Tổng Hợp

Cách cầu nguyện

Bạn đang xem: Cách cầu nguyện Tại Website vuongquocdongu.com
Bạn đang xem: Cách cầu nguyện Tại Website vuongquocdongu.com

THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
(Suy gẫm và cầu nguyện)

Sư Huynh Joseph Lê Văn Phượng, fsc

Bài 1

THÁNH THỂ MẦU NHIỆM TRUNG TÂM
ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU

  1. DẪN NHẬP:

Đó là lời mời tha thiết mà hai môn đệ Emmaus thưa với người Lữ Khách cùng đi với hai ông. Ngài đã ở lại với họ. Giữa lúc sáng của ngày đang tàn và màn đêm xâm chiếm con người các ông, người Lữ Khách đã chiếu vào lòng các ông một tia sáng làm sống lại trong các ông niềm hy vọng và mở lòng các ông ước muốn có được ánh sáng trọn hảo. 

Các ông xin Chúa ở lại với các ông, rồi chẳng bao lâu sau khi

, gương mặt Chúa biến mất, nhưng Chúa vẫn tiếp tục ở lại với họ dưới hình bánh và đã mở mắt cho các ông nhận ra Ngài, đứng lên đi loan báo cho anh em biết tin mừng Phục sinh. 

Chúng ta hãy dừng lại, mở sách Tin Mừng Luca 24,28–35 và đọc thật chậm rãi để hình ảnh hai môn đệ Emmaus thúc giục niềm tin của chúng ta vào Vị Lữ Khách thần linh luôn là người đồng hành với chúng ta, dẫn đưa chúng ta đạt đến sự hiểu biết các mầu nhiệm và cho chúng ta nếm cảm được hạnh phúc mai sau trên thiên quốc.

  1. LỜI CHÚA: TM Lc 24,28–35: Hai môn đệ Emmaus

III. SUY GẪM:

  1. THÁNH THỂ LÀ MẦU NHIỆM ĐỨC TIN

“Đây là mầu nhiệm đức tin”

vì là mầu nhiệm vượt quá sự hiểu biết của chúng ta và chúng ta chỉ có thể đón nhận bằng đức tin. Thánh Cyrilô đã khuyên các tín hữu:

Lời tung hô sau truyền phép của dân Chúa trong Thánh lễ:

1.1/ Thánh Thể tái diễn mầu nhiệm Tử Nạn: 

Khi tung hô

nghĩa là chúng ta tuyên xưng nơi Thánh Thể ghi đậm một dấu ấn không thể tẩy xóa của biến cố thương khó và khổ nạn của Chúa Giêsu; bí tích Thánh Thể không chỉ là một sự nhớ lại, nhưng còn là một sự tái diễn có tính bí tích mầu nhiệm Khổ nạn và Tử nạn của Chúa Giêsu. 

Chiều thứ Năm trong bữa tiệc vượt qua, Chúa Giêsu

(Mt 26, 26 – 27), Ngài đã thực hiện một dấu chỉ mang tính bí tích mà Ngài sẽ thực hiện vào ngày thứ  Sáu hôm sau, là hiến mình trên thập giá để cứu chuộc muôn người.

 Giáo Hội qua các thừa tác viên chức thánh, tiếp tục theo lời truyền của Chúa cử hành mầu nhiệm thánh này để hy tế Thánh giá được kéo dài qua các thời đại làm cho ơn cứu độ được hiện tại hoá và công trình cứu độ con người được tiếp tục thực hiện. Khi cử hành Thánh Thể để tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa, Giáo Hội đến với hy tế này không chỉ bằng một sự tưởng nhớ đầy đức tin mà còn là sự gặp gỡ đích thật. Thánh Thể là hy tế của Chúa Kitô, đồng thời cũng là hy tế của Giáo Hội.

1.2/ Thánh Thể tái hiện mầu nhiệm Phục Sinh: 

Thánh Thể không chỉ tái hiện mầu nhiệm khổ nạn và tử nạn của Đấng Cứu Độ, nhưng còn tái hiện mầu nhiệm phục sinh nhằm hoàn thành hy tế của Chúa Kitô, lời tung hô sau truyền phép chúng ta

Trong Thánh lễ, việc tái diễn có tính bí tích hy tế của Đức Kitô, được hoàn thành nhờ sự phục sinh của Người. Chính Người trong tư cách của Đấng Hằng Sống và Phục sinh mà Đức Kitô có thể trở nên

(Ga 6,34.48),

(Ga 6,51). Sự hiện diện của Đấng Phục Sinh vượt khỏi không gian và thời gian, Ngài đến với hai môn đệ trên đường Emmaus từ đâu họ không biết, sau khi bẻ bánh Ngài lại không còn hiện diẹn chỉ hiện diện với hai ông bằng Tấm Bánh bẻ ra. Ngày nay, nơi Thánh Thể, Chúa Phục Sinh hiện diện độc nhất vô nhị, một sự hiện diện thực sự đầy đủ, nơi đây có Đức Kitô, vừa là Thiên Chúa, vừa là con người, hiện diện trọn vẹn. Và qua Thánh Thể, Chúa Kitô vừa có thể hiện diện với con người, trong con người một cách mật thiết, lại vừa trở nên thần lương ban sự sống đời đời cho chúng ta. 

1.3/ Thánh Thể loan báo mầu nhiệm cách chung: 

Trong lời tung hô sau truyền phép chúng ta tung hô

, đây là lời tuyên xưng biểu lộ chiều kích cánh chung của Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là một sự hướng về cùng đích, một sự nếm trước niềm vui cánh chung trong Nước Thiên Chúa mà Chúa Kitô đã hứa (Ga 15,11), là “

Nơi Thánh Thể và khi đến tham dự Thánh Thể, chúng ta diễn tả và củng cố sự hiệp thông của chúng ta với Giáo Hội vinh quang, với các thánh trên trời đang kết hiệp cách trọn vẹn với Thiên Chúa Ba Ngôi, đồng thời việc tham dự Thánh Thể thúc đẩy chúng ta tiến bước trong lịch sử và làm nảy sinh niềm hy vọng đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu, thứ hạnh phúc con người luôn khao khát tìm kiếm, trong những dấn thân của các nhiệm vụ hằng ngày, khiến chúng ta làm những công việc ấy trong niềm hân hoan và vui tươi, đó chính là niềm hân hoan và vui tươi của hai môn đệ Emmaus trở về với anh em sau khi gặp Đấng Phục Sinh.

  1. THÁNH THỂ LÀ MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG:

Chiều kích rõ nhất của Thánh Thể là bữa ăn. Thánh Thể được thiết lập vào buổi chiều Thứ Năm tuần thánh trong bối cảnh bữa ăn vượt qua. Ngay trong nghi thức cử hành Thánh Thể

Thánh Thể nói lên ý nghĩa chung sống, và ý nghĩa này còn được nhắc lại nơi chính bàn tiệc buổi chiều nơi quán trọ đuờng Emmaus:

(Lc 24,30 – 35). 

Chính thánh Phaolô cũng kinh nghiệm về sự hiệp thông nhờ Thánh Thể, và chia sẻ cho các tín hữu Côrintô:

(1 Cr 10,16 – 17).

Khi tham dự cử hành Thánh Thể và lãnh nhận bí tích Thánh Thể, chúng ta trở nên chi thể trong một Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô,

Trong Thánh lễ, chúng ta được kêu gọi đối mặt với lý tưởng hiệp thông của cọng đoàn Giáo Hội sơ khai mà sách Công vụ Tông đồ nêu lên, đó là một Giáo Hội tập hợp chung quanh các tông đồ, được triệu tập

nữa (Cv 2,42 – 47; 4, 32 – 35). Vì thế, hiệp thông với Thánh Thể đòi hỏi sự hoà giải với anh em:

(Mt 5, 23 -24). Phụng vụ Thánh Thể ngăn chặn những mầm mống chia rẽ, cũng

Bạn hãy chia sẻ cho một người bạn, hoặc viết lại một kinh nghiệm hiệp thông huynh đệ của mình, có thể là một tình bạn, hay một lần tha thứ cho một người anh chị em của mình… Hãy nói lên trong lòng tên của một hay hai người mình đang muốn hoà giải với họ. 

  1. THÁNH THỂ, NGUYÊN LÝ VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHO VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG

(Lc 25, 33) quay trở về hầu truyền rao cho anh em điều họ trông thấy và đã nghe.

Thánh Phaolô trong thư gởi cho tín hữu Côrintô đã cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa Bữa Tiệc Thánh với việc loan báo Tin Mừng:

(1Cr 11, 26). 

Khi cảm nghiệm thực sự về Đấng Phục Sinh qua việc lãnh nhận Mình và Máu Người, ta không thể giữ lại cho mình niềm vui đã cảm nghiệm, niềm vui của sự gặp gỡ với Chúa Kitô qua Thánh Thể, niềm vui được Ngài làm cho lòng chúng ta nóng lên bằng Lời của Ngài, niềmvui được Ngài ban cho bánh hằng sống nuôi dưỡng ta mỗi ngày để chúng ta sống, hiện diện. Mẹ Têrêsa Caculta, con người hoạt động cho người nghèo không ngơi nghỉ, khi được hỏi từ đâu mà Mẹ có một khả năng dấn thân đến như vậy, Mẹ trả lời, nếu mỗi ngày tôi không có hai tiếng đồng hồ ngồi trước Thánh Thể Chúa, và không lãnh nhận sức sống từ Mình Thánh Chúa, tôi sẽ không làm được những điều ấy cho người nghèo, người khốn khổ.

Là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi để làm môn đệ, tức là được mời gọi

đến với

Chúa Kitô,

ở với

Người và được Người

sai đi.

Làm sao có thể dấn thân loan báo khi không có cảm nghiệm về Chúa Kitô, nhờ đi sâu vào tâm điểm mầu nhiệm Vượt qua là tham dự  cử hành Thánh Thể và lãnh nhận Thánh Thể. Làm sao cho người khác sức sống của Chúa khi chúng ta không lãnh nhận từ nơi nguồn ban sự sống là Đấng Hằng Sống hiện diện trong Thánh Thể. “

Trong thông điệp về Thánh Thể, ĐGH Gioan Phaolô II mời gọi:

  1. TRƯỜNG HỌC CỦA ĐỨC MARIA VỀ THÁNH THỂ 

Giờ đây chúng ta hãy ngắm nhìn lên Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Giáo Hội và là Mẹ chúng ta để học nơi Mẹ cách sống đức tin về phép Thánh Thể.

Với niềm tin sâu sắc, khi nói lời

để đáp lại lời truyền tin của sứ thần, Mẹ đã dâng trọn vẹn cung lòng thanh sạch của Mẹ để cưu mang chính Mình và Máu Con Thiên Chúa. 

Học theo Mẹ, tiếp nối đức tin của Mẹ, người tín hữu khi thưa

cũng được mời gọi tin rằng chúng ta đang đón nhận, trong mầu nhiệm Thánh Thể, chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống và con của Đức Maria, vào hiện diện trong lòng chúng ta trọn cả nhân tính lẫn thiên tính của Người dưới hình bánh và rượu.

  1. KINH NGUYỆN KẾT THÚC

Hiệp với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chúng ta dâng lời kinh:

Bài 2 THÁNH THỂ – SỰ KẾT HỢP GIỮA TRỜI VÀ ĐẤT

  1. DẪN NHẬP:

Bí tích Thánh Thể là chính sự kết hợp giữa Trời và Đất, giữa Thiên Chúa với con người, chính bởi vì đó là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Ngôi Lời phát xuất từ Chúa Cha đã làm người và ở giữa chúng ta. Chúng ta đã được thấy vinh quang của Người, vinh quang của Con Một tự nơi Cha, tràn đầy ân sủng và sự thật (Ga 1,14).

Hãy vui ca lên nào, ca lên bài ca mừng vinh quang Giavê xuất hiện, mừng Đấng Cứu Chuộc chúng ta ngự đến.

  1. LỜI CHÚA: Ga 1,1.11 –12. 14. 

III. SUY GẪM:

  1. NIỀM VUI có Chúa ở cùng:

Khi mặc lấy xác phàm, Con Thiên Chúa sinh ra trong máng cỏ, ở Bêlem, đó là dấu chỉ Ngài trở thành của ăn cho muôn người. Ngôi Lời trở thành xác phàm để nên của ăn ban sự sống,

. Bánh mà Ngài sẽ ban, đó chính là thịt máu Ngài trong Bí tích Thánh Thể. Con Thiên Chúa từ trời xuống để Thiên Chúa hiện diện hữu hình với con người và tiếp tục sự hiện diện đó nơi Bí tích Thánh Thể. Đó chính là tin mừng trọng đại, tin mừng thiên thần đã loan báo cho các mục đồng ngày Con Chúa giáng trần.

  1. THÁCH ĐỐ của niềm tin và sự dấn thân:

Ngôi Lời đã nhập thể nơi trần gian, hiện hữu trong một thân xác con người, Chúa Giêsu Kitô đã nối trời với đất; và bằng chính việc Ngài đã trở thành của lễ hy tế, thành vị tư tế qua sự hy sinh cứu chuộc của Ngài trên thập giá để nâng đất thành trời. Ngài là Con Chiên được hiến tế, mà thánh Gioan Tiền Hô đã loan báo:

(Ga 1,28), xưa trên thập giá và nay nơi bí tích Thánh Thể, liên kết chúng ta cùng với Ngài trong mầu nhiệm sự chết để dâng lên Chúa Cha tôn kính cao cả nhất. 

