Giáo Dục

Nhận định về nguyễn tuân ngắn gọn, hay nhất

nhận định về nguyễn tuân

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Nhận định về Nguyễn Tuân. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

Nhận định 1: Nguyễn Tuân – người đến được với cái đẹp và cái thật

Xuất hiện trên đàn văn vào cuối thập niên 30 và đầu 40, Nguyễn Tuân đã khẳng định ngay lập tức tên tuổi của mình ở một văn phẩm gần như thâu tóm và kết tinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết: Vang bóng một thời(1). Đó là tác phẩm rồi sẽ có sự sống của cả thế kỷ, nhận được rất nhiều và có thể là nhiều nhất những lời bình; nhưng ở đây tôi chỉ muốn dẫn lại hai nhận xét theo tôi là có giá trị tiên tri. Một là của Thạch Lam – người có cùng năm sinh với Nguyễn Tuân: “Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng”(2). Và hai là Vũ Ngọc Phan – tác giả bộ sách Nhà văn hiện đại: “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa”(3).

Vậy là Nguyễn Tuân, khi trước bạ tên mình vào cuộc đời nghề nghiệp đã làm một cuộc kén chọn để loại bỏ – một là những người viết cẩu thả, hai là những người đọc nông nổi… Một cuộc kén chọn ráo riết ngay từ Vang bóng một thời, và ông sẽ trung thành với nó cho đến suốt đời.

Kể từ, cùng với những tên sách gắn với tên Nguyễn Tuân trước 1945 như … đã cho ta thấy sự trọn vẹn và trung thành của một cây bút với chính bản ngã và bản lĩnh của mình, trên tất cả mọi phương diện của sáng tạo văn chương, trong bối cảnh một thời cuộc đang chuyển dần vào đêm sâu tiền cách mạng của dân tộc.

Nếu hiểu sự hiện hữu của một đời người là gồm hai chiều dọc ngang, lịch đại và đồng đại thì Nguyễn Tuân là người dứt khoát và quyết liệt nhất trong sự định vị đó, một định vị khiến cho văn phẩm của ông làm nên hai mảng màu đặc sắc trong đời sống văn chương 1940-1945. Một là sự hoài cổ, trở về với quá khứ, đi tìm những “vang bóng” của “một thời” xưa, tuy chưa thật xa nhưng đã phủ đầy sương mù của hoài niệm; và một là sự xê dịch trong không gian, qua các chuyến đi, nhằm tìm những miền đất mới để thoát cuộc sống đơn điệu, nhàm tẻ, lẹt dẹt, lờ đờ… Cả hai đều để lại nơi văn Nguyễn Tuân những trang kiệt tác, xét về nghệ thuật ngôn từ và cách miêu tả; và với mảng viết hồi cố – đó không phải chỉ là những khảo sát tinh tế, tỷ mỷ mà còn là một niềm yêu mến đến thành kính những gì gắn bó sâu xa với hồn cốt và tinh hoa dân tộc mà ông muốn lưu giữ như một báu vật trong di sản tinh thần của ông cha, trong tương phản với những gì là tầm thường, vô vị, ô trọc nhan nhản vây bủa trong đời sống nhãn tiền.

Còn xê dịch? Chọn câu của Paul Morand làm đề từ cho : “Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc va ly”, Nguyễn Tuân dứt khoát khẳng định: “Đứng về phương diện một người lấy sự hoàn toàn phát triển giác quan của mình làm lẽ chính cuộc sống” thì “không gì thiệt thòi bằng trung thành với một chỗ ở”. Ở đây, cái nguyện vọng phát triển mọi giác quan cho một người bình thường, nhất là một nhà văn thì có gì nên tội, nếu không nói là chính đáng. Thế nhưng trong một cuộc sống tù túng, ngột ngạt như cuộc sống đang vây quanh Nguyễn thì đâu phải chỉ riêng giác quan mà gần như là toàn bộ cuộc sống của anh, từ hình hài vật chất đến ý thức, tinh thần, cũng sẽ bị thui chột, để thành những kiếp “chết mòn” hoặc “sống mòn” như phát hiện của Nam Cao. Vậy là sự thèm đi của Nguyễn rút lại chỉ là một phản ứng đối với một cuộc sống không có sinh thú; còn việc có đi được hay không lại là chuyện khác; nếu ta biết rằng trục đường quen thuộc của Nguyễn chỉ là khứ hồi Hà Nội – Thanh Hóa, hoặc Hà Nội – Sài Gòn; không kể một lần ở tuổi 20 phải trốn sang Bangkok theo đường qua Lào rồi bị giải về quê bằng đường biển, và một lần sang Hồng Kông với đủ mọi vất vả, nhếch nhác của một thân phận tha hương.

Hoài cổ và xê dịch, ngay từ khi xuất hiện, Nguyễn Tuân đã tạo nên một ấn tượng nổi trội và khác biệt trong làng văn; sau 1945, đối với giới phê bình mác xít, nó là biểu tượng của sự thoát ly gắn với mặt tiêu cực của trào lưu lãng mạn. Còn bây giờ, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập thì nó lại là hiện tượng thuận chiều với nhu cầu phát triển của con người và xã hội. Tất cả những gì đến trong hoài niệm của Nguyễn Tuân là hoàn toàn khác với sự nhôm nhoam, cẩu thả, bụi bậm trong cách thức khôi phục đủ các thứ lễ hội như thời bây giờ. Còn đi – bây giờ ai mà không khao khát đi; và cả thế giới không nơi nào mà không chăm lo chu đáo cho sự đón tiếp các khách đi – bởi nó là khu vực kinh doanh không khói, thu được nhiều lãi nhất.

Cần phải kể thêm, trước 1945, Nguyễn Tuân còn là cây bút viết nhiều và kỹ nhất về đời sống trụy lạc – gồm những thuốc phiện và cô đầu, như trong  và nhiều tùy bút có nhân vật trung tâm hoặc duy nhất là Nguyễn. Đây là mảng viết góp phần tạo nên đặc sắc tính cách và phong cách Nguyễn Tuân – con một nhà Nho thất thế, như là một cách phản ứng để thoát ra khỏi thế giới tù túng bao bọc quanh mình, trong tư cách một phá gia chi tử, một kẻ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào cho một sự phá phách trong tâm thế bất an. Chọn chính cái tôi của mình để khảo sát và phô bày, ta có thể nhận ra hai phương diện nạn nhân và tội nhân của một thế hệ thanh niên trí thức trong xã hội thuộc địa đang đi đến tận cùng những ngày tàn của nó. Không thi vị hóa, cũng không tự xỉ vả hoặc hạ nhục bản thân mình, Nguyễn Tuân chỉ muốn là sự “chép lại” “một thời kỳ khủng hoảng tâm thần” và một ít tâm trạng của mình “trong những ngày phóng túng hình hài”(4).

