Giáo Dục

Ngành ngôn ngữ hàn quốc ra làm gì và định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên đã, đang và sắp học ngành ngôn ngữ hàn Quốc là một điều cần thiết. Bởi có như vậy, chúng ta mới có cái nhìn chính xác về học và làm việc đúng hướng, biến một ngành tưởng như “trào lưu” trở thành một ngành có khả năng giải quyết việc làm tốt. Thực vậy, sự phát triển của kinh tế mở cửa là lý do khiến cho ngôn ngữ Hàn Quốc trở thành một trong năm ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở thị trường việc làm Việt Nam. Vô hình chung kích cầu cho ngành ngôn ngữ này tại các trường đại học được mở ra đào tạo nhiều hơn. Vậy cụ thể, định hướng ngành học và cơ hội việc làm của tiếng Hàn Quốc như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.

1. Khái quát về đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc 

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là một ngành giới thiệu về văn hóa Hàn Quốc nói chung và đặc biệt là đào tạo bài bản tiếng Hàn. Ngành ngôn ngữ này trong những năm gần đây luôn có được một sức hút nhất định không chỉ đối với các sinh viên mà nó còn thúc đẩy cho các doanh nghiệp, công ty nhắm đến thị trường lao động chất lượng về trình độ ngôn ngữ tiếng Hàn như Việt Nam. Vì vậy việc đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc lại Việt Nam lại càng trở nên quan trọng và sôi động hơn. 

1.1. Lý do dẫn đến sức nóng của ngành ngôn ngữ Hàn Quốc 

Lý do dẫn đến sức nóng của ngành ngôn ngữ Hàn Quốc Lý do dẫn đến sức nóng của ngành ngôn ngữ Hàn Quốc 

Lý do đầu tiên khiến cho ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc trở nên thu hút càng đông đảo sinh viên theo học đó là sự lan rộng của văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam. Không phủ nhận được rằng ngày nay, ẩm thực, trang phục, du lịch, giải trí, văn hóa của xứ kim chi đều được bạn bè quốc tế yêu thích chứ không chỉ riêng giới trẻ Việt Nam. Đặc biệt Hàn Quốc lại khá gần với Việt Nam cho nên những nền văn hóa ấy lại nhanh chóng được du nhập đến đây. Nó ảnh hưởng tích cực đến việc giao lưu văn hóa quốc tế. Khi đó mong muốn được học ngôn ngữ của đất nước này là tất yếu nếu như các bạn muốn tìm hiểu về văn hóa của Hàn Quốc. 

Không dừng lại là sự ảnh hưởng của văn hóa kim chi, ngôn ngữ Hàn Quốc thực sự trở nên phổ biến tại Việt Nam khi càng ngày càng nhiều các doanh nghiệp của đất nước này được đầu tư hợp tác và đặt trụ sở ở Việt Nam. Có thể kể đến những cái tên “lão đại” như: Tập đoàn Samsung, Tập đoàn LG, Tập đoàn Huyndai, … Đó đều là những môi trường làm việc mơ ước của người lao động tại Việt Nam. Và đương nhiên nếu bạn muốn làm việc ở một vị trí cao của những doanh nghiệp, chắc chắn không thể thiếu đó là trình độ tiếng Hàn. Tất thảy nó khiến cho nhiều sinh viên ý thức được việc mình lựa chọn ngành Ngôn ngữ tiếng Hàn để học ngay từ khi chuẩn bị bước chân vào cánh cổng đại học. 

Việc làm Mỹ phẩm – Thời trang – Trang sức

1.2. Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc học ở đâu?

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc học ở đâu? Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc học ở đâu?

Để có thể thực hiện đam mê đối với loại ngôn ngữ này, trước tiên các bạn cần lựa chọn cho mình một trường đại học uy tín về chất lượng đào tạo chuyên ngành này. Do là một ngành ngôn ngữ cho nên nó sẽ thường tập trung ở các trường đại học thuộc 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và thuộc khối các trường về ngôn ngữ hay văn hóa. Cụ thể sẽ có 7 trường đại học lớn sau có chương trình đào tạo về tiếng Hàn. 

Xem thêm :  [review] top 7 bình sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất 2021

Đại học Hà Nội với chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn

Đại học Ngoại ngữ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) với ngành Ngôn ngữ Hàn và Sư phạm Hàn Quốc

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) với ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc

Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh với chuyên ngành Đông phương học 

Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh với chuyên ngành Đông phương học 

Sĩ tử khi dự thi các trường này có thể lựa chọn xét tuyển các tổ hợp môn thuộc 3 khối: D (toán, văn, anh), A (toán, lý, anh) và C (văn, sử, địa). 

Ngành ngôn ngữ Pháp ra làm gì?

