Thủ Thuật

Dàn ý nghị luận xã hội về sự vô cảm

✔ Tổng hợp các bài văn mẫu và dàn ý cho đề bài nghị luận về bệnh vô cảm. Giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo. Mong rằng sau bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ chi tiết bệnh vô cảm là gì và những tác hại mà nó mang lại trong cuộc sống hiện nay.

Dàn ý nghị luận về bệnh vô cảm

Dàn ý là bước bắt buộc khi làm văn. Phần dàng ý được trình bày theo 3 phần mở bài, thân bài và kết bài với đầy đủ các luận điểm xoay quanh vấn đề cận nghị luận là bệnh vô cảm. Dày ý càng chi tiết, bài văn mẫu càng đầy đủ.

Dàn ý nghị luận về bệnh vô cảm – Mẫu 1

Mở bài

  • Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận
  • Khẳng định lại bệnh vô cảm là bệnh nguy hiểm đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay

Thân bài

  • Nghị luận chi tiết vấn đề thông qua các ý chính như sau:
#1. Giải thích
  • Giải thích chi tiết cụm từ vô cảm
  • Định nghĩa bệnh vô cảm trong xã hội hiện hay
#2. Thực trạng và biểu hiện
  • Căn bệnh vô cảm ngày càng lan rộng ra cộng đồng và trở nên một phổ biến hơn:
  • Thờ ơ vô cảm với những hiện tượng trái với đạo lí, tiêu cực trong xã hội. Chi tiết là các hiện tượng livestream truyền bá những thông tin trái với đạo lí.
  • Thờ ơ, vô cảm với chính nỗi đau của những người đồng bào
  • Vô cảm trước những vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước
  • Vô cảm trước chính cuộc sống của bản thân như đi học muộn, không chú ý học tập.
#3. Nguyên nhân
  • Sự phát triển nhanh của cuộc sống khiến con người sống nhanh hơn và không chú ý đến mọi thứ xung quanh
  • Sự bùng nổ của thiết bị công nghệ làm giảm đi sự giao tiếp của con người với con người
  • Sự chiều chuộng, chăm sóc hay bao bọc quá kĩ lưỡng của những bậc cha mẹ đối với con cái của họ
  • Sự ích kỉ từ chính bản thân của mỗi người
#4. Tác hại của bệnh vô cảm
  • Khiến con người ta mất đi chỗ dựa những lúc khó khăn
  • Làm mất đi những giá trị đẹp đẽ của dân tộc ta
  • Làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của thế hệ tương lai
#5. Giải pháp
  • Phê phán những hành vi tiêu tực, lộ rõ bệnh vô cảm
  • Hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị thông minh trong cuộc sống
  • Tạo nếp sống lành mạnh, yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau
  • Tăng cường thực hành trong các môn học để nắm vững được giá trị cốt lõi.
#6. Liên hệ
  • Liên hệ những hành vi, biểu hiện về bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường hay trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
  • Lời nhắn gửi tới tất cả mọi người đẩy lùi căn bệnh này

Dàn ý nghị luận về bệnh vô cảm – Mẫu 2

Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bệnh vô cảm.
  • Đặt vấn đề, dẫn dắt về căn bệnh vô cảm.

Thân bài

#1.Giải thích

Bệnh vô cảm là căn bệnh gặm nhấm tâm hồn, trơ lì, không có khả năng thể hiện cảm xúc, tình cảm của bản thân, không kết nối được với mọi người, là hiệu ứng người ngoài cuộc.

#2. Biểu hiện
  • Thờ ơ, dửng dưng trước buồn vui, sướng khổ, hạnh phúc, những nỗi đau bất hạnh của người khác.
  • Thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh, những vấn đề xã hội dù lớn hay nhỏ tất cả đều thấy bình thường cả.
  • Thờ ơ trước những vẻ đẹp, phong cảnh của thiên nhiên.
  • Không quan tâm gì đến cái xấu, cái ác như trong học đường, thản nhiên với những kẻ trộm, người xấu.
  • Nghĩ rằng không có mình thì sẽ có người khác giúp, dửng dưng với người bị nạn trong xã hội.
  • Thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của bản thân.
  • Theo nghiên cứu vô cảm chiếm khoảng 10% dân số và đang có sự gia tăng.
#3. Bình luận

– Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm:

  • Là do tâm lý sợ bị ảnh hưởng, vạ lây, trả thù, do nhận thức lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, sống khép kín.
  • Do ảnh hưởng của nhịp sống hiện đại, hối hả, bận bịu, không có nhiều thời gian để giúp đỡ quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ người khác trong cuộc sống.
  • Bố mẹ thiếu sự yêu thương, quan tâm con cái hay tự lập trình sẵn cuộc sống của con mình.
  • Do xã hội ngày càng phát triển chỉ biết cắm mặt vào kiếm tiền làm cho con người sống không còn gần gũi xóm làng như xưa.

– Hậu quả tác hại của bệnh vô cảm:

  • Đối với cá nhân: Đánh mất lương tâm, lòng yêu thương trắc ẩn, tê liệt tâm hồn, suy thoái đạo đức, nhân phẩm của bản thân.
  • Đối với xã hội: Cái ác, cái xấu hoành hoành, lẽ phải của sự công bằng bị triệt tiêu, tồn tại những tiêu cực bất công.
  • Suy giảm những giá trị đạo đức, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Những mối quan hệ gắn bó thân thiết trở nên lỏng lẻo.
  • Nền tảng văn hóa, đạo đức, tinh thần của xã hội đi xuống.
#4. Bài học cá nhân về bệnh vô cảm
  • Không sống quá khép kín, vội vàng, biết sống chậm lại để cảm nhận, đồng cảm, giúp đỡ những người gặp khó khăn.
  • Thay đổi nhận thức, suy nghĩ, dám đấu tranh trước cái ác và cái xấu, những hành vi không đúng, đấu tranh vì sự thật lẽ công bằng.
  • Rèn luyện nuôi dưỡng tâm hồn, trái tim, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết cống hiến xả thân, biết cho đi.
  • Vẫn còn có những người biết sống yêu thương,lo lắng cống hiến cho xã hội: Các y bác sĩ, chiến sĩ, Nguyễn Ngọc Mạnh.

Kết bài

  • Khẳng định lại tác hại của bệnh vô cảm
  • Kêu gọi mọi người tránh những lối sống tiêu cực này để dẫn đến bệnh vô cảm này.

Dàn ý nghị luận về bệnh vô cảm – Mẫu 3

Mở bài

  • Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận lối sống vô cảm
  • Xã hội đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền, đầy đủ vật chất, giàu có hơn trước kia. Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa thì cũng là lúc máy móc, rô bốt thay thế dần con người.
  • Đại văn hào Nga Aleksey Maksimovich Peshkov đã từng quan niệm “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” hay nói cách khác: nơi lạnh lẽo nhất là nơi đang có mặt của lối sống vô cảm.

