Giáo Dục

Nghĩa của từ là gì ?

Bạn đang xem: Nghĩa của từ là gì ? Tại Website vuongquocdongu.com

 nghĩa của từ là gì

  1 Khái niệm về ý nghĩa của từ.

              1.1 Nghĩa của từ là bản thể. Gồm có các ý kiến sau:

                     – Nghĩa của từ là đối tượng.

                     – Nghĩa của từ là những hiện tượng tâm lí (như biểu tượng, khái niệm, sự phản ánh).

                     – Nghĩa của từ là chức năng.

                     – Nghĩa của từ là sự phản ánh đối với hiện thực.

              1.2. Nghĩa của từ là quan hệ: Theo khuynh hướng này có các ý kiến đáng chú ý sau:

                       – Nghĩa của từ là quan hệ giữa tín hiệu và đối tượng.

                        – Nghĩa của từ là quan hệ giữa tín hiệu, khái niệm và đối tượng.

          Như vậy, có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ.

      2 Các thành phần ý nghĩa trong từ.

             2.1. ý nghĩa biểu vật: Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được gọi là ý nghĩa biểu vật của từ. Hay nói cách khác, ý nghĩa biểu vật của từ là các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ.

            Có một điều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ  không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ được phản ánh trong tự nhiên. ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo những cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc. Ta có thể chứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong một ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ.   

Xem thêm :  Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 11: lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

            – Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự vật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn ý nghĩa biểu vật trong ngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát …

            – Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là sự chia cắt hiện thực khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ.

           2.2. ý nghĩa biểu niệm:

            * Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách khác, khái niệm là một phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế. Ðấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng.

            * Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành ý nghĩa biểu niệm. Như vậy, ý nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện thực khách quan, mặt khác, lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ.

            Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế, tuy nhiên ngôn ngữ của mỗi dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tác dụng xác lập ý nghĩa của từ trong hệ thống.

            – Phân loại các nét nghĩa:

            a. Nét nghĩa phạm trù (phạm trù vị): Là nét nghĩa lớn nhất, không thuộc một loại nét nghĩa nào lớn hơn.

            b. Nét nghĩa loại (loại vị): Sự phân hóa tiếp theo của phạm trù vị là loại vị. Ðây là nét nghĩa cũng có ở nhiều từ nhưng nhỏ hơn phạm trù vị. Hay nói cách khác, loại vị là sự cụ thể hóa của phạm trù vị.

Xem thêm :  Bài 8 trang 70 toán 9 tập 1

            c. Biệt vị: Tương tự sự phân hóa ở loại vị, biệt vị là sự biệt loại hóa của loại vị. Có 2 loại biệt vị:

             + Biệt vị tận cùng: Kết quả của sự phân hóa một loại vị nào đó ở mức thấp nhất.

             + Biệt vị đặc hữu: Những nét nghĩa thấp nhất chỉ xuất hiện ở 1 từ, không phải là sự phân hóa của loại vị.

            * ý nghĩa biểu niệm của từ  là  tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểu vật của từ. Chính vì ý nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm. 

            * Phân biệt ý nghĩa biểu niệm và khái niệm:

           Có thể chỉ ra sự khác nhau giữa ý nghĩa biểu niệm như sau:

          – Khái niệm là sản phẩm của tư duy, do đó chung cho mọi dân tộc còn ý nghĩa của từ là riêng cho từng ngôn ngữ. Chính vì vậy, có những ý nghĩa biểu niệm chỉ có trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ kia. Ví dụ, ý nghĩa của các từ ghép đẳng lập phi cá thể ( chợ búa, con cái, gà qué,…) hay ý nghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa ( xanh lè, đỏ au, …) có trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Nga, tiếng Pháp.

          – Khái niệm có chức năng nhận thức nên tiêu chuẩn đánh giá nó là tính chân lí, chính vì vậy cho nên những dấu hiệu trong khái niệm là những dấu hiệu phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, đồng thời mỗi khái niệm chỉ ứng với một và chỉ một loại sự vật, hiện tượng trong thực tế mà thôi. Còn ngôn ngữ có chức năng giao tiếp và tư duy nên tiêu chuẩn đánh giá nó là sự phù hợp hay không phù với hệ thống ngôn ngữ của từng dân tộc. Nghĩa biểu niệm chỉ tiếp nhận những nét nghĩa nào cần thiết để lập nên cấu trúc nghĩa của từ trong mối quan hệ với toàn bộ từ vựng, do đó nó chấp nhận cả hiện tượng nhiều nghĩa, đồng nghĩa. Ví dụ, cắt  trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với các từ chặt, chém, cưa, thái, hái, xẻ, …;  đồng thời cắt không những chỉ có thể diễn đạt được những hoạt động có tính chất vật lí mà còn có thể diễn đạt được những hoạt động xã hội mang tính chất trừu tượng (trong cắt hộ khẩu, cắt quan hệ,…)

Xem thêm :  6 cách trị rụng tóc sau sinh tại nhà hiệu quả cho mẹ bỉm

       Song những điều vừa nói chỉ đúng với ý nghĩa biểu niệm của những từ thông thường. Trường hợp thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, ý nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm.

          Tóm lại, ý nghĩa biểu niệm và khái niệm vừa giống nhưng cũng vừa khác nhau. Cả hai cùng sử dụng những vật liệu tinh thần mà tư duy con người đạt được. Song nếu khái niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức thì ý nghĩa biểu niệm lại bị chi phối bởi quy luật của giao tiếp và tư duy. Có thể nói khái niệm quan hệ với ý nghĩa biểu niệm ở chỗ nó cung cấp những (vật liệu( tinh thần để ngôn ngữ xây dựng nên ý nghĩa biểu niệm theo những quy tắc cấu trúc của mình. Do đó, dù mọi dân tộc đều biết tư duy, nhưng hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của các dân tộc khác nhau.

          2.3. ý nghĩa biểu thái:

            Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá như (to nhỏ(, (mạnh yếu(, … nhân tố cảm xúc như: ( dễ chịu(, ( khó chịu(, ( sợ hãi(, … Nhân tố thái độ như: (trọng(, (khinh(,(yêu(, (ghét(, … mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.


Nghĩa của từ – Ngữ văn 6 – Cô Trương San (DỄ HIỂU NHẤT)


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button