Giáo Dục

Soạn bài thương vợ (chi tiết)>

soạn bài thương vợ của Trần Tế Xương, gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn văn Thương vợ trang 29 SGK Ngữ Văn 11 tập 1.

Việc soạn bài Thương vợ trước khi đến lớp, các em sẽ được hiểu thêm về thể thơ thất ngôn bát cú và cách tiếp cận thể thơ này, thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ (sử dụng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, vận dụng linh hoạt cách diễn đạt của văn học dân gian). Qua đó, hiểu được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua tình cảm chân thành mà tác giả Tú Xương dành cho người vợ của mình.

Với những hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa bài Thương vợ – Tú Xương dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

Cùng tham khảo…

A –

Hướng dẫn soạn bài Thương vợ

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Thương vợ đầy đủ cả chương trình cơ bản và nâng cao cho các em học sinh tham khảo, đọc – hiểu bài tốt nhất.

I.

Soạn bài Thương vợ ngắn nhất

Bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo).

Trả lời:

Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu

– Công việc: Buôn bán

– Địa điểm: ở mom sông

– “Quanh năm”: Suốt cả năm, từ năm nay đến năm khác, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng.

– Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”, tính chất công việc “lặn lội”: Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú.

– Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời qua tiếng lại với nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc không ngờ.

⇒ Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm ăn của bà Tú.

Bài 2 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

Trả lời:

Đức tính cao đẹp của bà Tú:

– Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ năm con với một chồng”

– Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con: “Năm nắng mười mưa dám quản công”.

Bài 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

 Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Hai câu kết Tú Xương tự “chửi” mình vì chính ông là nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ. Câu thơ còn là tiếng “chửi” của Tú Xương đối với xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho người vợ vất vả và chính xã hội biến mình thành ông chồng vô tích sự.

=> Lời chửi trong tâm khảm của sự yêu thương và có cả ngậm ngùi, chua xót.

Bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Trả lời:

– Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình

– Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người khong không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.

– Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình.

LUYỆN TẬP

Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ trên.

Gợi ý trả lời:

LUYỆN TẬP

Thương vợ là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

– Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò mang nhiều nét nghĩa. Có khi nó được dùng dể nói về thân phận của người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó (Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non). Có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động lam lũ, vất vả (Con cò mà đi ăn đêm – đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao). Như vậy, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song, khi ứng vào một thân phận cụ thể như trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương, càng gợi lên sự xót xa, tội nghiệp. Hơn nữa, Tú Xương lại dùng cách nói “thân cò” càng để nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.

– Vận dụng từ ngữ: Đáng chú ý nhất là thành ngữ “năm nắng mười mưa” được vận dụng một cách sáng tạo. Cụm từ “năm nắng” chỉ sự vất cả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kế hợp với “nắng mưa” tạo nên một thành ngữ chéo. Qua đó, nói lên sự vất vả, gian lao đồng thời thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.

Tham khảo thêm: Các đề văn về Thương vợ (Tú Xương) thường gặp trong đề thi

II.

Soạn bài Thương vợ chi tiết

Để xem nhiều cách trả lời câu hỏi trang 30 SGK Ngữ văn 11, các bạn học sinh có thể bấm vào từng câu hỏi để tham khảo thêm.

Bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo).

Trả lời:

– Hai từ “quanh năm” và “mom sông”, một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền.

– Hình ảnh bà Tú được hiện lên khá rõ trong bốn câu đầu. Hai câu đầu đã giới thiệu được hình ảnh bà Tú gắn với công việc mưu sinh.

+ Quanh năm: là khoảng thời gian suốt cả năm, ngày này qua ngày khác năm nay qua năm khác, gợi một thời gian có tính lặp lại, khép kín.

+ Mom sông: là dải đất nhô ra ngoài sông, nơi đầu sóng, ngọn gió. Đây là hình ảnh gợi lên một không gian sinh tồn bấp bên, khó khăn.

– Trên cái nền không gian, thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú được phác họa qua câu thơ của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Xem thêm :  Have something done

⟹ Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú.

– Ba từ “khi quãng vắng” đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.

– Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ “lặn lội” lên đầu câu) và dùng từ “thân cò” thay cho từ “con cò” càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ “thân cò” còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thía hơn.

– Hình ảnh “thân cò” là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa. Có điều, Tú Xương vừa tiếp thu ca dao nhưng lại vẫn có những sáng tạo độc đáo. Dùng “thân cò” có nghĩa ý thợ mang tính khái quát cao hơn. (Trong ca dao. Con cò lặn lội bờ sông). Vì vậy, dùng “thân cò” gợi lên cả một số kiếp, nỗi đau thân phận. Có lẽ vì thế mà tình thương của Tú Xương với vợ trở nên sâu sắc hơn. Hơn thế, hình ảnh này lại được sử dụng cùng với hình thức đảo ngữ “lặn lội” và được đặt trong một không gian rợn ngợp “khi quãng vắng”: vừa nói được cải rợn ngợp của thời gian (khí), vừa mở ra cái rợn ngợp của không gian (quãng vắng), càng làm cho hình ảnh bà Tú nổi bật lên rõ hơn trong sự miêu tả của nhà thơ.

– Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú:

 Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa “buổi đò đông” còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm “khi quãng vắng”.

Như vậy, bốn câu đầu nói lên được cái thực cảnh vất vả, gian truân của bà Tú khi kiếm sống và thực tình của Tú Xương – tấm lòng thương xót, cảm thông với bà Tú.

Bài 2 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

Trả lời:

Hai câu thực đã nói lên được đặc tính chịu thương, chịu khó của bà Tú (phân tích theo hướng ở trên). Bên cạnh hai câu thực, câu thừa đề (câu 2), cũng là câu thơ đã khái quát được phẩm chất chất cao đẹp của bà Tú trong hoàn cảnh vất vả, gian truân.

Nuôi đủ năm con với một chồng

Mỗi chữ “nuôi đủ”: nói được cả số lượng lẫn chất lượng, đủ đến mức: “Cơm hai bữa cá kho, rau muống. Quà một chiều khoai lang, lúa ngô” (Thầy đồ dạy học).

Hai vế câu: 5 (con) với 1 (chồng) với những số lượng người (chồng, con) đã đặt lên hai vai của bà Tú cũng đã đủ hiểu sự đảm đang, tần tảo, xở xoay trong công việc buôn bán kiếm sống của bà. Những câu thơ cũng nói lên niềm hạnh phúc của một người vợ tần tảo, hi sinh tất cả cho chống con Đó là niềm hạnh phúc của bà Tủ đã được Tú Xương nói hộ.

Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ở vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu,… Tú Xương ý thức rõ nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.

Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Như đã phân tích ở trên, cái đức hi sinh vì chồng vì con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:

 Năm nắng mười mưa dám quản công.

Thành ngữ “năm nắng mười mưa” vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa.

Bài 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

 Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu thơ cuối là lời Tú Xương, Tú Xương tự rủa mát mình, cũng là lời tự phán xét, tự lên án:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Tiếng “chửi” thói đời bạc, sự hờ hững của chồng tưởng là của bà vợ, nhưng thực chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt của nhà thơ với vợ.

Tiếng chửi, cho dù là chửi mình vốn rất hiếm trong văn học trung đại (Hồ Xuân Hương trước đó cũng đã từng chửi: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung…). Nhưng cách dùng ngôn ngữ bình dị để thể hiện vẻ đẹp của người lao động mà bà Tú là điển hình. Trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những đã nhận ra thiếu sót mà còn tự trách mình một cách thẳng thắn, là một nhân cách đẹp đã toát lên từ tiếng chửi này.

Bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Trả lời:

Nỗi lòng của ông Tú qua bài Thương vợ đã được thể hiện thành công xuất sắc. Tựa đề “Thương vợ” chưa thể hiện được đầy đủ tình thương của nhà thơ đối với vợ cũng như chưa nói được sâu sắc vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương. Nhà thơ không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án “thói đời” mà còn tự trách mình, thẳng thắn tự nhận khiếm khuyết của mình. Điều đó càng chứng tỏ nhà thơ thương vợ nhiều hơn.

– Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau.

– Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ.

– Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú là do “duyên” nhưng “duyên” một mà “nợ” hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú. Duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình: “Có chồng hờ hững cũng như không”.

Xem thêm :  Review eng breaking có thực sự hiệu quả không? (2021)

– Điều lạ là dù xuất thân Nho học, song Tú Xương không nhìn nhận theo những quan điểm của nhà nho: Quan điểm “trọng nam khinh nữ”, “xuất giá tòng phu” (lấy chồng theo chồng), “phu xướng, phụ tuỳ” (chồng nói vợ theo) mà lại rất công bằng. Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ trên.

Gợi ý trả lời:

Thương vợ là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

– Về hình ảnh (thân cò): Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa. Có khi nó được dùng để nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó (“Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”). Có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động nói chung; với nhiều bất trắc, thua thiệt (“Con cò mà đi ăn đêm – Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”). Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào một thân phận cụ thể (như trong bài thơ Thương vợ là nói về bà Tú chẳng hạn) nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Như đã phân tích, con cò trong ca dao tội nghiệp trong cái rợn ngợp của không gian còn con cò trong thơ của Tú Xương thì bị bao vây bởi cả không gian lẫn thời gian rợn ngợp, heo hút. Hơn thế nữa, so với từ “con cò” trong ca dao thì từ “thân cò” của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, do vậy mà tình thương yêu của Tú Xương cũng sâu sắc và thấm thía hơn.

– Vận dụng từ ngữ: Đáng chú ý nhất là thành ngữ “năm nắng mười mưa” được vận dụng một cách rất sáng tạo. Cụm từ “nắng mưa” chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với “nắng mưa” tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó là vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú. Ngoài ra còn có thành ngữ: một duyên hai nợ.

– Cách dùng một số từ ngữ quen thuộc: eo sèo, lặn lội

– Cách dùng tiếng chửi: cha mẹ thói đời

>> Tham khảo thêmCác đề văn về Thương vợ (Tú Xương) thường gặp trong đề thi

III.

Soạn bài Thương vợ nâng cao

Bài 1 trang 67 SGK Ngữ văn 11 nâng cao

Thể loại và đề tài của bài thơ Thương vợ?

Trả lời:

– Thể loại: Thơ Nôm trữ tình

– Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

– Đề tài:

Bài thơ Thương vợ viết về bà Tú (vợ ông Tú). Bà Tú là Phạm Thị Mẫn thuộc hàng tiểu thư con nhà khoa bảng. Lấy ông Tú bà trở thành người vợ tảo tần, yêu chồng thương con, biết trọng tài năng và cá tính của ông Tú. Bà thật đáng ngưỡng mộ khi âm thầm vất vả nuôi chồng ăn học, thi cử trong bao nhiêu năm.

Tú Xương viết rất nhiều về bà Tú trong đó có cả bài văn tế sống – bà Tú, hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống: cần cù, đảm đang, giàu tình thương và đức hi sinh.

Bài 2 trang 67 SGK Ngữ văn 11 nâng cao

Phân tích hai câu đề?

Trả lời:

– Giới thiệu hoàn cảnh lao động của bà Tú:

+ Thời gian: “quanh năm” ⇒ thời gian lao động hết ngày này qua ngày khác, hết năm này qua năm khác trong sự nhọc nhằn, vất vả, bươn chải…

+ Công việc: buôn bán ⇒ phức tạp

+ Địa điểm: mom sông

⇒ Câu thơ đầu hiện lên hình ảnh một người phụ nữ tần tảo, lam lũ.

– “Nuôi đủ” ⇒ nụ cười hóm hỉnh pha chút giễu cợt ngậm ngùi, bộc lộ tấm lòng tri ân sâu sắc của Tú Xương.

– “Năm con / một chồng”: nhận ra mình là gánh nặng trên đôi vai tần tảo sớm khuya của vợ.

Bài 3 trang 67 SGK Ngữ văn 11 nâng cao

Phân tích hai câu thực?