Thân bài

#1. Giải thích khái niệm lối sống vô cảm
  • Lối sống vô cảm là: Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng, chai lì cảm xúc.
  • Những người lối sống vô cảm thường máu lạnh với những hiện tượng xung quanh, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của riêng mình, luôn mang tâm thế sợ phiền hà rắc rối, chỉ biết riêng mình, sự ích kỷ và hèn nhát.
#2. Biểu hiện lối sống vô cảm
  • Sự thờ ơ, vô cảm, lạnh nhạt trước những nỗi đau, mất mát của người khác. Bắt gặp người già khó khăn trong việc qua đường cũng lờ đi và không giúp đỡ, ra đường gặp tai nạn không giúp đỡ không đưa họ đi cấp cứu kịp thời mà chỉ ngó lơ và đi luôn, những người máu lạnh vì tiền mà sẵn sàng ra tay tàn ác giết hết gia đình để lấy tiền tiêu xài dẫn chứng là vụ án Lê Văn Luyện.
  • Đứng trước những tội ác, cái xấu xa đê hèn mà không hề có chút cảm giác gì, không đau lòng không rung động tâm can. Sống theo kiểu “ Sống chết mặc bay, đèn nhà ai nấy rạng”, ích kỷ, thiếu tính cộng đồng, tính tập thể sống chỉ biết cho riêng mình. Đứng trước những điều tốt đẹp chân thiện mỹ, nhân cách cao thượng đều không lấy làm ngưỡng mộ, cảm phục họ mà dửng dưng như không . Không rung động trước những cái đẹp mục đích sống duy nhất chỉ là vật chất.
  • Dẫn chứng: Nhìn thấy cảnh bạo lực học đường không can ngăn hay giúp đỡ; bắt gặp kẻ móc túi trên xe buýt không lên tiếng… Bé gái 2 tuổi bị xe tải đâm vào và sau đó bị những người đi ngang qua bỏ mặc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã trở thành một chủ đề được mọi người khắp nơi trên thế giới biết đến. Thiên thần bé nhỏ đáng lẽ được sống nhưng bị xã hội bỏ rơi và qua đời bởi chính sự thờ ơ, vô cảm của những con người không có tình thương và đạo đức.
  • Không quan tâm, tham gia hoạt động nào của đoàn thể, cộng đồng, ghét phải làm việc, giao tiếp trong môi trường tập thể, sống cô lập với tập thể, cộng đồng, không quan tâm thế giới bên ngoài chỉ biết sống riêng cho bản thân.
  • Sống vô tâm, mặc kệ, thờ ơ với chính mối quan hệ ruột thịt những người thân thiết, gắn bó với mình hằng ngày. Mạnh ai nấy sống, mỗi người chỉ đi học đi làm về chỉ mỗi người một góc dùng điện thoại thông minh để giải trí, con cái không quan tâm chăm sóc cha mẹ chu đáo, chỉ đòi hỏi vật chất phục vụ nhu cầu tiêu xài của mình mà bỏ quên đi cách thể hiện niềm yêu thương với cha mẹ
  • Thờ ơ, mặc kệ với chính bản thân mình. Sống hôm nay không biết ngày mai, sống không có mục tiêu, kế hoạch định hướng cho tương lai, không có ước mơ hoặc hoài bão để nỗ lực đạt được những điều mình muốn, không yêu bản thân, không lo lắng cho sức khỏe mà thức khuya, dậy muộn một vòng luẩn quẩn như vậy sẽ khiến bạn trì trệ, tồi tệ, thảm hại đi nhiều.
#3. Nguyên nhân
  • Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển, đa dạng loại hình giải trí du nhập vào nước ta.
  • Ảnh hưởng nền kinh tế thị trường tác động đến yếu tố đạo đức truyền thống của con người. Nền kinh tế thị trường cũng phát triển mạnh mẽ khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn, nhu cầu đời sống vật chất con người tăng cao.
  • Do cách nuôi dưỡng, quản lý giáo dục nuông chiều con cái quá mức là nguyên nhân gây nên lối sống vô cảm, thờ ơ của giới trẻ ngày nay
  • Nhà trường xã hội chưa có biện pháp quản lý, giáo dục thích hợp. Giáo dục chỉ mạnh về lý thuyết suông, giáo điều, không thực tế không tác động đến tư tưởng tình cảm, nhân cách đạo đức của người học.
  • Lối sống thực dụng, buông thả của nền công nghiệp hiện đại.
  • Sự phát triển tiến bộ thiết bị công nghệ điện tử, khoa học công nghệ làm giảm sự qua lại tương tác, gắn bó mối quan hệ làng xóm, làng giềng giảm sút, hoặc trong mối quan hệ ruột thịt thì cũng bị giảm sự quan tâm sẻ chia như thời xưa
  • Sự ích kỷ, sự máu lạnh, vô tâm, sống mặc kệ trong con người, sợ vạ lây, sợ bị phiền hà, sợ mang rắc rối vào mình, mất thời gian.
  • Do lối sống vị kỷ của mỗi con người, chỉ biết theo đuổi những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần.
#4. Hậu quả
  • Lối sống vô cảm gây những tác hại ghê gớm đối với mỗi cá nhân trong xã hội.
  • Đối với cá nhân mỗi người sống vô cảm, thờ ơ máu lạnh sẽ như cỗ máy di động không có tâm hồn, tình cảm thành những kẻ vô trách nhiệm vô nhân tính.
  • Cuộc sống sẽ mất đi những giá trị tốt đẹp vốn có thay vào đó là những con người sống chỉ biết riêng mình ích kỷ chỉ biết cho bản thân.
  • Đối với toàn xã hội, sống vô cảm sẽ mất đi những giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của ông cha ta đã giữ gìn tiếp nối cho tới tận hôm nay
  • Nếu tình trạng này lan rộng ra phạm vi toàn nhân loại thì hành tinh này sẽ trở thành hành tinh của các cỗ máy.
#5. Giải pháp
  • Chúng ta phải có ý thức, tinh thần trách nhiệm tinh thần trách nhiệm phê phán lên án những người có thái độ, hành động vô cảm, máu lạnh trong xã hội thực tại
  • Mỗi người hãy mở lòng mình sống yêu thương, nhân ái, sẵn sàng ra tay giúp đỡ, sẻ chia những người có hoàn cảnh khó khăn, khổ cực, những người gặp hoạn nạn,…. Chúng ta hãy biết quan tâm, yêu thương, chăm lo đến gia đình những người thân yêu ruột thịt và những người xung quanh và sống có trách với chính bản thân mình.
  • Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ điện tử hiện đại, sử dụng một cách hiệu quả, phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.
  • Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ điện tử hiện đại, sử dụng một cách hiệu quả, phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.
  • Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ điện tử hiện đại, sử dụng một cách hiệu quả, phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội
  • Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ điện tử hiện đại, sử dụng một cách hiệu quả, phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.
  • Nhà trường cần tăng cường giáo dục về đạo đức lối sống cho học sinh, có những bài học thực hành thực tế dựa trên những kiến thức lý thuyết nền tảng, để học sinh dễ dàng trải nghiệm, góp phần bồi dưỡng tình cảm cho học sinh.
  • Tuyên truyền rộng rãi, tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và xã hội với mục đích xóa bỏ dần lối sống vô cảm đang trở thành bệnh mà nhiều bạn trẻ vô tình mắc phải mà không hề hay biết.
#6. Liên hệ bản thân.

Kết bài

  • Nhận thức lại bản thân chính mình và thức tỉnh chính mình và những người xung quanh bởi lối sống vô cảm sẽ giết chết tâm hồn mỗi người một cách từ từ và mang nhiều hệ lụy cho sự an nguy của xã hội.
  • Hãy trao đi thật nhiều yêu thương, quan tâm và sẻ chia, chúng ta sẽ không phải hối hận, vì sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ nhận được sự trìu mến ân cần của những người khác. Hãy “xóa bỏ” căn bệnh vô cảm một cách triệt để, hãy trao yêu thương và nhận thật nhiều yêu thương!

Nghị luận về bệnh vô cảm

Bài văn mẫu nghị luận về bệnh vô cảm

Nghị luận về bệnh vô cảm – Mẫu 1

Xã hội đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền, đầy đủ vật chất, giàu có hơn trước kia. Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa thì cũng là lúc máy móc , rô bốt thay thế dần con người. Cuộc sống quá bận rộn, tất bật với công việc và công cuộc kiếm tiền thì tình cảm giữa người với người dần trở nên xa cách. Không còn cùng nhau trò chuyện, chia sẽ tâm sự với nhau nhiều như trước kia. Con người trở nên vô cảm thờ ơ với mọi việc xung quanh, luôn có tư tưởng mặc kệ không liên quan đến mình.

Văn mẫu nghị luận về bệnh vô cảm số 1

Trước tiên chúng ta phải hiểu rõ khái niệm vô cảm là gì? Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng, chai lì cảm xúc. Những người vô cảm thường máu lạnh với những hiện tượng xung quanh, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của riêng mình, luôn mang tâm thế sợ phiền hà rắc rối, chỉ biết riêng mình, sự ích kỷ và hèn nhát. Khi bắt gặp những điều tốt đẹp không mảy may rung động, gặp cái tốt không ủng hộ thấy cái xấu không dám phê phán, chống đối mà mặc kệ mọi thứ. Bệnh vô cảm không có liệt kê trong sách của ngành y học. Nhưng căn bệnh này mang tầm ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống con người.

