Giáo Dục

Ngồi khóc trên cây – nguyễn nhật ánh

<a href=ngồi khóc trên cây – Nguyễn Nhật Ánh” class=”alignleft wp-image-718″ height=”309″ src=”https://vuongquocdongu.com/wp-content/uploads/2021/12/Ngoi-khoc-tren-cay-Nguyen-Nhat-Anh.jpg” width=”200″/>

I. Giới thiệu tác phẩm Ngồi Khóc Trên Cây

 là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 27 tháng 6 năm 2013 bởi Nhà xuất bản Trẻ, với phần tranh minh họa do Đỗ Hoàng Tường thực hiện. Đây là một trong các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, ra đời sau  và trước . Tác phẩm xoay quanh mối tình hồn nhiên, trong trẻo giữa chàng sinh viên trẻ Đông và một cô bé 14 tuổi được mọi người gọi bằng cái tên “Rùa”. Câu chuyện khai thác sâu vào những suy tư, trăn trở nội tâm của tuổi mới lớn trên một nền điệu gợi về tuổi thơ sống chan hòa giữa thiên nhiên rừng núi, phảng phất phong vị miền quê và tình làng xóm. Bối cảnh của tác phẩm diễn ra chủ yếu ở một ngôi làng tại Quảng Nam, quê hương của chính tác giả.

Không giống với nhiều tác phẩm trước đó của Nguyễn Nhật Ánh,  được nhà văn đưa vào nhiều nghịch cảnh éo le, bi thương nhằm thử thách các nhân vật và giúp họ trưởng thành hơn về mặt tình cảm theo thời gian. Tác phẩm đã nằm trong tốp những quyển sách Việt Nam được nhiều người đặt mua nhất năm 2013 theo thống kê của nhiều hệ thống phân phối sách trực tuyến, đồng thời được Nhà xuất bản Trẻ đưa vào Tủ sách bán chạy nhất của họ.  cũng được đánh giá như một “hiện tượng xuất bản” của Việt Nam, với lượng sách in lần đầu lên đến hơn 20.000 bản, và đã phải tái bản khi còn chưa chính thức phát hành. Truyện đang được chuyển thể thành một phim điện ảnh bởi Velo Entertainment.

Tên sách có làm bạn tò mò?

“Ngồi khóc trên cây” có vẻ là một truyện hành động của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh?

Bạn sẽ gặp, sau những câu thơ lãng mạn của chính tác giả làm đề từ, là cuộc sống trong một ngôi làng thơ mộng ven sông, kỳ nghỉ hè với nhân vật là những đứa trẻ mới lớn có vô vàn trò chơi đơn sơ hấp dẫn ghi dấu mãi trong lòng.

Câu chuyện của cô bé Rùa và chàng sinh viên vốn ở quê chuyển ra thành phố có giống như bạn từng có thời đi học?

Và cái cách họ thinh thích, rồi thương nhau giấu giếm, sợ làm nhau buồn, mong mỏi gặp nhau đến mất ngủ… có phải là mối tình đầu giống như của bạn?

“Dài nhanh lên với

Tóc xõa ngang mày

Lớn nhanh lên với

Bé bỏng chiều nay”

Bạn sẽ được tác giả dẫn đi liền một mạch trong một thứ cảm xúc rưng rưng của tình yêu thương. Bạn sẽ thấy may mắn vì đang đuợc sống trong cuộc sống này, thấy yêu thế những tấm tình người… tất cả đều đẹp hồn hậu một cách giản dị.

Với cuốn sách mới này, một lần nữa người đọc lại được Nguyễn Nhật Ánh tặng món quà quý giá: lòng tin rằng điều tốt có thật trên đời.