  1. Tấm bánh phải được bẻ ra để CHIA SẺ:

Thánh Thể không chỉ hiện tại hóa mầu nhiệm khổ nạn và tử nạn, nhưng còn hiện tại hóa mầu nhiệm Phục sinh. Qua mầu nhiệm Nhập thể, Con Thiên Chúa làm người để chia sẻ thân phận con người, thì qua mầu nhiệm Phục sinh, Đức Kitô lôi kéo mọi người lên cùng Chúa Cha, và chính trong tư cách là Đấng Phục sinh và Hằng Sống mà Đức Kitô trở nên

,

để thông chia cho chúng ta sự sống thần linh.

  1. HIỆP THÔNG cùng một Tấm Bánh:

Khi giáng sinh làm người, Ngôi Lời sinh trong máng lừa, nơi Bêlem

. Đó chính là dấu chỉ Thiên Chúa muốn cho thấy Con Một Ngài sẽ trở nên bánh ăn cho con người, thành mối liên kết muôn người trong Tấm Bánh là thân thể Ngài. Thánh Phaolô đã kinh nghiệm về sự hiệp thông nhờ Thánh Thể, và chia sẻ cho các tín hữu Côrintô:

(1 Cr 10,16 – 17).

  1. KINH NGUYỆN KẾT THÚC 

Bài 3

THÁNH THỂ CỔ VÕ SỰ HIỆP THÔNG

DẪN NHẬP:

Trước khi chịu nạn, Chúa Kitô đã thiết lập bí tích Thánh Thể để thực hiện trước cách bí tích hy tế thập giá hoàn tất công trình cứu độ, và Ngài đã truyền lại cho Giáo Hội để nhờ việc cử hành Thánh Thể, ơn cứu độ tiếp tục được ban xuống cho nhân loại. Từ đó đến nay, bữa tiệc Thánh Thể trở thành bữa tiệc ban sự sống, bữa tiệc chia sẻ niềm vui và chung sống, trong Đức Kitô để hiệp nhất Thiên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. 

  1. BỮA TIỆC CỦA YÊU THƯƠNG:

Lời Chúa: 1Cr 11,23 – 24

Suy gẫm:

Chiều kích rõ nhất của Thánh Thể là bữa ăn. Thánh Thể được thiết lập vào buổi chiều Thứ Năm tuần thánh trong bối cảnh bữa ăn vượt qua; ngay trong nghi thức cử hành Thánh Thể, Chúa truyền lại:

Chúng ta không thể tham dự vào bí tích Thánh Thể của Đức Kitô mà không đảm nhận sự hiệp thông và tình liên đới với anh em. Bởi vì chúng ta không thể hiệp thông với Chúa Kitô mà lại tách rời khỏi những người anh em đang sống chung quanh chúng ta, nhất là những người nghèo khổ.

  1. THÁNH THỂ MỜI GỌI NÊN MỘT TRONG CHÚA KITÔ:

Lời Chúa: 1Cr 10, 16 – 17

Suy gẫm:

 

Nơi bàn tiệc Thánh Thể, khi cùng nhau lãnh nhận một Tấm Bánh duy nhất là chúng ta bước vào sự sống duy nhất và trở nên những chi thể sống động trong một Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô,

Do đó mỗi khi đến tham dự Bàn Tiệc Thánh, chúng ta múc lấy sức mạnh từ nơi Chúa để xây dựng sự hiệp thông trong mọi sinh hoạt của Giáo Hội. Tất cả những ai hiệp thông với thân thể Đức Kitô đều được mời gọi sống tình hiệp thông đó với anh em đồng loại, đặc biệt với những người nghèo khổ.

  1. THÁNH THỂ THỎA MÃN KHÁT VỌNG HIỆP THÔNG

Lời Chúa: Gioan 6,56 – 58

Suy gẫm:

Thánh Thể hoàn thiện mối hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa Cha bằng sự đồng hình đồng dạng với Người Con yêu dấu duy nhất của Ngài qua hoạt động của Thánh Thần. Mỗi khi đến chia sẻ Tấm Bánh Thánh Thể là Thân Mình Chúa Kitô, người tín hữu đón nhận sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Bởi chính trong tư cách là Đấng Phục sinh và Hằng Sống, Đức Kitô trở nên

 

để thông chia cho chúng ta sự sống thần linh. 

  1. THÁNH THỂ HIỆP THÔNG CHÚNG TA VỚI THIÊN CHÚA BA NGÔI

Lời Chúa: Gioan 14, 20. 23

Suy gẫm:

Nhờ thập giá Đức Kitô mà ngày nay vẫn tiếp tục trong hy tế Thánh Thể mà chúng ta được giải hoà với Thiên Chúa. Như vậy, khi hiệp thông với Thánh Thể, chúng ta được liên kết với Chúa Cha trong cùng một Thần Khí duy nhất. Chính sự hiệp thông hỗ tương trong Ba Ngôi Thiên Chúa mà chúng ta mở rộng lòng để hiệp thông với anh em. Vì  khi ấy

  1. THÁNH THỂ LOAN BÁO MẦU NHIỆM CÁNH CHUNG: 

Lời Chúa: Gioan 6, 51

Suy gẫm

Bí tích Thánh Thể là một sự hướng về cùng đích, một sự nếm trước niềm vui cánh chung trong Nước Thiên Chúa mà Chúa Kitô đã hứa, là “

Tham dự Thánh Thể, chúng ta diễn tả và củng cố sự hiệp thông của chúng ta với các thánh trên trời đang kết hiệp cách trọn vẹn với Thiên Chúa Ba Ngôi, thúc đẩy chúng ta tiến bước trong lịch sử và làm nảy sinh niềm hy vọng đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu. 

.

  1. TRƯỜNG HỌC CỦA ĐỨC MARIA VỀ THÁNH THỂ 

Giờ đây, chúng ta hãy ngắm nhìn lên Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Giáo Hội và là Mẹ chúng ta để học nơi Mẹ cách sống đức tin về phép Thánh Thể, cách kết hợp với Thiên Chúa Cha và Thánh Thần qua Chúa Giêsu, con Mẹ.

Khi reo lên

, lúc ấy Mẹ Maria đã mang Chúa trong lòng, lời reo vui của Mẹ mạc khải một sự kết hiệp mật thiết giữa Mẹ với mầu nhiệm Thánh Thể. Mẹ đã thực sự sống mầu nhiệm Thánh Thể là ngợi khen Thiên Chúa

trong

cùng với

Chúa Giêsu. Và qua Giêsu, con Mẹ, Mẹ đã ngợi khen Chúa Cha trong ý định cứu chuộc và kết hợp với Thánh Thần trong lời thưa

“xin vâng” 

  1. LỜI CẦU (có thể thay đổi)

Trong bữa ăn tối cuối cùng, trước khi bị trao nộp. Đức Kitô đã truyền cho Hội Thánh mãi mãi cử hành nghi lễ tưởng niệm sự chết và sống lại của Người. Cùng nhau chúng ta dâng lên lời cảm mến:

  1. Xin cho chúng con biết hãm mình ép xác để thông phần vào cuộc khổ hình của Chúa hầu được cùng Chúa sống lại hiển vinh.

  2. Chúa ban cho chúng con Mình Máu Chúa làm bánh ban sự sống thần linh, xin cho những người trẻ luôn siêng năng đến với Thánh Thể để lãnh nhận sức sống của Chúa.

  3. Chúa đã nêu gương phục vụ và hiến thân cho các môn đệ noi theo, xin cho các vị mục tử, những tu sĩ nam nữ luôn biết dấn thân một cách quảng đại để phục vụ dân Chúa

  4. Chúa đã tự hạ, sống phục tùng cho đến chết và chết trên thập giá, giao hoà con người với Thiên Chúa, xin cho mọi tín hữu luôn kết hiệp với Chúa và hiệp thông với nhau.

  1. KINH NGUYỆN KẾT THÚC (lời kinh của thánh Tôma Aquinô)

  1. Đức ái là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu. Thánh Thể là dấu chỉ của tình yêu của Thiên Chúa và là lời mời gọi mỗi người chúng ta sống yêu thương. Trong diễn từ Tiệc ly, Chúa Giêsu nhắc đi nhắc lại sự hiệp thông hỗ tương của chúng ta với Thiên Chúa khi mời gọi chúng ta yêu mến Ngài qua việc giữ giới luật của Ngài là yêu thương anh em. 

Bài 4.

THÁNH THỂ  – BÍ TÍCH TÌNH YÊU

  1. Dẫn Nhập (Cộng đoàn đứng)

Nào ca hát để họp mừng mầu nhiệm

Vua muôn dân đã hiến trót thân mình

Dâng máu đào làm lễ tế hy sinh

Làm giá chuộc muôn người trên thế giới

Đêm dự bữa tiệc ly cùng bạn hữu,

Khi đã dùng thực phẩm luật truyền xưa,

Người trao tay cho tất cả môn đồ

Mình Máu Thánh làm thần lương mỹ vị

Ôi bí tích thật cao vời khôn sánh,

Ta bái thờ Chúa đang ngự nơi đây

Nghi lễ xưa đâu sánh bí tích này,

Niềm tin thế cho giác quan cảm nghiệm

Lòng hớn hở, con thành kính tôn thờ,

Xin tri ân cùng cảm tạ và ngợi khen.

Cha uy quyền và Con Một từ nhân,

Cùng Thánh Thần Ngôi Ba ngàn muôn thuở

Nguyện xin tình yêu của Chúa

đến thăm tâm hồn chúng con,

đổi thay quả tim khép kín,

mở vòng tay với anh em… 

Nguyện xin cho đừng quên Chúa,

giữa bao điều ham muốn kia.

Nhận ra Ngài đang ở đó,

anh em thân ái đỡ nâng

Hát: Tình Yêu Viếng Thăm (Mag trang 324)

  1. Suy Gẫm 

Bí tích Thánh Thể còn gọi là “bí tích Tình yêu”. Vì chỉ có tình yêu mới có thể giải thích được lý do tại sao Đức Giêsu lại hiến cả mạng sống, rồi lại còn lấy Thịt và Máu mình làm lương thực nuôi sống cho từng người chúng ta.

Tình yêu đó của Đức Giêsu đã được thánh sử Gioan diễn tả lời mở đầu của bài Tin mừng thánh lễ Tiệc Ly hôm nay: “Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ mình phải bỏ thế gian mà về cùng Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng.” Giờ đây chúng ta cùng suy niệm và chiêm ngắm tình yêu của Chúa Giêsu.

Mời cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa.

  1. Tình Yêu Phục Vụ:

Lời Chúa: Tin Mừng theo thánh Gioan (13, 4-5. 12–15)

(Cộng đoàn ngồi)

Tin Mừng viết: “Sau bữa ăn tối Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”. Điều đó cho thấy chính vì yêu thương những kẻ thuộc về mình đến cùng, Đức Giêsu đã không ngần ngại hạ mình làm một công việc của người đầy tớ, đó là rửa chân cho các môn đệ. Theo tục lệ của người Do Thái lúc bấy giờ, rửa chân là công việc của một đầy tớ, hay một người nô lệ làm cho chủ. Thế mà Đức Giêsu là Thầy, là Chủ lại đi rửa chân cho các môn đệ của mình. Đây là một hành vi không thể hiểu theo suy nghĩ bình thường, mà chỉ có thể hiểu trong tương quan tình yêu.  

Chúa Giêsu đã cho thấy thế nào là một tình yêu trọn vẹn, đó là tình yêu dẫn đến sự phục vụ cách khiêm tốn, nhưng không và trọn vẹn cho người mình yêu. Ngài nên mẫu gương và dạy cho chúng ta về tình yêu bác ái:

Tình yêu lúc này trở thành một sự chăm sóc người khác và cho người khác. Tình yêu bác ái không còn cho chính mình nữa, nhưng chỉ muốn điều tốt lành cho người mình yêu. Tình yêu trọn vẹn đến cùng trở thành sự từ bỏ, sẳn sàng trở thành lễ vật hiến dâng chính mình cho người khác. (ĐGH Bênêđictô XVI) 

Thinh Lặng (3 phút – Nhạc cầu nguyện)

Lời nguyện

Lạy Chúa Giêsu, chiều nào trong bữa Tiệc Ly xưa, cúi xuống Ngài đưa cánh tay ra để rửa chân, cầm lấy bánh và rượu cánh tay Ngài đưa lên để thực hiện cách bí tích hiến tế mà Ngài sẽ giang tay ra để làm của lễ trên thập giá. Chúng con xin dâng lên Chúa tiếng yêu ngọt ngào của người trẻ, nguyện ghi nhớ thánh ân Ngài, nguyện theo chân Chúa đi qua để trên mọi nẻo đường phục vụ, chúng con sẳn sàng trở thành bánh thơm cho người, trở thành ân huệ của Chúa cho đời.

Hát: Khúc Cảm Tạ (Mag 5 trang 278)

  1. Tình Yêu Hiến Thân

Lời Chúa: Tin Mừng theo Thánh Gioan 12, 24 – 26

Tình yêu bác ái mà Chúa Giêsu nêu gương và mời gọi chúng ta không chỉ dừng lại ở việc phục vụ chia sẻ, nhưng tiến lên một mức độ cao hơn đó là sự hiến dâng chính mình. “Chúa Giêsu trong đêm bị trao nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con. Các con hãy cầm lấy mà uống, này là Máu Ta. Máu của giao ước mới đổ ra cho nhiều người được tha tội.” Chính, “

.” (ĐGH Bênêđictô XVI)

Thinh Lặng (3 phút – Nhạc cầu nguyện)

Lời nguyện

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con:

Lời này đã mô tả chính con đường tình yêu Chúa đã đi, con đường qua thập giá để đến phục sinh, con đường của hạt lúa rơi vào lòng đất, phải mục nát đi để sinh nhiều bông bạt. Tình yêu này đang được diễn tả một cách trọn vẹn và vĩnh viễn giữa chúng con mỗi ngày nơi hy lễ Thánh Thể. Xin cho chúng con biết tìm đến với Thánh Thể mỗi ngày để nhận lãnh sức sống và bước đi với Ngài, cùng vác với Ngài thập giá đường đời của con.