Bệnh vô cảm là không có cảm xúc, không một chút tình cảm mà ngược lại là sự vô cảm, sống khép kín, lạnh nhạt với mọi người xung quanh. Trong cuộc sống hiện đại hội nhập nhịp sống bận rộn, tấp nập thì con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mà quay lại với cộng động tập thể. Những người vô cảm xa lánh, không quan tâm đến bất kỳ ai, không quan tâm đến niềm vui nỗi đau buồn của người khác mà họ say mê chạy theo những giá trị vất chất và quên đi và vô tình đánh mất vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống ngày càng hiện đại, đầy đủ hơn về vật chất, sự giàu sang thì cũng là lúc tình cảm giá trị tình thần cũng giảm sút theo. Họ ngại phải đứng ra giúp đỡ những ai có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn thay vào đó là sự thờ ơ hay nói cách khác là sống chết mặc bay , cuộc sống chúng ta đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa “ “Lá lành đùm lá rách”, “ Thương người như thể thương thân” xã hội dần biến chất nếu như con người dần mắc bệnh vô cảm ngày càng nhiều.

Xem thêm :  39 thơ chế về tiền & tình hay, hài hước, thâm sâu nhất 2021

Thực trạng xã hội ngày nay không hiếm bắt gặp những trường hợp bệnh vô cảm. Nhiều người khi thấy sư thầy phải đi hành khất bên đường họ không giúp đỡ không quan tâm và lướt nhẹ đi, khi khất thực sư thầy sẽ cầm một bát để nhận lương thực từ người dân bên đường mà nhà sư đi ngang qua để có sức tiếp tục hành trình khất thực, nhưng ngược lại nhiều người lại khinh miệt, chế nhạo và lấy đó làm lạ. Hoặc đơn giản bạn đi đường không may bị cướp giật túi xách và bạn la lên để nhận sự cầu cứu bắp cướp để lấy lại tài sản. Nhưng không ai dám ra tay giúp đỡ vì việc bắt chặn tên cướp là điều mà họ dư khả năng làm được. Vì đông người thì có thể hạ gục được tên cướp. Nhưng vì phần đông những người chứng kiến tên cướp ngang nhiên giật đồ và tháo chạy tẩu thoát trong gan tất thì đó là biểu hiện sự vô cảm.

Sau đây là những trường hợp đang lên án về bệnh vô cảm, đây là vấn nạn mà nhiều người đang rất quan tâm. Sự vô cảm đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội không những ở Việt Nam mà xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Khi truyền thông Trung Quốc liên tiếp đưa những bản tin phản ánh thực trạng xã hội của nước này, không ít người đã sững sờ và kinh ngạc trước sự thờ ơ vô cảm đáng sợ dang diễn ra từng ngày trên đất nước này.Trong số những trường hợp vô cảm gây nên cái chết đáng thương mà tôi không khỏi xót xa khi xem qua clip ghi lại từ camera. Ngày 13/10/2011 tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã xảy ra một vụ tai nạn gây chấn động Trung Quốc và lan ra khắp thế giới. Bé Duyệt Duyệt 2 tuổi, vì mải chơi gần cửa hàng của cha mẹ mình đã vô tình chạy xuống phố và bị một chiếc xe ô tô cán qua người. Đoạn video đó nhanh chóng phát tán khắp các trang mạng Trung Quốc và lan rộng toàn thế giới trong đó có nước Việt Nam ta. Tôi cũng như tất cả mọi người đã không tin nổi vào mắt mình nữa vì không ngờ con người lại tàn nhẫn, nhẫn tâm, thờ ơ vô cảm đến mức đáng sợ đến vậy. Kết quả thì em bé đó cũng đã không qua khỏi.

Sự vô cảm riêng tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều ngoài đời sống hằng ngày, bệnh vô cảm đang dần phổ biến hơn trong gia đình, những mối quan hệ ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Tranh giành di chúc tài sản ba mẹ để lại không quan tâm phụng dưỡng ba mẹ khi về già cho đến khi ba mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu trục lợi cho riêng mình. Xã hội bây giờ bên cảnh những tấm gương người tốt, việc tốt, tương thân tương ái, những tấm lòng vì cộng đồng, tập thể sẵn sàng hi sinh tính mạng để cứu người thì có không ít những người sống máu lạnh, vô cảm đến đáng sợ họ thờ ơ trước hoạn nạn, khó khăn và đang diễn ra ngày càng nhiều cuộc sống quanh ta.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm và tha hóa đạo đức tồn tại ngày một nhiều của giới trẻ trong xã hội hiện nay nhưng tựu chung, cái gốc rễ chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt. Do chúng ta thiếu vắng tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại, sống theo lýtrí quá cứng nhắc, khô cằn trong cách cư xử thể hiện tình cảm. Ngoài ra còn có sự tác động của ngoại cảnh khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân chúng ta mà luôn phải đối mặt với sự bất công, thiệt thòi không công bằng của cuộc đời sẽ biến chúng ta trở nên hận đời và vô cảm trước cuộc đời. Chúng ta mất lòng tin vào điều thiện, mất lòng tin vào điều tốt, thế nên việc vô cảm trước những điều tốt đẹp trên cuộc đời này là điều tất nhiên. Đối với họ, nhà hàng xóm gặp hoạn nạn, có người thân mắc phải tệ nạn xã hội, họ cũng bàng quan như không hay biết gì, không hỏi han, không hề quan tâm, cũng chẳng an ủi một vài lời. Khi tham gia giao thông gặp người bị nạn, họ bỏ đi, chẳng thèm quan tâm sống chết ra sao, hoặc có ghé lại thì cũng chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, giương đôi mắt lạnh lùng nhìn xung quanh, không hề giúp đỡ nạn nhân vì họ sợ phải gánh trách nhiệm. Gặp kẻ bất hạnh, tàn tật nằm bên vệ đường, họ chẳng những không thương xót mà còn khinh bỉ, rẻ rúng những con người kém may mắn đó. Bởi vì nhiều lần họ đã mở lòng thương giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn và họ nhận lấy lại là sự lừa lọc người bình thường giả danh xin ăn và việc giúp người bị tai nạn khi chủ động đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng chẳng may bị người nhà nạn nhân đổ tội là người gây ra tai nạn mà không biết rõ sự tình của vụ việc đã vu khống cho người tốt việc tốt. Từ đó họ mất niềm tin vào những sự việc xung quanh vì một số thành phần nhỏ xã hội gây ra coi thường lòng tin chính vì mất niềm tin là một trong những yếu tố lớn nhất gián tiếp gây nên bệnh vô cảm. Nhiều gia đình bây giờ ít dạy con em mình có sự đồng cảm với người khác, với mọi người xung quanh. Các phản ứng hành vi ứng xử của giới trẻ là một phần do học hỏi ở ngoài xã hội ảnh hưởng một phần từ gia đình. Thói quen ngại tiếp xúc và ngại giao tiếp, giao lưu với mọi người chỉ thích sống ảo trên game online với các cảnh bảo lực chém giết man rợ khiến cho giới trẻ dần hình thành sự thờ ơ, máu lạnh thấy những hành động đó là nhẹ nhàng, bình thường.

Căn bệnh vô cảm không chỉ đơn thuần làm hủy hoại bản chất lương thiện, sự từ bi trong tầm hồn trắc ẩn của mỗi người mà còn làm tha hóa đạo đức, làm mất an ninh trật tự xã hội, nhiều kẻ xấu lợi dụng bệnh vô cảm này để làm những việc ác, việc xấu vi phạm pháp luật, kìm hảm sự phát triển kinh tế đất nước. Làm sao để bài trừ căn bệnh vô cảm máu lạnh này thì không hề đơn giản chút nào vì sở dĩ lòng tin trong cuộc sống, sự ích kỷ, lối sống thực dụng, sống khép kín, sự lạnh lùng thờ ở tắc trách của một số người trong xã hội làm cho bệnh này càng trở nên gia tăng và phổ biến.

Khi còn là học sinh đang được học tập và rèn luyện dưới sự giảng dạy của nhà thì hãy ra sức chống lại căn bệnh vô cảm, lạnh lùng máu lạnh đó. Mỗi học sinh ra sức học tập, tràu dồi tri thức, kỹ năng mềm và sống hòa đồng, gắn kết tập thể để tạo một cộng đồng, xã hội đoàn kết. Chúng ta biết quan tâm sẽ chia giúp đỡ mọi người hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh phù hợp với khả năng sức lực của mình. Đừng để mình trở thành những con người vô cảm với những người đang khó khăn ngoài kia như thấy những người khuyết tật bán vé số mưu sinh hoặc người già phải đi ăn xin thì xin hãy dừng lại một chút để giúp họ mua họ một tờ vé số hoặc có thể cho họ vài nghìn để họ có thể có một bữa cơm no. Chỉ một hành động nhỏ để tạo nên một cuộc sống ấm áp tình người thay vì thờ ơ chế giễu miệt thị họ. Chúng ta hãy cùng nhau thăm sáng, gieo mầm tình yêu thương, nhân ái trong trái tim mình để góp phần tạo nên một xã hội ấm áp tình người, một đất nước hạnh phúc.