Nội dung

Câu chuyện mở ra tại Đo Đo, một ngôi làng nhỏ ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đông là một sinh viên 18 tuổi từ Sài Gòn trở về thăm làng quê nhân kỳ nghỉ hè. Đông rời làng theo gia đình vào Nam khi mới lên 8,  nhưng đã có một tuổi thơ vô tư, êm đềm với các trò chơi chong chóng, thả diều, tết cọng dừa, nhặt nắp keng… trên vùng đất sinh ra mình, và nay anh đang tìm lại những ký ức đẹp đẽ năm nào. Em họ của Đông là Thục rủ anh đến chợ Kế Xuyên chơi, và tại đây anh tình cờ gặp Rùa, một cô bé có hoàn cảnh đặc biệt. Ba mất sớm, mẹ bỏ đi, lại mang bệnh nặng trong mình suốt bốn năm, Rùa đã 14 tuổi nhưng chỉ mới học lớp 5 tiểu học.  Cái tên “Rùa” vốn do lũ trẻ trong làng đặt nhằm trêu chọc việc cô không biết đi xe đạp, và nó cũng trở thành biệt danh mọi người quen gọi cô bé.  Đông chỉ thực sự chú ý đến Rùa khi cô bé nấp ngoài cửa nhìn anh đọc sách vào ngày hôm sau, và từ đó nảy nở một tình bạn đẹp giữa hai người.

Thoạt đầu, Đông chỉ cảm thương Rùa bởi hoàn cảnh của cô bé, và tỏ ra bất bình khi cô bé bị bạn bè xa lánh. Tuy nhiên càng về sau, sự ngây thơ, hồn nhiên và nhân hậu của Rùa đã khiến Đông xao xuyến và bị cô bé cuốn hút từng chút một. Rùa thương yêu sâu sắc những con thú nhỏ trong rừng và có thể kết bạn với chúng; cô liên tục phá hỏng các bẫy thú bất chấp sự dọa nạt của những người thợ săn, chính vì vậy mà Rùa bị họ thù ghét và bịa tạc ra những lời đồn không hay.  Một lần Rùa cùng Đông vào khu rừng trên đồi, anh đã rất ngạc nhiên khi thấy các con thú hoang theo chân cô đến một vùng đất bí mật đằng sau thác nước. Đây là nơi Rùa giấu những con thú khỏi hoạt động săn bắt, trong đó có một chú nai con rất đẹp mà cô bé thường xuyên đến thăm và kể chuyện cho nó nghe. Trên đường trở về, sau một tai nạn nhỏ, Đông đã không cầm được lòng mình mà đặt lên môi Rùa nụ hôn đầu đời.

Đông vô cùng tiếc nuối và buồn bã khi buộc phải nhanh chóng về lại Sài Gòn, mà chủ yếu là nỗi nhớ nhung da diết trong anh về cô bé Rùa. Trong một buổi tối hai ngày trước khi anh rời đi, Rùa và Đông đã thổ lộ tình cảm họ dành cho nhau, nhưng cô bé muốn anh đợi mình lớn thêm đã rồi mới nghiêm túc trao nhau sự yêu thương.  Không may vào trưa hôm sau, Rùa bị những người thợ săn bao vây để hỏi tội cô bé vì đã phá bẫy của họ trong lần vào rừng cùng Đông. Một trong số họ, tên là Ngãi, lúc nóng giận đã vô tình tiết lộ sự thật đắng cay về cái chết của ba cô, khiến Rùa rơi sâu vào mặc cảm. Về phần Đông, anh bàng hoàng và đau khổ khi được biết mình chính là anh họ của Rùa giữa lúc tình cảm hai người đã trở nên sâu đậm.  Anh trốn tránh việc quay lại làng suốt ba năm liền hòng quên đi mối tình đầu, nhưng hình ảnh Rùa vẫn quấn lấy anh hàng đêm, cho đến lúc một cú sốc khác xảy đến với Đông sau khi anh phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư bạch cầu.

Tuyệt vọng, Đông quyết định bỏ mặc lý trí mà trở lại làng Đo Đo, một phần để chia tay với những người thân của mình dù anh không có ý định cho họ biết hoàn cảnh hiện tại, mặt khác anh muốn đối mặt với chuyện tình đã để lại năm xưa với Rùa. Sau ba năm, Rùa đã trưởng thành hơn, trở thành một thiếu nữ xinh xắn và được nhiều người tìm đến dạm hỏi,  nhưng cô vẫn tin tưởng tuyệt đối mà nuôi lớn tình cảm trong sáng giữa mình và Đông.  Đông lảng tránh cô liên tục bởi anh vẫn chưa tìm ra cách tháo gỡ mối thắt chia cắt hai người, và điều này khiến Rùa vô cùng đau lòng. Đông phát hiện ra hàng đêm Rùa vẫn tìm đến nhà nhìn anh từ ngoài xa mà không dám vào, chỉ thầm lặng leo lên cây me trước cửa ngồi khóc.  Dứt khoát vượt qua bản thân, Đông tìm gặp bà nội của Rùa để thưa chuyện, và anh mừng rỡ khi biết họ không hề có quan hệ huyết thống như mọi người lầm tưởng.