*
Với khởi đầu rất ấn tượng là , Nguyễn Tuân đến với Cách mạng tháng Tám bằng sự tận lực sống với thời cuộc, với sự sống đương đại, nhãn tiền. Ấy là một thay đổi lớn trong cảm quan và nhãn giới của một người từng chủ trương quay lưng với cuộc sống, và trong ý thức phá phách chính sự sống của bản thân mình. Giờ đây, Nguyễn, có lẽ là người sớm nhất, và hồ hởi nhất đến với cách mạng; bởi, chính với cách mạng, Nguyễn Tuân mới có thể hứa hẹn từ bỏ triệt để con người cũ của mình: “Cái giờ nghiêm trọng của mày đang điểm… bây giờ hoặc không bao giờ nữa. Mày phải cương quyết lấy mày ra làm lửa mà đốt cháy hết những phong cảnh cũ của tâm tưởng mày” (). Và hăm hở xuống đường: “Mê say với ánh sáng trắng vừa được giải phóng tôi đã là một dạ lữ khách không mỏi, quên ngủ của một đêm phong hội mới”. Trước đây, dẫu chủ trương xê dịch, nhưng Nguyễn đâu có được cái vui đi cùng dòng người. Còn bây giờ, chỉ đến bây giờ, Nguyễn mới được sống những phút giây sung sướng và cảm động: “Chúng tôi đã ôm lấy nhau và mừng ra nước mắt như hai con bệnh già mới uống liều thuốc cải lão hoàn đồng” ().

Vậy là, với Nguyễn Tuân, đã chọn nghề viết, ông đã không ngừng viết bất cứ lúc nào, dẫu với bất cứ chuyển động nào của lịch sử. Một chuyển động đến “long trời lở đất” như Cách mạng tháng Tám đã không thể khiến ông ngừng viết (như nhiều đồng nghiệp khác), trái lại càng kích thích ông viết. Bởi dường như, sau cơn “khủng hoảng tâm thần” và cách sống “phóng túng hình hài”, ông đã tìm ra được lối thoát cho mình, trong một cuộc giải phóng lớn của dân tộc, như là một thời cơ có một, để làm thay đổi ông, không chỉ trong tư cách một công dân mà cả trong tư cách nghệ sĩ – người từng có lúc đã tưởng có thể chết đi được nếu ai đó tước đi quyền viết của mình(5). Chọn tên Cỏ độc lập cho một vở nhạc kịch ngắn ông viết cho báo  – số Xuân độc lập 1946 với lời dẫn: “Cỏ này nhấm vào vị ngọt. Tính dược thì chữa bệnh yếm thế. Đem giã ra gợn lấy nước mà biên chép trên giấy thì không thứ gió mưa nào của cuộc đời làm phai bợt được. Thời nhân gọi là Độc lập thảo. Nhất danh nữa là Hy vọng thảo”, tác giả  đã dứt khoát một thái độ khẳng định cho hiện tại và ấn định một lòng tin ở tương lai của dân tộc mà bản thân mình là một thành viên, chứ không còn là một đứa con rơi lạc loài, hoặc hư hỏng.

Tháng Tám – mùa thu cũng đã vào văn Nguyễn Tuân trong vẻ lộng lẫy của một bức sơn mài: “Chưa có thu nào mà mây mùa khói mùa đẹp được như mây khói mùa này. Sớm cũng như hôm, bốn chiều tám hướng chân giời Việt Nam nổi bồng lên những hình mây khỏe mạnh và những sắc mây lộng lẫy” ().

Với , cùng những trang viết ngay trong những ngày cả nước khởi nghĩa Nguyễn Tuân thực đã hết mình, và trung thực tuyệt đối với mình trong một cuộc “lột xác” (chữ dùng của ông), và trong cái quyết tâm “tự đào thải hết mọi cố nhân trong lòng mình”. Chính với ý nguyện như thế ông đã sớm đến với cách mạng, và cách mạng đã sớm đón ông – người rồi đây sẽ không ngần ngại đi lên chiến khu Việt Bắc, viết những trang mới nồng ấm tình người trong Đường vui, Tình chiến dịch…; và vui vẻ đảm nhận chức trách Tổng thư ký đầu tiên của Hội văn nghệ Việt Nam vừa mới thành lập vào cuối năm 1948, cùng cấp phó đồng sự là Tố Hữu.

*
Nếu Cách mạng tháng Tám đánh thức tình yêu nước và khát vọng độc lập tự do của Nguyễn Tuân, đưa Nguyễn Tuân vào đội ngũ hàng đầu những người viết sớm trở về với ý thức công dân, và với niềm tự hào có một Tổ quốc gắn với Sông và Núi, với Đồng cỏ, với một Em bé gái và Quyển Sử Việt Nam, và nhất là với Cỏ độc lập do Thần Cách mệnh(6) mang đến, để cho ông ngưỡng vọng và ca ngợi thì cuộc kháng chiến của toàn dân tộc ngay sau đó lại đưa ông vào cuộc sống lớn lao của quần chúng – những người trước đây đối với ông là hoàn toàn xa lạ. Đó là những con người bình thường nhất, những người làm nên lúa khoai và bây giờ đang cầm súng; chính họ, chứ không phải là những ai khác đã làm nên những điều kỳ diệu diễn ra quanh ông. Trên đường lên Việt Bắc đầu 1949, ông ghi: “Trông Dakota và Junker tiếp tế của nó hổn hển trong mù sương của ngày mưa lũ mình thấy khoái trong lòng, mặc dầu thời tiết có dằn vặt mình trên những con đường lầy trơn như tráng mỡ nước”. Gặp một đơn vị bộ đội trong đêm, không rõ mặt, chỉ là những bóng đen, nhưng vẫn làm ông “ấm lòng ngang với những chấm lửa của lớp Bình dân học vụ buổi tối trong rừng sâu” ().

Xem thêm :  Công thức phương trình mặt phẳng lớp 12

Giờ đây niềm sung sướng và hạnh phúc của Nguyễn Tuân là được sống như mọi người, là được lẫn vào dòng người: “Tôi thành ra cán bộ dân vận. Ngoài giờ công tác ở đơn vị, tôi xách cái túi gai chạy đi các nhà, ngồi góp chuyện bên bếp lửa, tập nói tiếng địa phương. Tôi thấy tôi trở nên thân mật với người ở xóm bản như là đã quen biết từ lâu lắm. Rồi nó thành hẳn một nếp tình cảm” ().