Không gì có thể thay thế việc khơi dạy lòng nhân ái, tấm lòng bao dung ở mỗi người, tình thần trách nhiệm với hành động thôi thúc chúng ta bài trừ những việc ác việc xấu để bảo vệ lẽ phải, công lý. Dũng khí và tinh thần trách nhiệm của các ban ngành cơ quan chức nước trước những ngang trái bất công nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp, văn minh cho xã hội. Tình thương là tình cảm quý giá nhất của mỗi người đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp trồng người của nước nhà, thì ngược lại bệnh vô cảm trực tiếp hủy hoại phẩm chất cao đẹp, tha hóa đạo đức là nguyên nhân dẫn đến cái chết trong tâm hồn mỗi người, dần biến chúng ta thành những người máu lạnh. Chính vì vậy mỗi cá nhân cần tự rèn luyện có tình thần trách nhiệm, ý thức được những hành vi ứng xử của mình sao cho phù hợp với lương tâm đạo đức. Từ đó thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí nghị lực sự sáng tạo gắn kết với cộng đồng, tinh thần tập thể cao. Tất cả những điều đó nhằm chống lại căn bệnh vô cảm ấy và làm cho cuộc sống của mỗi chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

Nguồn: Tanggiap.net

Nghị luận về bệnh vô cảm – Mẫu 2

Tốc độ phát triển của xã hội càng nhanh thì con người ngày càng bị cuốn vào vòng xoay của cuộc sống khiến cho họ ngày càng hối hả, bận rộn. Cũng chính vì thế mà con người ngày càng trở nên xa lạ, mất đi tình yêu thương, sống ích kỉ, lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ, không còn thân thiết, gần gũi với nhau. Đó chính là thái độ vô cảm, hay còn gọi là “một căn bệnh”.

Vậy tại sao lại gọi sự vô cảm là “bệnh”. Vô cảm chính là không có cảm xúc. “Bệnh vô cảm” là một căn bệnh mà những người này sống lạnh lùng, ích kỷ, dửng dưng với một trái tim băng giá. Họ có thái độ thờ ơ với mọi thứ xung quanh, không quan tâm đến mọi người, làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh, những người gặp khó khăn và ngay cả những việc làm xấu xảy ra xung quanh mình. Với nhịp độ sống ngày càng nhanh con người luôn phải chạy theo để bắt kịp với tiến độ của xã hội. Chính vì thế mà khiến cho khoảng cách giữa con người với con người ngày càng xa, ít giao tiếp với nhau, chỉ mải miết chạy đua vào vòng quay học tập, công việc, ganh đua với nhau mà quên mất để ý đến những người khác, không có thời gian tiếp xúc, quan tâm, yêu thương, bày tỏ cảm xúc với nhau. Dần dần con người ta sẽ trở nên vô cảm, chỉ biết làm việc và làm việc. Chính vì xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ của khoa học công nghệ, đô thị hoá ngày càng diễn ra với nhịp độ ngày càng cao thì con người càng phải bắt kịp với nó, mải lo làm ăn, quan trọng vật chất hơn tình cảm, chỉ biết ham mê đắm chìm vào công nghệ mà không dành nhiều thời gian ngồi cạnh nhau tâm sự, trò chuyện, quan tâm lẫn nhau khiến cho con người dần trở nên vô cảm. Ngay cả cách giáo dục trong mỗi gia đình, bởi vì mải lo làm ăn để lo cho gia đình mà bỏ quên con cái, bỏ quên nhiệm vụ xây dựng vun vén gia đình. Trẻ con cần sự quan tâm, giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ khi còn nhỏ nhưng vì sự bận rộn của cha mẹ mà ít dành thời gian quan tâm hay ép buộc, áp đặt con cái phải theo suy nghĩ của mình khiến cho các con không được bày tỏ ý kiến của mình, ngày càng bất mãn và trở nên vô cảm, không muốn chia sẻ với cha mẹ. Hay nó cũng có thể là do bản tính có sẵn của con người, không có cảm xúc, không rung động trước tình cảm con người. Điều đó thực sự rất đáng lo ngại. Bởi lẽ, người Việt Nam chúng ta có truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Đã từ bao đời nay, ông cha ta có câu “Thương người như thể thương thân” nó đã trở thành đạo lý của người Việt Nam. Lòng nhân ái là ngọn lửa sưởi ấm, là ánh sáng trong cuộc đời của mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Con người luôn cống hiến, chia sẻ, cảm thông, cưu mang, giúp đỡ nhau. Thế nhưng bên cạnh những nét đẹp văn hoá đó cũng có không ít kẻ sống vô trách nhiệm, vô cảm, thờ ơ với mọi thứ xung quanh.

Người vô cảm có thể thản nhiên đứng nhìn mà không mảy may quan tâm đến những điều bất công xảy ra ngay trước mắt họ. Ngay cả cướp giật, móc túi, đánh nhau họ cũng chỉ xem như là một màn kịch mà không hề can thiệp vào. Bởi họ không quan tâm vì nó không liên quan tới mình, giúp đỡ chỉ thêm phiền phức, liên luỵ cho nên họ ngoảnh mặt làm ngơ, thờ ơ trước nỗi đau thương, mất mát của người khác. Ngay cả khi gặp những người bị tai nạn gãy tay, gãy chân nằm bất tỉnh họ cũng chẳng có phản ứng gì, dửng dưng đứng nhìn không có ý định giúp đỡ. Trước những vấn đề của xã hội, dù lớn dù nhỏ, khi toàn xã hội tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất một cách tích cực và hào hứng thì đâu đó một bộ phận giới trẻ lại không hề quan tâm mà thoả sức bật nhạc, bật tivi thật to, mở đèn sáng chói. Thể hiện một thái độ vô cảm, thiếu ý thức, ngay cả những điều nhỏ bé nhất, đơn giản nhất nhưng lại rất có ý nghĩa trong cuộc sống thì họ lại không làm được. Những lúc đất nước gặp khó khăn, cả nước chung tay hướng về miền Trung, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt thì họ lại chẳng mảy may quan tâm. Các phong trào tình nguyện, hiến máu cứu người, từ thiện họ cũng không tham gia vì đó không phải việc của mình. Thật đáng lo ngại khi ngày nay, càng nhiều người vô cảm, thờ ơ đối với các vấn đề của xã hội. Dù là nhìn thấy kẻ gian lấy trộm đồ hoặc ai đó đánh rơi đồ, đánh nhau, thấy việc bất bình xảy ra cũng không có ý định giúp đỡ,… Không chỉ vậy, trước những tấm gương học sinh nghèo vượt khó, dù hoàn cảnh khó khăn cũng vẫn không nản chí mà luôn cố gắng phấn đấu, vươn lên trong học tập. Hoặc là có những người bất hạnh, sinh ra không được may mắn như chúng ta nhưng họ luôn nỗ lực hết mình để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, chứng minh bản thân thì họ lại không công nhận điều đó, cũng chẳng quan tâm, cứ thờ ơ như không biết gì. Chúng ta, khi nhìn thấy một người đẹp, xinh xắn hay là trước vẻ đẹp của thiên nhiên đều cảm thấy xúc động, xao xuyến thì họ cũng chẳng hề để tâm hay có cảm xúc gì. Ngay cả cuộc sống của họ, tương lai của họ, cũng chỉ như “nước chảy bèo trôi”, đến đâu hay đến đó, chuyện ngày mai, hãy cứ để mai tính tiếp.