Hát: Con Đường Chúa Đi Qua (Mag 5 trang 61)

  1. Loan Truyền Tình Yêu:

Lời Chúa: Tin Mừng theo Thánh Luca (22, 19)

Các cử chỉ biểu lộ tình yêu mà Chúa Giêsu thực hiện trong bữa tiệc ly công bố rằng: Tình yêu đích thực cốt ở trong Thien Chúa và cùng với Thiên Chúa, tôi yêu người thân cận, cả khi tôi không thích hoặc không biết người đó. Ngay sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu dạy:

Cũng trong bối cảnh của bữa tiệc cuối cùng này, Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật

  Ngài liền dạy các môn đệ: “

(Lc 22, 19 – 20). Như thế Tin Mừng cho chúng ta thấy lời mời gọi phục vụ có một sự liên quan mật thiết với việc cử hành bí tích Thánh Thể. 

(ĐGH Bênêđictô XVI).

(Thinh lặng 3 phút – Nhạc cầu nguyện)

Lời nguyện

Lạy Chúa Giêsu, bản chất của Giáo Hội Chúa Kitô cũng được thể hiện qua một trách nhiệm ba mặt: rao giảng Lời, cử hành bí tích và việc phục vụ bác ái. Bởi vì đó là lệnh truyền mà Chúa để lại cho chúng con:

 

Ngưòi trẻ chúng con hôm nay luôn khao khát đi tìm Chúa, nhưng lối Ngài đi con chưa tới một lần. Xin cho chúng con biết tìm Ngài trong tiếng hát lời kinh của những cử hành phụng vụ. Xin cho chúng con được gặp Ngài trong thâm sâu tâm hồn trong những buổi suy gẫm Lời Chúa. Xin cho chúng con biết đem yêu thương Ngài đến trong tha nhận bạn bè, trong anh em hay trong mọi người, đem tin vui đến cho đời ai.

Hát: Yêu Thương Cho Người (Mag 5 trang 330, PK 1 và 3)

III. Lời Kinh Cộng Đoàn:

  1. Ca vịnh: Tv 115 (116B) 

 

ĐC.

Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ

và sẽ dâng lễ tế tạ ơn

Tôi đã tin cả khi mình đã nói:

“Ôi nhục nhã ê chề!” *

Đã thốt ra trong cơn hốt hoảng:

“Mọi người đều giả dối! “

Biết lấy chi đền đáp CHÚA bây giờ

vì mọi ơn lành Người đã ban cho? *

Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ

và kêu cầu thánh danh ĐỨC CHÚA.

Lời khấn nguyền với CHÚA, tôi xin giữ trọn,

trước toàn thể dân Người.*

Đối với CHÚA thật là đắt giá

cái chết của những ai trung hiếu với Người.

Vâng lạy CHÚA, thân này là tôi tớ,

tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài,*

xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi.

Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn,

và kêu cầu thánh danh ĐỨC CHÚA.

Lời khấn nguyền với CHÚA, tôi xin giữ trọn,

trước toàn thể dân Người, *

tại khuôn viên đền CHÚA,

giữa lòng ngươi, hỡi Giêrusalem!

Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con

cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa

Tự muôn đời như chính hiện nay

luôn mãi đến thiên thu vạn đại. Amen

Lời Cầu: (Mời cộng đoàn đứng)

Trong bữa ăn tối cuối cùng trước khi bị trao nộp, Đức Kitô đã truyền cho Hội Thánh mãi mãi cử hành nghi lễ tưởng niệm sự chết và sống lại của Người. Chúng ta hãy vui mừng trong Chúa Giêsu là Bánh Hằng sống Cha trên trời ban tặng mà ca tụng:

Chúa đã lấy thịt máu mình làm của ăn cho Giáo Hội như manna từ trời ban xuống. Xin ban cho Giáo Hội Chúa vững bước trên đường về nhà Cha.

Chúa đã sai Giáo Hội đến với nhân loại khắp hoàn cầu bằng tình yêu phục vụ – hiến dâng và cử hành Thánh Thể để tôn thờ Chúa Cha và phục vụ anh em đồng loại. Xin cho đời sống của các linh mục, tu sĩ đi đôi với bí tích mà họ cử hành.

Chúa là Vị Thủ Lãnh đem lại công lý và hoà bình, đã trở nên bánh rượu nuôi sống chúng con. Xin dạy người trẻ chúng con siêng năng đến với bí tích Thánh Thể để nhận lãnh sức sống và tình yêu từ Mình và Máu Thánh Chúa.

Lạy Chúa Giêsu là Thượng Tế của giáo ước mới, trên bàn thờ thập giá xưa, Chúa đã hiến thân làm của lễ vẹn toàn. Xin cho mọi thành phần dân Chúa được cùng Chúa dâng mình làm lễ tế hy sinh.

Thánh Mẫu Maria đã đồng công chuộc tội với Chúa Kitô, xin cho chúng con luôn được Người phù trì che chở để bước theo Chúa đến cùng trên con đường thập giá hầu đạt tới vinh quang phục sinh.

  1. Cử Chỉ Tình Yêu:

Sau khi đã cùng nhau chiêm ngắm tình yêu của Chúa Kitô, cùng cầu nguyện cho nhau. Noi gương Chúa Kitô, chúng ta hãy bày tỏ một cử chỉ yêu thương với anh chị em mình, người đang ở bên cạnh ta bằng một cái bắt tay và lời cảm ơn hay xin lỗi. Ước gì cử chỉ yêu thương này được chúng ta thực hiện nơi gia đình, nơi học đường, nơi môi trường ta đang sống.

  1. Kết Thúc

Hát: Xin Ở Lại Với Con

  1. Ôi chiều nay trần gian sao bồi hồi. Người đã khuất mồ chôn đã lấp rồi. Dặm đường Emmau người về lòng bối rối. Xin ở lại thôi hỡi Người Lữ  Khách ơi.

  2. Theo thời gian ngày đi không đợi chờ. Đời dần trôi màu sương tóc phai mờ. Đường còn xa xôi, ôi quạnh hiu nhung nhớ. Xin ở lại thôi cho thoả nỗi ước mơ.

Bài 5:

THÁNH THỂ LÀ TRUNG TÂM
CỦA ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI

Dẫn nhập: Thánh Thể Là Trung Tâm Đời Sống Của Giáo Hội 

Việc “bẻ bánh” – như Thánh Thể đã được gọi từ thuở ban đầu, luôn luôn là trung tâm sự sống của Giáo Hội. Qua việc bẻ bánh, Chúa Kitô hiện diện theo thời gian qua mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Người. Trong việc bẻ bánh, Người đích thân được rước lấy như là

(Ga 6:51) để liên kết mọi người về với Chúa Cha và với nhau, hiệp thông nên một; và với Người, Giáo Hội được ban cho bảo chứng sự sống đời đời, nhờ vậy mà chúng ta nếm trước bữa tiệc đời đời của thành Giêrusalem trên trời, để nuôi dưỡng niềm tin, gia tăng niềm hy vọng và kiện toàn lòng mến yêu của chúng ta trong cuộc lữ hành tiến về Vương Quốc trên trời, nơi mà chúng ta sẽ thoả mãn cơn khát được no say Thiên Chúa

.

Lời Nguyện Cầu: MỘT MÌNH BÊN CHÚA

Lạy Chúa, trong thinh lặng, con quỳ gối trước mặt Chúa đang hiện diện trên bàn thờ.

Con cám ơn Chúa đã mời con đến trong Nhà của Ngài.

Trong lúc này, lạy Đấng Cứu Độ của con, con muốn

đặt mình con trong Ngài,

chỉ nghĩ về một mình Ngài,

không yêu bất cứ ai ngoại trừ Ngài,

để giữ trí khôn và cả cảm nghĩ của con trong thinh lặng,

để không quan tâm lo lắng về bất cứ điều gì,

về những hối hả ngược xuôi, những ồn ào vội vả của thế giới bên ngoài trong giờ phút này,

gần hay xa, quan trọng hay tầm thường.

Thinh lặng trước nhan Ngài, lạy Chúa,

để con tôn kính Ngài hết lòng con,

hết linh hồn, hết trí khôn,

và hết sức lực của con.

  1. Thánh Thể là trung tâm của đời sống Giáo Hội vì Thánh Thể liên kết mọi người nên một.

Lời Chúa

(1Cr 10:16-21)

Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” 

Suy Niệm

Khi đón nhận lời mời của Thầy Chí Thánh trong phòng Tiệc Ly:

(Mt 26:26-27), các Tông Đồ đã đi vào sự hiệp thông mang tính bí tích; và kể từ đó cho đến tận thế Giáo Hội tiến triển trong sự hiệp thông có tính bí tích với Con Thiên Chúa. Sách Công vụ Tông đồ 2:42-47 cho chúng ta biết Phép Thánh Thể đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong Giáo Hội tiên khởi. Chính khi các Kitô hữu tụ họp với nhau xung quanh các Tông Đồ để cử hành việc Bẻ Bánh, họ hiệp thông với nhau. Thánh Thể đã nối kết họ lại với nhau nên một.

Mỗi lần rước lễ, người tín hữu nên trọn vẹn hơn trong sự hiệp thông với Giáo Hội qua sự hiệp thông với Con Thiên Chúa, làm cho tròn đầy ơn của bí tích Thánh Tẩy, đó là trở nên ngày càng mật thiết hơn với các chi thể trong Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô. Mỗi lần lãnh nhận Thánh Thể là chúng ta tiếp nhận Đức Kitô, nhưng đồng thời chính Đức Kitô cũng tiếp nhận chúng ta, làm cho chúng ta được ở trong Chúa Kitô và ở trong nhau, vì chính Chúa đã nói: Anh em hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em (Ga 15:4)

. Chính Thánh Thể, sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, đã liên kết chúng ta nên một Thân Thể. Thánh Phaolô tông đồ đã khẳng định rằng khi tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể, thì chúng ta tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể, “bởi vì chỉ có một Tấm Bánh, và tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ cùng một Bánh ấy.” (1Cr 10:16-21). Như thế trong mầu nhiệm Thánh Thể, Chúa Kitô xây dựng Giáo Hội, làm cho Giáo Hội nên một, nên một với Ba Ngôi Thiên Chúa (Ga 17:21)

và nên một với nhau (1Cr 10:16-21).

ĐGH Gioan Phaolô II nói: Thánh Thể là nguồn mạch sự hiệp nhất Giáo Hội, thì Thánh Thể cũng là sự biểu lộ cao cả nhất của sự hiệp nhất ấy. Trước là sự hiệp thông phẩm trật, xây dựng trên sự hiểu biết về những vai trò và những thừa tác vụ khác biệt.

Khi tham dự cử hành Thánh Thể và lãnh nhận bí tích Thánh Thể, chúng ta trở nên chi thể trong một Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô,

Những chi thể ấy tuy khác biệt nhau nhưng cũng chỉ là một thân thể (1Cr 10:17; 12:12). Trong thánh lễ, chúng ta được kêu gọi đối mặt với lý tưởng hiệp thông của cộng đoàn Giáo Hội sơ khai mà sách Công vụ Tông đồ nêu lên, đó là một Giáo Hội tập hợp chung quanh các Tông Đồ, được triệu tập

nữa (Cv 2,42 – 47; 4, 32 – 35). Sau nữa là sự hiệp thông huynh đệ, được nuôi dưỡng bởi một “linh đạo hiệp thông”, thúc đẩy chúng ta đến những tâm tình cởi mở hỗ tương, yêu thương, thông cảm và tha thứ.

Vì thế, hiệp thông với Thánh Thể đòi hỏi sự hoà giải với anh em:

(Mt 5, 23 -24). Phụng vụ Thánh Thể ngăn chặn những mầm mống chia rẽ, cũng

  1. Thánh Thể Chiếm Vị Trí Trung Tâm Trong Đời Sống Giáo Hội vì Giáo Hội Kín Múc Sự Sống Từ Thánh Thể

Lời Chúa

(Cv 2:42-47)

Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau,…. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.

Suy Niệm

Nhà thần học Henri de Lubac khi tóm tắt thần học của các giáo phụ về Thánh Thể gọi Thánh Thể làm nên Giáo Hội. Giáo Hội – “Ekklèsia” là sự tập họp cộng đoàn các kẻ tin và Đức Giêsu là Chúa Phục Sinh. Đọc lại các bản văn Tân Ước, trong toàn bộ các truyền thống hình thành Tân Ước, thì đối với các tác giả Tân Ước, thực tại “Giáo Hội – Ekklèsia” không thể tách rời khỏi biến cố tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu. Giáo Hội trước hết là “Giáo Hội – Phục Sinh”.