Quý những “nếp tình cảm” mới ấy ở một người như Nguyễn Tuân ta càng quý sức cảm hóa của cách mạng, càng quý những mối quan hệ mới giữa con người và cái ý nghĩa cao đẹp của đời sống tinh thần mà cách mạng đã đem lại cho mỗi người.

Nhưng không phải chỉ có sự đổi thay trong cái tôi. Trước 1945 Nguyễn Tuân xác nhận: “Lòng kiêu căng của ta xui ta chỉ nên chơi có một lối độc tấu” (). Tôi hiểu “độc tấu” ở đây là tùy bút như một “đặc sản” của Nguyễn Tuân; mặc dù sự thật là ông đã viết nhiều thể loại – gồm cả phóng sự, du ký, truyện ngắn và dài. Còn bây giờ, cũng là lần đầu tiên Nguyễn Tuân thấy sự gò bó của tùy bút, khi sự kiêu căng không còn là cần thiết nữa. Trong Hội nghị tranh luận văn nghệ năm 1949, Nguyễn Tuân phát biểu: “Bây giờ là thời kỳ viết tiểu thuyết, đừng viết tùy theo bút nữa. Viết tiểu thuyết cho con người nói lên được”(7).

Thế nhưng đâu cần đến tiểu thuyết – việc đó đã có rất nhiều người làm, mà vẫn chỉ với tùy bút, ông vẫn là người đồng hành cùng cách mạng; hơn thế, còn là người có chung những lo và nghĩ với cách mạng. Hết kháng chiến, về với đời sống hòa bình, Nguyễn đã có nhiều lúc loay hoay, và hoang mang trong những biến động của thời cuộc, diễn ra liên tiếp từ sau Chiến thắng Biên giới 1950 cho đến nửa sau thập niên 50 – qua các sự kiện như Cải cách ruộng đất và Sửa sai; Hiệp định Genève về Đông Dương 1954 vừa ký kết đã bị Mỹ Diệm xé bỏ; những biến động trên trường quốc tế làm lung lay sự bền vững của phe xã hội chủ nghĩa; cùng các vụ/ việc trong đời sống chính trị và văn nghệ như Chỉnh huấn, Nhân văn – Giai phẩm… mà ông cùng một số bạn văn “cây đa cây đề” như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Tô Hoài đều bị hệ lụy ít nhiều.

Nhớ lại và suy nghĩ về một thời như thế – đó là việc rồi cũng cần phải làm, nó nằm trong một bối cảnh rộng hơn, đó là cuộc đấu tranh dân tộc nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, và cuộc đấu tranh giai cấp để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh một thế giới chia làm hai phe, mà một chút hoài nghi, mọi sự chập chờn, lấp lửng ở giữa đều bị đẩy về phía kẻ thù. Trong khi bản chất của người trí thức là phải nghĩ, là được nghĩ, là chỉ hành động theo lòng tin của chính mình. Và Nguyễn Tuân, chính là hiện tượng có ý nghĩa điển hình cho giới trí thức chân chính, luôn trung thực không hề giấu mình, luôn dũng cảm để nói lên chính kiến, trong những tình thế phải giằng co giữa hai phía để đến với chân lý, nó lẽ ra hoặc phải là sự gặp gỡ giữa chủ quan và khách quan trong tính thuyết phục của nó, chứ không phải là áp đặt hoặc răn đe.

Đây là thời kỳ Nguyễn Tuân viết những  Và sau đó là … những bài gây tai tiếng cho ông; nhưng chỉ ngót 20 năm sau trở đi, lại trở lại giá trị của một cách nghĩ, cách viết dũng cảm, trung thực và tiên tri, cùng với giá trị văn chương của nó.

*
Chặng đường sau 1960 cho đến khi Nguyễn Tuân qua đời, năm 1987 vẫn là một hành trình liên tục, không ngừng nghỉ, không nản mỏi, không đứt quãng trên hai trục Đi và Viết, với khởi đầu là Sông Đà (1960).

Nếu có một nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XX, và nếu nền văn học đó có được những thành tựu đáng ghi nhận thì theo tôi là vào nửa đầu thập niên 60, sau Đại hội Đảng lần thứ III với bản giao hưởng Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội – “đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”(8). Sông Đà góp một giai điệu ấm áp và hào sảng đó vào một thời khó quên trong lịch sử văn học thế kỷ XX – thời, với những câu thơ có cánh trong ; thời của những bộ tiểu thuyết trường thiên như ; thời của những áng văn giàu chất trữ tình và chất thơ như … Và , trước hết đó là vẻ đẹp của thiên nhiên qua một bút pháp rất tạo hình: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”; để làm nên một nốt nhấn đặc sắc trên cả hai chiều hiện tại và quá khứ của một dân tộc đang hào hứng đi vào một sự nghiệp dựng xây, sau một lịch sử có quá nhiều hy sinh, nhọc nhằn, gian khổ… Trên hành trình ngược Tây Bắc lần này, Nguyễn Tuân không còn là một lữ khách ham vui, mà tự nhận mình là một người đi tìm vàng, tìm “cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền”.

Như vậy là qua  từ Sông Đà, Nguyễn Tuân đang có một đà say về cuộc sống mới.

Nhưng rồi chỉ vài năm sau, từ tháng 8-1964, miền Bắc và cả nước bước vào cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống Mỹ. Sau sông Đà – Tây Bắc, từ đây Nguyễn Tuân sẽ năng đến với sông tuyến – Hiền Lương, như một lưỡi dao xẻ đôi đất nước, để viết  … Và nỗi đau đất nước bị xẻ đôi này, cùng với cái nguyên cớ khiến cả dân tộc phải nhất tề vào trận đã động vào một khu vực nhậy cảm nhất trong hệ giao cảm Nguyễn Tuân, để từ đó khởi nguồn một giòng viết mới – đó là Hà Nội hào hoa, Hà Nội thiêng liêng, Hà Nội hiên ngang đánh trả kẻ thù; là chân dung kẻ thù mới không chỉ trên một nửa đất nước phía Nam mà còn là cả bầu trời miền Bắc trong tập ký  (1972-1984). Một tập ký, thật đặc sắc trong cách soi đi soi lại chân dung kẻ thù mới, không phải chỉ của một nhà văn rất giàu ý thức dân tộc, mà còn là một nhà văn hóa mang lương tâm thời đại: “Biến cố của lịch sử đã đặt chúng tôi phải đụng độ đương đầu sống mái với bọn hiếu chiến Hoa Kỳ thì dĩ nhiên chúng tôi cũng phải tìm hiểu Hoa Kỳ về mọi mặt, bằng mọi cách, và bằng mọi điều kiện có thể của mình. Lực lượng võ trang cả nước tôi tìm hiểu về cách đánh của quân đội Mỹ. Và những người như chúng tôi tìm hiểu về cách nghĩ Hoa Kỳ để mà cùng đánh Mỹ, đánh cho chết tiệt đi cái cách nghĩ phản khoa học và trịnh thượng đó của bọn phát xít Hoa Kỳ hợm hĩnh về súng đạn và tính du côn lộng hiểm” (.