Và trong lúc mà cả nước đang cùng nhau chống dịch, hy vọng nhanh chóng đẩy lùi dịch covid thì hiện nay lại có rất nhiều người thiếu ý thức, trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh. Họ ra đường bất chấp, không đeo khẩu trang, tụ tập, không tuân thủ quy định giãn cách xã hội khiến cho việc kiểm soát dịch bệnh trở nên ngày càng khó khăn. Chính cái thái độ sống không có trách nhiệm ngay cả đối với sức khoẻ của chính bản thân mình, thờ ơ, vô cảm khiến cho tình hình dịch ngày càng khó kiểm soát, khó khăn lại càng khó khăn. Tình trạng vô cảm ngày càng lan rộng và thực sự rất đáng lo ngại. Nó lây lan với tốc độ nhanh chóng và cần phải có những hành động đẹp để ngăn chặn lại sự bùng phát của căn bệnh này. Chúng ta hãy sống bằng trái tim yêu thương chân thành, luôn quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh. Dũng cảm, dám lên án những cái xấu, cái ác và thái độ sống thờ ơ, trau dồi, làm đẹp tâm hồn bằng những cuốn sách giàu giá trị nhân văn, cảm nhận cuộc sống một cách chân thành nhất. Bên cạnh đó cũng cần tôn vinh những hành động đẹp, lan tỏa yêu thương đến với mọi người. Hành động dũng cảm quên mình cứu 3 bạn nữ của nam sinh viên Nguyễn Văn Nhã khiến rất nhiều người cảm động và ngưỡng mộ vì hành động đẹp. Những “chiến sĩ áo trắng” đang ngày đêm ở tiền tuyến tham gia chống dịch, phải mặc đồ bảo hộ ướt đẫm mồ hôi, da bỏng rộp vì thời tiết nắng nóng. Đó chính là những tấm gương, những hành động đẹp cần được tôn vinh, lan toả, là động lực tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta cùng nhau yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi chúng ta hãy học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương, chia sẻ và đồng cảm với những người xung quanh, trau dồi cho mình một tâm hồn đẹp, sẵn sàng làm việc tốt, sống có ích hơn, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, hiến máu cứu người,… Bên cạnh việc tôn vinh những hành động đẹp thì xã hội cũng cần lên án mạnh mẽ thái độ sống vô cảm để đẩy lùi căn bệnh này ra khỏi xã hội. Cần nhận thức được sự nguy hiểm của ăn bệnh này để điều trị kịp thời, cùng nhau đẩy lùi căn bệnh “vô cảm” này để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Xây dựng một lối sống, văn minh, lành mạnh, biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

Xem thêm :  101+ hình nền thiên nhiên full hd, 4k đẹp, chất, ngầu nhất

Tình thương chính là phẩm chất quý giá, là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Chính sự vô cảm đã làm cho con người chúng ta mất dần đi phẩm chất đáng quý đó. Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Chúng ta hãy thắp sáng trái tim yêu thương, khơi dậy lòng nhân ái và dũng khí trong mỗi con người. Giữ gìn truyền thống nhân đạo của dân tộc, tương thân tương ái, cùng nhau xây dựng nền tảng đạo đức tốt đẹp. Hãy là người Việt Nam với một tinh thần yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau và mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn, cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn.

Nguồn: Tanggiap.net

Nghị luận về bệnh vô cảm – Mẫu 3

Cuộc sống luôn không ngừng phát triển và bắt ta phải lựa chọn giữa sống hay là tồn tại, đó cũng là hai khái niệm thường xuyên được quan tâm và nhắc đến trong thời đại 4.0 ngày nay. Bạn chỉ thực sự sống khi dũng cảm dấn thân, cống hiến hết mình cho những vấn đề cao cả, biết yêu thương mình và mọi người xung quanh và quan trọng hơn hết là không vô cảm, lạnh lùng, nếu không cuộc đời bạn chỉ là sự tồn tại trên trái đất này mà thôi.

Tại sao lại nói như vậy? Thì hiện nay, con người đang phải đối mặt với nhiều bệnh tật khác nhau, những căn bệnh về thể xác và còn nguy hiểm hơn hết là những căn bệnh về tâm hồn. Nó sẽ âm thầm gặm nhấm tinh thần và ăn mòn nhân tính tâm hồn bạn hằng ngày. Một trong những căn bệnh nan giải đó chính là bệnh vô cảm, về mặt khoa học thần kinh tâm lí được gọi là bệnh không cảm xúc, dùng để chỉ cấu trúc nhân cách của một người mà không có khả năng để xác định, mô tả hay diễn đạt cảm xúc của bản thân, họ bị rối loạn về chức năng nhận thức tình cảm, không kết nối xã hội hoặc cá nhân, gặp khó khăn trong mọi việc, hoặc ta có thể hiểu đơn giản “ vô ” tức là không, “ cảm ” là thế giới tình cảm,cảm xúc của con người.Vô cảm là căn bệnh xã hội, căn bệnh về cách hành xử lối sống không có tình cảm, cảm xúc trước những sự việc, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Căn bệnh này được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trước hết thường thấy đó là sự thờ ơ trước những đau thương, mất mát, buồn vui, khốn khổ của những người xung quanh. Niềm vui cũng không thể nào khiến họ cười, cũng không làm cho trái tim họ trở nên hạnh phúc hay những mất mát, khổ đau không làm cho họ nhỏ được giọt nước mắt đồng cảm tiếc thương, thấy bất hạnh mà không mảy may động lòng xót xa thương cảm. Mọi điều trong cuộc sống cho dù có tốt đẹp đến mấy hoặc là khó khăn kinh khủng, tồi tệ bao nhiêu thì trong mắt họ cũng đều trở nên rất bình thường. Họ cứ thế chỉ tồn tại với sự vô tâm với người khác, ích kỷ, làm ngơ trước cái xấu, để cho cái ác hoành hành, đó là những không có trái tim hoặc trái tim họ đã bị đóng băng lạnh giá.

Có thực trạng đáng buồn rằng những người mắc căn bệnh này không những là vô cảm với người khác với tất cả mọi thứ xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mà thậm chí là còn vô cảm với chính bản thân của mình. Người ta đã nghiên cứu và cho thấy khoảng 10% dân số thế giới thì có khoảng 8% nam giới, 2% nữ giới mắc phải chứng bệnh vô cảm này và tùy theo từng mức độ. Đối với những người này, chỉ cần sống trong vỏ ốc mà mình tự gia công xây dựng lên thì bao giờ cũng mang đến cho họ niềm vui hạnh phúc hơn cả. Họ mặc kệ cuộc sống xung quanh diễn ra như thế nào, trước một phong thiên nhiên rất đẹp, trước những bông hoa thơm xinh đẹp cũng không thể nào làm cho họ mảy may rung động hay thích thú, dường như trái tin họ đã chết giống như trái tim họ không được truyền máu nuôi dưỡng vậy đó, tâm hồn trở nên chai sạn và họ còn vô cảm với tất cả mọi thứ xung quanh, vô cảm với chính mình, bỏ mặc cuộc đời xô đẩy tới đâu thì tới, không nỗ lực, không có phấn đấu, không có một ý chí cầu tiến hay phát triển và không hề có bất cứ hành động nào để cải thiện những gì mà họ đang có. Đây quả là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và đáng lo ngại hơn khi nó có chiều hướng ngày càng gia tăng, tốc độ nhanh hơn khi cuộc sống ngày càng hiện đại hóa, tiến bộ với sự bùng nổ của khoa học công nghệ. Không khó để nhận ra căn bệnh vô cảm này trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như có nhiều vụ việc học sinh tụ tập đánh nhau, xảy ra bạo lực học đường chỉ vì những lý do không chính đáng vậy mà có một số cá nhân chỉ biết lặng im đứng nhìn, cổ vũ, ủng hộ, không hề can ngăn, mà còn tranh thủ lấy điện thoại để chụp hình, quay lại video đăng lên mạng xã hội để câu like. Hay khi ra đường thấy kẻ khác móc túi ngay trước mặt mình nhưng vẫn coi như không thấy gì, làm ngơ, mặc kệ việc ai nấy lo chỉ vì sợ mình bị liên lụy đến bản thân mình. Đi trên đường ta lại gặp ngay những vụ việc tai nạn giao thông là xúm lại bàn tán tại người này đi sai thế này thế kia trong khi họ đang chảy máu ở bên vệ đường mà không đưa họ đi cấp cứu hoặc những xe tải chở hàng gặp nạn thì người dân vây lại để hôi của để giữ riêng cho mình. Mới đây nhất trên những bài báo, mạng xã hội đã phản ánh rất nhiều về sự việc một nam sinh người Việt Nam bị đánh và dìm chết tại Osaka ( Nhật Bản ), càng bức xúc hơn khi thấy được những hành động vô tâm, thiếu đạo đức của những người chứng kiến cũng như người quay video cũng là người Việt Nam nhưng khi thấy cảnh này lại nói ra được những lời quá là máu lạnh. Đây được gọi là bàng quang hay hiệu ứng người ngoài cuộc, có nghĩa là khả năng người gặp nạn nhận được sự giúp đỡ sẽ tỉ lệ nghịch với số người hiện diện, chứng kiến. Có người đã nói rằng “Bi kịch không phải là tiếng gào thét chói tai của những kẻ xấu mà là sự im lặng đến kinh hoàng của những người tốt”. Dù muốn hay không bất cứ điều gì mà bạn đang làm cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến người khác, đôi khi còn có thể thay đổi cả hiện thực và hạn chế những điều tồi tệ nhất xảy ra. Chúng ta nên chú ý tránh xa hiệu ứng bàng quang của căn bệnh vô cảm này và học cách để lên tiếng kịp thời, bởi vì biết đâu được một ngày nào đó chính bạn lại trở thành một nạn nhân hay thủ phạm đồng lõa của những hiệu ứng này.