Trả lời:

Hình ảnh ẩn dụ “con cò” ⇒ sự sáng tạo từ ngữ gợi nên những thân phận, những cuộc đời, đau khổ tội nghiệp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

– “Lặn lội” đứng ở đầu câu kết hợp với “quãng vắng” ⇒ ý thơ xoáy sâu vào sự cực khổ, đơn chiếc của bà Tú trên con đường mưu sinh, không sự chia sẻ từ người chồng.

– “Eo sèo”: tính chất vất vả, phức tạp của công việc buôn bán.

– “Buổi đò đông”: vất vả, liều lĩnh, bất chấp tính mạng vì chồng vì con.

Bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn 11 nâng cao

Phân tích hai câu luận?

Trả lời:

Tú Xương nhập thân vào nhân vật bà Tú, nói hộ lòng bà những suy nghĩ độc thoại để làm nổi bật phẩm chất đáng quí của người phụ nữ này.

– “Một duyên / hai nợ”: tách duyên và nợ ra làm hai, duyên thì ít mà nợ thì nhiều.

– “Âu đành phận”: không than thân trách phận, không phiền lòng phẫn chí, lặng lẽ an phận, ráng sức lo toan.

– “Năm nắng mười mưa”: khiến câu thơ như một tiếng thở dài nhưng là sự thở dài của mãn nguyện: vì chồng vì con mà nhận vất vả về mình.

⇒ Hiện lên trong hai câu thơ là hình ảnh một người phụ nữ Việt Nam truyền thống: âm thầm, nhẫn nại, làm tròn bổn phận của một người vợ.

Bài 5 trang 67 SGK Ngữ văn 11 nâng cao

Phân tích hai câu kết?

Trả lời

Tiếng chửi của nhà thơ: nhận ra mình là một người “ăn ở bạc”, “hờ hững” trước gánh nặng mưu sinh của vợ.

Chửi thói đời đen bạc, bất công khiến bà Tú dẫu tần tảo, đảm đang, mà vẫn vất vả, nghèo khó quanh năm.

Chửi chế độ phong kiến khắt khe, lạc hậu khiến một ông Tú như ông không thể hạ mình xắn tay lặn lội lo cơm áo với vợ,…

⇒ Tình thương yêu và trân trọng, biết ơn vợ của Tú Xương.

B –

Tác giả, tác phẩm

I. Tác giả

– Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, sinh vào giai đoạn giao thời, xã hội có nhiều thay đổi, xã hội phong kiến già nua chuyển mình trở thành xã hội thực dân phong kiến.

– Tú Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trường quy, nên dù có tài nhưng tám lần thi vẫn chỉ đỗ tú tài.

– Hàng ngày chứng kiến những điều ngang tai trái mắt đập vào mắt, gây phản ứng trong tâm trạng và thể hiện thành hai nội dung lớn trong thơ ông: trữ tình và trào phúng đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.

Xem thêm :  Cách dùng cấu trúc should trong tiếng anh

– Ông đã để lại khoảng trên 100 bài thơ, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,…

– Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối.

II. Tác phẩm

– Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. Bài thơ Thương vợ có đề tài về tình yêu thương với người vợ, thứ tình cảm mà người đương thời ngại nhắc tới hoặc không chú trọng. Trong xã hội phong kiến, thân phận những người phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với những vất vả, khó khăn, thậm chí còn gắn liền với những bi kịch. Sự cảm thông của xã hội với họ là cần thiết nhưng cần thiết nhất có lẽ là tình cảm của chính những thành viên trong gia đình với cuộc sống của những người vợ, người mẹ. Đó chính là động lực để họ vươn lên, hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Tú Xương là một người chồng đã thấu hiểu những khó khăn, vất vả của bà Tú.

– Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Thương vợ được Tú Xương cho ra đời vào khoảng năm 1896-1897, lúc này nhà thơ 26-27 tuổi. Khi đó gia đình nhà Tú Xương trở nên túng bấn, kinh tế phải trông và sự tần tảo của bà Tú.

Bài thơ

THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!

Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

– Ngôn ngữ: Bài thơ Thương vợ được viết bằng chữ Nôm.