Xem thêm :  Bài tập hóa 8 chương 2: phản ứng hóa học có đáp án

Đông quay lại thành phố để tiếp tục việc trị liệu, và đến lúc này các bác sĩ mới đính chính lại chẩn đoán cũ, theo đó anh chỉ mắc bệnh thiếu máu dinh dưỡng.  Tràn trề hy vọng vào một tương lai tươi sáng sau những biến động dữ dội của cuộc đời suốt thời gian qua, anh tức tốc quay lại quê hương thì chết lặng vì nghe tin Rùa đã bị nước cuốn trôi khi nỗ lực cứu những đứa trẻ bơi qua sông đến trường giữa dòng nước chảy xiết. Đông suy sụp hoàn toàn và bị nhấn chìm bởi nỗi nhớ thương vô hạn. Anh dẫn hai người em họ của mình là Thục và Loan vào lại khu rừng để sống lại những kỷ niệm đã có với Rùa trước khi quyết định bỏ đi khỏi làng mà không định ngày trở lại.  Tại vùng đất bí mật nọ, trong lúc đau xót nhìn ngắm cảnh vật năm xưa, Đông nghe như có tiếng hát của Rùa vang vọng. Anh leo lên một cây bứa để quan sát kỹ hơn và rơi những giọt nước mắt khi bắt gặp bóng dáng người mình yêu thương.

II. Review sách Ngồi Khóc Trên Cây

Review Ngồi khóc trên cây - Nguyễn Nhật Ánh

Đọc truyện Ngồi khóc trên cây bạn sẽ cảm nhận được những cung bậc cảm xúc, tình yêu thương, yêu cuộc sống và quý trọng tình người từ những điều nhỏ bé giản dị nhất cùng những câu chuyện đời, chuyện người lắng đọng đáng để bạn suy ngẫm.

1. Mỹ Quyên review sách Ngồi Khóc Trên Cây

“Ngồi khóc trên cây” mang lại đến những tình huống không quá phi lí hay quá ảo tưởng, nhưng lại gieo đến con người hy vọng và cảm giác chân thật nhất qua ngôn từ tác giả truyền đạt. Mối tình đầu ấy tinh khiết, trong sáng nhưng lại xảy ra nhiều ngang trái khiến cho người đọc không khỏi thổn thức, lúc buồn man mác nhưng cũng có lúc buồn sâu đậm mà nấc lên thành tiếng khóc.

Ở đây, ta thấy được vẻ đẹp mộc mạc, kiên nhẫn và đơn sơ nhưng lại giàu có nhất tình cảm, văn chương Nguyễn Nhật Ánh không thuộc tiểu thuyết ngôn tình sướt mướt lãng mạn nhưng vẫn trau dồi tình cảm đôi lứa chân thành. Truyện phù hợp với mọi lứa tuổi,  khiến người đọc nhiều lúc suýt xoa, cay cay sống mũi vì những thứ chưa trọn vẹn nhưng lại ấm áp nên sự yên tĩnh và tình yêu trong ngần tâm hồn.

2. Jacee Lam review sách Ngồi Khóc Trên Cây

Điểm chính xác: 3.5/5

Mình làm tròn lên 4 sao vì…làm tròn xuống thì tội em nó quá ?

****

Đầu tiên là 2 mặt tiêu cực:

Thứ nhất

Mấy trang đầu tiên của quyển sách làm mình hơi khó chịu.

Mỗi câu bác Ánh lại xuống dòng một lần.

Thề có God là mình chẳng hiểu tác dụng của việc xuống dòng này là gì.

Sự rối bù đó làm mình có cảm giác tác giả đang kéo dài quyển sách ra.

Và (một lần nữa) God ơi, sách là từ cây mà ra, xin bác ít nhất hãy tiết kiệm giấy một chút.