Vậy vì sao họ lại thản nhiên vô cảm, thờ ơ đến như thế? Nguyên nhân trước hết là họ cũng muốn giúp đỡ đấy nhưng lại sợ liên lụy tới mình, ảnh hưởng đến chính bản thân của mình, họ sợ bị nhớ mặt và trả thù rồi sẽ rước họa vào thân. Nên họ đã chọn cách im lặng, không lên tiếng gì mà mặc kệ người khác. Đó là cách sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh. Nhưng bạn ơi, im lặng không có nghĩa là chúng ta vô can, không có trách nhiệm gì. Nhà văn nổi tiếng Maxim Gorky đã đưa ra quan niệm rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”, nếu như căn bệnh vô cảm này ngự trị con người sẽ sống vô tâm với nhau, sẽ không còn sự cảm thông, giúp đỡ, đùm bọc, yêu thương, chia sẻ lẫn nhau nữa vậy thì cuộc sống này thật đau buồn và thất vọng biết bao. Nguyên nhân tiếp theo là khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ của khoa học hiện đại, khiến cho con người ta luôn sống trong một không gian, thế giới khép kín do mình tạo ra với màn hình ảo của điện thoại, tivi, máy tính. Họ ít tiếp xúc, tương tác với công nghệ nhiều hơn và ít tương tác với đời thực không va chạm hay tiếp xúc nhiều với mọi người mà chỉ thu mình vào điện thoại vì vậy mà tâm hồn của họ trở nên chai sạn, ít màu sắc hơn. Cùng với đó là nhịp sống cuồng quay, hối hả, tấp nập của xã hội hiện đại, vậy nên họ bị cuốn vào học tập, lao động, công việc, sự nghiệp, kiếm tiền mà đôi khi ta không còn tâm trí, thời gian để quan tâm chú ý đến những thứ khác. Ngoài ra, có một số bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ nuông chiều, chăm sóc thậm chí là tự lập trình sẵn cho cuộc sống, tương lai nên không cần phải bận tâm, lo âu hay phấn đấu mà thay vào đó là sự thờ ơ với chính cuộc sống của bản thân mình hay vì bố mẹ quá bận bịu công việc mà không quan tâm nhiều đến con cái khiến chúng thiếu đi tình thương yêu mà từ đó cũng dần trở nên vô cảm. Đó cũng chính là một căn bệnh khó chữa của xã hội ta ngày nay, xã hội của một nền kinh tế thị trường khi mà cuộc sống thực dụng và hưởng thụ cộng hưởng với nhau, khi cuộc sống đô thị hóa ngày càng tác động lớn thì văn hóa làng xã gắn bó tối lửa tắt đèn có nhau cũng dần bị mai một đi.

Căn bệnh này còn không chỉ là vấn đề của riêng ai mà còn gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho cộng đồng xã hội. Nó sẽ khiến mọi người sống thờ ơ, ích kỷ, đánh mất lương tâm, nhân phẩm và lòng trắc ẩn, sự yêu thương, tâm hồn thì tê liệt, chai sạn thay vào đó là một trái tim lạnh lùng, băng giá, bị tha hóa biến chất về nhân cách và đạo đức. Sống vô cảm sẽ giúp cho cái ác, cái xấu hoành hành lên ngôi bởi những con người đã thản nhiên dửng dưng với những cái ác đó, bởi họ đâu còn biết quan tâm đến những người xung quanh, nên dù người kia có bị móc túi hay nam sinh kia bị bạo hành đến chết thì cũng thế thôi, cũng không phải là việc của họ phải làm. Chúng ta hãy cùng tưởng tượng xem nếu một xã hội mà tập hợp nhiều con người vô cảm như thế thì sẽ tồi tệ đến nhường nào hay nói cách khác bệnh vô cảm là một căn bệnh của sự ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng một đôi mắt thản nhiên, thờ ơ, hờ hững. Nó đang làm mất đi vẻ đẹp của những giá trị đạo đức tốt đẹp và thiêng liêng, khiến cho con người ta sống lệch lạc, họ sống thiếu tình thương, trách nhiệm, thiếu sự quan tâm lẫn nhau, từ đó mà mối quan hệ giữa người với người càng trở nên lỏng lẻo, rời rạc thiếu đi hơi ấm của sự cảm thông và giúp đỡ. “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ” ( Đời thừa – Nam Cao). Khi căn bệnh vô cảm này không được ngăn chặn kịp thời trong xã hội sẽ rất khó tránh được việc bị suy giảm về nền tảng đạo đức và tinh thần, nó sẽ làm nhiễm mặn, xói mòn những truyền thống đạo lí “Thương người như thể thương thân” của dân tộc ta, từ đó con người sẽ không dám tin vào những điều thiện, không dám đấu tranh lên tiếng để bảo vệ lẽ phải, công lí thì bị đẩy lùi, những suy nghĩ tiêu cực, bất công, ngang trái đâu đó vẫn còn tồn tại đáng buồn trong cuộc sống của chúng ta.

Vậy có liều thuốc nào có thể chữa lành được căn bệnh này? Để ngăn chặn được nó không bùng phát thành đại dịch hay phổ biến hơn, mọi người hãy tự tránh xa những chiếc điện thoại, thoát khỏi những thế giới ảo của mình, bước ra những bức tường tù túng, sống chậm lại để ta cảm nhận được cuộc sống xung quanh, để thấy cuộc đời này thật chân thật muôn màu muôn vẻ. Hãy dũng cảm mạnh mẽ trước cái xấu và học cách để lên tiếng, dám lên án phê phán những hành động sai trái. Sống bằng một trái tim nhiệt huyết và tràn đầy sự sống, chân thành, biết dành thời gian trau chuốt và làm đẹp cho tâm hồn mình bằng những cuốn sách giàu giá trị nhân văn, giúp ta hướng đến những vẻ đẹp của chân thiện mỹ. Để sống đúng nghĩa và không trở nên vô cảm ta cần phải trau dồi năng lực làm người hay còn gọi là nền tảng của văn hóa, đó là một trái tim giàu lòng trắc ẩn, biết rung động trước những cái đẹp, cái tốt, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác, luôn quan tâm, biết giúp đỡ, chia sẻ với những người xung quanh. “Sống là cho đi đâu chỉ nhận lại cho riêng mình” ( Tố Hữu ), biết đấu tranh vì sự thật và lẽ công bằng. Bên cạnh đó một số bộ phận con người sống thờ ơ vô cảm thì vẫn còn có những người sống tràn đầy nhiệt huyết và sẵn sàng xả thân vì người khác. Ta vẫn đã và đang vô cùng biết ơn những y bác sĩ, những chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu với bệnh dịch Covid nguy hiểm để bảo vệ cho cuộc sống yên bình của người dân, những tấm gương anh dũng sẵn sàng lao xuống dòng nước lũ để cứu người gặp nạn, anh Nguyễn Ngọc Mạnh nhanh chóng phản xạ bất chấp sinh mạng để cứu được em bé bị rơi từ một tòa nhà chung cư cao…Những tấm gương ấy sẽ mãi được ta ghi nhớ, là nguồn động lực tiếp cho ta thêm sức mạnh, niềm tin vào lối sống biết yêu thương, biết quan tâm, giúp đỡ người khác, lan tỏa hơi ấm của tình người đến toàn xã hội và hơn hết là đẩy lùi được căn bệnh vô cảm.