Giáo Hội – Phục Sinh thường tụ họp nhau lại vào ngày thứ nhất trong tuần – ngày chúa nhật để cử hành bẻ bánh, tên gọi của Thánh Thể và chính việc chuyên cần bẻ bánh này đã xây dựng nên Giáo Hội tiên khởi (x. Cv 2:42-47; 4:32-35; 5:12-16). Khi cử hành Thánh Thể, họ hiệp thông với Đấng trao hiến thân mình để cho nhân loại được sống, nhờ đó mà hiệp thông với các chi thể khác trong Thân Mình của Chúa là Giáo Hội. Thánh Phaolô trong thư thứ nhất Côrintô cho thấy rất rõ mối tương quan giữ “bữa ăn của Chúa” – Thánh Thể và Giáo Hội: “Khi anh em họp nhau, thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước, và như thế, kẻ thì đói, người lại say. Anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay anh em khinh dể Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của?” (1Cr 11,20-22). Như vậy, theo thánh Phaolô cử hành “bữa ăn của Chúa”, tức là cử hành Thánh Thể không đúng cách là làm Giáo Hội bị tổn thương.

Khi cử hành Thánh Thể, hiểu là sự tập họp của tín hữu để cử hành Thánh Lễ Tạ ơn, tín hữu lắng nghe Lời Chúa, lấy Lời Chúa soi sáng cuộc sống của mình, múc lấy trong Lời Chúa những nghị lực để cảm tạ Thiên Chúa, họ đi vào tâm tình Chúa Kitô khi hiệp lễ, rồi được sai đi vào môi trường thế giới để xây dựng tình thương, công lý và hoà bình, để loan báo cho thế giới biết họ được yêu thương và cứu sống. Như vậy Thánh Thể quy tụ lại những ai tham dự vào Thân Mình của Chúa Kitô như những chi thể của một thân thể ban cho họ chính sự sống thần linh. Giáo Hội được tạo thành và tồn tại nhờ khi các tín hữu quy tụ nhau quanh Bàn Tiệc Thánh để cùng nhau nghe Lời Chúa, lãnh nhận Thánh Thể và hiệp thông với mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Đấng ban cho họ thần lương ban sự sống.

Giáo Hội không ngừng múc lấy sự sống từ hy tế cứu chuộc này, bởi hy tế này được tái hiện luôn mãi, được lưu truyền cách bí tích mãi mãi trong mọi cộng đoàn dâng lễ qua vị linh mục thừa tác.

 

Hiệu năng ban ơn cứu độ của hy tế Thánh Thể được thực hiện trọn vẹn khi người tín hữu lãnh nhận Thánh Thể. Những ai ăn Đức Kitô trong Thánh Thể không cần phải chờ đến đời sau mới đón nhận được sự sống vĩnh cửu, nhưng họ đã chiếm được sự sống đó ngay từ đời này. Trong Thánh Thể, chúng ta cũng nhận được sự bảo đảm là thân xác chúng ta sẽ được sống lại trong ngày tận thế, vì Chúa chúng ta đã đoan hứa: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6:54). “Như Chúa Cha là Đấng Hàng Sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi cũng nhờ Tôi mà được sống như vậy.” (Ga 6:57). Với Thánh Thể, chúng ta biết được “bí mật” của sự sống lại, như thánh Inhaxiô thành Antiokia xác tín Bánh Thánh như là “linh dược đem lại sự bất tử, một phương thuốc diệt trừ sự chết.”

  1. Thánh Thể Là Trung Tâm Của Đời Sống Giáo Hội vì Thánh Thể Là Lương Thực Của Giáo Hội Lữ Hành

Lời Chúa

(Lc 24:29-31)

“Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất.” 

Suy Niệm

Thánh Justinô nói về Thánh Thể như sau:

Trong lời này, thánh Justinô cho thấy Thánh Thể kết hiệp mật thiết những người tham dự vào Thân Mình Chúa Kitô, Giáo Hội không coi Thánh Thể như của ăn của uống thông thường, nhưng là lương thực thiêng liêng và đích thực nuôi dưỡng các tín hữu trong Giáo Hội.

Ngay từ thời sơ khai, Giáo Hội đã nhìn Thánh Thể như là bánh nuôi dưỡng đức tin, niềm hy vọng và lòng mến của dân Chúa đang lữ hành. Đoạn Tin mừng theo thánh Luca tường thuật về hành trình trở về Emmaus của hai môn đệ của Chúa Giêsu, trong cuộc lữ hành này, giữa hình bóng của ngày sắp tàn và bóng tối, Đấng Phục Sinh xuất hiện như một tia sáng làm sống lại niềm hy vọng vào lời hứa cứu độ và mở lòng các ông ước muốn ánh sáng trọn hảo. Ngài giải thích cho họ lời Thiên Chúa, làm tiêu tan sự cứng lòng của các ông, nhưng chưa đủ để làm cho các ông nhận ra Ngài, các ông xin Ngài “ở lại” với các ông, nhưng Ngài lại đáp ứng bằng một ân huệ lớn lao hơn đó là Ngài ở lại “trong” các ông qua bí tích Thánh Thể, chính trong khi cử hành việc Bẻ Bánh, Ngài mở mắt cho các ông để nhận ra Ngài, chính lúc ấy Ngài không còn hiện diện cách thể lý ở đó nữa, nhưng vẫn ở với họ ẩn dưới sự “bẻ bánh”

, chính lúc ấy đức tin của các ông bừng lên. 

Lãnh nhận Thánh Thể, đó là phương thế để nuôi dưỡng niềm tin, gia tăng niềm hy vọng và kiện toàn lòng mến yêu; khi lãnh nhận Thánh Thể, người tín hữu đi vào sự hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu, cho phép chúng ta nếm trước, một cách nào đó, thiên đàng ngay tại thế. Thánh Thể làm cho thoả mãn cơn đói khát được kết hiệp với Đấng Hằng Sống, Đấng Ban Sự Sống, làm cho chúng ta no say Thiên Chúa ngay trên dương thế này, trong khi chờ đợi sự đói khát này được thoả mãn hoàn toàn trong Vương Quốc của Thiên Chúa trên trời.

LỜI CẦU:

Chúa Kitô đã thiết lập bí tích Thánh Thể và truyền cho Hội Thánh mãi mãi cử hành nghi lễ tưởng niệm sự chết và sống lại của Người. Cùng nhau chúng ta dâng lên lời cảm mến:

  1. Chúa ban cho chúng con Mình Máu Chúa làm bánh ban sự sống thần linh, xin cho những người trẻ luôn siêng năng đến với Thánh Thể để lãnh nhận sức sống của Chúa.

  2. Chúa đã nêu gương phục vụ và hiến thân cho các môn đệ noi theo, xin cho các vị mục tử, những tu sĩ nam nữ luôn biết dấn thân một cách quảng đại để phục vụ dân Chúa

  3. Chúa đã tự hạ, sống phục tùng cho đến chết và chết trên thập giá, giao hoà con người với Thiên Chúa, xin cho mọi tín hữu luôn kết hiệp với Chúa và hiệp thông với nhau.

Kết:

Thưa cộng đoàn,

(ĐGH Bênêđictô XVI).

 

Bài 6:

ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN NHƯ LỄ DÂNG

Dẫn Nhập: Lời Nguyện MỘT MÌNH BÊN CHÚA

Lạy Chúa, trong thinh lặng, con quỳ gối trước mặt Chúa đang hiện diện trên bàn thờ.

Con cám ơn Chúa đã mời con đến trong Nhà của Ngài.

Trong lúc này, lạy Đấng Cứu Độ của con, con muốn

đặt mình con trong Ngài,

chỉ nghĩ về một mình Ngài,

không yêu bất cứ ai ngoại trừ Ngài,

để giữ trí khôn và cả cảm nghĩ của con trong thinh lặng,

để không quan tâm lo lắng về bất cứ điều gì,

về những hối hả ngược xuôi, những ồn ào vội vả của thế giới bên ngoài trong giờ phút này,

gần hay xa, quan trọng hay tầm thường.

Thinh lặng trước nhan Ngài, lạy Chúa,

để con tôn kính Ngài hết lòng con,

hết linh hồn, hết trí khôn,

và hết sức lực của con.

I/ Lời Chúa: Lc 2:22-35

II/ Suy Gẫm:

1/ Sự Toàn Vẹn Của Sự Tận Hiến Cho Thiên Chúa

Sự kiện Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh là một hình ảnh toàn vẹn về việc tận hiến cho Chúa của biết bao người, nam cũng như nữ, trong Giáo Hội khắp thế giới, đã nghe theo tiếng gọi Phúc Âm, thực thi những nhân đức của Chúa Giêsu, sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Suy gẫm ý nghĩa biến cố Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu, một hình ảnh mang ý nghĩa Tin Mừng, ẩn chứa biểu tượng nền tảng về ánh sáng. Đó là ánh sáng từ Chúa Giêsu chiếu tỏa trên Đức Mẹ, Thánh Giuse, trên hai cụ Simêon, Anna và biết bao người khác.

2/ Lễ Dâng Của Sự Gặp Gỡ

Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ cũng được gọi là lễ của sự gặp gỡ: gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và dân Người. Khi Đức Maria và thánh Giuse đem con vào Đền Thờ Giêrusalem, thì xảy ra cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và dân người được đại diện bởi hai cụ già Simeon và Anna. Đây cũng là cuộc gặp gỡ bên trong lịch sử của dân Chúa, một cuộc gặp gỡ giữa các người trẻ là Đức Maria và ông Giuse và các người già là ông Simeon và ban Anna. Trình thuật Phúc âm cho thấy cha mẹ Chúa Giêsu vui tươi tuân giữ và đi theo các lề luật của Thiên Chúa. Thánh sử Luca nhấn mạnh sự kiện hai người già được Thánh

Thần Chúa hướng dẫn. Và Thánh Gia gặp gỡ hai người dại diện này của dân thánh Chúa trong Đền Thờ nơi đó Chúa Giêsu ở trung tâm. Chính Người chuyển động tất cả, lôi kéo các người này và người kia đến Đền Thờ, là nhà của Cha Người. Đó là cuộc gặp gỡ giữa sự vâng phục của người trẻ và lời tiên tri của người già. Việc tuân giữ luật lệ được chính Thần Khí linh hoạt, và lời tiên tri di chuyển trên con đường do Luật Lệ vạch ra. Ai tràn đầy Thần Khí bằng Mẹ Maria? Ai ngoan ngoãn với hoạt động của Thần Khí bằng Mẹ?

Đời thánh hiến cũng là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu: chính Người được Mẹ Maria và thánh Giuse đem đến cho chúng ta, và chúng ta được Thánh Thần hướng dẫn bước tới với Người. Người ở trung tâm và di chuyển tất cả, Người lôi kéo chúng ta đến Đền Thánh, nơi chúng ta có thể gặp gỡ, nhận biết, tiếp đón và ôm lấy Người. Chúa Giêsu đến gặp chúng ta trong Giáo Hội, cuộc gặp gỡ này đã thành hình trong Giáo Hội qua đặc sủng của ơn gọi La San, và qua từng ơn riêng Thiên Chúa ban cho mỗi chúng ta. Sự kiện này khiến cho chúng ta kinh ngạc và làm cho chúng ta tạ ơn Chúa. Trong đời thánh hiến chúng ta cũng sống cuộc gặp gỡ giữa hai thế hệ người trẻ và người già, giữa sự tuân giữ và lời hướng dẫn dạy dỗ. Chúng ta đừng coi hai thực tai này chống đối nhau. Hãy để Chúa Thánh Thần linh hoạt cả hai, và dấu chỉ của cuộc găp gỡ đó là niềm vui: niềm vui của sự tuân giữ, bước đi trong một luật sống, trong một đường hướng của Dòng và dự tính chung của cộng đoàn; và niềm vui được Thần Khí hướng dẫn, không bao giờ cứng nhắc, không bao giờ khép kín, nhưng luôn luôn rộng mở tâm hồn cho tiếng Chúa nói, mở ra và hướng dẫn.

3/ Sự Dâng Hiến Chính Mình Cho Thiên Chúa

Trình thuật Phúc Âm kể lại biến cố dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh theo luật lệ Do thái là một hình ảnh ý nghĩa diễn tả việc hiến dâng cuộc sống mình cho Thiên Chúa của những người noi gương Chúa Giêsu đồng trinh, khó nghèo và vâng lời, Đấng được thánh hiến của Thiên Chúa Cha. Sự dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa liên quan tới mọi kitô hữu, bởi vì tất cả chúng ta đươc thánh hiến cho Người qua bí tích Rửa Tội. Tất cả chúng ta được mời gọi dâng mình cho Thiên Chúa Cha với Chúa Giêsu và như Chúa Giêsu, biến cuộc đời chúng ta trở thành một món qùa quảng đại, trong gia đình, trong công việc làm, trong việc phụng sự Giáo Hội, trong các công tác bác ái thương xót. Nhưng việc thánh hiến đó được sống một cách đặc biệt bởi ơn gọi tu trì, mà với việc tuyên khấn chúng ta thuộc về Thiên Chúa một cách trọn vẹn và triệt để. Sự tùy thuộc vào các bề trên và hội dòng theo ý Chúa cho phép những người sống một cách đích thực cống hiến một chứng tá đặc biệt cho Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Người tu sĩ với lời khấn hoàn toàn được thánh hiến cho Thiên Chúa, vì thế họ hoàn toàn được trao phó cho các anh em khác để đem ánh sáng Chúa Kitô tới nơi đâu có bóng tối dầy đặc, và gieo niềm hy vọng đến nơi mà con người mất tin tưởng. Các tu sĩ là dấu chỉ của Thiên Chúa trong các môi trường cuộc sống khác nhau, là men giúp một xã hội lớn lên công bằng và huynh đệ hơn, là lời tiên tri chia sẻ với các người bé nhỏ nghèo hèn… Mỗi tu sĩ là một ơn của Thiên Chúa trên đường đi. Cần có các sự hiện diện này biết bao nhiêu, cho việc củng cố và canh tân dấn thân phổ biến Tin Mừng, cho việc giáo dục kitô, cho việc bác ái đối với các người cần được trợ giúp, cho việc cầu nguyện chiên niệm, cho dấn thân đào tạo nhân bản và tinh thần cho người trẻ và các gia đình, và cho dấn thân cho công lý và hòa bình trong gia đình nhân loại. Giáo Hội và thế giới cần đến chứng tá này của tình yêu và lòng thương xót Chúa. Vì thế cần đánh giá cao với lòng biết ơn các kinh nghiệm của đời sống thánh hiến và đào sâu việc hiểu biết các đặc sủng và nền tu đức khác nhau. Cần phải cầu nguyện để người trẻ “thưa vâng” với Chúa là Đấng gọi họ tân hiến cho Người để phục vụ các anh em chị em khác một cách vô vị lợi. Chúng ta hãy phó thác sáng kiến này cho sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria và Cha Thánh Giuse, như là cha mẹ Chúa Giêsu đã là những người đầu tiên được thánh hiến bởi Chúa và thánh hiến cuộc sống các Ngài cho Người.