Thật may là chỉ có hai trang đầu mới vậy, phần còn lại của quyển sách không còn thấy trường hợp này nhiều nữa… ngoài trừ vụ cứ mỗi phần bắt đầu thì chỉ in hết có NỬA trang giấy! Nửa trang giấy còn lại mình ước lượng có thể nhét vừa 2 đoạn và vị chi sẽ giảm bớt 1/3 chiều dày quyển sách! Nếu bảo đây là “trình bày đẹp” thì mình xin ngã mũ chịu thua.

Túm lại, quyển sách dày như vậy hết một phần là do việc xuống dòng và bỏ trang.

Thứ hai

Giá quyển sách là 99k!! *cắt cổ mình đi*. Đây là sách cho thiếu nhi, cho  phải không? Xin hỏi tuổi mới lớn đào đâu ra 99k trong khi mỗi ngày chỉ có 10k để ăn sáng hả? Giá cả quá mắc, mắc không chịu được!

Dù mình công nhận sách hay (ừ thì sách hay) nhưng nhìn thấy cái giá là mình rầu không chịu được. Gắn mác “sách thiếu nhi Việt Nam” mà đắt còn hơn cả một quyển sách nước ngoài bản quyền chất lượng *chấm nước mắt*. Mình nói thật, thà giống như những phiên bản hồi xưa như ít hình minh họa, không nhũ bóng nhưng giấy tốt và trình bày hợp lý còn hơn là bày vẽ tùm lum và cho giá lên trời.

******

Ok, mình chỉ có hai điểm buồn hiu bên trên thôi. Còn lại thì mình thích quyển sách. Đặc biệt vẫn rất thích chất văn rất nhẹ nhàng mà chân thực của bác Ánh. Cái anh chàng Đông này thật dễ thương quá trời luôn *đập bàn* (giờ nghĩ lại bất cứ anh chàng nào dưới góc kể chuyện của bác Ánh đều dễ thương) và đây là một trong những khúc mình thích nhất:

Đó chính là một trong những cái mình thích nhất ở sách của bác Ánh, ôi sao mà nó đời thực mà đáng yêu thế không biết! Mình bắt gặp hình ảnh của mình ở nhiều khúc ngay cả cái khúc “kiêng nể” *chỉ chỉ* ở trên, khi từ mẹ, má Hai, má Ba đến út Dung, túm lại là mọi phụ nữ trong nhà đều răn mình “Con gái không được khen con trai đẹp trai!” – với một lý do mà cả đời mình không bao giờ biết được (vì chẳng ai nói cho mình biết).

Ngoài ra câu chữ của bác Ánh cũng đẹp đến ngây người, đẹp một cách vô cùng thuần Việt! Các bạn xem này:

  • Cách hiện đại: Anh yêu cô gái đó lắm.
  • Cách thuần Việt: Nó thương con bé đó lắm

Haizz… có ai hiểu mình nói gì không? Ý mình là, câu từ của bác Ánh làm mình nhớ tới cách nói của Ngoại mình, cách nói của những con người Việt Nam chất phát ngày xưa với sự giản dị, trong sáng không sến súa mà hiền từ và thanh như hoa, như ngọc. Như khi dùng từ “thương” thay cho từ “yêu” ấy, trong ca dao chúng ta ít khi nào ta bắt gặp từ “yêu” cả, toàn “thương” và “thương” thôi.

Túm lại là mình thích quyển sách này. Nó gợi cho mình thật nhiều cảm xúc thật tuyệt vời.

3. Lệ Lin review sách Ngồi Khóc Trên Cây

Lúc nào mình cũng ghen tỵ với tuổi thơ của những nhân vật trong sách của chú Ánh. Đôi khi bắt gặp những trò chơi trong tuổi thơ mình ở trang sách, đôi khi bắt gặp cả những mong nhớ về một tuổi thơ chưa bao giờ có được.

Những truyện dài mới của chú, truyện nào nói về tình yêu lứa đôi cũng trong sáng, dễ thương nhưng cũng thiết tha vô cùng. Quyển này cũng vậy, nhất là ở những trang giữa, tim cứ như thắt lại theo nỗi đau của nhân vật *dù cuối cùng cũng là một kết thúc đẹp và lúc nào gấp sách lại cũng tiếc nuối…*

Ban đầu mình đã định không mua sách vì thật sự giá sách bỗng dưng lên cao ngất ngưởng, quá choáng ? cơ mà sau đó thấy sách cũng dày, phản ánh cũng tốt và có dư dả hơn chút nên mới rút tiền mua ;_; Cơ mà nếu những cuốn sau mà giá kiểu trên trời thế nữa thì chắc phải suy nghĩ lại…

Xem thêm :  Sơ lược về bắc kinh trung quốc: du lịch, ẩm thực, văn hóa

Thích nhất là minh họa của họa sĩ Đỗ Hoàng Tượng, chân chất và giản dị như câu chuyện của NNA gửi gắm.

