Tổng Hợp

Một năm nhìn lại dịch covid-19 tại việt nam: giai đoạn khốc liệt và đau thương đã qua, tinh thần quật cường chống dịch vẫn còn đó!

Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam vào ngày 23/1/2020. Gần 2 năm, xã hội – kinh tế bị tác động và ảnh hưởng nặng nề. Năm 2020, cả nước kiểm soát tốt dịch bệnh với tổng số ca tử vong xác nhận cả năm là 35 ca. Tuy nhiên, đến năm 2021, tình hình trở nên trầm trọng hơn với số ca mắc và số ca tử vong tăng “đột biến”.

Đại dịch Covid-19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành, nặng nhất là TP.HCM và một số tâm dịch khác như Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, và mới nhất là Hà Nội.

Tính đến ngày 29/12/2021, Việt Nam có tổng 1.694.874 ca mắc Covid-19, trong đó 1.302.542 ca khỏi bệnh, 31.877 ca tử vong (chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm). Cả nước đã tiêm được 148.198.862 liều vaccine Covid-19, gồm 77.358.030 liều mũi 1; 67.323.239 liều mũi 2 và 3.517.593 liều mũi 3.

Một năm nhìn lại dịch Covid-19 tại Việt Nam: Giai đoạn khốc liệt và đau thương đã qua, tinh thần quật cường chống dịch vẫn còn đó! - Ảnh 1.

Tình hình dịch Covid-19 trên cả nước trong tháng 12/2021 (Ảnh: Bộ Y tế)

Đợt dịch thứ 3 trước Tết Nguyên Đán bùng phát tại Hải Dương

Bộ Y tế sáng 28/1/2021 công bố 2 ca lây nhiễm Covid-19, chấm dứt gần 2 tháng Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Từ đây, đợt dịch thứ 3 bùng phát tại Hải Dương rồi lan ra 12 tỉnh/ thành phố khác.

Một trong hai ca nhiễm mới sống tại Hải Dương, là đồng nghiệp của một nữ công nhân người Việt Nam mắc Covid-19 khi nhập cảnh vào Nhật Bản. Bộ Y tế họp khẩn, cảnh báo về khả năng lây lan mới.

Tỉnh Hải Dương giãn cách xã hội từ 12h trưa ngày 28/1 sau khi ghi nhận thêm 72 ca nhiễm cộng đồng. Tính từ 18h ngày 27/1 đến 18h ngày 28/1, 91 ca nhiễm mới được phát hiện tại Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng và Hà Nội. Đây được đánh giá là số lượng ca nhiễm nhiều nhất từ khi đại dịch xuất hiện tại Việt Nam tính đến cuối tháng 1/2021.

Hải Dương cách ly xã hội toàn tỉnh từ ngày 16/2 đến hết 2/3. Để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã đồng ý nhập khẩu 204.000 liều vaccine phòng Covid-19 đầu tiên và những mũi tiêm chính thức bắt đầu từ ngày 8/3.

Một năm nhìn lại dịch Covid-19 tại Việt Nam: Giai đoạn khốc liệt và đau thương đã qua, tinh thần quật cường chống dịch vẫn còn đó! - Ảnh 2.

Trong năm 2021, Việt Nam trải qua đợt dịch thứ 3 và thứ 4. Dịch vẫn căng thẳng trên khắp cả nước

Đợt dịch thứ 4 “tấn công” toàn bộ 63 tỉnh/ thành

Cuối tháng 4, khi dịch cơ bản được kiểm soát, Việt Nam xuất hiện các chuỗi lây nhiễm Covid-19 từ người cách ly, tăng cường trở lại mức độ phòng chống dịch bệnh.

Đợt dịch thứ 4 được Bộ Y tế ghi nhận từ ca nhiễm đầu tiên là nam nhân viên tại khách sạn Như Nguyệt, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái – nơi cách ly tập trung của đoàn chuyên gia Ấn Độ. Sau một tháng, số ca nhiễm vượt mốc 3.000, dịch “tấn công” 30 tỉnh/thành phố và không có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Kết quả giải trình tự gene các ca bệnh xác định chủng virus của Anh và Ấn Độ, với tốc độ lây lan nhanh. Thực tế hiện nay, qua một vài ngày tiếp xúc gần, các ca F1, F2 nhanh chóng trở thành F0; lây mạnh trong môi trường kín như khu công nghiệp, quán bar, bệnh viện, địa điểm massage, vũ trường…

Trong tháng 5, Việt Nam xuất hiện những đợt bùng phát cao độ hơn. Ở phía Bắc, các ổ lây nhiễm trong các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Ngày 19/5, TP. Bắc Giang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 15h chiều sau khi có ca nhiễm liên quan đến khu công nghiệp Vân Trung.