Nếu có cái gọi là “thế đứng trên đầu thù” thì chắc chắn cũng như Tố Hữu, Chế Lan Viên trong thơ, Nguyễn Tuân là người chiếm vị trí số 1 trong văn xuôi.

Nguyễn đã viết rất sảng khoái những áng văn vừa là tùy bút vừa là chính luận, với rất nhiều âm hưởng và giọng điệu qua những cái tên bài thật là độc đáo:  Cùng trên một giòng chảy, nếu ở đầu nguồn là một tâm trạng yếm thế, với giọng văn hoài nghi, khinh bạc thì đến với hạ lưu là một lòng tin hào sảng vào tương lai và thế đứng của dân tộc.

*
50 năm viết – ở thời điểm 100 năm ngày sinh hôm nay nhìn lại, Nguyễn Tuân quả đã để lại một dấu ấn thật sâu đậm trên hành trình văn học hiện đại. Rực rỡ ngay từ khi xuất hiện; không ngừng nghỉ trên một hành trình viết qua hai chặng trước và sau 1945 – chặng nào cũng là sự trung thực tuyệt đối với bản thân mình trong tư cách một nghệ sĩ của ngôn từ. Ở tuổi 77, do con tim trở chứng, ông phải vào bệnh viện, nhưng vẫn mang theo sách để đọc cùng là tiếp chuyện và thư từ với bạn bè; nếu không đột ngột đi ngay có lẽ ông sẽ viết xong hai tùy bút còn trong dự định – một là về hiện thực trong Liêu trai, và hai là hiện tượng sữa Ba Vì phải đổ đi trong khi con trẻ cả nước thiếu dinh dưỡng trầm trọng – một tùy bút hẳn không khác mấy … Một người viết trong ý nghĩa đích thực và cao quý của nó. Một người của nghề với một quan niệm rất chặt chẽ, nghiêm chỉnh, cẩn trọng về nghề. Đó là nghề viết, trong sự tận tụy hết mình, dốc cạn mình – để đến với cái đẹp, đúng như một quan niệm văn chương của Hoài Thanh: “Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật. Tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình”(9). Dĩ nhiên đây là cái đẹp trong quan niệm của mỹ học, chứ không phải ở bất cứ lĩnh vực nào khác, như chính trị, hoặc luân lý, đạo đức; và dĩ nhiên là muốn tới cái đẹp thì phải loại bỏ cái xấu, cũng như cái ác, cái bất lương; và với Nguyễn Tuân trước 1945 thì đó là bọn người bất tài, mà hợm hĩnh về tiền của, quyền lực; là đám “con buôn quen sống với đủ thứ hàng họ và buôn Tần, bán Sở”. Còn sau 1945 thì đó là thói giả dối, nịnh hót và cơ hội – không xứng với một cuộc sống trong sạch và đẹp như ông từng thấy và ao ước. Thậm ghét sự giả dối, bởi ông là người trung thực; ghét thói nịnh hót và cơ hội, bởi ông là người ngay thẳng. Thật và thẳng – đó là phong cách sống và viết của Nguyễn Tuân.

Không kể, ở vị thế đối lập triệt để với cái thiện, cái đẹp đó là kẻ thù của dân tộc, mà trên thế đứng của người quyết thắng, ông đã rất thỏa thuê trút hết những khinh bỉ và phẫn nộ.

Đam mê và sống chết với nghề – đó là nét chung của rất nhiều người chọn nghề viết, chứ không riêng Nguyễn Tuân. Nhưng với Nguyễn Tuân, đây mới thật là riêng, sáng tạo văn chương phải là một nghề sang trọng. Xem cách Nguyễn Tuân ứng xử với văn chương, trên từng quyển, từng bài, từng câu, từng chữ, từng dấu chấm dấu phẩy, viết hoa hoặc xuống dòng… mới thấy nghề văn là công phu như thế nào. Tuyệt không một thô vụng. Tuyệt không một sơ suất hoặc cẩu thả. Bởi khi đã đến với cách nghĩ văn chương là nghệ thuật ngôn từ thì ngôn từ phải cùng lúc đảm nhận cả hai trọng trách, hoặc một trọng trách kép – thì cũng thế: một – đó là tinh hoa tiếng Việt của cha ông và hai là bản sắc riêng của cá nhân mình. Một ngôn ngữ rất Việt Nam và rất Nguyễn Tuân, đó là cái đích cao nhất mà Nguyễn Tuân đã đến được, ngay từ những tác phẩm đầu tay cho đến trang viết cuối cùng.

Như vậy là, sau tất cả những gì đã được nói đến mà tôi là người đọc trung thành với Nguyễn Tuân nhiều chục năm qua đã quá thuộc và thấy không cần phải nhắc lại ở bài này, hôm nay tôi chỉ muốn tìm đến Nguyễn Tuân như là người của nghề – nghề viết; và là người của chữ – tiếng Việt. Đọc bất cứ trang văn nào của Nguyễn Tuân ta cũng đều cảm nhận được một cách thật hứng thú cái giàu có, sinh sắc, sống động, và cái sức diễn tả, biểu đạt thật là tuyệt vời của câu văn ta trên tất cả các phương diện của màu sắc, âm thanh, hình khối của chữ và nghĩa. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân đó là thứ ngôn ngữ có hình, có khối, có nhạc, và đương nhiên là có hồn – cái hồn được truyền lại từ cha ông và cái hồn của người viết phả vào, bởi tài năng vận dụng, khai thác hết công suất của nó. Người từng viết …, cũng như Xuân Diệu là người gần như mê đắm những từ thuần Việt, tức là những từ đến từ sự sống lam lũ, vất vả qua hàng nghìn năm dựng xây và giữ gìn đất nước của cha ông. Với Nguyễn Tuân mỗi chữ, mỗi câu là một cân nhắc, một chọn lựa, đừng có ai nghĩ là phải thêm hoặc bớt, phải đổi thay hoặc cắt bỏ. Bởi với ông, hiểu như R. Barthes (1915-1980) chỉ được xem là nhà văn, những người có dụng công trau dồi ngôn từ, chú ý tạo ra văn phong, và làm nên một ngôn ngữ riêng biệt của mình, khác với những người viết thông thường xem chữ viết chỉ là phương tiện để diễn tả các hành vi, ý tưởng. Như vậy nếu ta tin sự đánh giá của Hoài Thanh đối với các tác gia Thơ mới: “Họ đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt” để tạo nên “một thời đại trong thi ca” Việt Nam, thì ta sẽ hiểu và tin Nguyễn Tuân khi ông khẳng định: “Về những vấn đề lớn thuộc về vận mệnh dân tộc, tôi nghĩ rằng cái biểu hiện yêu nước của tôi, ở tôi, tôi chỉ xin khung nó gọn vào vấn đề xây dựng tiếng nói”(10). Nhận mình là một người lao động, như bất cứ nghề lao động nào khác, trong các bản khai về nghề nghiệp, thay vì , hoặc , ông ghi: 

Xem thêm :  Kiến thức toán lớp 6 tập hợp phần tử của tập hợp

 – mà tôi muốn gọi một cách quen thuộc là nghề viết, với phương tiện duy nhất là tiếng nói và chữ.