4. Hà Béo review sách Ngồi Khóc Trên Cây

Có lẽ tuổi thơ của những đứa nhóc tầm tuổi tôi không ai không đọc truyện của Bác Nguyễn Nhật Anh, cái phong vị nhẹ nhàng tinh khôi thấm đẫm trong từng trang truyện như khúc ru ngọt ngào ru tôi qua hết tuổi thơ ấy. Chính vì yêu truyện yêu ngôn từ của bác mà từ lúc nào không hay cái cách tôi cảm nhận cuộc sống, nhìn nhận mọi thứ xung quanh và thói quen ghi chép lại cảm xúc của mình đều có bóng dáng riêng đặc biệt của Nguyễn Nhật Ánh. Tôi đã yêu biết bao nhiêu cái cách bác nhìn mọi vật với ánh mắt thật trừu mến thật dịu dàng như ánh nắng rót mật vàng ngoài hiên, tiếng gió xào xạc trong từng bụi cây ngọt cỏ, tiếng con chào mào lảnh lot đâu đây. Bác đã dậy tôi cách bình yên ngắm nhìn cuộc sống này, vì chỉ những điều nhỏ nhoi thế thôi cũng đủ làm tôi thấy mình sao hạnh phúc.

Trở lại với diễn đàn văn học với “Ngồi khóc trên cây”, lại một lần nữa bác không làm người đọc thất vọng, tôi có thể ngồi hàng giờ để đọc truyện của bác, để nhấn nhá cái vị rất riêng của bác và thấy mình lại quay trở về làm con nhóc nhỏ ngày nào. Tôi đã khóc, khóc một cách rấm rứt tức tưởi khi nhân vật mà tôi yêu quý chết đi, và cũng chính tôi đã khóc trong nụ cười khi biết bác đã viết một cái kết có hậu, đề dù có bao lâu đi chăng nữa, bác đều không muốn làm tổn thương người khác, ngay cả đứa con tinh thần của mình. Tôi cảm ơn bác bằng cả tấm lòng mình vì đã dành một cái kết đẹp vẹn nguyên như thế cho tôi, cho đám nhóc yêu truyện của bác ngày nào

5. Minh Trang review sách Ngồi Khóc Trên Cây

Cuốn sách hay nhất của bác Nguyễn Nhật Ánh, ko tính Chuyện xứ Langbiang vì đấy là một bộ 4 cuốn ?

Lần nào đọc mình cũng khóc, vì thật sự cách hành văn của bác trong cuốn sách này cứ như đem theo mình một “phép màu” vậy. Mình đã cảm nhận được gần như trọn vẹn tâm trạng của nhân vật chính là Đông. Khi Đông vui, mình cũng vui, khi Đông buồn, mình buồn, và khi Đông đau xót đến tan nát trái tim, mình cũng cảm thấy thổn thức.

Đây là một câu chuyện tuyệt vời nhưng có lẽ mình ko thể đọc nó nhiều lần được (mới có 3 lần thoy). Nó được xếp cùng một chỗ với Tuổi thơ dữ dội và Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7, hay tuyệt đỉnh nhưng đọc nhiều đâu có được, khóc hết nước mắt mất :”)))

6. Đặng Tiến Đức review sách Ngồi Khóc Trên Cây

Có lẽ sẽ là hơi muộn khi một chàng trai 26 tuổi đọc tập truyện được viết cho những bạn trẻ độ tuổi mới lớn. Nhưng có sao đâu nhỉ, văn chương và câu tứ là của tất cả mọi người, chúng ta sẽ có những cảm nhận cũng như góc nhìn khác nhau về tác phẩm. Ở cái độ tuổi chấp chới chạm tới lằn ranh giới trưởng thành và tuổi trẻ này tôi mới đọc một tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, điều tôi nhận thấy rằng từ ngữ của ông thật trong sáng và mộc mạc, bình dị nhưng cũng rất đẹp mà không kém phần sâu lắng.