1.3. Chương trình đào tạo của ngành ngôn ngữ Hàn Quốc 

Chương trình đào tạo của ngành ngôn ngữ Hàn Quốc Chương trình đào tạo của ngành ngôn ngữ Hàn Quốc 

Khi sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc dù là ở bất kỳ trường đại học nào thì cũng đều phải trải qua một chương trình đào tạo chung bao gồm: kiến thức đại cương, và kiến thức chuyên ngành. Trong đó kiến thức đại cương là các môn học chung của toàn bộ sinh viên Việt Nam, đó là: Triết học Mác Lê-nin, Kinh tế chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật Đại cương, … Những môn học này sẽ hoàn toàn được học bằng tiếng Việt và có số tín chỉ tương đương với các môn học chuyên ngành. 

Thứ hai là mảng kiến thức chuyên ngành. Trong ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc thì kiến thức chuyên ngành sẽ bao gồm kiến  thức cơ bản và kiến thức nâng cao (phân loại tiếng Hàn trong mỗi ngành nghề khác nhau). Với kiến thức cơ bản thì sinh viên sẽ được giới thiệu chung về văn hóa, lịch sử của xứ Hàn, cùng với đó là các bài học “vỡ lòng” về hán tự Hàn Quốc theo các cấp độ 1, 2, 3, 4. Với kiến thức nâng cao, dựa theo năng lực cũng như sự yêu thích của từng sinh viên đối với từng lĩnh vực sử dụng tiếng Hàn, các bạn sẽ được học chuyên sâu hơn về ngôn ngữ chuyên môn trong tiếng Hàn Quốc. Từ đó, các kiến thức nâng cao sẽ giúp định hướng công việc sau tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc cho sinh viên thật cụ thể và đúng đắn hơn. 

Việc làm biên phiên dịch tại Hà Nội

2. Triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc 

Triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc Triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc 

Rõ ràng với những gì chúng ta đang thấy ở cuộc sống, tiếng Hàn đang là “cần câu cơm” của rất nhiều người lao động tại Việt Nam. Không chỉ là các công việc sau khi tốt nghiệp mà thậm chí ngày nay, các bạn sinh viên có thể có được các công việc vừa học vừa làm khá tốt. Thêm vào đó là những triển vọng tương lai nghề nghiệp sáng lạn cho các bạn đã tốt nghiệp và thực yêu thích ngôn ngữ này.

2.1. Việc làm thêm dành cho sinh viên tiếng Hàn 

Việc làm thêm dành cho sinh viên khá là đa dạng cho các bạn lựa chọn. Tuy nhiên các bạn nên chọn những công việc nào thiết thực đối với ngành bạn học và có thể sử dụng lợi thế ngôn ngữ mà mình biết để kiếm ra số tiền cao hơn. Vì vậy nên, sau từ 1 đến 2 năm học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại các trường đại học thì các bạn sẽ có được một trình độ đọc, hiểu và giao tiếp tiếng Hàn cơ bản. Với trình độ này các bạn có thể ứng tuyển một số việc làm thêm sau:

Xem thêm :  Một số dạng toán về phép chia có dư lớp 3

Nhân viên tại các nhà hàng Hàn Quốc: các bạn sẽ làm các công việc bếp, phục vụ, lễ tân, … như ở các nhà hàng khác, thế nhưng thay vì chỉ tiếp đón và làm việc với người Việt Nam thì các bạn chủ yếu sẽ giao tiếp với người Hàn. Mức lương trung bình có thể khoảng 25.000đ/ 1 giờ đồng hồ. 

Việc làm phục vụ – tạp vụ

 Việc làm thêm dành cho sinh viên tiếng Hàn  Việc làm thêm dành cho sinh viên tiếng Hàn 

Admin các page và website về idol Hàn Quốc: làn sóng Hallyu đã giúp cho nhiều fanpage, fan room, website kiếm được tiền từ việc phục vụ nhu cầu thông tin của các fan Hàn Quốc tại Việt Nam. Chính vì vậy mà các bạn có thể phiên dịch một số tin mới nhất về idol Hàn để đăng lên các trang này kiếm tiền. 

Vietsub nhạc và phim Hàn Quốc: đây cũng là một công việc kiếm tiền từ sự phục vụ nhu cầu giải trí Hàn Quốc của giới trẻ Việt Nam. Bạn có thể tìm kiếm công việc vietsub lại các ca khúc đình đám, bộ phim Hàn. Số tiền có thể dao động từ vài trăm cho đến vài triệu đồng nếu tốc độ vietsub nhanh và chuẩn nhất. 

2.2. Biên phiên dịch viên cấp cao tại các tập đoàn Hàn Quốc 

Như đã nói ở trên, thị trường Việt Nam đang thu hút rất nhiều các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Hàn Quốc. Vì thế mà khi các tập đoàn này đến Việt Nam họ rất cần một đội ngũ biên phiên dịch viên cấp cao để có thể tìm hiểu được thị trường Việt cũng như chiêu dụng được những nhân tài, hợp tác tại nước bạn. Cùng với đó thì chính các tập đoàn này cũng muốn bằng cách thông qua biên phiên dịch viên có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng Việt, từ đó khẳng định được sự lớn mạnh tại thị trường này và kiếm về nguồn doanh thu khủng. Biên phiên dịch viên tiếng Hàn cấp cao có thể là các công việc về dịch thuật tài liệu hoặc những công việc phiên dịch viên trực tiếp cho các lãnh đạo của các công ty này. Đương nhiên mức lương của các biên phiên dịch viên này sẽ phụ thuộc vào trình độ tiếng Hàn cũng như vị trí quan trọng của bạn trong doanh nghiệp đó. Nhìn chung thì đó đều là những con số khủng, dao động từ 15 triệu Việt Nam đồng đến hàng nghìn đô la một tháng. 