Chọn năm 1910 mà ra đời, để 100 năm sinh của mình đúng vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nguyễn Tuân người quê ở Mọc – Nhân Mục, nay thuộc xã Nhân Chính huyện Từ Liêm, sinh ở Hàng Bạc đã hưởng được những tinh hoa của ba sáu phố phường và trở lại làm sáng danh cho văn hóa thủ đô bởi tất cả những gì làm nên hồn cốt của một người viết – đó là lòng yêu cái đẹp và khả năng làm giàu cho cái đẹp ở tư cách một người viết tận tụy và hết mình cho ngôn từ, khiến cho bất cứ lúc nào ông cũng nhận được sự kính trọng của mọi thế hệ người đọc – để, nói như Kim Lân, ông là “người sung sướng nhất”(11).

Cách đây 23 năm, trong Điếu văn đọc tại Lễ tang Nguyễn Tuân, ngày 28-7-1987, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nói đến Nguyễn Tuân như là “người đi tìm cái đẹp và cái thật”. Ở dịp kỷ niệm 100 năm năm sinh Nguyễn Tuân hôm nay, tôi muốn nói một lời khẳng định: Nguyễn Tuân là người đã “đến được với cái đẹp và cái thật”.

Nhận định 2: “Nguyễn Tuân độc đáo, tài hoa”

Nguyễn Tuân người làng Mọc Thượng Đình, một trong bảy làng Mọc của Hà Nội xưa, nay thuộc phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho cuối mùa, người bố thi đỗ Tú tài khoa thi chữ Hán cuối cùng, thường được người ta gọi là “cụ Tú Lan”. Mẹ ông bán hàng tạp hoá. Cụ tú Lan chuyển từ bút lông sang bút sắt, làm ký lục Toà sứ các tỉnh và thường được điều đến làm việc ở nhiều địa phương. Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội, nhưng từ niên thiếu đã theo gia đình chuyển đến sống ở nhiều tỉnh, thành phố, từ Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Huế, đến Khánh Hoà, Hội An, Đà Nẵng, có thời gian sống khá lâu ở Nam Định. Vậy nên Nguyễn Tuân học trung học ở thành phố Nam Định.

Năm 1929, đang học dở trung học, Nguyễn Tuân tham gia cuộc biểu tình chống lại một giáo viên nói xấu và khinh miệt người Việt Nam, nên đã bị đuổi học. Năm 1930, ông theo một người bạn thân sang Thái Lan chơi, vốn ghét người Tây, lại có tính ngông nghênh coi thường luật pháp, nên bị bắt tại Băng Cốc và bị đưa về giam ở nhà lao Thanh Hoá. Hết hạn tù, Nguyễn Tuân xin việc ở Nhà máy đèn Thanh Hoá, được vài năm, rồi trở về Hà Nội và bắt đầu lập thân bằng nghề báo với chân phóng viên báo Đông Tây. Sau đó, ông viết cả cho An Nam tạp chí, Trung Bắc tân văn, Hà thành ngọ báo, Tiểu thuyết thứ bảy… Ngoài tên thật Nguyễn Tuân còn ký nhiều bút danh khác, như Nhất Lang, Thanh Hà, Ngột Lôi Quất, Thanh Thuỷ, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc…

Làm báo chí và văn chương, Nguyễn Tuân lại rất say mê kịch nói. Thời gian này, Lê Tràng Kiều, Chu Ngọc, Vũ Trọng Can, Vi Huyền Đắc lập nên Ban kịch Hà Nội rất được mến mộ, Nguyễn Tuân kết bạn với nhóm kịch sĩ, và đã tham gia đóng một vai trong vở kịch  của Vi Huyền Đắc.

Nhà văn Nguyễn Tuân

Khi Tổng thư ký Liên đoàn các nghệ sĩ Việt Nam là Đàm Quang Thiện đưa một nhóm nghệ sĩ sang Hồng Công làm phim Cánh đồng ma, Nguyễn Tuân cũng tham gia đóng một vai phụ. Là một người có tâm hồn phóng túng, thích ngông, Nguyễn Tuân đã kết bạn vong niên với thi nhân lừng danh Tản Đà. Có lần Nguyễn Tuân đến 71 phố Cầu Mới thăm Tản Đà, quà mang theo là một bó đóm. Khi tiễn khách về, Tản Đà đã sẻ đôi bao diêm, biếu Nguyễn Tuân một nửa cùng mấy câu thơ vừa ứng tác:

Kỷ niệm ấy và bài thơ Tản Đà tặng, Nguyễn Tuân nhớ suốt đời, cho thấy ông trân trọng Tản Đà đến ngần nào. Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn từ năm 1937, khi chơi thân với nhóm nhà văn trong Ban kịch Hà Nội, với Vũ Trọng Phụng, và nhất là khi kết thân với Tản Đà. Ông viết cho Tiểu thuyết thứ bảy những truyện ngắn đầu tiên.

Sau chuyến đi đóng phim ở Hồng Công về, năm 1939, ông gửi đăng liên tục các truyện ngắn trên Tiểu thuyết thứ bảy và tạp chí Tao Đàn. Những truyện ngắn đó được dư luận đánh giá cao, đến năm 1940, Nguyễn Tuân tập hợp lại trong , do Tân Dân xuất bản. Tác phẩm này khiến Nguyễn Tuân trở thành nhà văn có tên tuổi trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn phát triển cuối cùng.

 gồm 11 truyện ngắn viết về cái “thời” vừa mới qua, nay chỉ còn “vang bóng”. Là thời Tây vừa đặt xong ách đô hộ lên nước ta, phong trào Cần Vương thất bại, trong không khí loạn lạc và nhiều lo âu, những nhà Nho thui thủi đi dự khoa thi cuối cùng. Viết về thời phong kiến suy tàn ấy, hầu như nhà văn chỉ thấy còn lại những cung cách sống hào hoa, cầu kỳ của đám nho sĩ cuối mùa.