“Thói xấu tồi tệ nhất là sự vô cảm của con người” (Helen Keller). Đã sống thì phải “vô hại” và “hữu ích” tức là không hại người và phải có ích với người. Qua những câu chuyện đáng buồn về hậu quả của bệnh vô cảm, của hiệu ứng người ngoài cuộc tối thấy mình cần phải nỗ lực, rèn luyện, học tập hơn nữa với những lối sống lành mạnh, biết yêu thương đồng cảm nhiều hơn với gia đình, bạn bè và những người xung quanh, tham gia nhiều hoạt động nhân văn trong xã hội, phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo. Còn bạn thì sao? Chúng ta hãy cùng thay đổi và hành động ngay đi nếu không muốn vô cảm là một trong những bệnh mà mình mắc phải.

Nguồn: Tanggiap.net

Nghị luận về bệnh vô cảm – Mẫu 4

Xã hội đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền, đầy đủ vật chất, giàu có hơn trước kia. Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa thì cũng là lúc máy móc, rô bốt thay thế dần con người. Con người trở nên vô cảm thờ ơ với mọi việc xung quanh, luôn có tư tưởng mặc kệ không liên quan đến mình. Cuộc sống quá bận rộn, tất bật với công việc và công cuộc kiếm tiền thì tình cảm giữa người với người dần trở nên xa cách. Không còn cùng nhau trò chuyện, chia sẻ tâm sự với nhau nhiều như trước kia. Đại văn hào Nga Aleksey Maksimovich Peshkov đã từng quan niệm “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” hay nói cách khác: nơi lạnh lẽo nhất là nơi đang có mặt của lối sống vô cảm

Xem thêm :  Tuổi quý tỵ 2013 sinh tháng nào tốt nhất, sinh con năm 2013 mùa nào, tháng nào tốt

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rõ khái niệm vô cảm là gì? Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng, chai lì cảm xúc, sự vô trách nhiệm. Những người vô cảm thường máu lạnh với những hiện tượng xung quanh, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của riêng mình, luôn mang tâm thế sợ phiền hà rắc rối, sợ liên lụy, sợ thiệt hại về tiền bạc, chỉ biết riêng mình, sự ích kỷ và hèn nhát. Khi bắt gặp những điều tốt đẹp không mảy may rung động, gặp cái tốt không ủng hộ thấy cái xấu không dám phê phán, chống đối mà mặc kệ mọi thứ. Lối sống vô cảm mang tầm ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống con người.

Trong xã hội không khó bắt gặp những thái độ hành động biểu hiện lối sống vô cảm tồn tại của một bộ phận con người. Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, sự vô cảm trước những nỗi đau thương, mất mát của người khác. Bắt gặp người già khó khăn trong việc qua đường cũng lờ đi và không giúp đỡ, ra đường gặp tai nạn không ra tay giúp đỡ, không đưa họ đi cấp cứu kịp thời mà chỉ ngó lơ và đi luôn. Hoặc những người máu lạnh vì tiền mà sẵn sàng ra tay tàn ác giết người để lấy tiền tiêu sài. Ai không khỏi rùng mình bản tường trình vô cảm của sát thủ Lê Văn Luyện năm 2011, nhẫn tâm ra tay giết cả gia đình tiệm vàng, một con người máu lạnh, một tội ác lương tâm không thể dung tha.

Lối sống vô cảm còn thể hiện ở những người đứng trước những tội ác, cái xấu xa đê hèn mà không hề có chút cảm giác gì, không đau lòng không rung động tâm can, tâm hồn sắt đá. Sống theo kiểu “ Sống chết mặc bay, đèn nhà ai nấy rạng”, ích kỷ, thiếu tính cộng đồng, tính tập thể sống chỉ biết cho riêng mình. Đứng trước những điều tốt đẹp chân thiện mỹ, nhân cách cao thượng đều không lấy làm ngưỡng mộ, cảm phục họ mà dửng dưng như không . Không rung động trước những cái đẹp mục đích sống duy nhất chỉ là vật chất. Thực tế nhiều học sinh, sinh viên giới trẻ tồn tại lối sống vô cảm, khi nhìn thấy cảnh bạo lực học đường không can ngăn hay giúp đỡ mà lại khiêu khích, hùa theo để cho cuộc chiến ẩu đả ngày càng căng thẳng và gây ra những hậu quả đáng tiếc như bạn dùng dao đâm bạn học vì xích mích, mâu thuẫn cá nhân,…bắt gặp kẻ móc túi trên xe buýt không lên tiếng.

Sau đây là những trường hợp đang lên án về bệnh vô cảm, đây là vấn nạn mà nhiều người đang rất quan tâm. Sự vô cảm đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội không những ở Việt Nam mà xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Khi truyền thông Trung Quốc liên tiếp đưa những bản tin phản ánh thực trạng xã hội của nước này, không ít người đã sững sờ và kinh ngạc trước sự thờ ơ vô cảm đáng sợ đang diễn ra từng ngày trên đất nước này.Trong số những trường hợp vô cảm gây nên cái chết đáng thương mà tôi không khỏi xót xa khi xem qua clip ghi lại từ camera. Ngày 13/10/2011 tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã xảy ra một vụ tai nạn gây chấn động Trung Quốc và lan ra khắp thế giới. Bé Duyệt Duyệt 2 tuổi, vì mải chơi gần cửa hàng của cha mẹ mình đã vô tình chạy xuống phố và bị một chiếc xe ô tô cán qua người. Đoạn video đó nhanh chóng phát tán khắp các trang mạng Trung Quốc và lan rộng toàn thế giới trong đó có nước Việt Nam ta. Tôi cũng như tất cả mọi người đã không tin nổi vào mắt mình nữa vì không ngờ con người lại tàn nhẫn, nhẫn tâm, thờ ơ vô cảm đến mức đáng sợ đến vậy. Kết quả thì em bé đó cũng đã không qua khỏi. Thiên thần bé nhỏ này đã bị xã hội bỏ rơi và qua đời bởi chính sự thờ ơ, vô cảm của những con người không có tình thương và đạo đức. Sống vô cảm là không có cảm xúc, không một chút tình cảm mà ngược lại là sự vô cảm, sống khép kín, lạnh nhạt với mọi người xung quanh. Trong cuộc sống hiện đại hội nhập nhịp sống bận rộn, tấp nập thì con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mà quay lại với cộng động tập thể. Những người vô cảm xa lánh, không quan tâm đến bất kỳ ai, không quan tâm đến niềm vui nỗi đau buồn của người khác mà họ say mê chạy theo những giá trị vật chất và quên đi và vô tình đánh mất vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống ngày càng hiện đại, đầy đủ hơn về vật chất, sự giàu sang thì cũng là lúc tình cảm giá trị tình thần cũng giảm sút theo. Họ ngại phải đứng ra giúp đỡ những ai có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn thay vào đó là sự thờ ơ hay nói cách khác là sống chết mặc bay , cuộc sống chúng ta đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa “ “Lá lành đùm lá rách”, “ Thương người như thể thương thân” xã hội dần biến chất nếu như con người dần mắc bệnh vô cảm ngày càng nhiều.

Biểu hiện sự vô cảm là không quan tâm, tham gia hoạt động nào của đoàn thể, cộng đồng, ghét phải làm việc, giao tiếp trong môi trường tập thể, sống cô lập với tập thể, cộng đồng, không quan tâm thế giới bên ngoài chỉ biết sống riêng cho bản thân. Sống vô tâm, mặc kệ, thờ ơ với chính mối quan hệ ruột thịt những người thân thiết, gắn bó với mình hằng ngày. Mạnh ai nấy sống, mỗi người khi đi học đi làm về thì mỗi người một góc dùng điện thoại thông minh để giải trí, con cái không quan tâm chăm sóc cha mẹ chu đáo, chỉ đòi hỏi vật chất phục vụ nhu cầu tiêu xài của mình mà bỏ quên đi cách thể hiện niềm yêu thương, quan tâm, chăm lo cho cha mẹ, ông bà. Những người sống tắc trách thiếu trách nhiệm họ thờ ơ, mặc kệ với chính bản thân mình. Sống hôm nay không biết ngày mai, sống không có mục tiêu, kế hoạch định hướng cho tương lai, không có ước mơ hoặc hoài bão để nỗ lực đạt được những điều mình muốn, không yêu bản thân, không lo lắng cho sức khỏe mà thức khuya, dậy muộn một vòng luẩn quẩn như vậy sẽ khiến bạn trì trệ, tồi tệ, thảm hại đi nhiều.