Ngày 25/5, cả nước ghi nhận 444 ca mắc Covid-19 trong nước – con số kỷ lục thời điểm đó. Riêng tỉnh Bắc Giang 375 ca, được phát hiện nhờ tổng lực thần tốc xét nghiệm trong 3 ngày.

Covid-19 lần này “đánh” vào các nhà máy, khu công nghiệp lớn tại Bắc Giang với mật độ đông, môi trường khép kín, dùng chung khu ăn uống,… Điển hình khu công nghiệp Vân Trung với hơn 300 F0. “Ổ dịch” tại khu công nghiệp Quang Châu gần 1.000 ca nhiễm, đặc biệt công ty Hosiden chiếm số lượng nhiều nhất với tỷ lệ 55% F1 thành F0.

Bộ Y tế yêu cầu ngay lập tức “đóng băng” tất cả các khu nhà ở của công nhân; Đảm bảo cách ly nghiêm ngặt, nhất là các khu nhà cao tầng nơi đông công nhân sinh sống; Áp dụng thiết chế về cách ly tập trung tại các khu vực này – coi như là nơi cách ly tập trung. Tuyệt đối không cho người ra khỏi nhà, phòng ở và tiến hành xét nghiệm định kỳ, liên tục làm sạch những khu vực có công nhân lưu trú.

Một năm nhìn lại dịch Covid-19 tại Việt Nam: Giai đoạn khốc liệt và đau thương đã qua, tinh thần quật cường chống dịch vẫn còn đó! - Ảnh 3.

Covid-19 tấn công khu công nghiệp ở Bắc Giang hồi tháng 5

Một năm nhìn lại dịch Covid-19 tại Việt Nam: Giai đoạn khốc liệt và đau thương đã qua, tinh thần quật cường chống dịch vẫn còn đó! - Ảnh 4.

Nhân viên y tế chi viện dập dịch tại Bắc Giang và Bắc Ninh

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định đợt dịch này có nguy cơ kéo dài hơn các lần trước, không có xu hướng giảm sớm như đợt dịch ở Đà Nẵng hay Hải Dương. Tốc độ lây lan nhanh, do SARS-CoV-2 mang biến chủng Ấn Độ, lây lan gấp 1,7 lần so với các biến chủng khác.

“Chúng ta khống chế dịch tại Bắc Giang thành công, thì sẽ khống chế dịch tại Bắc Ninh và các tỉnh thành khác. Tinh thần chung là dồn tổng lực và hỗ trợ tối đa ở mức cao cho Bắc Giang”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thời điểm đó, Bắc Ninh đã có hơn 600 ca Covid-19. Bà Đào Hồng Lan, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh, trong cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ ngày 26/5, cho biết công tác phòng chống dịch của tỉnh này tập trung vào 4 mũi trọng yếu. Tại xã Mão Điền, huyện Thuận Thành (nơi xuất hiện ổ dịch đầu tiên ngày 5/5); các khu công nghiệp; các khu cách ly, cơ sở y tế; khoảng 30.000 người Bắc Giang làm việc tại Bắc Ninh và khoảng 3.600 người Bắc Ninh làm việc tại Bắc Giang.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu Bắc Ninh phải dập bằng được dịch trong cộng đồng, bảo vệ cộng đồng sạch để ngăn việc lây nhiễm vào các khu công nghiệp.

Xem thêm :  Mơ thấy mình bị đánh đánh con gì, số mấy ❤️ sổ mơ

Mục tiêu cao nhất là tập trung đẩy lùi dịch bệnh ở hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bộ Y tế kêu gọi cả nước hướng về 2 tỉnh để đẩy lùi, ngăn chặn dịch bệnh, bảo đảm sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là trong các khu công nghiệp.

Ngày 5/11, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng công bố ca nhiễm đầu tiên tại tỉnh này. Đây cũng là tỉnh cuối cùng của Việt Nam xuất hiện Covid-19. Một tháng sau, Bộ Y tế đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên ở Cao Bằng, là người phụ nữ 65 tuổi.