Nội dung chính: Bài thơ ngợi ca đức hy sinh của những người phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu của người chồng. Qua bài thơ này, Tú Xương đã xây dựng hình tượng nghệ thuật đẹp về người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, chịu thương chịu khó hết lòng vì gia đình.

Bố cục:

Bố cục bài thơ Thương vợ tuân theo bố cục của thể thơ thấy ngôn bát cú Đường luật cặp 2 câu một, lần lượt là: đề – thực – luận – kết.

Về nội dung, bố cục bài Thương vợ có thể chia thành 3 phần:

+ Câu đề và câu thực: nói lên suy nghĩ của nhà thơ về sự vất vả nhọc nhằn kiếm sống của người vợ, qua đó thể hiện sự cảm thông và trân trọng.

+ Câu luận: ngợi ca đức hy sinh của người vợ.

+ Câu kết: là tiếng chửi đời cay nghiệt của một con người bị cuộc sống biến thành vô tích sự.

C –

Tổng kết

Ghi nhớ

Với tình cảm thương yêu, quý trọng tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.

Bài thơ Thương vợ giúp chúng ta hiểu hơn tấm lòng của ông với người vợ của mình.

Giá trị nội dung và nghệ thuật

– Giá trị nội dung

Xây dựng thành công hình ảnh của bà Tú – một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy. Đồng thời, thông qua đó, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình thương yêu, quý trọng người vợ của Trần Tế Xương.

Ẩn đằng sau hình ảnh của người vợ tảo tần sớm khuya ấy là hình ảnh của ông Tú với đầy những tâm sự. Bà Tú hiện lên càng đảm đang, tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú lại càng nhỏ bé, nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu. Đây chính là sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát.

– Giá trị nghệ thuật

Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương

Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn học dân gian trong việc khắc họa hình ảnh của bà Tú

Hình ảnh của bà Tú được nhắc đến với giọng điệu ngợi ca, đầy yêu thương còn hình ảnh của tác giả ẩn đằng sau đó lại được nhắc đến với giọng điệu trào phúng, bất lực

Giá trị nhân đạo

– Ca ngợi phẩm chất và vẻ đẹp của người phụ nữ

– Phê phán xã hội và các thế lực đã làm số phận của những phụ nữ khổ cực

– Thương cảm, đồng cảm số phận bất hạnh của họ

Văn mẫu Thương vợ

Một số bài văn mẫu Thương vợ nổi bật được Đọc tài liệu chia sẻ dưới đây, các bạn có thể xem thêm để hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của bài thơ này.

// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn của Tú Xươngdo Đọc Tài Liệu biên soạn gửi tới các em tham khảo. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 11 bài Thương vợ này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Thương Vợ một cách tốt nhất.


Thương vợ – Ngữ văn 11 – Cô Thúy Nhàn (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 11 Thương vợ
Thương vợ là bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 11. Trong bài giảng này, cô sẽ giúp các em tìm hiểu tất cả các kiến thức trọng tâm nhất bài học. Từ đó, các em sẽ giải các dạng bài tập từ cơ bản nhất đến nâng cao. Các em chú ý theo dõi bài học cùng cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan11, thuongvo
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 11 Cô Thúy Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfv6Y8G4nfXsmStA5h2lH40
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 11 Thầy Lê Thành Đạt:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvf9RkJKYmFC70RxaehPB9R5
▶ Danh sách các bài học môn Lịch sử 11 Cô Nguyễn Thúy Hảo:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcIgv2zNqM5mPloRzjysNtq
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 11 Cô Nguyễn Quyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveJma7LrKfrwgsQOKG3i7Gj
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 11 Cô Lê Mai Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfVYAG6C0ZGRcMZu15RWFdX
▶ Danh sách các bài học môn Hoá học 11 Cô Nguyễn Thị Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcGIFqgvJwjkEjqHTlWtm89
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 11 Cô Vũ Thị Hiên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveSbylqMnQxFhf3Z6JIzoSu
▶ Danh sách các bài học môn Hóa học 11 Cô Nguyễn Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfYfen9Bs_S0zb6jONvFmAS

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button