Các nhân vật trong thuộc loại tài hoa và sống tài tử. Như ông Huấn Cao có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp” (truyện ). Như cụ Sáu, ông Đốc học, sư cụ chùa Đồi Mai… những người thành kính đến mức thiêng liêng khi thưởng thức một ấm trà; pha trà với nước giếng gánh từ trên đồi cao hoặc nước đọng ở lá sen trên mặt hồ mỗi buổi sớm (truyện ).

Như cụ nghè Móm, nghèo mà vẫn “thắp nến bạch lạp để đọc  sách thạch bản”, đánh bạc bằng thơ dưới trăng rằm trên mặt sông, tiếng ngâm thơ “âm hưởng trên làn nước lạnh… như tiếng vang của một hội tao đàn nào”(truyện Thả thơ). Như ông Cử Hai với những cuộc phiếm du bầu rượu túi thơ. Và như bọn cướp có miếng đòn “ném bút chì” lợi hại và nghệ thuật, là những nghệ sĩ trong nghề của họ (truyện )…

Các nhân vật đó được nhà văn mô tả tỉ mỉ, coi đó là những “tài hoa”, và coi kiểu sống “tài tử” đó như là “đạo sống” của họ! Đó là một cách nhà văn biểu hiện phần nào thái độ chán ghét cuộc đời tầm thường, xấu xa trước mắt. Đặc tính này vừa là cái mạnh làm hưng phấn khiến Nguyễn Tuân viết tác phẩm có sức hấp dẫn; nó cũng bộc lộ sự hạn chế của nhãn quan nhà văn, đó là cách nhìn nặng về hoài cổ.

Tuy nhiên, trong , còn có bóng dáng của những nhân vật có khí phách, đứng lên chống lại xã hội đen tối (truyện ). Và, còn có lòng thù hận bọn thực dân tàn ác cùng lũ tay sai (truyện ). Lối kể chuyện có sức cuốn hút, và nhất là thứ ngôn ngữ thuần Việt đã làm cho Vang bóng một thời đạt tới thành công đỉnh cao của văn chương Nguyễn Tuân trước năm 1945 nói riêng, và cả đời văn Nguyễn Tuân nói chung.

Vào lúc đang nổi danh trên văn đàn, cuối năm 1940, Nguyễn Tuân lại bị bắt ở Hà Nội, cũng do tính khí và thái độ đối với người Tây, và bị giam vào trại tập trung ở Vụ Bản, Nho Quan một năm. Ra khỏi trại tập trung, Nguyễn Tuân lại chuyên chú vào sáng tác văn chương, ông liên tiếp cho ra đời nhiều tác phẩm: 

Trong con người Nguyễn Tuân chất chứa mối bất hoà sâu sắc đối với cái xã hội trưởng giả tầm thường, tù đọng, nhưng bản thân ông thì vẫn sống rất bế tắc. Những điều đó thể hiện cả trong văn của ông. “Càng về sau, Nguyễn Tuân càng chìm sâu vào bế tắc, khủng hoảng và cho in những sáng tác ma quái ()”- , tập II, NXB Khoa học xã hội-1984. Thật sự may mắn cho Nguyễn Tuân là, đang chìm sâu vào bế tắc, thì Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đã giải phóng cho tâm hồn cũng như nghệ thuật của ông. Nguyễn Tuân lập tức hoà mình vào cuộc sống mới.

Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia một Đoàn văn hoá kháng chiến, làm công tác tuyên truyền ở Thanh Hoá và Vinh. Bởi đã có kinh nghiệm về nghệ thuật sân khấu từ trước, năm 1947 Nguyễn Tuân phụ trách một đoàn kịch lưu động, phục vụ kháng chiến vùng khu V. Năm 1948, ông ra Việt Bắc dự Đại hội thành lập Hội văn nghệ Việt Nam, đ¬ược bầu làm Tổng thư ký Ban chấp hành Hội, và giữ chức vụ này đến năm 1958.

Trong kháng chiến chống Pháp, công tác ở cơ quan Hội văn nghệ đóng tại Việt Bắc, Nguyễn Tuân đã tham gia nhiều chiến dịch, có những chuyến đi thực tế vùng hậu địch. Ông viết được nhiều tác phẩm phục vụ đắc lực đời sống kháng chiến như Có thể thấy rõ, Nguyễn Tuân hầu như đã rũ bỏ được cái tôi khinh bạc cũ, hoà mình vào đời sống nhân dân, và đã viết văn vì sự nghiệp lớn của dân tộc. Điều đó khiến văn chương của ông có sự thay đổi hẳn về chất.

Nhận xét về Nguyễn Tuân trước năm 1945, Vũ Ngọc Phan cho rằng: 

Trong văn chương kháng chiến của Nguyễn Tuân, ông đã khắc phục được cái sở đoản của mình trước đây, là rũ bỏ được cái tôi khinh bạc. Đồng thời thấy ông đã phát huy sở trường của mình là, quan sát đời sống rất lọc lõi tinh tế, suy nghĩ thâm trầm, sâu sắc.

Nền văn học nước ta sau năm 1945 khuyến khích nhà văn đi vào đời sống, theo xu hướng biểu dương, ca ngợi cái hay, cái tốt của con người và cuộc sống mới trong kháng chiến chống Pháp, cả trong thời gian hoà bình kiến thiết ở miền Bắc cũng như trong kháng chiến chống Mỹ. Với xu hướng như vậy, thể ký trở nên rất thịnh. Và thể ký chính là thế mạnh của Nguyễn Tuân, đặc biệt là tuỳ bút.

Xem thêm :  Sách giải bài tập toán lớp 10 bài 2: hàm số y=ax+b lớp 10 bài 2

Sau , ông viết , tập II (1957), rồi năm 1960 lại có tập tuỳ bút Sông Đà rất nổi tiếng. Những bài ký viết thời miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, Nguyễn Tuân tập hợp trong tập (1972), là một thành tựu mới nữa, ông đóng góp cho văn chương nước nhà.

Thời gian sáng tác trước năm 1945 của nguyễn Tuân chừng không đến 10 năm, dù ông xuất bản hàng chục đầu sách, nhưng thành công đỉnh cao là tác phẩm . Thời kỳ này, thành công về truyện của ông đã khiến ông trở thành một tên tuổi lớn, mặc dù Vũ Ngọc Phan có nhận xét truyện ông “ngả về tuỳ bút không ít thì nhiều”. Và, Trương Chính nhận xét còn độc đáo hơn: “Ông là nhà viết tiểu thuyết mà lại không sáng tạo được một nhân vật nào, ngoài nhân vật đại diện cho ông là chàng Nguyễn”.