TP.HCM

Ngày 27/5, TP.HCM ghi nhận 36 ca nhiễm Covid-19 liên quan đến nhóm truyền giáo, khiến nhiều khu vực ở 16 quận/huyện bị phong tỏa. 4 ngày sau, TP.HCM giãn cách xã hội toàn thành phố với những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc tụ tập và đóng cửa một số cơ sở kinh doanh và dịch vụ trong nỗ lực kiềm chế những ca nhiễm Covid-19 tăng vọt giữa một đợt bùng phát dịch mới.

Tính đến sáng 1/6, chuỗi lây nhiễm này đã có 200 ca, được xem là ổ dịch lớn nhất TP.HCM thời điểm đó. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Gò Vấp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội danh “lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” liên quan nhóm truyền giáo này.

Ngày 2/6, TP.HCM ghi nhận ca tử vong đầu tiên do Covid-19.

Ngày 9/7, sau hơn một tháng áp dụng giãn cách xã hội nhưng số ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng, TP.HCM quyết định tăng cường mức độ giãn cách bằng cách áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ trong 15 ngày bắt đầu từ 0h ngày 9/7. Theo đó, người dân chỉ được ra ngoài khi thật sự cần thiết như làm việc tại nhà máy, công xưởng, khám chữa bệnh…

Ngày 17/7, Thủ tướng Chính phủ ký công văn đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16 ở TP.HCM và 18 tỉnh, thành miền Nam khác. Thời gian áp dụng là 14 ngày.

Ngày 25/7, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chính thức ra chỉ thị yêu cầu người dân không ra ngoài đường sau 18h kể từ ngày 26/7.

Ngày 31/7, sau gần 15 ngày giãn cách xã hội theo công văn của Thủ tướng Chính phủ, TP.HCM quyết định tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 thêm 14 ngày.

Một năm nhìn lại dịch Covid-19 tại Việt Nam: Giai đoạn khốc liệt và đau thương đã qua, tinh thần quật cường chống dịch vẫn còn đó! - Ảnh 5.

TP.HCM trải qua gần 3 tháng giãn cách toàn xã hội để tăng cường phòng, chống dịch Covid-19

Sau gần 3 tháng áp dụng Chỉ thị 16, từ ngày 1/10, thành phố mở cửa phần lớn các hoạt động trở lại (ngoại trừ quán bar, karaoke, vũ trường, bán vé số, nghi lễ tôn giáo,…) và áp dụng Chỉ thị 18 của thành uỷ.

Giữa tháng 8/2021, TP.HCM đã chuyển mô hình điều trị 5 tầng trước đó sang mô hình 3 tầng, trong đó tầng 1 thực hiện các gói chăm sóc sức khỏe tại nhà và tại các khu cách ly tập trung thuộc các đơn vị cấp quận/ huyện cũng như TP. Thủ Đức đối với các ca nhiễm không có triệu chứng hoặc bệnh nền nhẹ.

Tầng 2 thu dung các ca bệnh có triệu chứng vào các cơ sở điều trị và tầng 3 tiếp nhận các ca bệnh nặng vào các cơ sở hồi sức cấp cứu.

Trong khi đó, một số tỉnh miền Trung và miền Nam cũng xuất hiện các ổ dịch, lần lượt áp dụng những biện pháp “khẩn cấp” để khống chế số ca nhiễm có thể gây quá tải cho hệ thống y tế.

Thời điểm căng thẳng nhất, số ca mắc và tử vong tại TP.HCM tăng “đột biến”

Lần đầu tiên quân đội được điều động chống dịch

Khi dịch Covid-19 căng thẳng tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, tháng 8, lần đầu tiên, lực lượng quân đội được điều động hỗ trợ các tỉnh, thành chống dịch. Hưởng ứng lời kêu gọi, hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ không ngại hiểm nguy, gác lại nỗi niềm riêng tư để thực hiện “trách nhiệm phụng sự nhân dân”.

Bộ Quốc phòng đã kịp thời điều động, tăng cường lực lượng, trang thiết bị phương tiện cao nhất, tốt nhất, hiện đại nhất để hỗ trợ cho các địa phương. Đặc biệt, quân đội đã điều động hơn 133.000 bộ đội, dân quân.

Riêng lực lượng quân y được tăng cường triển khai 13 cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 với 6.600 giường bệnh, thành lập 660 tổ quân y cơ động, 510 tổ vaccine, hơn 1.100 tổ lấy mẫu xét nghiệm, tăng cường xuống cơ sở thực hiện truy vết, xét nghiệm, tiêm ngừa, tư vấn sức khỏe và điều trị F0 tại nhà có hiệu quả.

