Giáo Dục

Oxit nào sau đây là oxit axit

Câu hỏi: oxit nào sau đây là oxit axit

A.  Fe2O3.

B.  CrO3.

C.  FeO.

D.  Cr2O3.

Giải chi tiết:

FeO và Fe2O3 là các oxit bazo

Cr2O3 là oxit lưỡng tính

CrO3 là oxit axit

Đáp án B

Oxit axit là hợp chất của kim loại hoặc phi kim với oxy ở mức hóa trị cao nhất.

1. Oxit axit là gì?

Oxit axit hay còn gọi là anhydrid axit, là oxit của phi kim hoặc kim loại với oxy mà ở trong đó, phi kim và kim loại ở trạng thái có số oxy hóa cao nhất. Phần lớn oxit axit là oxit của phi kim và tương ứng với mỗi oxit sẽ có một axit tương ứng. Nó được tạo thành thông qua phản ứng của oxit với nước. Bằng cách loại nước khỏi oxo axit cho đến khi chỉ còn lại một oxit, ta sẽ  thu được oxit thuộc nhóm chất này.

Các oxit có tính axit không cho đi proton nhưng lại làm tăng nồng độ ion hydro có trong nước. Ví dụ như cacbon dioxide làm tăng nồng độ ion hydro trong nước mưa từ pH = 5,6 lên đến 25 lần so với nước tinh khiết có pH = 7.

Các oxit của nguyên tố chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có tính tuần hoàn liên quan đến tính axit. Oxit của kim loại kiềm (Na và Mg) có tính kiềm, oxit nhôm là chất lưỡng tính khi phản ứng cả dưới dạng base hoặc axit còn oxit của một số phi kim như silic, phốt pho, lưu huỳnh và clo thì có tính axit. Một số oxit phi kim loại như oxit nito, carbon dioxit không có tính axit, cũng không có tính bazo.

Xem thêm :  Cách lập ý của bài văn biểu cảm (đầy đủ)

Đối với môi trường, các oxit axit có ý nghĩa lớn, trong đó, oxit lưu huỳnh và oxit nito chính là 2 chất gây mưa axit khi phản ứng với hơi nước có trong khí quyển.

2. Tính chất hóa học của oxit.

Ở hóa 8 bài oxit có một số những tính chất hoá học của oxit  mà chúng ta cần phải biết đó là:

Tính tan của oxit 

Hầu hết các loại oxit axit hòa tan vào nước sẽ tạo ra dung dịch oxit.

CO2 + H2O ⇔ H2CO3

SO3 + H2O → H2SO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Tác dụng với oxit bazơ tan

Khi oxit bazo tác dụng với oxit axit sẽ tạo ra muối

P2O5 + 3Na2O → 2Na3PO4

SO3 + CaO → CaSO4

Tác dụng với bazơ tan

Bazơ tan là bazơ của những kim loại kiềm cùng với kiềm thổ. Có 4 bazơ tan đó là: Ca(OH)2 , NaOH, Ba(OH)2 và KOH.

Tạo ra những sản phẩm khác nhau sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ mol giữa bazơ và oxit axit khi tham gia phản ứng. Có thể là muối axit, muối trung hoà với nước hay là hỗn hợp của cả 2 muối.

3. Một số dạng bài tập về Oxit axit 

Các bước giải cơ bản

Dạng các bài toán về các oxit axit cho tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH,…)

Phương trình phản ứng:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)

CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)

Bước 1: Xét tỉ lệ mol bazơ với oxit axit (ký hiệu T)

– Nếu T ≥ 2: thu được sản phẩm là muối trung hòa, xảy ra phản ứng (1)

– Nếu 1

– Nếu T ≤ 1: thu được sản phẩm là muối axit và chỉ xảy ra phản ứng (2)

Xem thêm :  Soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - phần 2: tác phẩm

Bước 2: Viết PTHH

Bước 3: Từ phương trình hóa học kết hợp áp dụng các định luật như định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải đáp các yêu cầu đề bài đưa ra

Dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2,…)

Phương trình:

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (1)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)

Các bước giải tương tự cách giải khi oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm

4. Bài tập cụ thể

Bài tập 1: Khi cho 1,68 lít CO2(đktc) sục vào trong bình đựng 250ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích của dung dịch trước và sau phản ứng là không thay đổi. Hãy tính nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng.