III. Mười Kinh Kính Mừng suy gẫm Mầu nhiều thứ bốn Năm Sự Vui

  1. Lời Cầu

Lời cầu Kinh Chiều ngày lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh

… … …

Lời Nguyện:

Bài hát thờ lạy Thánh Thể: Đây Nhiệm Tích

– HCĐ số 500

– Chủ sự:

Cộng đoàn đáp:

Lời nguyện Thánh Thể

  1. Kết thúc

Bài hát Đức Mẹ HCĐ số 396

BÀI 7:

“ĐẤNG GIÀU CÓ ĐÃ TỰ NGUYỆN
TRỞ NÊN NGHÈO”

Dẫn Nhập

Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay (2014), ĐGH Phanxico lấy hứng từ câu nói của thánh Phaolô:

(2 Cr 8,9).

Chúa Kitô, Con vĩnh cửu của Thiên Chúa, đồng hàng với Chúa Cha về quyền năng và vinh quang, đã trở nên nghèo; Ngài đã xuống giữa chúng ta, trở nên gần gũi với mỗi người chúng ta; Ngài đã cởi bỏ, ”trở nên trống rỗng”, để trở nên giống chúng ta hoàn toàn (Xc Pl 2,7; Dt 4,15). Lý do thúc đẩy Chúa Giêsu trở nên nghèo không phải là sự nghèo nàn tự nó, nhưng – như thánh Phaolô đã nói – “là để chúng ta trở nên giàu sang nhờ cái nghèo của Ngài”.

Trong giờ chầu này, chúng ta cùng nhau chiêm ngắm và suy gẫm tình yêu của Chúa Giêsu thể hiện trong sự vâng phục đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây thập tự. Tình yêu tự hạ của Ngài vẫn chưa dừng lại đó, Ngài tiếp tục hiến lễ tình yêu trên bàn thờ, để trở nên nguồn mạch sự sống cho chúng ta mỗi ngày, để ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

Với lòng kính tin và mến yêu, chúng ta cùng sấp mình thờ lạy Chúa ngự trong Thánh Thể

Hát LÒNG CHÚA ÁI TUẤT (HCĐ 487 – PK 1, 3)

  1. TỪ CẠNH SƯỜN NGƯỜI PHÁT SINH NGUỒN MẠCH SỰ SỐNG 

Lời Chúa: Trích Tin Mừng theo Thánh Gioan 19, 33 – 37

Suy Gẫm

Tin Mừng thuật, khi Đức Giêsu đã chết, còn treo trên thập giá, thì một người lính đến gần và lấy lưỡi đòng mà đâm vào cạnh sườn Người, từ đó máu cùng nước chảy ra. Máu cùng nước của Đức Giêsu đổ ra trên thập giá làm giá chuộc và giếng rửa.

Nước và máu từ cạnh sườn của Chúa Giêsu trên thập giá chảy ra là biểu tượng của bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể, từ đó Hội Thánh được xây dựng qua việc tái sinh và canh tân của Thánh Thần.

Vậy từ cạnh sườn của Người, Chúa Giêsu Kitô đã xây dựng Hội Thánh là thân thể Người, đã sinh ra con cái là các tín hữu

;

cũng giống như từ cạnh sườn của Ađam Thiên Chúa đã dựng nên Eva, bạn đời của ông, và từ hai ông bà nhân loại được sinh ra

.

Để khắc ghi tình yêu bao la ấy vào lòng chúng ta, trước lễ Vượt Qua, Ngài đã thiết lập bí tích Thánh Thể để ban cho chúng ta Mình Máu Người làm của ăn  và của uống ban cho chúng ta sự sống đời đời.

Tôi được trở nên Kitô hữu nhờ Bí tích Thánh Tẩy, tôi được nuôi dưỡng bằng lương thực thiên thần mỗi ngày nhờ lãnh nhận Thánh Thể khi tham dự thánh lễ. Tôi trở nên một chi thể trong thân thể Giáo Hội, được mời gọi để xây dựng, nghĩa là cần phải chấp nhận “máu” và “nước” bị “chảy ra” qua các hy sinh, khổ chế, qua các dấn thân tông đồ mà ơn gọi đòi hỏi, để đem ơn cứu độ đến cho người khác, cộng tác vào việc “sinh ra” con cái Chúa trên trần gian. Chiêm ngắm Đấng bị đâm thâu trên thánh giá, mời gọi chúng ta mỗi ngày đến với Bí Tích Thánh Thể để lãnh lấy tình yêu và sự sống.

Lạy Thiên Chúa là Cha đầy tình yêu, Chúa đã muốn Con Một Chúa chịu khổ hình thập giá và chịu đâm thấu cạnh sườn để khơi nguồn sự sống mà Ađam đã làm mất xưa kia. Xin cho chúng con khi chiêm ngắm Đấng chịu đóng đinh biết hằng khao khát chạy đến với Người nơi bí tích Thánh Thể là suối nguồn sự sống và tình yêu để được Người canh tân tinh thần nhược suy, làm cho lòng con thêm quảng đại và môi con rộng mở để ngợi ca Thánh Danh.

Hát TRÁI TIM TINH TUYỀN (HCĐ 126, 2 & 3)

  1. NHÌN XEM ĐẤNG ĐÃ BỊ ĐÂM THÂU CHO TA KINH NGHIỆM VỀ TÌNH YÊU

Lời Chúa trích sách tiên tri Zacaria 12, 10 – 11a

Suy Gẫm

Chúng ta hãy nhìn xem với lòng tin cẩn nơi cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu, từ đó “máu và nước” chảy ra” (Ga 19:34). 

Hãy đặt mình vào vị trí của viên đại đội trưởng Rôma, trên đồi Calvê khi nhìn xem “Đấng họ đã đâm thâu”. Tôi sẽ thốt lên điều gỉ? Viên sĩ quan ấy đã thốt lên “Người này quả thật là công chính!” Hãy đặt mình vào vị trí của người môn đệ Chúa yêu dấu – thánh Gioan, đang đứng dưới chân thập giá nhìn xem “Đấng đã bị đâm thâu”. Tôi sẽ nghĩ gì và làm gì? Thánh Gioan đã trở thành chứng nhân của tình yêu và ghi lại cảm nghiệm của ngài trong Tin Mừng thứ Tư, để cho cả nhân loại và cả chúng ta hôm nay nữa cũng được đón nhận và tin. Thánh Sử đã viết:

(Ga 20:31).

Chúng ta cũng hãy đặt mình vào vị trí của thánh Tôma tông đồ khi ông được mời gọi hãy đặt lòng bàn tay vào cạnh sườn của Chúa Kitô Phục Sinh. Ch1ung ta sẽ tuyên xưng điều gì? Thánh Tôma đã tuyên xưng: “Lạy Đức Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con!” Trải qua thời gian lịch sử, nhiều vị thánh đã gặp trong trái tim của Chúa Giêsu sự diễn đạt sâu xa nhất của mầu nhiệm tình yêu này.

Sự chiêm ngắm “Đấng họ đã đâm thâu” và chiêm ngắm mầu nhiệm Thánh Thể cũng cho chúng ta kinh nghiệm mới về tình yêu của Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Chúa Kitô

,

một kinh nghiệm tình yêu trở thành động lực thúc đẩy chúng ta mở lòng cho những kẻ khác

, bằng cách quan tâm đến những vết thương giáng xuống trên phẩm giá con người; thúc đẩy chúng ta chiến đấu với mọi hình thức khinh miệt sự sống và sự khai thác con người, và làm giảm đi những thảm kịch của tình trạng cô đơn và bị bỏ rơi của rất nhiều người.

Chỉ bằng cách này chúng ta sẽ có khả năng tham gia đầy đủ trong niềm vui Phục Sinh

. Tôi được mời gọi theo Chúa trong ơn gọi riêng, tôi đã có hành động tuyên xưng đức tin hay cử chỉ phục vụ nào để diễn đạt tình yêu của Thiên Chúa nơi gia đình, nơi công sở, nơi mà tôi hiện diện…

Nghe Nhạc: GIÊSU GIÊSU

Thành Tâm.

Lời Nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nhân loại Chúa đã hiến thân chịu khổ hình, và trên thập giá Chúa đã để máu cùng nước chảy ra từ cạnh sườn để khơi nguồn sự sống mới cho nhân loại. Còn tình yêu nào như tình Chúa thương con đã một lần liều thân chịu chết. Xin cho con một đời nguyện ước trung thành sống như Ngài đã sống đem thân mình hy sinh hiến trao cho bao con người.

III. MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TÁI HIỆN TÌNH YÊU THẬP GIÁ 

Lời Chúa: Trích Tin Mừng Theo Thánh Matthêu

Suy Gẫm

Chính “trong mầu nhiệm Thánh Thể

, tình yêu của Chúa Kitô đã trở thành một thứ tình yêu vĩnh viễn giữa chúng ta. Chính tại đây,

lại một lần nữa và lại một lần nữa, Ngài đã hiến dâng chính Ngài

.

Chính tại đây, lại một lần nữa và lại một lần nữa, trái tim Ngài bị đâm thấu

;

chính tại đây Ngài giữ trọn lời thề

, mà chính từ cây Thập Giá, tất cả mọi sự đều quy hướng về Ngài cả thảy.”

Trong Phép Thánh Thể, diễn đạt cho chúng ta tất cả mầu nhiệm tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, trở thành dấu chỉ hữu hình đến muôn đời cho sự cứu rỗi con người.

Trong mầu nhiệm thập giá Người dùng tình yêu mà mà tắm rửa chúng ta, nâng chúng ta lên cao tới Thiên Chúa

,

Người dùng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn mà thanh tẩy chúng ta

.

Người tiếp tục thanh tẩy và ban sự sống cho chúng ta cho đến ngày Người lại đến qua mầu nhiệm Thánh Thể

. Trong mỗi thánh lễ, Chúa Giêsu tiếp tục cúi xuống trước đôi chân chúng ta và sẳn lòng làm người nô bộc để phục vụ chúng ta, thanh tẩy chúng ta, thánh hoá chúng ta để làm cho chúng ta tiến lại gần Thiên Chúa. Tình yêu của Người không bao giờ cạn, rõ ràng là yêu cho đến cùng

Chúa ban cho tôi được ơn tham dự thánh lễ mỗi ngày, tôi có thực sự khao khát và chuẩn bị tâm hồn mỗi ngày khi tham dự thánh lễ và rước lễ cho sốt sắng? Tôi có để cho cuộc sống mình trở thành một thánh lễ nối dài trong ngày sống khi biết cúi xuống với những người nghèo, những người đau khổ, cùng cực, những kẻ cô thế cô thân, những trẻ em đang nghèo đói và thất học và trao ban cho họ một cử chỉ phục vụ, một hành vi yêu thương

Nghe Nhạc BÍ TÍCH TÌNH YÊU 

LỜI CẦU

Trong bữa ăn tối cuối cùng trước khi bị trao nộp, Đức Kitô đã truyền cho Hội Thánh mãi mãi cử hành nghi lễ tưởng niệm sự chết và sống lại của Người. Chúng ta hãy vui mừng trong Chúa Giêsu là Bánh Hằng sống Cha trên trời ban tặng mà ca tụng:

Chúa đã lấy thịt máu mình làm của ăn cho Giáo Hội như manna từ trời ban xuống. Xin ban cho Giáo Hội Chúa vững bước trên đường về nhà Cha.

Chúa đã sai Giáo Hội đến với nhân loại khắp hoàn cầu bằng tình yêu phục vụ – hiến dâng và cử hành Thánh Thể để tôn thờ Chúa Cha và phục vụ anh em đồng loại. Xin cho đời sống của các linh mục, tu sĩ đi đôi với bí tích mà họ cử hành và tham dự.

Chúa là Vị Thủ Lãnh đem lại công lý và hoà bình, đã trở nên bánh rượu nuôi sống chúng con. Xin dạy người trẻ chúng con siêng năng đến với bí tích Thánh Thể để nhận lãnh sức sống và tình yêu từ Mình và Máu Thánh Chúa.

Lạy Chúa Giêsu là Thượng Tế của giáo ước mới, trên bàn thờ thập giá xưa, Chúa đã hiến thân làm của lễ vẹn toàn. Xin cho mọi thành phần dân Chúa được cùng Chúa dâng mình làm lễ tế hy sinh.

Thánh Mẫu Maria đã đồng công chuộc tội với Chúa Kitô, xin cho chúng con luôn được Người phù trì che chở để bước theo Chúa đến cùng trên con đường thập giá hầu đạt tới vinh quang phục sinh.