Các chiến sĩ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch, đi chợ, thu hoạch nông sản, phục vụ trong khu cách ly, canh gác các chốt kiểm dịch, cứu chữa người bệnh, chăm sóc em bé mồ côi, mai táng đồng bào tử vong do dịch bệnh.

Không ít cán bộ, chiến sĩ đã không thể về đưa tiễn người thân đến nơi an nghỉ cuối cùng. Họ cũng sẵn sàng hoãn cưới vợ, cưới chồng; không thể ở nhà lúc vợ trở dạ, sinh con… để hoàn thành mọi trọng trách được giao phó.

Sau “trận chiến” không tiếng súng, 4.000 cán bộ, chiến sĩ nhiễm Covid-19.

Lần đầu tiên, quân đội được điều động chống dịch, phát lương thực, thực phẩm, sách vở và chăm sóc y tế cho người dân TP.HCM

Hà Nội

Từ đầu năm 2021, Hà Nội kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống Covid-19 ở mức cao hơn sau khi tỉnh Hải Dương khởi phát đợt dịch thứ 3. Thành phố rà soát ngay những trường hợp liên quan ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh và Bắc Ninh.

Đầu tháng 2, Hà Nội ghi nhận 30 ca mắc Covid-19, đã triển khai quyết liệt các biện pháp truy vết, khoanh vùng, cách ly các trường hợp nghi ngờ và lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. Tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.

Những tháng sau, thành phố liên tục ghi nhận những ca mắc Covid-19 mới chưa rõ nguồn lây, có lịch trình di chuyển phức tạp, truy vết khó khăn. Đặc biệt, trong bối cảnh các tỉnh xung quanh trở thành tâm dịch, Hà Nội xem xét giãn cách toàn xã hội.

Thời điểm này, nhiều bệnh viện Trung ương đặt tại Hà Nội lần lượt bị Covid-19 “tấn công”, như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (huyện Đông Anh), Bệnh viện K Tân Triều, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phổi Hà Nội.

Xem thêm :  Hình ảnh tiền đẹp nhất: nhiều tiền, tiền đô, tiền lẻ…

Ngày 22/7, Hà Nội chính thức ban hành Chỉ thị 17 về việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Chính phủ từ 6h ngày 24/7, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Hà Nội trải qua 4 đợt giãn cách xã hội, đến cuối tháng 9 thiết lập 4 vùng chống dịch theo nguy cơ

Đêm 10/8, Hà Nội ban hành kế hoạch, quyết định mở “mặt trận” xét nghiệm Covid-19 diện rộng quy mô lớn nhất từ trước đến nay với 3,3 triệu mẫu. Đợt cao điểm trong tháng 8/2021 từ ngày 9/8 đến 15 – 17/8, với khoảng 1.300.000 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR và 2.000.000 mẫu test nhanh.

Song song, “mặt trận” khác, thành phố mở chiến dịch tiêm chủng thần tốc vaccine Covid-19 lớn nhất trong lịch sử Thủ đô. 11 tỉnh, thành đã hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm và tiêm chủng toàn dân.

Sau 6/9, Hà Nội thiết lập 4 vùng chống dịch theo nguy cơ gồm, vùng đỏ (nguy cơ rất cao), vùng cam (nguy cơ cao), vùng vàng (nguy cơ) và vùng xanh (bình thường mới). Đến ngày 16/9, Hà Nội dừng mô hình này, chuyển sang phong tỏa hẹp nhất để nới lỏng giãn cách.

Sau 2 tháng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, từ 6h ngày 22/9, Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.

Ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP nhằm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, tạm dừng thực hiện Chỉ thị 15, 16, 19 trên toàn quốc, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.

Tuy nhiên, từ ngày “thích ứng an toàn với dịch” số ca nhiễm ở Hà Nội tăng “đột biến”, liên tục dẫn đầu cả nước, tiệm cận 2.000 ca/ngày. Đến nay, Hà Nội đã vượt 45.000 ca mắc, dịch lan ra toàn bộ 30/30 quận, huyện. Thành phố chính thức cách ly, điều trị F0 và F1 tại nhà để giảm tải cho các cơ sở y tế.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND TP. Hà Nội ngày 18/12 ban hành chỉ thị hỏa tốc số 25, yêu cầu các địa phương khẩn trương ban hành văn bản chỉ đạo hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, nhất là trong dịp lễ hội cuối năm, lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đám tang, đám cưới…

Hà Nội phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất trước 31/12; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 18 tuổi trước 31/1/2022; hoàn thành tiêm mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước ngày 31/1/2022.