Văn chương Nguyễn Tuân không chú vào làm hay ở “truyện” và ở hư cấu, chúng tôi thấy ông chuyên sâu vào làm hay ở “lời văn” và ở sự thật đời sống. Đấy là phẩm chất lớn của văn chương Nguyễn Tuân, khiến cả đời văn ông đứng riêng ra một phái, xin gọi là “phái tuỳ bút”. Sau năm 1945, ông có liên tục hơn 40 năm sáng tác văn học, viết đều, viết nhiều, và chuyên chú thật sâu vào thể ký. Nghĩ cho cùng, là ông đã vứt bỏ sở đoản mà chỉ phát huy sở trường của mình. Phẩm chất tuỳ bút của Nguyễn Tuân đã hay ngay từ Đó là những trang viết về uống trà, chơi chữ, phóng bút chì, thả thơ… với sự hiểu biết thâm sâu về tục lệ, con người, văn hoá Việt Nam.

Phẩm chất tuỳ bút của Nguyễn Tuân hay cho tới …vẫn là sự hiểu biết thâm hậu về đời sống, văn hoá, con người Việt Nam, ông tích luỹ suốt cả đời văn, và viết ra bởi một ngôn ngữ “hoàn toàn Việt Nam” như nhận xét của Vũ Ngọc Phan.

Chúng tôi chỉ muốn nói thêm rằng, với một ngôn ngữ riêng do Nguyễn Tuân tu luyện mà có, ông là một nhà văn thật độc đáo và cũng thật sự tài hoa. Nguyễn Tuân qua đời tại Hà nội năm 1989, để lại cho đời nhiều tác phẩm, từ truyện, ký, đến phê bình, dịch thuật, trong đó “ký Nguyễn Tuân” hay “tuỳ bút Nguyễn Tuân” như người đời ghi nhận, thực sự là một giá trị đóng góp cho nền Văn chương Việt Nam hiện đại!

Nhận định 3: Nguyễn Tuân – Bậc thầy về tùy bút

 

Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910, quê ở làng Nhân Mục (thường gọi là làng Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Nguyễn Tuân đã khẳng định tên tuổi với phong cách viết “Vang bóng một thời”.

Xuất hiện trên đàn văn vào cuối thập niên 30 và đầu 40 thế kỷ XX, Nguyễn Tuân đã khẳng định ngay lập tức tên tuổi của mình ở một văn phẩm gần như thâu tóm và kết tinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết “Vang bóng một thời”

Với khởi đầu rất ấn tượng là “Vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân đến với Cách mạng tháng Tám bằng sự tận lực sống với thời cuộc, với sự sống đương đại, nhãn tiền.

Với Nguyễn Tuân, đã chọn nghề viết, ông đã không ngừng viết bất cứ lúc nào, dẫu với bất cứ chuyển động nào của lịch sử. Tháng Tám – mùa thu cũng đã vào văn Nguyễn Tuân trong vẻ lộng lẫy của một bức sơn mài. Ông không ngần ngại đi lên chiến khu Việt Bắc, viết những trang mới nồng ấm tình người trong “Đường vui”, “Tình chiến dịch”…

Nguyễn Tuân là một cây bút có sức viết dồi dào. Cả trước và sau Cách mạng Tháng Tám, ông đều để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị như “Vang bóng một thời”, “Tuỳ bút I”, “Thiếu quê hương”, “Chiếc lư đồng mắt cua”, “Tóc chị Hoài”, “Đường vui”, “Tình chiến dịch”, “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”… đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc bởi nó mang phong cách uyên bác, tài hoa, độc đáo và một giọng văn rất riêng.

Ông ưa một lối viết liên tưởng mang tính chất tạo hình, ông viết không chỉ bằng ngòi bút của một nhà văn mà dường như còn viết bằng nhãn quan, bằng ngòi bút của một họa sỹ, của một nhà điêu khắc nên văn của ông rất giàu màu sắc, rất giàu hình khối, rất giàu chất điện ảnh. Chất điện ảnh, chất điêu khắc, chất hội họa đã làm cho sự hoa mỹ trong lời văn của Nguyễn Tuân rất rõ nét và đa dạng.

Gần 50 năm hoạt động văn học liên tục, Nguyễn Tuân đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn xuôi quốc ngữ Việt Nam hiện đại, với phong cách nghệ thuật độc đáo, trình độ sử dụng tiếng Việt điêu luyện. Con đường nghệ thuật này của ông tiêu biểu cho một lớp văn nghệ sĩ Việt Nam vốn mang quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, đã chuyển mình trở thành văn nghệ sĩ cách mạng. Toàn bộ sáng tác của ông thấm đẫm tinh thần dân tộc thiết tha, nhất là những giá trị văn hóa cổ truyền.

Giới nghiên cứu ca tụng những bữa tiệc ngôn từ trên trang văn Nguyễn Tuân và đề cập đến việc soạn một từ điển ngôn ngữ Nguyễn Tuân, với những “phố Phái”, “huyện đảo”… mà ông đã góp vào kho từ vựng chung của tiếng Việt. Người ta hiểu rằng cả một vùng trời lung linh ngôn ngữ ấy là tinh kết của một cuộc sống từng trải, si mê góp nhặt từng mảy vàng tiếng mẹ đẻ… Nguyễn Tuân thực sự là một bậc thầy ngôn từ mà rất lâu nữa mới có nhà văn khác sánh kịp. Chẳng hạn, ông dùng cụm từ “Hà Nội nội thành” về nghĩa tương đương cụm từ “nội thành Hà Nội” nhưng đọc cụm từ của Nguyễn Tuân ta thấy sự hội tụ tinh hoa đất kinh kỳ rất rõ ở trong một vùng địa lý chật hẹp.

Có thể nói, bất kỳ ở giai đoạn nào, ông cũng có những tác phẩm để đời. Ngoài truyện ký, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình và viết các chân dung văn học. Ông viết về tiếng Việt giàu và đẹp, về Truyện Kiều, về Tú Xương, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Thạch Lam, về Dostoyevsky, Sekhov, Lỗ Tấn. Với vốn hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực, với năng lực thẩm mỹ sắc sảo và lối viết tài hoa phóng túng, những bài viết đó thường đậm đà, có những phát hiện độc đáo, tâm đắc.
Ngoài ra, đỉnh cao trong văn nghiệp đồ sộ mà Nguyễn Tuân để lại là những bài tùy bút với phong cách riêng biệt không lẫn với bất cứ cây bút nào. Ông cũng được coi là một trong 3 nhà văn (cùng với Tố Hữu và Xuân Diệu) sớm có tác phẩm ngay từ những ngày đầu chào mừng kỷ nguyên độc lập của dân tộc.