Việc làm biên phiên dịch tại Hồ Chí Minh

Biên phiên dịch viên cấp cao tại các tập đoàn Hàn Quốc Biên phiên dịch viên cấp cao tại các tập đoàn Hàn Quốc 

2.3. Cán bộ ngoại giao Hàn Quốc

Ngoài làm tư nhân thì các bạn cũng có thể có cơ hội được đứng trong đội ngũ cán bộ, công nhiên nhà nước giữ trọng trách về ngoại giao Hàn Quốc. Ví dụ, các bạn sẽ được làm việc ở những nơi quan trọng kể đến như các cơ quan ngoại giao Việt Nam, các tổ chức chính phủ Hàn Quốc, các tổ chức hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ở cả 2 đất nước. Từ vị trí nhân viên ngoại giao cho đến cán bộ ngoại giao, các bạn sẽ vinh dự được trở thành đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc. Đây được xem là niềm mơ ước, là đỉnh cao trong sự nghiệp của những người theo học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Và việc có thể vươn tới vị trí ấy sẽ giúp bạn có được công việc ổn định, sự vang danh và một mức lương đáng nể. Môi trường làm việc của các cán bộ ngoại giao Hàn Quốc mang tầm quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến chính trị nước nhà và sự hợp tác giữa 2 nước Hàn Quốc và Việt Nam. Cho nên  công việc này có thể coi là hãnh diện nhất trong tất cả các triển vọng nghề nghiệp sinh viên tiếng Hàn. 

Xem thêm :  Cấu trúc câu khẳng định - phủ định - nghi vấn của các thì dùng trong hiện tại

2.4. Giảng viên tiếng Hàn Quốc

Giảng viên tiếng Hàn Quốc Giảng viên tiếng Hàn Quốc

Cuối cùng, với những người không quá “đao to búa lớn” về những ước mơ nghề nghiệp ấy thì vẫn có thể thành đạt với công việc giảng viên tiếng Hàn Quốc cho người Việt hoặc giảng viên tiếng Việt cho người Hàn tại Việt Nam. Các bạn có thể làm việc tại chính ngôi trường đại học mà mình đã theo học, hoặc cũng có thể tìm tìm đến các trung tâm đào tạo tiếng Hàn lớn trên địa bàn cả nước. So với việc trở thành cán bộ ngoại giao thì giảng viên tiếng Hàn Quốc sẽ dễ dàng trở thành hơn nhưng mức thu nhập dành cho những yêu thích công việc sư phạm này vẫn là những con số đáng nể. Công việc này không bao giờ “lỗi mốt” và luôn luôn cần thiết với thời đại giao lưu văn hóa đa màu sắc và ưa chuộng trào lưu hallyu như ngày nay tại Việt Nam. 

Việc làm giáo dục – đào tạo

Ngoài 4 định hướng trên thì các bạn cũng có thể tìm kiếm các công việc chuyên môn khác yêu cầu về sử dụng tiếng Hàn trong công việc. Ví dụ như: hướng dẫn viên du lịch cho người Hàn, hướng dẫn viên du lịch tại Hàn Quốc, phóng viên báo chí tiếng Hàn, tổ chức sự kiện Hàn Quốc, nhân viên văn phòng, nhân viên kỹ thuật của các công ty Hàn. Những công việc này mặc dù vẫn thực hiện các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp chung nhưng cộng thêm việc biết tiếng Hàn, nó sẽ giúp bạn nâng cấp số lương của mình và tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm được công việc của mình tại đất nước kim chi mà không lo rào cản về ngôn ngữ sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ở Việt Nam. 

Các việc làm khác về tiếng Hàn Các việc làm khác về tiếng Hàn

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn luôn được xếp vào top 4 các ngành ngôn ngữ học hấp dẫn nhất ở Việt Nam, thậm chí có thể xếp sau ngôn ngữ quốc tế – tiếng Anh. Trên thực tế, tiếng Hàn trong những năm trở lại đây không chỉ dừng lại ở việc học tiếng, mà nó mở rộng cụ thể với từng chủ đề ngôn ngữ trong mỗi ngành nghề khác nhau. Đây là sự tất yếu của chương trình giáo dục ngôn ngữ quốc tế tại Việt Nam, khi mà người ta chú trọng nhiều hơn về kết quả việc làm sau tốt nghiệp. Cũng vì thế mà cơ hội việc làm cũng nhiều hơn, khiến cho ngành ngôn ngữ này càng ngày càng “hot” hơn. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ là cẩm nang hữu ích dành cho những người đang theo đuổi ngành ngôn ngữ Hàn Quốc. 

mẫu cv xin việc


Ngành ngôn ngữ Hàn| phải học những gì? Cách chọn ngành đúng đắn


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button