Vậy, nguyên nhân là do đâu mà con người ta hình thành ngày một nhiều lối sống vô cảm như hiện tại. Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển, đa dạng loại hình giải trí du nhập vào nước ta. Ảnh hưởng nền kinh tế thị trường tác động đến yếu tố đạo đức truyền thống của con người. Nền kinh tế thị trường cũng phát triển mạnh mẽ khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn, nhu cầu đời sống vật chất con người tăng cao. Do cách nuôi dưỡng, quản lý giáo dục nuông chiều con cái của các bậc phụ huynh quá mức là nguyên nhân gây nên lối sống vô cảm, thờ ơ của giới trẻ ngày nay. Nhà trường xã hội chưa có biện pháp quản lý, giáo dục thích hợp. Giáo dục chỉ mạnh về lý thuyết suông, giáo điều, không thực tế không tác động đến tư tưởng tình cảm, nhân cách đạo đức của người học. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên nhân cách con người là Giáo dục công dân và Ngữ văn dường như từ lâu đã trở thành những môn phụ không đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề. Sự sai lầm của ngành giáo dục đã kéo theo một thế hệ không hoàn chỉnh, không thể nào miễn nhiễm được với lối sống thờ ơ, vô cảm. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ mỗi cá nhân. Nhiều người trẻ có lối sống thực dụng, buông thả của nền công nghiệp hiện đại. Sự phát triển tiến bộ thiết bị công nghệ điện tử, khoa học công nghệ làm giảm sự qua lại tương tác, gắn bó mối quan hệ làng xóm, làng giềng giảm sút, hoặc trong mối quan hệ ruột thịt thì cũng bị giảm sự quan tâm sẻ chia như thời xưa. Sự ích kỷ, sự máu lạnh, vô tâm, sống mặc kệ trong con người, sợ vạ lây, sợ bị phiền hà, sợ mang rắc rối vào mình, mất thời gian làm cho lối sống vô cảm ngày càng tăng cao. Do bản thân thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại. Họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Lối sống vị kỷ của mỗi con người, chỉ biết theo đuổi những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần.

Lối sống vô cảm có những tác hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vô cảm, mà con người trở thành thờ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức tốt đẹp vốn có. Chính lối sống vô cảm đó mà các quan chức nhà nước sẵn sàng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ, vì đồng tiền làm biến chất tha hóa phẩm chất đạo đức của một công chức chính công vô tư sẵn có trước đây, sự tham nhũng tham ô tiền bạc ngày càng tăng đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Sự vô cảm, mà các thầy cô giáo – “kỹ sư tâm hồn” của học sinh sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ và thậm chí cũng vô cảm giống như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối họa vô cùng lớn cho xã hội! Đối với cá nhân mỗi người sống vô cảm, thờ ơ máu lạnh sẽ như cỗ máy di động không có tâm hồn, tình cảm thành những kẻ vô trách nhiệm vô nhân tính. Cuộc sống sẽ mất đi những giá trị tốt đẹp vốn có thay vào đó là những con người sống chỉ biết riêng mình ích kỷ chỉ biết cho bản thân. Đối với toàn xã hội, sống vô cảm sẽ mất đi những giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của ông cha ta đã giữ gìn tiếp nối cho tới tận hôm nay. Nếu tình trạng này lan rộng ra phạm vi toàn nhân loại thì hành tinh này sẽ trở thành hành tinh của các cỗ máy di động không có trái tim, không có tâm hồn. Mỗi cá nhân phải có thái độ sống có trách nhiệm, biết yêu thương sẻ chia, đùm bọc và sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Bản thân chúng ta cần phải sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, phải có ý thức, tinh thần trách nhiệm tinh thần trách nhiệm phê phán, lên án những người có thái độ và hành động vô cảm, máu lạnh trong xã hội thực tại. Mỗi người hãy mở lòng mình sống yêu thương, nhân ái, sẵn sàng ra tay giúp đỡ, sẻ chia những người có hoàn cảnh khó khăn, khổ cực, những người gặp hoạn nạn,…. Chúng ta hãy biết quan tâm, yêu thương, chăm lo đến gia đình những người thân yêu ruột thịt và những người xung quanh và sống có trách với chính bản thân mình. Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ điện tử hiện đại, sử dụng một cách hiệu quả, phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ điện tử hiện đại, sử dụng một cách hiệu quả, phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ điện tử hiện đại, sử dụng một cách hiệu quả, phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Ngoài ra, hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ điện tử hiện đại, sử dụng một cách hiệu quả, phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Nhà trường cần tăng cường giáo dục về đạo đức lối sống cho học sinh, có những bài học thực hành thực tế dựa trên những kiến thức lý thuyết nền tảng, để học sinh dễ dàng trải nghiệm, góp phần bồi dưỡng tình cảm cho học sinh. Tuyên truyền rộng rãi, tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và xã hội với mục đích xóa bỏ dần lối sống vô cảm đang trở thành bệnh mà nhiều bạn trẻ vô tình mắc phải mà không hề hay biết. Bản thân mỗi chúng ta cần phải sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người. Hãy biết đồng cảm với mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái! Hãy yêu thương những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình, phải có trách nhiệm với chính cuộc đời của chính mình. Đồng thời, các ngành giáo dục và xã hội cần phải có những biện pháp để tuyên truyền, giúp đỡ mọi người cùng nhau biết quan tâm, yêu thương, hy sinh và giúp đỡ đồng loại. Những thái độ sống vô cảm, thờ ơ máu lạnh, tâm hồn sắt đá trong xã hội hiện nay cần phải bài trừ và loại bỏ.

Mặc dù xây dựng nền tảng đạo đức xã hội luôn là điều cốt yếu, nhưng cũng cần có những quy định pháp lý để chống lại lối sống vô cảm, thờ ơ. Nếu thấy bệnh nhân nguy kịch mà nhân đội ngũ y bác sĩ từ chối việc cứu chữa thì dù với bất cứ lý do gì cũng phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gặp người bị nạn trên đường mà không cứu giúp thì sẽ bị truy cứu với những chế tài của pháp luật lương tâm riêng. Trách nhiệm công vụ thể hiện đạo đức công vụ, đạo đức xã hội. Đối với hệ thống công quyền cần cải cách hành chính một cách mạnh mẽ hơn, đưa ra những quy định khoa học, cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của từng người trong guồng máy công vụ để nếu một người không làm đúng chức trách của mình thì lập tức bị bật ra khỏi hệ thống để loại bỏ lối sống tắc trách, chà đạp lên lợi ích của mọi người. Nếu một nền hành chính được thực thi một cách khoa học thì dần dần sẽ tạo ra một thói quen, buộc những ai ở trong guồng máy cũng phải làm hết chức phận của mình. Không gì có thể thay thế việc khơi dậy lòng nhân ái và dũng khí trong mỗi con người, tinh thần trách nhiệm và dũng khí của các cơ quan chức năng trước những ngang trái và bất công. Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện được triển khai rộng khắp ở các cấp là đang hướng tới một xã hội.

Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình và thức tỉnh những người xung quanh bởi lối sống vô cảm sẽ giết chết tâm hồn mỗi người một cách từ từ và mang nhiều hệ lụy cho sự an nguy của xã hội. Hãy trao đi thật nhiều yêu thương, quan tâm và sẻ chia, chúng ta sẽ không phải hối hận, vì sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ nhận được sự trìu mến ân cần của những người khác. Hãy “xóa bỏ” lối sống thờ ơ, vô cảm một cách triệt để, hãy trao yêu thương và nhận thật nhiều tình thương!

Nguồn: Tanggiap.net


Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ số 19: Bệnh vô cảm


Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ số 19: Bệnh vô cảm
nghiluanxahoi hocvanvanhoc benhvocam

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button