Thành phố cũng yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, bổ sung, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, công tác điều trị F0 tại nhà. Chủ động xây dựng, ban hành các kịch bản, phương án ở mức cao hơn để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch từ cấp quận, huyện, thị xã đến cấp xã, phường, thị trấn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, tất cả người dân trên địa bàn thành phố, khi có một trong các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, hoặc mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19.

Hà Nội triển khai 2 chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay là xét nghiệm toàn dân và tiêm vaccine thần tốc

Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử

Sáng 10/7, Việt Nam chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người dân với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, để có thể tiếp cận được nguồn vaccine trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã hết sức nỗ lực, cố gắng đưa vaccine về Việt Nam.

Hàng trăm cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vaccine được Bộ Y tế bền bỉ thực hiện suốt từ giữa năm 2020 đến nay đã giúp Việt Nam có được hơn 100 triệu liều vaccine trong năm 2021 và hướng tới đạt 150 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Riêng trong tháng 7/2021, hơn 9 triệu liều vaccine được chuyển cho Việt Nam, đúng vào thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam. Tất cả các vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Đến nay, Việt Nam đã phê duyệt 9 loại vaccine Covid-19, gồm: AstraZeneca, Sputnik V, VeroCell, Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Hayat-Vax, Abdala và Covaxin.

Những mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam dành cho nhân viên y tế tại Hà Nội (bên trái) và TP.HCM

Theo Bộ trưởng, chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam đã có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban, ngành; thiết lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai trên quan điểm thống nhất “tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng và công khai”.

Chiến dịch tiêm chủng lần này có nhiều điểm mới so với các chiến dịch tiêm chủng trước đây, trong đó:

– Thiết lập hệ thống bảo quản, vận chuyển vaccine dưới sự điều hành của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng. Vaccine được đảm bảo chất lượng và vận chuyển nhanh nhất từ các kho trung tâm tại các Quân khu tới thẳng các điểm tiêm.

– Thiết lập hệ thống giám sát chất lượng thông qua giám sát toàn bộ quy trình bảo quản, vận chuyển, tổ chức tiêm và quản lý điều hành trực tuyến toàn bộ quá trình tiêm chủng.

Xem thêm :  Đà Nẵng) nằm ở bán đảo Sơn Trà, đường đi dễ lắm — 2021

– Chiến dịch huy động tổng lực các lực lượng với hàng chục nghìn cơ sở y tế, hàng vạn cán bộ y tế và các lực lượng khác trong cả nước từ Trung ương và địa phương, gồm cả lực lượng dân y và quân y, cả công lập và tư nhân.

– Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng với việc đưa vào sử dụng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý quá trình tiêm chủng của từng người dân và cấp hộ chiếu vaccine trong tương lai.

Bộ Y tế cùng các Bộ quyết tâm, nỗ lực để thực hiện hiệu quả, thành công chiến dịch tiêm chủng với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vaccine nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19 của Việt Nam”.

Từ tháng 7, cả nước chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử

Tưởng niệm đồng bào mất do Covid-19

Ngày 15/5, Việt Nam ghi nhận ca tử vong do Covid-19 đầu tiên trong năm 2021, cũng là ca tử vong thứ 36 từ khi đại dịch xuất hiện. Tính đến tối 18/11, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 23.476 người. Riêng TP.HCM có tới 17.305 nạn nhân tử vong, chiếm hơn 73%. Trên cả nước, 2.532 trẻ em bị mồ côi, trong đó có 81 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Hầu hết những người đã mất trong đại dịch đã ra đi trong sự đau đớn, xa cách người thân và vì dịch bệnh nên không được tổ chức mai táng chu toàn. Do đó, dành cho họ một ngày quốc tang là rất nhân văn, là rất nhân nghĩa và cũng rất nhân ái, đúng với đạo lý của con người Việt Nam.

20h ngày 19/11, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND TP.HCM tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hi sinh trong đại dịch Covid-19. Buổi lễ diễn ra tại điểm cầu TP.HCM và Thủ đô Hà Nội, được truyền hình trực tiếp.

Bên cạnh chia sẻ nỗi đau, buổi lễ còn nhằm động viên tinh thần lực lượng tuyến đầu chống dịch và nâng cao ý thức của người dân trong “cuộc chiến” này.

Đã có những giọt nước mắt, câu chuyện, thước phim được kể lại, để nhắc nhở chúng ta – những người đang sống tuyệt đối không được lơ là việc phòng chống dịch Covid-19 để đồng lòng, quyết tâm hơn trong công cuộc chống đại dịch cam go và ác liệt này.