“Chiều rớt nắng trên ngọn sầu đông, nắng rơi xuống, rất dày, nhưng bị các nhánh lá cản lại trên cao. Vô số nắng nằm trên ngọn cây. Ở những khoảng trống nắng tiếp tục rơi. Tôi ngồi duỗi chân trên cỏ, nghe nắng xuyên qua lớp vải. Trước mặt tôi, trong dòng sông Kiếp Bạc, nắng đang đùa giỡn với cát”

Đây là đoạn mở đầu tác phẩm, một buổi chiều được miêu tả với ánh nắng chói chang của vùng đất Quảng Nam, không nhắc nhiều tới con người, chỉ có một “tôi” xuất hiện trong khung cảnh, lồng ghép vào đó là không gian đã tràn ngập cảm nhận của nhân vật này với những ánh nắng đang xuyên qua lớp vải, những ánh nắng đang đùa giỡn bên bờ sông như có linh hồn, có cảm nhận. Đây là cách mở đầu quen thuộc của các tác phẩm tiểu thuyết, chúng ta biết mình sắp được nghe một câu chuyện của ngôi kể thứ nhất.

Với những người có tuổi thơ gắn liền với thành phố ngập tràn cửa hiệu sáng rực đèn như tôi khi đọc tác phẩm nó dường như có một lực hút mạnh mẽ khiến những khi cầm quyển sách trong tay thì đó là cuộc du ngoạn về với tuổi thơ đã cách xa tôi hơn 10 năm . Tôi tự hỏi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh chắc hẳn phải rất thú vị, ông có thể lấy ra ở đó những mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá,… cách mà ông tạo sự phấn khích cho độc giả bằng bức màn thác nước để bước vào sau đó là một thế giới mới, tuổi thơ của chúng ta đã bao lần ước muốn có một cõi của riêng mình và để bước vào không gian đó sẽ phải có một mật mã kiểu “vừng ơi mở cửa ra” trong truyện cổ tích Aladin và 40 tên cướp thường nghe mẹ kể vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khi đọc xong “Ngồi khóc trên cây” tôi ước mình một lần được dùng tay vén bức màn nước đó để bước vào nơi có con Khập Khiễng đang đợi nghe câu chuyện của cuộc đời mình.

Nhưng câu chuyện không chỉ được vẽ nên bởi màu sắc và trò chơi của những kỉ niệm tuổi thơ vì nếu như vậy thì “Ngồi khóc trên cây” nên được đưa vào những tủ sách dành cho lứa tuổi thiếu nhi, tác phẩm còn được xoay vần xung quanh câu chuyện tình cảm của nhân vật Đông – một chàng trai đang ở độ tuổi 18, với con Rùa – một cô bé 14 tuổi với hoàn cảnh hết sức đăc biệt mà sau này chính sự đặc biệt trong xuất thân của con Rùa làm nên những chi tiết thắt nút và gỡ nút cho tác phẩm.

Không ít người nhận xét rằng Ngồi khóc trên cây có diễn biến khá giống như một bộ phim Hàn với bệnh tật với tai nạn và chia ly tử biệt, nhưng rồi tất cả những điều đó qua đi một cách “kì diệu” đến mức khó tin, có phần dễ dàng. Bản thân tôi thì không thấy vậy, cuộc sống vốn muôn hình muôn vẻ và không có một cái khuôn mẫu nhất định cho bất kì điều gì, điều bất hạnh có thể tới nhưng sẽ được “hóa giải” bằng một may mắn mà chẳng ai ngờ tới hoặc nó đơn giản chỉ là số mệnh đang trêu đùa với con người mà thôi. Nguyễn Nhật Ánh cho những độc giả trẻ tuổi của ông những hy vọng, những kết thúc có hậu cho những điều tưởng chừng như đi vào ngõ cụt, ông nuôi dưỡng tâm hồn của người đọc bằng niềm vui sướng tột cùng và không quên đem đến cho họ những nỗi đau chạm tới tầng đáy của cảm xúc.

