Giáo Dục

Soạn bài quan hệ từ – ngữ văn 7

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Khái niệm
    • Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
  • Cách sử dụng
    • Có trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
    • Có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ . Đó là những trường hợp mà khi bỏ quan hệ từ đi  thì câu văn vẫn hiểu được và không thay đổi về nghĩa.
    • Có 1 số quan hệ từ được dùng thành cặp với những ý nghĩa quan hệ nhất định.

2. soạn bài quan hệ từ

2.1. Thế nào là quan hệ từ?

Câu 1. Tìm quan hệ từ trong các câu sau
(1) Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều (Khánh Hoài)
(2) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
(3) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm (Tô Hoài)
(4) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả (Lí Lan)

  • Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
  • Các quan hệ từ
    • “Của”
    • “Như”
    • “Bởi…và… nên”
    •  “Nhưng”.

Câu 2. Các quan hệ từ trên biểu thị những quan hệ gì?

  • “Của” biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi;
  • “Như” biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa;
  • Cặp quan hệ từ “bởi” … “nên” biểu thị quan hệ nguyên nhân (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) – kết quả (chóng lớn lắm); “và” biểu thị quan hệ liên hợp.
  • “Nhưng” biểu thị quan hệ đối nghịch giữa “Mẹ thường”…và “hôm nay”…

2.2. Sử dụng quan hệ từ

Câu 1.  Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ, trường hợp nào không thể bỏ?
(1) Khuôn mặt của cô gái
(2) Lòng tin của nhân dân
(3) Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua
(4) Nó đến trường bằng xe đạp
(5) Giỏi về toán
(6) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
(7) Làm việc ở nhà
(8) Quyển sách đặt ở trên bàn

  • Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ
    • Lòng tin của nhân dân.
    • Nó đến trường bằng xe đạp.
    • Viết một bài văn về phong cảnh hồ Tây.
    • Làm việc ở nhà.
  • Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ:
    • Khuôn mặt của cô gái.
    • Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua.
    • Giỏi về toán.
    • Quyển sách đặt ở trên bàn.

Câu 2. Tìm các quan hệ từ cùng cặp với những quan hệ từ sau đây và chỉ ra ý nghĩa quan hệ của mỗi cặp. Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ ấy.

  • Các cặp quan hệ từ
    • Nếu … thì …
    • Vì … nên …
    • Tuy … nhưng …
    • Hễ … thì …
    • Sở dĩ … vì …
  • Đặt câu
    • Nếu … thì …: Quan hệ điều kiện – kết quả
      • Nếu tôi chăm chỉ học tập thì tôi sẽ thi đậu
      • Nếu ngày mai thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ đi biển.
      • Nếu thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ thăm rừng Cúc Phương vào chủ nhật này
    • Vì … nên …: Quan hệ nguyên nhân – kết quả
      • không có đủ tiền mua sách nên tôi phải dùng bản photo.
      • trời mưa nên đường lầy lội.
    • Tuy … nhưng …: Quan hệ nhượng bộ
      • Tuy tôi không giàu có nhưng tôi vẫn sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn
      • Tuy bị hỏng cả hai mắt nhưng anh ấy vẫn sống rất lạc quan.
    • Hễ … thì …: Quan hệ điều kiện – kết quả
      • Hễ tới phim Dị nhân thì mẹ gọi con nhé.
      • Hễ bạn Việt đến thì mẹ gọi con dậy nhé.
    • Sở dĩ … vì …: Quan hệ nguyên nhân
      • Sỡ dĩ Nam luôn luôn bị các bạn chê cười làNam quá ham chơi và lười học.
      • Người sở dĩ khác loài cầm thú, lòng nhân trời phú cho ta (Phan Bội Châu).
Xem thêm :  Phim khởi nghiệp (16 tập cuối)

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Quan hệ từ để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn sau:
“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

(Cổng trường mở ra)

  • Nắm chắc đặc điểm của quan hệ từ
    • Không mang ý nghĩa thực (tức là không chỉ sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm,… cụ thể nào)
    • Chỉ biểu thị quan hệ giữa các từ ngữ trong câu hoặc giữa câu với câu, đoạn với đoạn.
  • Nắm chắc đặc điểm cơ bản này sẽ giúp ta phân biệt được các từ giống như quan hệ từ nhưng thực ra không phải quan hệ từ, chẳng hạn
    • từ “còn” trong “còn xa lắm” và từ “còn” trong “còn bây giờ”; trường hợp trước không phải quan hệ từ, trường hợp sau mới là quan hệ từ.
Xem thêm :  Ngày lễ tình nhân là ngày mấy?️❤️có mấy ngày valentine trong năm 2022 – quà tặng hoàng gia

Câu 2. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
“Lâu lắm rồi nó mới cởi mở .. tôi như vậy. Thực ra, tôi … nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm … nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi … cái vẻ mặt đợi chờ đó. … tôi lạnh lùng … nó lảng đi. Tôi vui vẻ … tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc”.

