Giáo Dục

Trắc nghiệm sinh học 10 bài 6: axit nucleic

Câu 1: Khi nói về chuỗi polinucleotit, phát biểu nào sau đây là đúng? 

  • A. Nhiều nucleotit liên kết lại với nhau theo một chiều nhất định
  • B. Nhiều axit amin liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định
  • C. Nhiều bazo nito liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định
  • D. Nhiều phân tử axit nucleotit liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định

Câu 2: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng:

  • A. Liên kết phốtphodieste
  • B. Liên kết hidro
  • C. Liên kết glicozo
  • D. Liên kết peptit

Câu 3: Khi nói về cấu trúc không gian của ADN, phát biểu nào sau đây là sai? 

  • A. Hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau
  • B. Xoắn ngược chiều kim đồng hồ, đường kính vòng xoắn là 20A$^{o}$
  • C. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4A$^{o}$ gồm 10 cặp nucleotit
  • D. Các cặp bazo nito liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung

Câu 4: Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa

  • A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN
  • B. Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN
  • C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN
  • D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN

Câu 5: Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Nguyên tắc đa phân
  • B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân
  • C. Nguyên tắc bổ sung
  • D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân

Câu 6: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số bucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là: 

  • A. A= 450; T= 150; G= 750; X= 150
  • B. A= 750; T= 150; G= 150; X= 150
  • C. A= 150; T= 450; G= 750; X= 150
  • D. A= 450; T= 150; G= 150; X= 750

Câu 7: Một đoạn phân tử ADN có 1500 nucleotit. Trong đó, số nucleotit loại A chiếm 10%. Chiều dài và số liên kết hidro của đoạn ADN đó là

  • A. 2550 Ǻ và 2100 liên kết hidro
  • B. 2000 Ǻ và 1800 liên kết hidro
  • C. 2150 Ǻ và 1200 liên kết hidro
  • D. 2100 Ǻ và 1750 liên kết hidro
Xem thêm :  Ngữ pháp tiếng anh thông dụng: đại từ (pronoun)

Câu 8: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?

  • A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N
  • B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào
  • C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung
  • D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

Câu 9: Liên kết hóa học đảm bảo cấu trúc của từng đơn phân nucleotit trong phân tử ADN là

  • A. Liên kết glicozit và liên kết este
  • B. Liên kết hidro và liên kết este
  • C. Liên kết glicozit và liên kết hidro
  • D. Liên kết đisunphua và liên kết hidro

Câu 10: Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do

  • A. Một bazo nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazo nito có kích thước nhỏ (T hoặc X)
  • B. Các nucleotit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân
  • C. Các bazo nito giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro
  • D. Hai bazo nito có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazo nito có kích thước lớn liên kết với nhau

Câu 11: Một gen có tổng số nucleotit loại G với 1 loại nucleotit khác chiếm tỷ lệ 70% tổng số nucleotit của gen. Trên mạch 1 của gen có số nucleotit T= 150 và bằng 1 nửa số nucleotit loại A. Nhận xét nào sau đây đúng về gen nói trên?

  • A. Số nucleotit loại A, T trên mạch 2 của gen lần lượt là: 300, 150
  • B. Gen có 4050 liên kết hidro
  • C. Số liên kết hóa trị trong các nucleotit của gen là 2998
  • D. Số nucleotit loại A chiếm 35% tổng số tổng số nucleotit của gen

Câu 12: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là

  • A. Số lượng các nucleotit trong phân tử ADN
  • B. Thành phần các nucleotit trong phân tử ADN
  • C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN
  • D. Cách liên kết giữa các nucleotit trong phân tử ADN
Xem thêm :  Soạn bài những câu hát châm biếm

Câu 13: Phân tử ADN của vi khuẩn không có đặc điểm nào sau đây? 

  • A. Hai đầu nối lại tạo thành ADN vòng
  • B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
  • C. Cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung
  • D. Liên kết với protein histon

Câu 14: ADN có chức năng

  • A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
  • B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan
  • C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào
  • D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

Câu 15: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia ARN ra thành ba loại là mARN, tARN, rARN?

  • A. Cấu hình không gian
  • B. Số loại đơn phân
  • C. Khối lượng và kích thước
  • D. Chức năng của mỗi loại

Câu 16: Liên kết hidro trong phân tử ADN không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Năng lượng liên kết nhỏ
  • B. Đảm bảo tính bền vững, linh động của ADN
  • C. Tạo nên cấu trúc không gian của ADN
  • D. Liên kết khó hình thành và phá hủy

Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. ở một số loài virut, thông tin di truyền được lưu giữ trên phân tử ARN
  • B. ở vi khuẩn, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch vòng, xoắn kép
  • C. ở sinh vật nhân thựcm thông tin di truyền được lưu giữ trên các phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép
  • D. ở sinh vật nhân sơ, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch thẳng

Câu 18: Cho các ý sau:

  1. Chỉ gồm một chuỗi pôlinucleotit
  2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
  3. Có bốn loại đơn phân: A, U, G, X
  4. Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung
  5. Đều có liên kết phôtphodieste trong cấu trúc phân tử

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm cấu trúc chung của cả ba loại ARN?

  • A. 2    
  • B. 3    
  • C. 4    
  • D. 5
Xem thêm :  Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho con

Câu 19: Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở

  • A. Đường
  • B. Nhóm phôtphat
  • C. Cách liên kết giữa các nucleotit
  • D. Cấu trúc không gian

Câu 20: Thông tin di truyền chứa trong phân tử ADN được truyền đạt qua quá trình

  • A. Tự sao và phiên mã
  • B. Phiên mã
  • C. Dịch mã
  • D. Phiên mã và dịch mã

Câu 21: Cấu trúc của timin khác với uraxin về

  • A. Loại đường và loại bazo nito
  • B. Loại đường và loại axit phôtphoric
  • C. Liên kết giữa axit phôtphoric với đường
  • D. Liên kết giữa đường với bazo nito

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử ARN?

  • A. Tất cả các loại ARN đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử ADN
  • B. Tất cả các loại ARN đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein
  • C. Các phân tử ARN được tổng hợp ở nhân tế bào
  • D. Đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinucleotit

Câu 23: Chức năng của phân tử tARN là

  • A. cấu tạo nên riboxom   
  • B. vận chuyển axit amin
  • C. bảo quản thông tin di truyền   
  • D. vận chuyển các chất qua màng

Câu 24: Cho các nhận định sau về phân tử ADN. Nhận định nào sai?

  • A. Có 3 loại phân tử ARN là: mARN, tARN, rARN
  • B. Phân tử tARN có cấu trúc với 3 thùy giúp liên kết với mARN và riboxom để thực hiện việc giải mã
  • C. Sau quá trình tổng hợp protein, các loại phân tử ARN được lưu giữ trong tế bào
  • D. Các loại ARN đều được tổng hợp từ mạch khuôn của gen trên phân tử ADN

Câu 25: Ở 0$^{\circ}$C tế bào chết do

  • A. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường không thực hiện được
  • B. Nước trong tế bào đóng băng, phá hủy cấu trúc tế bào
  • C. Liên kết hidro giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kế hợp với phân tử các chất khác
  • D. Các enzim bị mất hoạt tính, mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào không được thực hiện


Sinh học lớp 10 – Bài 6 – Axit nuclêic


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button