Giáo Dục

Môi trường đới lạnh: vị trí, đặc điểm và khí hậu

Địa lí 7 bài 21 môi trường đới lạnh là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Địa lí 7. Môi trường đới lạnh là xứ sở của băng tuyết, khí hậu rất khắc nghiệt. Chúng ta hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu rõ hơn về môi trường đới lạnh nhé!

Vị trí của môi trường đới lạnh

Môi trường đới lạnh (hay còn gọi là hàn đới) nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực Bắc Nam. Môi trường đới lạnh ở bán cầu Bắc chủ yếu là đại dương, còn ở bán cầu Nam chủ yếu là lục địa.

vị trí của môi trường đới lạnh

Đặc điểm môi trường đới lạnh

Khí hậu của môi trường đới lạnh vô cùng khắc nghiệt. Đặc trưng của môi trường này là một mùa đông rất dài, Mặt Trời hiếm khi xuất hiện, có nhiều bão tuyết quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm của môi trường đới lạnh luôn dưới -10oC, xuống thấp nhất tới -50oC. Lượng mưa thấp, trung bình năm ở mức dưới 500 mm. Mưa rơi chủ yếu ở dạng tuyết, đất đóng băng quanh năm và chỉ tan một lớp rất mỏng trên bề măt khi mùa hạ tới.

băng giá bao phủ quanh năm ở môi trường đới lạnh

Mùa hạ có thời gian ngắn khoảng 2 – 3 tháng. Mặt Trời mọc và chỉ di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời, lên đến tận 6 tháng liền. Vào mùa hạ, nhiệt độ có cải thiện hơn nhưng cũng không thể vượt quá 10oC.

Xem thêm :  Soạn bài thông tin về ngày trái đất năm 2000

Đặc biệt, bề dày của mặt băng ở Bắc Cực có thể lên đến 10m. Khi các biển băng bị vỡ ra về mùa hè sẽ hình thành các tảng băng trôi, trôi dạt về phương nam. Còn ở Nam Cực và đảo Gron-len, băng tuyết đóng thành các khiên băng dày lên tới 1500m. Những tảng băng khổng lồ, những núi băng có thể chảy theo các dòng biển về miền xích đạo.

Sự thích ứng của thực vật và động vật đối với môi trường đới lạnh

Động vật và thực vật ở môi trường đới lạnh thường có những cách thích ứng riêng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy. Đối với các vùng đài nguyên phương Bắc, thực vật chỉ có thể phát triển được trong một thời gian ngắn ngủi khi mùa hè đến và ở trong những thung lũng kín gió. Các loài thực vật chủ yếu là rêu, địa y và những loài cây còi cọc, thấp lùn.

chim cánh cụt ở môi trường đới lạnh

Những loài động vật có lớp mỡ dày, lớp lông dày hoặc những bộ lông thấm nước mới có thể thích ứng được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Đó là các loài hải cẩu, cá voi, gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc, chim cánh cụt… Tập tính sống bầy đàn phổ biến nhằm bảo vệ nhau và cùng sưởi ấm. Chúng cũng có thể có những cuộc di cư đến vùng đất ấm áp hơn nhằm tránh điều kiện lạnh buốt giá. Hình thức ngủ đông phổ biến ở các loài gấu.

Xem thêm :  Hướng dẫn giải bài 1 2 3 4 trang 68 69 sgk toán 9 tập 1

Về mùa hè, cây cỏ, rêu, địa y… phát triển trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật ở môi trường đới lạnh.

Hoạt động kinh tế ở môi trường đới lạnh

Đây là môi trường có ít dân cư nhất trên thế giới cũng bởi vì điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt. Chỉ có một số rất ít các dân tộc sống lâu đời ở phương Bắc trong các vùng đài nguyên ven biển khu vực phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Có thể kể đến một số tộc người như La-pông, người Chúc, người I-a-kut, Xa-mô-y-ét. Hoạt động kinh tế chủ yếu là đánh bắt cá và săn tuần lộc, hải cẩu hay gấu trắng. Phương tiện di chuyển gần như duy nhất là xe trượt do chó kéo.

hoạt động kinh tế ở môi trường đới lạnh

Khác với môi trường đới nóng hay môi trường đới ôn hoà, môi trường đới lạnh luôn phải hứng chịu những điều kiện khắc nghiệt nhất của thời tiết. Qua sự tổng hợp của Dinhnghia.vn, chúng ta đã hiểu hơn về điều đó. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề môi trường đới lạnh, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng trao đổi thêm nhé!

5

/

5

(

3

bình chọn

)

Please follow and like us:

error

fb-share-icon



ĐỊA LÍ 7 – BÀI 21 – MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH


Tìm hiểu về môi trường Đới Lạnh.
Sự thích nghi của Thực Vật và Động Vật ở Đới Lạnh.
Sự khác nhau giữa Bắc Cực và Nam Cực.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button