Giáo Dục

Soạn bài thầy bói xem voi (chi tiết)>

1. Tóm tắt nội dung bài

1.1. Nội dung

  • Phê phán nghề thầy bói
  • Khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một  sự vật,  sự việc nào đó phải xem xét chung một cách toàn diện.
  • Mượn chuyện không bình thường của con người để khuyên răn con người một bài học sâu sắc về cách nhận thức sự việc
  • Thành ngữ: “Thầy bói xem voi”

1.2. Nghệ thuật

  • Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.
  • Dựng đối thoại tạo nên tiếng cười hài hước, kín đao.
  • Lặp lại các sự việc
  • Nghệ thuật phóng đại.

2. soạn bài thầy bói xem voi

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?

  • Cách các thầy bói xem voi: dùng tay sờ vì các thầy đều mù.
  • Phán về voi của các thầy:
    • Người thứ nhất: sờ vòi và phán voi như con đĩa.
    • Người thứ hai: sờ ngà và phán voi như cái đòn cán.
    • Người thứ ba: sờ tai và phán voi như cái quạt thóc.
    • Người thứ tư: sờ chân và phán voi như cái cột đình.
    • Người thứ năm: sờ đuôi và phán voi như cái chổi xể cùn.
  • Thái độ của các thầy bói khi phán: ai cũng một mực theo ý kiến chủ quan của mình là đúng và cho rằng ý kiến của người khác là sai.

Câu 2: Năm thầy bói đề đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

  • Sai lầm của các thầy bói là không xem xét, nhận định hình thù con voi một cách toàn diện mà chỉ xem xét từng bộ phận nhỏ.
  • Đồng thời, cả năm thầy đều không chịu lắng nghe ý kiến của nhau mà chỉ một mực theo ý kiến chủ quan của mình.
Xem thêm :  Bài 10. đặc trưng vật lí của âm

Câu 3: Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?

  • Truyện Thầy bói xem voi cho ta bài học:
    • Không lấy cái bộ phận thay cho toàn thể.
    • Cần phải biết lắng nghe và  kết hợp ý kiến của người khác với cá nhân để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.
    • Khi xem xét một sự vật/ sự việc cần kết hợp các giác quan (tai nghe, mắt thấy,…)

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?

  • Cách các thầy bói xem voi và phán về voi
    • Dùng tay để sờ (vì mắt các thầy đều mù).
    • Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi (vòi, ngà, tai, chân, đuôi), sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế (như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt, như cái cột nhà, như cái chổi sể cùn), tưởng đó là toàn bộ con voi.
      • Người thứ nhất: sờ vòi, phán voi như đỉa.
      • Người thứ hai: sờ ngà, phán voi như cái đòn càn.
      • Người thứ ba: sờ tai, phán voi như cái quạt thóc.
      • Người thứ tư: sờ chân, phán voi như cái cột đình.
      • Người thứ năm: sờ đuôi, phán voi như cái chổi xể cùn.
  • Thái độ của các thầy bói khi phán
    • Cả nàm thầy bói đều phán sai về voi nhưng ai cũng khẳng định chỉ có mình là đúng và phủ nhận ý kiến của người khác. Đó là thái độ chủ quan sai lầm.
    • Cái sai nọ dẫn đến cái sai kia. Cả năm ông không ai chịu ai, thành ra xô xát.
Xem thêm :  Trọn bộ bài nghị luận văn học “truyện kiều” nguyễn du lớp 9

Câu 2. Năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầv cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầv nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

  • Sai lầm: Họ chỉ sờ một bộ phận của voi mà lại tưởng là con voi.
    • Đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờ được một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi.
    • Nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi quản tượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các thầy sẽ biết con voi là như thế nào.

Câu 3. Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?

  • Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học
    • Khi xem xét một sự vật (hoặc sự việc) cần kết hợp các giác quan (tai nghe, mắt thấy…).
    • Nếu không có điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xem xét một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể.
    • Cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.
Xem thêm :  Hoa hướng dương – loài hoa của mặt trời

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng thầy bói xem voi để củng cố hơn nội dung bài học. 


Thầy bói xem voi – Ngữ văn 6 – Cô Trương San (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 6 Thầy bói xem voi
Thầy bói xem voi là bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6. Trong bài giảng này, cô sẽ giúp các em tìm hiểu tất cả các kiến thức trọng tâm nhất bài học. Từ đó, các em sẽ giải các dạng bài tập từ cơ bản nhất đến nâng cao. Các em chú ý theo dõi bài học cùng cô nhé!
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan6, thayboixemvoi
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ Văn 6 Cô Trương San:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7UfRv0ELPYyGyEi1Rx2RvXj

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button