  1. KẾT THÚC

Lời Nguyện (Thánh Thomas d’ Aquin)

Hát Luật Yêu Thương (HCĐ 127 – PK 2, 3)

Bài 8

“KHÔNG TRỞ NÊN DỬNG DƯNG
VÀ KHÔNG KHÉP KÍN VÀO MÌNH”

I/ Dẫn Nhập

Lạy Chúa,

con tin thật Chúa đang hiện diện trên bàn thờ này

và quỳ gối trước nhan Ngài,…

Con tin thật Ngài là Chúa của con, là tất cả của con.

Con là tạo vật của Ngài và con quỳ gối trước nhan Ngài để ý thức về thân phận của con.

Con muốn chứng tỏ rằng con thuộc về Ngài, mang ơn Ngài;

con thờ lạy, tôn kính và quy phục Ngài, lạy Chúa của con.

Bài hát: Con Thờ lạy (HCĐ 491, 1)

Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay (2015), ĐGH Phanxico gợi lại cho chúng ta nhận thức rằng Thiên Chúa không dửng dưng đối với chúng ta. Chúa quan tâm đến mỗi người chúng ta, Ngài biết đích danh chúng ta, chăm sóc và tìm kiếm chúng ta khi chúng ta bỏ Ngài. Thiên Chúa chú ý đến mỗi người chúng ta; tình thương ngăn cản không để cho Thiên Chúa dửng dưng đối với những gì xảy đến cho chúng ta.

Thiên Chúa không dửng dưng đối với thế giới, Chúa yêu thương thế giới đến độ ban Con của Ngài để cứu độ mỗi người. Trong cuộc nhập thể, trong cuộc sống trần thế, trong cái chết và sống lại của Con Thiên Chúa có mở ra vĩnh viễn cánh cửa giữa Thiên Chúa và con người, giữa trời và đất.

Trong sứ điệp, ĐTC nhắc chúng ta rằng: Ngày hôm nay dửng dưng đối với tha nhân và với Thiên Chúa cũng là một cám dỗ thực sự đối với các Kitô hữu chúng ta. Vì vậy Dân Chúa cần canh tân, để không trở nên dửng dưng và không khép kín vào mình.

Trong giờ chầu này, chúng ta cùng nhau chiêm ngắm và suy gẫm tình yêu, một tình yêu đích thật bắt nguồn từ Thiên Chúa sẽ không làm cho chúng ta dửng dưng và không khép kín với Chúa và với anh chị em.

II/ Lời Chúa: Tin Mừng theo thánh Gioan (13, 4-5. 12–15)

III/ Suy Niệm

  1. Tình Yêu Phục Vụ

Tin Mừng viết: “Sau bữa ăn tối Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”. Điều đó cho thấy chính vì yêu thương những kẻ thuộc về mình đến cùng, Đức Giêsu đã không ngần ngại hạ mình làm một công việc của người đầy tớ, đó là rửa chân cho các môn đệ. Theo tục lệ của người Do Thái lúc bấy giờ, rửa chân là công việc của một đầy tớ, hay một người nô lệ làm cho chủ. Thế mà Đức Giêsu là Thầy, là Chủ lại đi rửa chân cho các môn đệ của mình. Đây là một hành vi không thể hiểu theo suy nghĩ bình thường, mà chỉ có thể hiểu trong tương quan tình yêu.

Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay (2015), ĐGH nhắc nhở chúng ta rằng, “mùa Chay là mùa thuận tiện để chúng ta mở lòng ra để mời Chúa Kitô đến phục vụ và nhờ đó canh tân con người chúng ta trở nên như Chúa, phục vụ anh chị em. Chỉ người nào để cho Chúa Kitô rửa chân trước thì mới có thể thi hành việc phục vụ anh em mình. hầu được “dự phần” với Ngài.

Điều này chỉ có thể xảy ra khi chúng ta lắng nghe Lời Chúa và khi chúng ta lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể. Trong đó chúng ta trở thành điều mà chúng ta lãnh nhận: trở nên Mình Chúa Kitô. Trong thân mình này, không có chỗ cho sự dửng dưng dường như thường ngự trị trong tâm hồn chúng ta. Vì ai thuộc về Chúa Kitô thì cũng thuộc về một thân mình duy nhất và trong Chúa chúng ta không thể dửng dưng đối với nhau.

(1 Cr 12,26).

Như các thánh, chỉ khi chúng ta được liên kết với nhau trong Chúa, chúng ta cũng có thể làm được một cái gì đó cho anh chị em mình những người ở gần cũng như ở xa, hầu anh chị em của chúng ta mới có thể cảm nghiệm được Thiên Chúa yêu thương họ và cởi mở đối với công trình cứu độ của Chúa.

Lời nguyện

Lạy Chúa, xin ban cho con trái tim tinh tuyền để con luôn luôn cao dâng tâm tình kính mến. Xin Ngài canh tân trái tim bao lần xa Ngài, để con luôn luôn trung kiên vững một niềm tin.

  1. Tình Yêu Hiến Thân

Tình yêu bác ái mà Chúa Giêsu nêu gương và mời gọi chúng ta phải được biểu lộ trong đời sống của các giáo xứ và cộng đoàn. Để những ân huệ tình yêu mà chúng ta lãnh nhận được sinh hoa trái. ĐTC Phanxico mời gọi chúng ta, trước hết, liên kết trong kinh nguyện với Giáo Hội thiên quốc.

Khi Giáo Hội cầu nguyện, thì thiết lập một sự hiệp thông phục vụ và mưu ích cho nhau, bay lên trước nhan Thiên Chúa. Chúng ta là thành phần cộng đồng hiệp thông ấy, trong đó tình thương chiến thắng dửng dưng. Nhờ chiêm ngắm tình yêu Chúa Giêsu, một tình yêu dám hiến thân cho đến chết mà chúng ta chiến thắng thái độ và bao nhiêu hình thức dửng dưng, cứng lòng và oán thù.

Mỗi cộng đoàn Kitô được mời gọi hãy vượt qua ngưỡng cửa để liên đới với những người nghèo và những người cùng khổ mà đôi khi chúng ta chưa bao giờ đụng chạm đến. Bản chất là thừa sai của cộng đoàn tín hữu, đòi chúng ta, trong tư cách cộng đoàn, không được co cụm vào mình, nhưng được sai tới tất cả mọi người, để có thể nhìn thấy họ cũng chính là những con người mà Chúa Kitô đã chịu chết và sống lại cho họ.

Lời nguyện

Lạy Chúa, xin cho những nơi mà Giáo Hội hiện diện, – đặc biệt là các giáo khu và cộng đoàn của chúng con, – trở thành những hải đảo từ bi giữa lòng biển cả dửng dưng! 

Lạy Chúa, xin ban cho con trái tim tinh tuyền để con luôn luôn cao dâng tâm tình kính mến. Xin Ngài thương con ban lòng quảng đại để con luôn luôn cao dâng tâm tình kính mến.

  1. Tình Yêu Đối Với Thiên Nhiên – Môi Trường

Sách Sáng Thế cho thấy ngay từ tạo dựng, Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm canh giữ đất đai. ĐGH Bênêđictô XVI trong diễn từ ngày 6/9/2011 đã nhấn mạnh rằng:

Đức Thánh Cha Phanxico vào ngày lễ Thánh Cả Giuse 19-3-2013, đã nói thật tha thiết:

Tương lai trái đất rồi sẽ đi về đâu? Câu trả lời tùy thuộc vào thái độ hành xử của con người đối với môi trường mình đang sống.

Lời nguyện

Lạy Chúa, chúng con sẽ phải trả lẽ về việc mình chăm sóc trái đất như thế nào và đã nhắc nhở anh chị em chúng con bảo vệ trái đất ra sao. Công trình tạo dựng mà Chúa mời gọi chúng con tiếp tục  làm cho đất đai trổ sinh hoa màu. Xin giúp chúng con có một cái nhìn hướng về tương lai cùng sự chăm sóc lợi ích mà Chúa đã giao phó cho ta quản lý và luôn ý thức rằng chúng con sẽ phải trả lẽ về sự công bằng với thiên nhiên qua việc tôn trọng và bảo vệ các tạo vật. Xin cho chúng con cảm nghiệm tình Ngài bao la vươn lút trời xanh. Xin cho chúng con cảm nghiệm tình Ngài như biển thắm sóng dâng dạt dào. 

IV/ Cầu Nguyện Cho Đức Giáo Hoàng

V/ Tôn Thờ Thánh Thể

Bài hát: Đây Nhiệm Tích

HCĐ số 500

– Chủ sự:

Cộng đoàn đáp:

Lời nguyện Thánh Thể

VI/ KẾT THÚC

Lời Nguyện (Thánh Thomas d’ Aquin)

Bài 9:

HƯỚNG VỀ CHÚA GIÊSU – ĐỂ Ở TRONG NGÀI

Dẫn Nhập: KINH CẦU XIN CHÚA THÁNH THẦN

  1. Lời Chúa: Ga 6:51-58

  1. Suy Gẫm: 

1/ Thịt Tôi Thật Là Của Ăn 

Theo Tin Mừng thánh Gioan, người Do Thái không thể hiểu khi nghe Chúa Giêsu giảng về việc ăn thịt và uống máu Ngài. Họ lấy làm chướng tai gai mắt mà nói: “Làm sao ông này lấy thịt và máu ông ta cho chúng ta ăn được?” Chúa Giêsu không giải thích lời tuyên bố của Ngài, nhưng Ngài giảng cách sâu sắc hơn về ý nghĩa của lời ấy.

Cốt lõi của bài giảng của Chúa Giêsu cho chúng ta hiểu được kinh nghiệm của cộng đoàn các Kitô hữu tiên khởi khi cử hành Lễ Tạ Ơn. Theo Chúa Giêsu, các môn đệ không chỉ tin vào Ngài, nhưng họ còn ăn thịt và uống máu Ngài nếu họ muốn ở lại trong Ngài (được có sự sống nơi Ngài). Thánh Thể trở thành kinh nghiệm trung tâm cho những ai đi theo Chúa Giêsu.

Lời của Chúa Giêsu: “Thịt tôi thật là của ăn, máu thôi thật là của uống” trở thành nền tảng và trung tâm của các Kitô hữu tiên khởi. Nếu môn đệ của Chúa không được nuôi ăn bằng thịt máu Ngài, họ có thể nói hoặc làm bất cứ điều gì, nhưng người ấy không bao giờ có sự sống nơi mình.

(Thinh lặng)

Hát Bánh Trường Sinh, PK 1

2/ Tôi Cần Được Chúa Giêsu Nuôi Sống

Để có sự sống nơi mình, bạn cần được Chúa Giêsu nuôi sống, phải có được thần khí ban sự sống của Ngài, cần tiếp thu thái độ của Ngài, và tất cả những chuẩn mực về cuộc sống của Ngài. Đó là bí quyết và sức mạnh của Thánh Thể. Chỉ những ai rước lấy Ngài mới có thể thực sự biết Ngài và chia sẻ tình yêu say mê của Ngài đối với Chúa Cha và đối với nhân loại, con của Cha.

Lời của Chúa Giêsu có ý nghĩa rất sâu sắc. Ai ăn thịt và uống máu Ngài thì Ngài hứa “người ấy sẽ ở trong Ngài và Ngài ở trong người ấy.” Ai đến lãnh nhận Thánh Thể sẽ tìm thấy được mối tương quan của người ấy với Chúa Giêsu. Mối tương quan ấy không phải là bên ngoài như là hâm mộ những siêu sao ca nhạc, bóng đá rồi bắt chước theo kiểu thời trang của họ

.  Nhưng là một mối tương quan chiều sâu trong tâm hồn và chính Ngài nuôi sống chúng ta.

(Thinh lặng)

Hát Bánh Trường Sinh, PK 2

3/ Sống Trong Chúa Giêsu Để Ngài Sống Trong Tôi

Kinh nghiệm được sống trong Chúa Giêsu và để cho Ngài sống trong ta có thể làm thay đổi toàn bộ đức tin của chúng ta. Cho dù có khó khăn để diễn tả lời nhưng sự thay đổi lẫn nhau này, sự hiệp thong trọn vẹn này, tạo thành tương quan đích thật giữa Đức Giêsu và môn đệ của Ngài. Việc theo Chúa Giêsu được duy trì bởi sức mạnh đầy sức sống của Ngài.

Sự sống mà Chúa Giêsu ban cho các môn đệ ngang qua Thánh Thể là sự sống như Ngài đã nhận được từ Chúa Cha, Đấng là người mạnh mọi sự sống toàn thiện. Sự sống ấy không bao giờ bị huỷ diệt, không giống sự sống tự nhiên của chúng ta. Thế nhưng, như lời Chúa Giêsu hứa cùng các môn đệ: “Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời.”

Không chút nghi ngờ gì, dấu hiệu nghiêm trọng nhất của sự khủng hoảng đức tin của Kitô hữu hôm nay là thôi không rước lễ ngày Chúa nhật. Ai yêu Chúa Giêsu, thì thật là đau đớn khi nhìn thấy trong các thánh lễ Chúa Nhật, nhiều kẻ không còn tha thiết với Thánh Thể. Và còn đau đớn hơn khi chúng ta không một chút phản ứng nào trước sự thờ ơ ấy. Tại sao vậy?

Ưu tiên mà tôi chọn là sự sống đời đời hay sự sống chóng qua? Tôi sẽ làm gì để sống mối tương quan với Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể? Làm gì để lôi kéo mọi người đến với Thánh Thể?

(Thinh lặng)

Hát Bánh Trường Sinh, PK 3

  1. Tâm Tình Cầu Nguyện Trong Cuộc Sống

1/ Nghe Chúa Nói: BỎ THẦY, CON THEO AI?