(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)

  • Các quan hệ từ có thể điền là
    • Với
    • Vớ
    • Với
    • Nếu
    • Thì
    • Và.

Câu 3. Phát hiện câu sai trong các câu dưới đây
a1) Nó rất thân ái bạn bè.
a2) Nó rất thân ái với bạn bè.
b1) Bố mẹ rất lo lắng con.
b2) Bố mẹ rất lo lắng cho con.
c1) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
c2) Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
d1) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.
d2) Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.
đ1) Tôi tặng anh Nam quyển sách này.
đ2) Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.

  • Các câu đúng
    • Nó rất thần ái với bạn bè.
    • Bố mẹ rất lo lắng cho con.
    • Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
    • Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.
    • Tôi tặng anh Nam quyển sách này.
    • Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.
  • Các câu sai
    • Nó rất thân ái bạn bè.
    • Bố mẹ rất lo lắng con.
    • Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
    • Tôi quyển sách này anh Nam

Câu 4. Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ.
Đoạn 1: Bữa tối nhà em

Nhà em có 4 người: ba mẹ, anh em em. Ban ngày ba mẹ đi làm còn anh em em đi học. Vì vậy cả nhà chỉ có dịp quây quần bên nhau vào buổi tối. Những giờ phút ấy thật vui, thật hạnh phúc. Chuyện trò nổ như ngô rang. Ba mẹ kể chuyện công việc cơ quan. Còn hai anh em kể chuyện học trường. Cả chú chó mực cô mèo mướp cũng vênh tai nghe lỏm. Em mong ước những giờ phút ấy cứ thật dài, dài mãi.

Đoạn 2: Đôi bạn thân

Hoa Lan là một đôi bạn vô cùng thân thiết. Hai đứa chơi với nhau từ khi còn học lớp một. Sáng nào Hoa cũng đến rủ Lan đi học, cả hai vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Mỗi khi tan trường, hai bạn lại trở về với những câu chuyện đầy lí thú về những tiết học. Nếu hôm nào Lan mệt, không đến trường đi học được thì Hoa lại sẵn sàng đến nhà giảng lại bài cho bạn hiểu. học tập chuyên cần, nên suốt sáu năm liền Lan Hoa đều là những học sinh xuất sắc.

Xem thêm :  Từ đơn và từ phức là gì? cách phân biệt và ví dụ minh họa

Đoạn 3: Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là người có công lớn trong việc phụ tá vua Lê Lợi cầm quân đánh thắng giặc Minh xăm lược TK XV. Nhưng khi hòa bình được lập lại, đất nước đi vào công cuộc xây dựng phát triển thì ông bị ghen ghét, nghi ngờ bởi những kẻ xấu xa.
Câu 5. Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:
(1) Nó gầy nhưng khoẻ.
(2) Nó khoẻ nhưng gầy.

  • Lưu ý phân biệt sắc thái biểu cảm giữa hai câu.
    • Hai câu trên đều diễn đạt hai nội dung: gầy, khoẻ trong cùng một đôi tượng. Tuy vậy, cách diễn đạt khác nhau nên sắc thái biểu cảm trong từng câu cũng khác.
      • Câu (1) tỏ ý khen ngợi.
        • Nó gầy nhưng khỏe → Chú ý sự khỏe của nó ⇒ Ý khen
      • Câu (2) tỏ ý chê.
        • Nó khỏe nhưng gầy → Chú ý sự gầy của nó ⇒ Ý chê.

4. Hỏi đáp về bài Quan hệ từ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 


Quan hệ từ – Ngữ văn 7 – Cô Trương San (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 7 Quan hệ từ
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về Quan hệ từ trong chương trình Ngữ Văn 7. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan7, quanhetu
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 7 Cô Trương San:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VFdvOqi8C7qL9J4xez3xO
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 7 Cô Mạc Phạm Đan Ly:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Vi8zm6OeX8tUNNOwTFOb4J
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 7 Cô Đỗ Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7U1g167kC673iDY0HfEOoIn
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 7 Cô Nguyễn Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7UsZMjvLDZAdOxSAg19aoba

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button