Nếu như dòng tùy bút trước Cách mạng Tháng Tám của Nguyễn Tuân thấm đẫm sự kiêu bạc của cái “tôi” tác giả – một con người tài hoa, khinh bạc, muốn “nổi loạn” chống lại xã hội phàm tục, thì sau Cách mạng tháng Tám, ông đã hòa mình vào cuộc sống nhân dân, rũ bỏ cái “tôi”, vươn lên thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ. “Tùy bút kháng chiến” đã có cái nhìn ấm áp, tin yêu với cuộc đời mới, sự gắn bó cảm động giữa nhà văn và quần chúng kháng chiến. Trong một số truyện như “Những con đò danh dự”, “Thắng càn”, ông đã thể hiện chân thực những người lao động bình thường giản dị mà rất mực anh dũng trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ của dân tộc.

Đặc biệt, tùy bút “Sông Đà” viết về cuộc sống đổi thay đi lên chủ nghĩa xã hội ở vùng Tây Bắc và những tác phẩm tùy bút viết trong những năm chống Mỹ cứu nước viết về cuộc chiến đấu anh hùng của quân dân Thủ đô Hà Nội, được tập hợp trong tác phẩm “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” chính là những chiến công sácng chói của người chiến sĩ văn nghệ Nguyễn Tuân.

Có thể nói, tùy bút Nguyễn Tuân thấm đượm thứ văn hóa Đông Tây đã được ông tiếp nhận – không chỉ hiểu triết lý mà còn thấm cả đạo lý, dù hấp thụ sâu sắc chủ nghĩa tự do cá nhân vẫn thấy mình nặng nợ với đất nước, với làng xóm, phố phường, thấy mình có gốc rễ từ lịch sử.

Chỉ riêng các tác phẩm viết về Hà Nội thật khó quên. Các thú chơi xưa của các nhà Nho như uống rượu, uống trà, thả thơ… được nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả từ cái nhìn đầy hoài niệm hướng về quá khứ trong tập “Vang bóng một thời”. Rồi sau này, chỉ cần tùy bút “Phở” đã thâu tóm những gì cần biết và cả cách thưởng thức món phở. Hoặc vi mô hơn, chỉ cần hai chữ “Phố Phái” là cả một dòng tranh vẽ phố cổ Hà Nội đặc sắc của danh họa Bùi Xuân Phái được định danh.

Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là “thiên lương” trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục. Người đọc mến Nguyễn Tuân về tài, nhưng còn trọng ông về nhân cách đó nữa.

Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, cho các tác phẩm “Nguyễn” (truyện ngắn, 1945), “Đường vui” (tuỳ bút, 1949), “Tùy bút kháng chiến” (1955), “Sông Đà” (tuỳ bút, 1960), “Tình chiến dịch” (tùy bút, 1960), “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (tùy bút, 1972), “Ký” (1976), “Tuyển tập Nguyễn Tuân” (tập I, 1981; tập II, 1982), “Chuyện nghề” (phê bình tiểu luận, 1986).

Ông mất tại Hà Nội, tên ông được đặt cho một con đường ở Hà Nội.

—/—

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn Nhận định về Nguyễn Tuân. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!


Tổng hợp những nhận định hay, nội dung nâng cao các tác phẩm Ngữ văn 12, Cô Hiền Lương


Địa chỉ fb của cô: https://www.facebook.com/hienluonghb
fanpage: https://www.facebook.com/C%C3%B4Hi%E1%BB%81nL%C6%B0%C6%A1ng108289259525939/
Đăng kí kênh nhé: https://www.youtube.com/channel/UCCSjtZv2bTffJvkO5s_Alxg
BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 10:
“Trao duyên” 12 câu đầu: https://youtu.be/UJzNlETU0Is
Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt: https://youtu.be/S0Wvyf1XFSU
Phú sông Bạch Đằng, phần 1: https://youtu.be/SjmENjqRPCU
Phú sông Bạch Đằng, phần 2,3,4: https://youtu.be/81Ixfdnl8wg
Đại cáo bình Ngô, đoạn 1: https://youtu.be/BdD25cZ6S4E
Đại cáo bình Ngô, đoạn 2: https://youtu.be/V0eOI6BTSRI
Nhân vật Ngô Tử Văn: https://youtu.be/mvhsDuE5ImQ
BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 12
Kiến thức khái quát (tác giả, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, chủ đề, nghệ thuật):
+ Tất cả các tác phẩm 12: https://youtu.be/p0Dh_QfQcD0
+ Vợ chồng A Phủ: https://youtu.be/C5YkHDKRn6k
+ Vợ nhặt:
+ Rừng xà nu: https://youtu.be/3lVJBEQ3i4
+ Chiếc thuyền ngoài xa: https://youtu.be/ErBm_krs98I
+ Hồn Trương Ba, da hàng thịt: https://youtu.be/sAeCgIBY_Lk
Phân tích đề cơ bản:
+ Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mị: https://youtu.be/57F85bouvGg
+ Vợ chồng A Phủ, nhân vật A Phủ: https://youtu.be/EMTOjDcuzNI
+ Vợ chồng A Phủ, hai ý kiến hđ chạy theo AP: https://youtu.be/WOJBbZn6mOg
+ Vợ nhặt, nhân vật Tràng:
+ Vợ nhặt, nhân vật vợ nhặt: https://youtu.be/_JF4jmQK8w
+ Vợ nhặt, nhân vật bà cụ Tứ: https://youtu.be/GcIVbipD0nI
+ Chiếc thuyền ngoài xa, người đàn bà hàng chài: https://youtu.be/PLHsu7qS99A
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG LÀM VĂN
Công thức viết mở bài phần 1: https://youtu.be/yEDuRF1Wej0
Công thức viết mở bài phần 2: https://youtu.be/Fe_g1O_p8Fc
Kết cấu bài nghị luận văn học: https://youtu.be/L7FpLPF1rW0
Kết bài cho mọi đề nghị luận văn học: https://youtu.be/VS5LcZhvNgc
Các khái niệm lí luận văn học: https://youtu.be/px4mK0YvQZ4
BÀI GIẢNG ĐỌC HIỂU
Kĩ năng trả lời các câu hỏi nêu cách hiểu: https://youtu.be/eu8Fh7ZczPc
Các biện pháp tu từ tiếng Việt: https://youtu.be/JVr_emG4hoA
BÀI GIẢNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Video 1, đv thành công bắt đầu từ điều nhỏ bé: https://youtu.be/IIm_ZaP7kA
Video 2, đoạn văn khác biệt, kì thị: https://youtu.be/px4mK0YvQZ4
Video số 3, ý nghĩa của sự khác biệt với mỗi người:https://youtu.be/80q1YnPmjz4

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button