Tôi nổi giận, và Ngài bảo:  HÃY THỨ THA

Tôi run sợ, và Ngài bảo:  CAN ĐẢM

Tôi nghi hoặc, và Ngài nói:  HÃY TÍN THÁC

Tôi bồn chồn không ngơi, và Ngài nói: TĨNH LẶNG

Tôi thích đi con đường riêng của mình, và Ngài bảo:  HÃY THEO TA

Tôi muốn lập kế hoạch riêng của mình, nhưng Ngài bảo:  HÃY QUÊN ĐI

Tôi nhắm tìm của cải vật chất, và Ngài bảo:  HÃY BỎ LẠI ĐẰNG SAU

Tôi muốn được bảo đảm, nhưng Ngài nói:  TA CHẲNG HỨA HẸN GÌ

Tôi thích sống ̣đời riêng của mình, và Ngài nói:  TỪ BỎ CHÍNH MÌNH

Tôi nghĩ là mình tốt lành, nhưng Ngài bảo:  TỐT LÀNH THÔI CHƯA ĐỦ

Tôi thích làm ông chủ, và Ngài nói:  PHỤC VỤ

Tôi thích ra lệnh cho người khác, nhưng Ngài nói:  HÃY HỌC VÂNG LỜI

Tôi kiếm tìm tri thức, và Ngài nói:  HÃY TIN

Tôi thích sự rõ ràng, nhưng Ngài lại nói bằng:  DỤ NGÔN

Tôi thích thi ca, Ngài lại nói CHUYỆN THỰC TẾ

Tôi yêu sự yên tĩnh của mình, còn Ngài lại muốn TÔI BỊ QUẤY RẦY

Tôi thích bạo lực, và Ngài bảo: BÌNH AN Ở CÙNG CHÚNG CON

Tôi rút gươm ra, nhưng Ngài bảo:  NÉM ĐI

Tôi nghĩ đến trả thù, nhưng Ngài bảo:  ĐƯA MÁ BÊN KIA

Tôi nói về trật tự, và Ngài bảo:  TA ĐẾN ĐEM GƯƠM GIÁO

Tôi câm ghét, nhưng Ngài bảo:  HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ

Tôi muốn gieo hoà hợp, và Ngài nói:  TA ĐEM LỬA XUỐNG THẾ GIAN

Tôi thích làm người lớn nhất, nhưng Ngài bảo:  HÃY HỌC LÀM TRẺ NHỎ

Tôi muốn ẩn thân, và Ngài nói:  ÁNH SÁNG PHẢI CHIẾU SOI

Tôi kiếm tìm chỗ nhất, nhưng Ngài bảo:  XUỐNG CHỔ CUỐI CÙNG

Tôi thích được quan tâm, và Ngài nói:  ĐÓNG CỬA LẠI MÀ CẦU NGUYỆN

Không, tôi không hiểu Ông Giêsu này. Ngài khiêu khích tôi làm tôi bối rối.

Cũng giống như nhiều môn đệ khác, tôi muốn đi theo một ÔNG THẦY KHÁC, chắc chắn hơn và ít đòi hỏi hơn.

Nhưng tôi cảm nhận như Phêrô:  “Tôi không biết ai khác có LỜI BAN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI”

Hát: Bỏ Ngài Con Đi Với Ai

2/ Thưa cùng Chúa: TÂM TÌNH KHI ĐỌC KINH LẠY CHA

Con không thể thưa: “LẠY CHA”

Con không thể nói “CHÚNG CON”

Con không thể nói “Ở TRÊN TRỜI”

Con không thể nói “NGUYỆN DANH CHA CẢ SÁNG”

Con không thể nói “NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN”

Con không thể nói “Ý CHA THỂ HIỆN”

Con không thể nói “DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI”

Con không thể xin “CHO CON LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY”

Con không thể xin “THA NỢ CHO CHÚNG CON”

Con không thể xin “CHỚ ĐỂ CHÚNG CON SA CHƯỚC CÁM DỖ”

Con không thể xin “CỨU CHÚNG CON KHỎI MỌI SỰ DỮ”

Con không thể nói đến “QUYỀN NĂNG”

Con không thể tung hô “VINH DỰ VÀ VINH QUANG”

Con không thể hô lớn MUÔN THUỞ MUÔN ĐỜI (LUÔN LUÔN – MÃI MÃI)

Khi con có thể giải quyết được những “NẾU” ấy trong cuộc đời.

Con sẽ thưa “AMEN” cách vững tin.

3/ Cầu Nguyện Cho Đức Giáo Hoàng

KẾT THÚC: Tôn Thờ Thánh Thể

Bài hát: Đây Nhiệm Tích

HCĐ số 500

– Chủ sự:

Cộng đoàn đáp:

Lời nguyện Thánh Thể

Bài 10:

NGHỊCH LÝ NƠI THIÊN CHÚA
VÀ NGHỊCH LÝ NƠI CON NGƯỜI

  1. Dẫn Nhập:

    LỜI CẦU NGUYỆN  CỦA MẸ THÁNH TÊRÊSA CALCUTTA

Họ có thể cáo bạn là ích kỷ
Đầy ẩn ý bên trong;

Bạn sẽ có thêm những người bạn xấu,
Và một số kẻ thù

Bạn có thể bị người lừa gạt;

Nhưng có ai đó có thể phá đổ trong chốc lát;

Bạn có thể bị ghen ghét, đố kỵ;

Con người cũng dễ quên nó trong nay mai;

Vì có khi điều đó không bao giờ đủ cả;

Bạn thấy không, khi phân tích kỹ,
Cuối cùng Không bao giờ là cái giữa bạn và họ.

Phải rồi,

Bài hát: Con thờ lạy (HCĐ số 491)

  1. Lời Chúa:

Trong tâm tình hoán cải và thống hối, chúng ta cùng nhau dừng lại nơi câu chuyện Tin Mừng về vụ án người đàn bà ngoại tình bị bắt quả tang trong Tin Mừng thánh Gioan 8:2-11 để suy gẫm về một nghịch lý nơi Thiên Chúa và nơi con người.

III. Suy gẫm: Nghịch lý nơi Thiên Chúa và nghịch lý nơi con người

Nghịch lý nơi Thiên Chúa, một nghịch lý đáng yêu: 

Thiên Chúa có quyền lên án, kết tội, nhưng Ngài không lên án mà lại còn thứ tha. Thiên Chúa có quyền lên án vì Ngài là Chúa cả trời đất, là Đấng thập toàn, nhưng Ngài không bao giờ lên án tội nhân. Vì sao Ngài không lên án tội nhân?

 

– Ngài không lên án vì Ngài là Đấng giàu lòng xót thương.

Ngài không bao giờ muốn con người phải đau khổ và phải chết: “

 

 Chúng ta biết rằng người phụ nữ này bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình. Bị bắt quả tang đồng nghĩa với cái chết. Luật Môisê đã qui định như thế. Cái chết đang treo lơ lửng trên đầu chị ta. Vấn đề chỉ còn là thời gian. May mắn cho chị, chị đã gặp được Đức Giêsu, Đấng là hiện thân của lòng thương xót. Ngài đã cứu chị khỏi một “bàn thua” trông thấy.

– Ngài không lên án, nhưng thứ tha vì Ngài muốn cho con người cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa một cách sâu xa.

Nếu nơi lề luật Cựu Ước, người phụ nữ ngoại tình nhận ra một Thiên Chúa nghiêm khắc và công thẳng, thì nơi Đức Giêsu, chị đã cảm nghiệm được một vị Thiên Chúa vô cùng bao dung và nhân hậu: 

(Ga 8,11)

 Đối với chị, Đức Giêsu, Đấng đang nói với chị, chính là cứu Chúa của đời chị và là hiện thân của lòng thương xót, đúng như lời Ngài đã từng công bố : 

– Ngài không lên án nhưng tha thứ vì Ngài muốn cho tội nhân có cơ hội làm lại cuộc đời

. Trong câu chuyện Tin Mừng, chúng ta thấy lòng bao dung tha thứ của Chúa Giêsu đã mở ra cho người phụ nữ ngoại tình một vận hội sống đời sống mới. Nói cách khác, khi tuyên bố “

” Chúa Giêsu đã cho chị một cơ hội để hoàn lương và để làm lại cuộc đời. Từ nay chị sẽ trở thành một con người mới, giã từ quá khứ ô nhơ để sống một cuộc đời lành thánh. Tắt một lời, Chúa Giêsu đã cứu thoát chị khỏi cái chết thể lý tủi nhục, Ngài còn cứu chị khỏi cái chết khốn nạn đời đời nữa.

Những suy tư trên cho chúng ta thấy nghịch lý nơi Thiên Chúa là một nghịch lý rất đáng yêu, nghịch lý của lòng thương xót, nghịch lý mang lại ơn cứu độ.

Trước mặt Thiên Chúa, con người chưa phải là thiên thần nhưng cũng không phải là ác quỷ, mà đơn giản họ là tội nhân cần được cứu độ. Con Một của Ngài đã chết cho tội nhân, và Ngài muốn cái chết ấy là niềm hy vọng cứu độ cho hết thảy mọi người. 

Một cuốn sách tựa đề 

 kể rằng có một cặp vợ chồng trẻ rất yêu thương nhau và sống với với nhau trên một ngọn núi cao, rất hạnh phúc. Hạnh phúc đến nỗi nhiều lần họ đã hô to:

Thế nhưng đâu phải chỉ sống trên núi mãi là hạnh phúc. Thỉnh thoảng người chồng cũng phải xuống núi để làm ăn. Và trong một lần xuống núi, người chồng đã lỡ sa ngã với một người đàn bà khác. Người vợ biết được rất tức giận. Từ đó nàng không nói chuyện với chồng nữa. Phần người chồng thì cũng hối hận, nhưng không thể nào xin lỗi được vì mỗi lần muốn nói  lời xin lỗi với vợ thì vợ bỏ đi nơi khác. Rồi một đêm kia, người chồng trên đường lên núi về nhà thì gặp bão tuyết. Chiếc xe ngựa bị gãy, con ngựa bị què, và anh cũng bị thuơng nặng ở chân. Anh cố gắng lết về tận cửa nhà. Người vợ mặc dù thấy chồng như thế, nhưng vì vẫn còn giận nên nhất định không mở cửa cho chồng vào. Sáng hôm sau người ta thấy xác người chồng đã cứng đờ vì giá lạnh ngay trước mái ấm gia đình của mình.

Một mối tình rất hạnh phúc trên non cao đã kết thúc bi thảm như thế, chỉ vì người vợ không biết thương xót thứ tha, không cho chồng mình một cơ hội để làm lại từ đầu. 

  1. Lời Cầu: KINH XIN ƠN SỐNG CHO CHÚA

LẠY CHÚA GIÊSU,

SỐNG CHO CHÚA THẬT LÀ ĐIỀU KHÓ.

THUỘC VỀ CHÚA THẬT LÀ MỘT THÁCH ĐỐ CHO CON.

CHÚA ĐÒI CON CHO CHÚA TẤT CẢ

ĐỂ CHẲNG CÓ GÌ TRONG CON LẠI KHÔNG LÀ CỦA CHÚA.

CHÚA THÍCH LẤY ĐI NHỮNG GÌ CON CẬY DỰA

ĐỂ CON THỰC SỰ TỰA NƯƠNG VÀ MỘT MÌNH CHÚA.

CHÚA THÍCH CẮT TỈA CON KHỎI NHỮNG CÁI RƯỜM RÀ

ĐỂ CÂY ĐỜI CON SINH THÊM NHIỀU HOA TRÁI.

CHÚA CƯƠNG QUYẾT CHINH PHỤC CON

CHO ĐẾN KHI CON THUỘC VỀ CHÚA.

XIN CHO CON DÁM RA KHỎI MÌNH,

RA KHỎI NHỮNG BẬN TÂM VÀ TÍNH TOÁN KHÔN NGOAN KIỂU ĐỜI,

ĐỂ SỐNG THEO NHỮNG ĐÒI HỎI BẤT NGỜ CỦA CHÚA

DÙ PHẢI CHỊU MẤT MÁT THUA THIỆT.

ƯỚC GÌ CON CẢM NGHIỆM ĐƯỢC RẰNG

TRƯỚC KHI CON TẬP SỐNG CHO CHÚA

VÀ THUỘC VỀ CHÚA

THÌ CHÚA ĐÃ SỐNG CHO CON

VÀ THUỘC VỀ CON TỪ LÂU RỒI. AMEN.

Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Bài hát Này Con Là Đá

(HCĐ số 497):

Lời nguyện

:

  1. Tôn Vinh Thánh Thể

Bài hát thờ lạy Thánh Thể: Đây nhiệm tích (HCĐ 500)

– Xướng:

Đáp:

– L

ời nguyện Thánh Thể

:

  1. Bài hát tôn vinh Mẹ Maria: Sao Biển (HCĐ 408)

NHỮNG LỜI KINH CẦU NGUYỆN VỚI CHÚA

CON QUỲ GỐI TRƯỚC NHAN NGÀI

Xin giúp con ý thức rằng…

con tin thật Chúa đang hiện diện trên bàn thờ này

và quỳ gối trước nhan Ngài,…

Con tin thật Ngài là Chúa của con, là tất cả của con. Con là tạo vật của Ngài và con quỳ gối trước nhan Ngài để ý thức về thân phận của con.

Con muốn chứng tỏ rằng con thuộc về Ngài, mang ơn Ngài;

con thờ lạy, tôn kính và quy phục Ngài, lạy Chúa của con. Amen.