Cái kết mở dệt nên bức màn đóng lại một tác phẩm hay, bản thân tôi thấy thật là không phù hợp khi để cho một tác phẩm như Ngồi khóc trên cây có một kết thúc đóng kiểu “ Hạnh phúc mãi mãi về sau”. Lối kết thúc mở này giúp khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc cũng là để cho mọi người tự thấy được tâm hồn của mình sau mỗi biến cố trong câu chuyện. Với tôi thì kết thúc tác phẩm này tôi luôn mong muốn những con người trẻ tuổi với niềm tin mãnh liệt, sự thủy chung và đầy lòng tốt này sẽ tìm được HẠNH PHÚC của họ. Còn các bạn thì sao, Ngồi khóc trên cây theo các bạn nên kết thúc như thế nào?

Xem thêm :  Soạn bài hai cây phong

III. Trích dẫn sách Ngồi Khóc Trên Cây

Ngồi khóc trên cây - Nguyễn Nhật Ánh

Cùng Những Cuốn Sách Hay điểm qua một số trích dẫn đầy ấn tượng trong truyện “Ngồi Khóc Trên Cây” nhé!

“- Anh có thích em không?

       …

Anh thích em lắm.

Em cũng rất thích anh.”

Câu nói thốt ra một cách đầy ngây thơ và vụng dại, chỉ đơn giản là “thích” chứ không phải là “yêu”. Không biết Rùa đã lấy biết bao nhiêu dũng khí để có thể hỏi Đông câu này, và Đông cũng không thể che giấu được sự bối rối khi câu nói đó được thốt ra từ chính miệng người con gái mà cậu vẫn thầm thương.

“Tội nghiệp con, tội nghiệp con Rùa”

Câu nói tưởng chừng như đơn giản của cô Út Huệ nhưng lại khiến nội tâm độc giả giằng xé. Cô thương xót cho chuyện tình dở dang của hai đứa, thương cho Rùa vì cứu người mà hi sinh thân mình. Đến đây, Đông không thể kìm nén được nữa và bật khóc theo cô.

“Anh đừng buồn nhé! Em sẽ lớn! Em sẽ lớn nhanh thôi mà!”

Cả hai đều biết tình cảm của mình dành cho nhau, nhưng khi Đông thốt ra lời tỏ tình, Rùa lại mong muốn có thêm thời gian. Khi cả hai đứa thật sự lớn lên sẽ có thể công khai tình yêu này một cách nghiêm túc nhất.

“- Lúc nãy nhìn thấy anh từ phía sau, em không nghĩ đó là anh… Nhưng khi đi tới giữa cầu tự nhiên em tin đó là anh.

Em tin anh đã trở về và đang ngồi đợi em.”

Ba năm đối với cả hai là một khoảng thời gian rất dài. Rùa lúc này cũng trở thành một thiếu nữ nhưng trái tim vẫn luôn khờ dại đợi chờ Đông trở về ngỏ lời yêu với cô. Nhiều người sẽ nghĩ rằng tình yêu ba năm trước chỉ là rung động nhất thời của hai trái tim đang tuổi mới lớn, nhưng thật sự để có thể chờ đợi và tin tưởng như vậy thì tình yêu ấy phải mãnh liệt vô cùng.

“Sao anh không cầm tay em? Hay là anh không còn thích em nữa?

Không. Anh thích em lắm. Bao giờ anh cũng thích em.”

Đông trở về làng mang theo những nỗi niềm sâu thẳm trong tim. Lòng cậu luôn có Rùa, nhưng nghịch cảnh trái ngang khiến cậu phải tìm cách trốn tránh. Thế nhưng đứng trước hình bóng đó, cậu không thể kìm lòng thốt ra những lời yêu thương mặc cho trái tim như vỡ tan ra thành nghìn mảnh.

“- Giờ này em đang làm gì hả Rùa?

Em đang khóc.

      …

Tại sao anh không chơi với em nữa?”

Chứng kiến việc Đông liên tục xa lánh mình, Rùa không tránh khỏi những tự vấn trong lòng. Phải chăng Đông ghét bỏ cô? Phải chăng Đông cảm thấy sự xuất hiện của Rùa như một kẻ bám đuôi?

Trích đoạn Ngồi Khóc Trên Cây – Chương 1

“Nồng nàn lên với

Cốc rượu trên tay

Xanh xanh lên với

Trời cao ngàn ngày

Dài nhanh lên với

Tóc xõa ngang mày

Lớn nhanh lên với

Bé bỏng chiều nay”

1.