Một năm nhìn lại dịch Covid-19 tại Việt Nam: Giai đoạn khốc liệt và đau thương đã qua, tinh thần quật cường chống dịch vẫn còn đó! - Ảnh 12.

Có những sự ra đi lặng lẽ giữa những tháng ngày khốc liệt nhất của dịch bệnh

Ngày 19/11, cả nước tưởng niệm đồng bào mất do Covid-19

Ca nhiễm Omicron đầu tiên

Sáng 28/12, Bộ Y tế ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron, về từ Anh, hạ cánh tại sân bay Nội Bài tối 19/12.

Mẫu bệnh phẩm của người này được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giải trình tự gene 2 lần, cho kết quả khẳng định nhiễm biến chủng Omicron. Bệnh nhân được cách ly tại phòng riêng biệt và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Tình trạng sức khỏe ổn định, chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ngày 29/12 cho biết, có 165 hành khách đi cùng chuyến bay với người này, chủ yếu là người ở Hà Nội và 3 địa phương khác. Hiện tất cả đều đã được cách ly tập trung theo quy định. Bộ Y tế cũng đã có công điện gửi các địa phương có người đi cùng chuyến bay để thực hiện quản lý theo quy định.

Một năm nhìn lại dịch Covid-19 tại Việt Nam: Giai đoạn khốc liệt và đau thương đã qua, tinh thần quật cường chống dịch vẫn còn đó! - Ảnh 14.

So sánh giữa biến chủng Delta và Omicron

Chuyên gia nhận định, việc biến chủng Omicron xuất hiện tại Việt Nam là điều đã được dự báo trong bối cảnh dần mở cửa trở lại.

Theo đó, Omicron là chủng có 36 đột biến trong protein gai, giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người dẫn đến tốc độ lây lan nhanh. Trường hợp đầu tiên tại Việt Nam có thể không phải là ca duy nhất ở thời điểm hiện tại. Nhiều nước trên thế giới cũng đã có tình trạng Omicron xâm nhập nhưng không phát hiện.

“Điều quan trọng, chúng ta phải đề phòng những trường hợp có thể chưa được phát hiện”, chuyên gia nhấn mạnh Omicron có thể khiến số lượng bệnh nhân tăng vọt trong thời gian ngắn. Tình trạng này gây áp lực lớn lên hệ thống điều trị, đặc biệt các địa phương dịch vốn đã rất căng thẳng. Nếu phân tầng điều trị không thích hợp sẽ làm tăng nguy cơ bệnh nhân tử vong.

Vị này khuyến cáo các địa phương cần đẩy nhanh việc tiêm phòng vaccine Covid-19. Mặc dù Omicron liệu có vô hiệu hóa hay làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19 hay không vẫn chưa thực sự sáng tỏ, nhưng một số nghiên cứu của quốc tế cho rằng, tiêm vaccine mũi 3 sẽ có tác dụng bảo vệ tốt hơn trước chủng mới.

Đặc biệt, lưu ý việc ưu tiên bảo vệ các đối tượng yếu thế trước Covid-19 như người cao tuổi, người có bệnh nền cần được đặt lên hàng đầu.

“Đây là những đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng cao. Việc hạn chế các ca bệnh nặng sẽ giúp giảm tải cho hệ thống y tế, đặc biệt là đơn vị cấp cứu – hồi sức, từ đó giảm tỷ lệ tử vong”.

Trong dịp Tết Nguyên đán dự báo dịch lây lan nhanh, tổ Covid-19 cộng đồng, công an, dân quân, y tế và các lực lượng được yêu cầu tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” trong tiêm vét vaccine, phát hiện, hỗ trợ người bệnh, không để người nào đang cách ly, tự điều trị tại nhà không có Tết.

Clip: Các quận trung tâm Hà Nội dừng ăn uống tại chỗ, hạn chế tối đa tập trung đông người


Năm 2021 là năm con gì? Người sinh năm 2021 mệnh gì?


Năm 2021 là năm con gì? Người sinh năm 2021 mệnh gì?
Anh em theo dõi video để hiểu thêm về năm 2021 và chuẩn bị cho mình những sự đầu tư đúng đắn nhất nhé.
Cùng xem video anh em nhé.
Các bạn đăng ký kênh và bấm chuông để xem những video mới nhất
☆ Facebook Fanpage : https://www.facebook.com/Quy%E1%BB%81…
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
[Nhớ like share và subcribe nhé]

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button