KINH XIN ĐƯỢC Ở BÊN CHÚA

Lạy Chúa, trong thinh lặng,

con quỳ gối trước mặt Chúa đang hiện diện trên bàn thờ.

Con cám ơn Chúa đã mời con đến trong Nhà của Ngài.

Trong lúc này, lạy Đấng Cứu Độ của con,

con muốn đặt mình con trong Ngài,

chỉ nghĩ về một mình Ngài,

không yêu bất cứ ai ngoại trừ Ngài,

để giữ trí khôn và cả cảm nghĩ của con trong thinh lặng,

để không quan tâm lo lắng về bất cứ điều gì,

về những hối hả ngược xuôi,

những ồn ào vội vã của thế giới bên ngoài trong giờ phút này,

gần hay xa, quan trọng hay tầm thường.

Thinh lặng trước nhan Ngài, lạy Chúa,

để con tôn kính Ngài hết lòng con,

hết linh hồn, hết trí khôn,

và hết sức lực của con.

Amen.

LỜI KINH XIN ƠN THÁNH THẦN TRỢ LỰC

Lạy Chúa Thánh Thần,

xin hãy đến chiếm ngự lòng con,

hướng dẫn con hành động,

để con có thể thưa rằng,

tất cả những gì con làm là việc bởi tay Ngài hơn là của con.

và rằng tất cả những gì thuộc về con

do bởi phận vụ mà con được lãnh nhận,

là hoàn toàn thuộc về ý muốn tốt lành của Ngài.

Xin chúc lành cho chúng con và những ai không còn sống và hành động do chính mình,

nhưng là do bởi Thần Khí Chúa.

Để rồi tất cả chúng con có thể thưa rằng:

“Không phải là tôi sống mà là Chúa Giêsu Kitô

và hơn nữa là Thần Khí của Ngài sống trong tôi.”

Lạy Chúa, đó là điều mà con mong ước và cầu xin trong danh thánh Ngài. Amen.

KINH XIN ƠN SỐNG CHO CHÚA

LẠY CHÚA GIÊSU,

SỐNG CHO CHÚA THẬT LÀ ĐIỀU KHÓ.

THUỘC VỀ CHÚA THẬT LÀ MỘT THÁCH ĐỐ CHO CON.

CHÚA ĐÒI CON CHO CHÚA TẤT CẢ

ĐỂ CHẲNG CÓ GÌ TRONG CON LẠI KHÔNG LÀ CỦA CHÚA.

CHÚA THÍCH LẤY ĐI NHỮNG GÌ CON CẬY DỰA

ĐỂ CON THỰC SỰ TỰA NƯƠNG VÀO MỘT MÌNH CHÚA.

CHÚA THÍCH CẮT TỈA CON KHỎI NHỮNG CÁI RƯỜM RÀ

ĐỂ CÂY ĐỜI CON SINH THÊM NHIỀU HOA TRÁI.

CHÚA CƯƠNG QUYẾT CHINH PHỤC CON

CHO ĐẾN KHI CON THUỘC VỀ CHÚA.

XIN CHO CON DÁM RA KHỎI MÌNH,

RA KHỎI NHỮNG BẬN TÂM VÀ TÍNH TOÁN KHÔN NGOAN KIỂU ĐỜI,

ĐỂ SỐNG THEO NHỮNG ĐÒI HỎI BẤT NGỜ CỦA CHÚA

DÙ PHẢI CHỊU MẤT MÁT THUA THIỆT.

ƯỚC GÌ CON CẢM NGHIỆM ĐƯỢC RẰNG

TRƯỚC KHI CON TẬP SỐNG CHO CHÚA

VÀ THUỘC VỀ CHÚA

THÌ CHÚA ĐÃ SỐNG CHO CON

VÀ THUỘC VỀ CON TỪ LÂU RỒI. AMEN.

KINH XIN ƠN ĐỨC TIN

Lạy Chúa,

Xin ban cho con đức tin lớn hơn hạt cải,

để làm bật rễ khỏi lòng con

những ích kỷ và khép kín.

Xin ban cho con đức tin can đảm

để con chẳng sợ thiệt thòi khi trao hiến

chẳng sợ từ bỏ những gì con cậy dựa xưa nay.

Xin ban cho con đức tin sáng suốt,

để con thấy được thế giới mà mắt phàm nhân không thấy,

để con thấy được Đấng Vô Hình, nhưng rất gần gũi thân thương.

để con thấy được Đức Kitô nơi những người nghèo khổ.

Xin cho con đức tin liều lĩnh

dám mất tất cả vì yêu Chúa và tha nhân

dám tiến bước trong bóng đêm,

chỉ vì mang trong tim một đốm lửa của Chúa.

dám lội ngược dòng với thế gian

và khước từ những mời mọc quyến rũ của nó.

Xin cho con một đức tin vui tươi

hạnh phúc vì biết những gì đang chờ mình ở cuối đường,

sung sướng vì biết mình được yêu,

ngay giữa những sa mù của cuộc sống.

Cuối cùng,

xin cho con đức tin cứng cáp

qua những cọ xát đau thương của phận người

để dù bao thăng trầm dâu bể,

con cũng không thể tàn lụi niềm tin

vào Thiên Chúa và vào con người. Amen.

KINH XIN ƠN BIẾN CẢI

Lạy Thần Khí Thiên Chúa, xin hãy đến

để con cho phép Ngài nhào nặn con như Đức Giêsu.

Xin đổi mới con, xin củng cố con, xin biến cải con

để con suy nghĩ, cảm xúc, sống như Người.

Xin thanh luyện mắt con để con thấy Ngài

trong tất cả những gì tốt lành, đẹp đẽ

trong vui mừng và đau khổ

ở mọi nơi đang nuôi hy vọng và khát khao giải phóng.

Xin mở tai con để lắng nghe Ngài

trong tiếng kêu râm ran của người nghèo,

trong tiếng kêu bị bóp nghẹt của những người bị loại trừ,

ở nơi mà tiếng Ngài còn vang lên.

Xin cho con đôi bàn tay lao động

để phục vụ những người thiếu thốn,

và liên kết họ làm một với những ai mơ ước,

và cùng chung xây dựng một Giáo Hội, một thế giới mới,

nơi đó mọi người có thể sống được.

Xin hãy nhận đôi chân con

để con không mệt mỏi tìm Chúa,

để con cứ đi theo đường Chúa chỉ,

và làm việc thiện.

Xin hãy chữa tim con để con cảm  nhận ra Chúa,

biết xúc động trước khổ đau của tha nhân,

và nhận ra sự hiện diện của Chúa trong thinh lặng,

ở nơi nào có yêu thương và liên đới.

Một khi được biến cải, con sẽ tự nguyện cộng tác với Thánh Thần,

Đấng xưa đã linh hoạt Chúa Giêsu

và vẫn luôn luôn linh hoạt để làm cho Nước Thiên Chúa hiện diện – Amen.

LỜI CẦU NGUYỆN  CỦA MẸ THÁNH TÊRÊSA CALCUTTA

Họ có thể cáo bạn là ích kỷ
Đầy ẩn ý bên trong;

Bạn sẽ có thêm những người bạn xấu,
Và một số kẻ thù

Bạn có thể bị người lừa gạt;

Nhưng có ai đó có thể phá đổ trong chốc lát;

Bạn có thể bị ghen ghét, đố kỵ;

Con người cũng dễ quên nó trong nay mai;

Vì có khi điều đó không bao giờ đủ cả;

Bạn thấy không, khi phân tích kỹ,
Cuối cùng Không bao giờ là cái giữa bạn và họ.

Phải rồi,

Bài Hát Cầu Nguyện

KHÚC CẢM TẠ 

  1. Tiếng gọi nào rộn rã vang trong chiều mơ, vồn vã cánh tay Ngài đưa, dắt con vào niềm thương nhớ. Chén rượu đào, Ngài chuốc chứa chan ngày nao, bánh thơm ân huệ Chúa trao, tháng năm tình mến tuôn trào.

ĐK:

NGUỒN SỐNG YÊU THƯƠNG

  1. Ở nơi đâu có yêu thương nhiều Chúa sẽ hiện diện ban hồng ân. Ở nơi đâu ghét ghen thù oán sẽ được tình yêu đến xóa tan. Ở nơi đâu muôn con tim kết hiệp, muôn tâm tư nên một, Chúa Thánh Linh phù trợ. Ở nơi đâu có yêu thương nhiều Chúa sẽ hiện diện tràn niềm vui.

ĐK:

  1. Nguyện hiệp nhất chúng con nên một sống trong ân tình con một Chúa. Nhờ tình yêu chúng con được sống mãi luôn hạnh phúc chẳng phai mờ. Vì tình yêu Giêsu đã xuống đời mang thân như muôn người Chúa xuống đem ơn trời. Ngài đã sống, sống cho con người, chết cho con người chỉ vì yêu.

XIN DÂNG

  1. Đời con như của lễ không hề ngưng, như tấm bánh luôn để dâng. Tình con như ánh nến luôn bừng cháy trong tình Chúa sáng như hừng đông.

  1. Ngài chọn con tuy con không có chi là công, tuy con không xứng như Ngài mong. Tình con quá thiếu thốn để đền đáp như giọt nước sánh với biển Đông.

TỰA HẠT MIẾN 

  1. Tựa hạt miến kết thành tấm bánh, lòng muôn người hợp chung câu hát, mừng Chúa thương kết hợp muôn người trong tình yêu tuyệt vời.

  1. Tựa đàn chiên mong về chuồng xưa, lòng muôn người hợp nhất trong Chúa, Người tái sinh tinh thần con người trong tình yêu đời đời.

CHO TÌNH TÔI NGUYÊN VẸN

  1. Ngài chết cho tôi cho tình yêu thơ dại của con người, hạnh phúc cho tôi khi người yêu chính là Thiên Chúa. Để đến hôm nao trên  đồi cao máu thắm chảy trào Chúa liều thân gánh vác tủi sầu mong tình tôi trọn vẹn cho Chúa. Rồi đến hôm nay Chúa ẩn thân nơi nhà chầu bé nhỏ. Rượu bánh đơn sơ chính thịt máu Chúa để nuôi dưỡng. Tình đã cho đi ôi tình yêu thắp sáng vào đời đem hồng ân đến với mọi người đem niềm vui chan hòa khắp nơi.

ĐK:

LUẬT YÊU THƯƠNG

  1. Cho con một điều răn mới: Yêu thương luật Chúa muôn đời. Cho con một lời dấu yêu: con ơi hãy yêu mến nhau. Theo gương Thầy yêu thương trước, hy sinh mà hiến thân mình. Hy sinh vì người dấu yêu, liều cả tấm thân, tình yêu chính tâm.

  1. Cho con ngàn lời yêu dấu, vẫn không bằng chính gương Thầy, hôm nay Thầy dùng nước đây, đôi tay rửa chân chúng con. Con ơi, ngần ngại chi nữa nay con làm cũng như Thầy, con xem Thầy là Chúa con, mà Thầy rửa chân từng người chúng con.

ĐỂ CHÚA ĐẾN

 

  1. Xin cho lòng chúng con luôn mở rộng chờ mong Chúa đến. Xin cho lòng chúng con luôn thắm nồng một tình yêu mến. Xin cho lòng chúng con luôn khát khao, luôn ước ao một thế giới sướng vui dạt dào, một thế giới không còn khổ đau.

  1. Xin cho lòng chúng con không oán hờn và không ghen ghét. Xin cho lòng chúng con luôn quảng đại và luôn tha thứ. Xin cho lòng chúng con yêu mến người, yêu suốt đời chỉ biết sống hiến dâng phục vụ và hướng đến ân tình trời cao.

  2. Xin cho lòng chúng con như máng cỏ toả nồng hơi ấm. Nên nơi Ngài náu thân khi xuống trần một đêm cô vắng. Cho con được ủi an ai khóc than ai khó khăn giọt nước mắt sẽ nên nụ cười và tiếng hát vang dậy trần gian.

XIN Ở LẠI VỚI CON

  1. Ôi chiều nay trần gian sao bồi hồi. Người đã khuất mồ chôn đã lấp rồi. Dặm đường Emmau người về lòng bối rối. Xin ở lại thôi hỡi Người Lữ  Khách ơi.

  2. Theo thời gian ngày đi không đợi chờ. Đời dần trôi màu sương tóc phai mờ. Đường còn xa xôi, ôi quạnh hiu nhung nhớ. Xin ở lại thôi cho thoả nỗi ước mơ.

BÀI CA HIỆP NHẤT

 

  1. Tựa ngàn hạt lúa miến xay thành nên bánh thơm ngon lành, tựa ngàn chùm nho chín ép nên thành rượu nho tinh kiết, thì rày nguyện xin Chúa hãy thương ban Thánh linh của Ngài hiệp nhất chúng con trong Chúa.

CHUNG MỘT NIỀM TIN

  1. Chung một niềm tin, chúng con sum họp về đây. Quanh bàn thờ Cha dâng lên lời kinh thánh ái. Cảm tạ hồng ân Cha đã khấng ban đêm ngày, giữ gìn hồn thơ trong trắng như cành huệ tươi.

  2. Con cùng một Cha chúng con chung một Thần Linh. Qui tụ về đây chia nhau cùng một tấm bánh. Dâng lời tụng ca danh Chúa khắp nơi xa gần, sáng tựa vầng dương sưởi ấm cõi lòng lạnh băng.

ĐK

LỜI CẦU:


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Bài thơ nhớ (hồng nguyên) – bức chân dung người lính thời chiến tranh

Related Articles

Back to top button