Chiều rớt nắng trên ngọn sầu đông.

Nắng rơi xuống, rất dày, nhưng bị các nhánh lá cản lại trên cao.

Vô số nắng nằm trên ngọn cây.

Ở những khoảng trống, nắng tiếp tục rơi.

Tôi ngồi duỗi chân trên cỏ, nghe nắng ấm xuyên qua lớp vải.

Trước mặt tôi, trong dòng sông Kiếp Bạc, nắng đang đùa giỡn với cát.

Mùa hạ, sông Kiếp Bạc khô cạn. Lòng sông phơi những tảng đá đen, bây giờ đã mượt rêu xanh.

Cô Út Huệ ở bên kia sông. Hồi bé, đi thăm cô tôi phải lần mò qua cây cầu dây cheo leo, luôn đong đưa.

Tôi nhớ, mỗi lần qua cầu tôi phải nhắm tịt mắt, tay lần theo dây bám dò từng bước một.

Lớn lên một chút, tôi bạo dạn hơn hẳn, đã dám mở mắt nhưng không bao giờ đủ can đảm nhìn xuống lòng sông.

Cúi nhìn xuống, tôi sợ hãi cảm thấy không phải dòng nước đang trôi mà chính là cây cầu đang trôi. Cảm giác đó làm tôi lảo đảo, chếnh choáng như người say. Lần đó, nếu chú Thảo đi phía sau không kịp đưa tay tóm lấy tôi, tôi đã rơi xuống dòng nước đang chảy xiết kia.

Thoáng đó mà đã xa rồi. Chú Thảo đã mất trong một mùa mưa, sau một cơn tai biến. Con đường từ đường quốc lộ dẫn về làng đổ bê tông từ nhiều năm trước, nhưng nửa chừng thì ngoài huyện bảo hết tiền, chả hiểu tại sao. Thế là từ đường quốc lộ ngoặt về làng chỉ có bảy cây số đường phẳng. Bảy cây số còn lại vẫn là con đường đất đỏ lồi lõm, mùa nắng xe nảy tưng tưng, mùa mưa bánh xe bị bùn gói kín, không nhúc nhích được.

Chú Thảo người gầy gò nhưng huyết áp cao, cô Út Huệ bảo thế. Vào giữa mùa mưa năm đó, huyết áp chú có lúc lên gần 200. Chú bị đứt mạch máu mũi, máu chảy ướt cả ngực áo. Nhưng thím Lê không chuyển chú đến bệnh viện được.

Đường làng lầy lội như trâu tắm, xe gắn máy bì bõm lội sình một quãng đã nhuộm đầy bùn đỏ. Xe ô tô thì vô phương cựa quậy. Chú Thảo nằm chết gí ở nhà, đến ngày thứ ba thì mất.

Đám ma chú, tôi có về. Đáp xe đò từ Sài Gòn, chạy suốt hai ngày một đêm, đến ngã ba Quán Gò phải đón xe thồ ngược lên. Trong màn mưa lướt thướt, tôi thấy những ô tô đi đám chú dồn cục ở cuối con đường bê- tông, loay hoay một lúc đành quay về sau khi cử một người đại diện leo xe thồ đi tiếp.

Bà nội tôi mất trước chú Thảo mấy năm. Đó là hai người thân thiết nhất của tôi.

Lần gần nhất tôi về thăm bà xảy ra đã lâu. Nhớ lần đó tôi thường len lén bỏ tiền vào sạp gạo. Sáng, bà đong gạo thổi cơm thấy tiền trong sạp, ngước nhìn tôi dò hỏi:

  • Cháu bỏ tiền vô đây phải không?
  • Dạ, không ạ.

Bà nhìn tôi, hiền từ:

  • Cháu chứ ai?
  • Không phải cháu đâu bà. – Tôi tinh nghịch – Chắc trong nhà mình có một cô Tấm mà tại bà không biết đó thôi!

Bà móm mém cười:

  • Đó là cậu Tấm không phải cô Tấm!

Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

5/5 – (10 bình chọn)


Ngồi Khóc Trên Cây – Bách Hóa (An Lâm x Duyên)


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button