Lời giải:

Theo bài ra, ta có được: nCO2 = V/22,4 = 1,68/22,4 = 0,075 (mol)

Do KOH dư nên phản ứng tạo ra sản phẩm là muối trung hòa

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

1mol             1mol

0,075             x?mol

Từ Phương trình phản ứng ta có: nK2CO3 = nCO2 = 0,075 (mol)

Vì thể tích của dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi nên Vdd = 250 ml = 0,25 lít

Nồng độ muối thu được sau phản ứng sẽ bằng: CM(K2CO3) = n/V = 0,0075 / 0,25 = 0,3 (mol/l)

Bài tập 2: Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 0,1M 400ml để hấp thụ hết hoàn toàn V lít khí SO2 (ở đktc). Sau phản ứng chúng ta thu được sản phẩm là muối BaSO3 không tan. Hãy tính giá trị bằng số của V.

Lời giải

Theo bài ra, ta có: VBa(OH)2 = 0,4 (l)

nBa(OH)2 = V.CM  = 0,4. 0,1= 0,04 (mol)

Phương trình phản ứng:

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 + H2O

1 mol                1 mol

X?mol                0,04 mol

Xem thêm :  Phân tích sắc đẹp và tài năng của nhân vật thúy kiều qua đoạn trích “chị em thúy kiều”

Theo phương trình phản ứng ta có: nSO2 = nBa(OH)2 = 0,04 (mol)

VSO2 = 22,4. nCO2= 22,4 . 0,04 = 0,896 (lít)

5. Cách gọi tên oxit axit

Để gọi tên oxit axit, người ta sẽ gọi theo công thức như sau:

Tên oxit axit: (tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + tên phi kim + (tên tiền tố của chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit”

Chỉ số

Tên tiền tố
Ví dụ

1

Mono (không cần đọc đối với những hợp chất

thông thường)

ZnO: kẽm oxit

2

Đi

UO2: Urani đioxit

3

Tri

SO3: Lưu huỳnh trioxit

4

Tetra

5

Penta

N2O5: Đinitơ pentaoxit

6

Hexa

7

Hepa

Mn2O7: Đimangan heptaoxit


[Mất gốc Hóa – số 15] – Phân biệt được "OXT – AXIT – BAZƠ – MUỐI" – (DÀNH CHO HS MẤT GỐC MÔN HOÁ)


Video này thầy hướng dẫn các em BIẾT ĐƯỢC OXIT AXIT BAZƠ MUỐI
Nguyên tố kim loại : K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H) Cu, Hg, Ag, Pt, Au
(Khi Nào Bạn Cần May Áo Nên Sang Phố (Hỏi) Cửa Hàng Á Phi Âu)
Nguyên tố phi kim : O, H, N, C, P, S, Cl
Chào mừng các em HS đến với kênh Youtube THẦY TUẤN XIPO. Chuyên chia sẻ các kiến thức về bộ môn HOÁ HỌC (Lớp 8, 9, 10, 11, 12) từ cơ bản đến nâng cao các ứng dụng liên quan đến học tập toán vật lí hoá học, các video thí nghiệm sáng tạo giúp các em HS học tốt hơn, hứng thú hơn đối với bộ môn hóa học.
CÁC VIDEO CHO HS MẤT GỐC HÓA
▶ 1) [Mất gốc Hoá Số 1] HỌC THUỘC HOÁ TRỊ LỚP 8 NHANH ĐƠN GIẢN https://youtu.be/XOnsiycZCY0
▶ 2) [Mất hốc Hóa số 2] ]Hướng dẫn viết \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button