổi bật được luận điểm và thuyết phục được tất cả người đọc bởi vì văn bản này đã đặt ra một vấn đề cấp thiết trong cuộc sống, cách giải quyết của tác giả rất chặt chẽ, xứng đáng với đề tài.

Câu hỏi bài tập 2

“Tiếng Việt có những nét đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là chúng ta nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng rất hài hòa về cả mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng lại rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là: tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tâm tư tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và thỏa mãn được cho nhu cầu đời sống của văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử” (trích Đặng Thai Mai – tác phẩm Sự giàu đẹp của tiếng Việt)

  1. a) Tìm luận điểm của đoạn văn đã nêu trên.

  2. b) Chỉ ra các luận cứ nhằm làm sáng tỏ luận điểm trên.

  3. c) Cho biết cách mà tác giả Đặng Thai Mai đã sử dụng để lập luận.

Câu trả lời:

Luận điểm chính trong đoạn văn là:

  • Tiếng Việt có những nét rất đặc sắc riêng của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Các luận cứ bao gồm:

  • Tiếng Việt là một thứ tiếng rất hài hòa về cả mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng lại rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.

  • Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tâm tư tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và thỏa mãn được cho nhu cầu đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử.

Tác giả Đặng Thai Mai đã lập luận bằng phương pháp:

  • Nêu lên luận cứ bằng cách giải thích luận điểm đã có ban đầu.

Như vậy thông qua bài viết vừa rồi chúng mình đã giúp các em học sinh hiểu rõ về luận điểm là gì trong bài văn. Lưu ý là khi làm một bài văn nghị luận hay là áp dụng phương pháp nghị luận trong đời sống hàng ngày thì cả luận điểm và luận cứ đều có vai trò cực kỳ quan trọng, học sinh cần phải phối hợp với nhau thật hài hòa, chặt chẽ giúp các vấn đề cần phải nghị luận trở nên có tính thuyết phục cao đối với người đọc hay người nghe. Chúc các bạn và các em học sinh áp dụng thành công.

Xem thêm :  “hé lộ” cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp, dễ làm


Ngữ Văn Lớp 8 – Bài giảng Ôn tập về luận điểm ngữ văn lớp 8|Cô Lê Hạnh


[Mới năm 2018] Ôn tập về luận điểm ngữ văn lớp 8|chuyên đề rèn kĩ năng làm văn nghị luận
♦Giáo viên: Lê Hạnh
► Khóa học của cô:
Khóa Ngữ Văn lớp 8: https://goo.gl/EG6TX3
Khóa ngữ văn lớp 8 học kì 2: https://goo.gl/3QnRmo
¤¤¤¤¤¤¤¤
♦ Các bạn hãy nhanh tay like và subscribe để nhận được đầy đủ bộ tài liệu quan trọng, các video chữa đề và bài tập chi tiết nhất tại: https://goo.gl/3QnRmo
Hoặc tham khảo thêm:
►Website giúp học tốt: http://giuphoctot.vn/
►Facebook: https://www.facebook.com/giuphoctot.vn.online
►Hotline: 0965012186
¤¤¤¤¤¤¤¤
‡ “Đam mê sáng tạo tự giác thành công” .Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn cho các học sinh khối THCS, cô Lê Hạnh luôn luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Với giọng văn truyền cảm, tràn đầy nhiệt huyết, cách trình bày rõ ràng, tư duy khoa học, cô đã, đang và sẽ mang đến cho các thế hệ học trò những bài giảng hay, lôi cuốn, hấp dẫn. Cô luôn đặt ra mục tiêu cụ thể và yêu cầu học sinh nghiêm túc học tập, cố gắng nỗ lực không ngừng, phát huy năng lực sáng tạo, chủ động, năng lực giải quyết vấn đề đặc biệt là năng lực tự học ở các em.
¤¤¤¤¤¤¤¤
Nội dung bài giảng soạn bài Ôn tập về luận điểm
I. Khái niệm luận điểm
1. Luận điểm là:
a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.
2. Thực hành
a, Trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu những luận điểm:
Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn, mạnh mẽ.
Tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ thời xa xưa.
Những biểu hiện tinh thần yêu nước thời hiện tại (chống Pháp).
Nhiệm vụ làm cho tinh thần yêu nước trở thành hành động.
b, Những luận điểm được đưa ra đủ để khái quát luận điểm trong bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Vì trong bài Lý Công Uẩn nêu đầy đủ hai luận điểm:
+ Lý do cần phải dời đô.
+ Lý do coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
1. a,Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là: Phát huy tinh thần yêu nước (tinh thần truyền thống) trở thành hành động mạnh mẽ.
Nếu chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra một luận điểm duy nhất \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button