Giáo Dục

Và tác dụng sinh lí của dòng điện

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
 
1. Tác dụng từ
 
Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép. Mỗi nam châm có hai cực từ, tại đó các vật bằng sắt hoặc thép bị hút mạnh nhất. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. Nam châm điện có tác dụng từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sất hoặc thép.
 
Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
 
2. Tác dụng hoá học
 
Dòng điện có tác dụng hoá học chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo nên lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
 
3.  Tác dụng sinh lý
 
Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và một số động vật. Dòng điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Phải hết sức thận trọng khi dùng điện, nhất là ở mạng điện gia đình. Tuy vậy trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh.
 
TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI CƠ BẢN
 
C1. Từ hình 23.1 SGK:
 
a) Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm.
Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và công tắc đóng.
 
b) Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc.
Hãy cho biết, cực nào của kim nam châm bị hút, cực nào bị đẩy. 
 
Trả lời:
 
a) Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát ta thấy:
 
❖ Khi công tắc ngắt: không có hiện tượng gì xảy ra với các đinh sắt nhỏ và các mẩu dây đồng và nhôm.
 
❖ Khi công tắc đóng: cuộn dây sẽ hút được các đinh sắt nhỏ, nhưng không hút các mẩu dây đồng và nhôm.
 
b) Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc thì cực Bắc (B) của kim nam châm bị hút và cực nam (S) nào bị đẩy.
 
C2. Hình 23.1 mô tả cấu tạo của chuông điện, khi đóng công tắc, có hiện tượng gì xảy ra với cuộn dây, với miếng sắt và với đầu gõ chuông?.
 

Trả lời:
 
Khi đóng công tắc, có dòng điện chạy qua cuộn dây, miếng sắt bị hút vào lõi cuộn dây và đầu gõ chuông sẽ đập vào chuông và phát ra tiếng kêu.
 
C3. Ngay sau đó, mạch điện bị hở. Hãy chỉ ra chỗ hở mạch này. Giải thích tại sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm.
 
Trả lời:
 
Ngay sau đó, miếng sắt và tiếp điểm bị rời nhau, làm cho mạch điện bị hở. Khi đó dòng điện bị ngắt, không có dòng điện qua cuộn dây. Lõi thép trong cuộn dây sẽ không hút được miếng sắt nữa. Miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm.
 
C4. Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng?.
 
Trả lời:
 
Khi công tắc còn đóng, lúc miếng sắt trở về tì sát vào tiếp điểm, mạch lại kín và dòng điện lại qua được cuộn dây. Lõi thép trong cuộn dây lại hút được miếng sắt, và đầu gõ chuông lại đập vào chuông và phát ra tiếng kêu. Cứ như thế, làm cho chuông kêu liên tiếp.
 
C5. Với thí nghiệm ở hình 23.2, hãy quan sát đèn khi công tắc đóng và cho biết dung dịch muối đồng sunphat (CuSO4) là chất dẫn điện hay cách điện?
 

Trả lời:
 
Khi công tắc đóng, đèn sáng. Chứng tỏ rằng dung dịch muối đồng sunphat (CuSO4) là chất dẫn điện. 
 
C6. Thỏi than nối với cực âm lúc trước có màu đen. Sau vài phút thí nghiệm nó được phủ một lớp màu gì?.
 
Trả lời:
 
Thỏi than nối với cực âm lúc trước có màu đen. Sau vài phút thí nghiệm nó được phủ một lớp màu vàng (đó là đồng nguyên chất).
 
C7. Vật nào dưới đây có tác dụng từ?.
 
A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn;
B. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh;
C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua;
D. Một đoạn băng dính.
 
Trả lời:
 
Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua sẽ có tác dụng từ nó có thể hút được mẩu sắt vụn…
 
Đáp án: D
 
C8. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
 
A. Làm tê liệt thần kinh;
B. Làm quay kim nam châm;
C. Làm nóng dây dẫn;
D. Hút các vụn giấy.
 
Trả lời:
 
Dòng điện không có tác dụng hút các vụn giấy.
 
GIẢI BÀI TẬP CƠ BẢN
 
23.1. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt mai thì cuộn dây này có thể hút:
 
A. các vụn nhôm.
B. các vụn sắt.
C. các vụn đồng.
D. các vụn giấy viết.
 
Hướng dẫn giải:
 
Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút các vụn sắt.
 
Đáp án: B
 
23.2. Chuông điện hoạt động là do:
 
A. tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện thoại.
C. tác dụng từ của dòng điện.
D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
 
Hướng dẫn giải:
 
Chuông điện hoạt động là do tác dụng từ của dòng điện.
 
Đáp án: C
 
23.3. Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng Sunfat được biểu hiện ở chỗ:
 
A. làm dung dịch này nóng lên.
B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
C. làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được
nhúng trong dung dịch này
D. làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
 
Hướng dẫn giải:
 
Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
 
Đáp án: D
 
23.4. Hãy kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây để chỉ ra sự phù hợp về nội dung giữa chúng.
 

 
23.5. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng từ của dòng điện?
 
A. Ấm điện.
B. Quạt điện,
C. Đèn LED.
D. Nồi cơm điện.
 
Hướng dẫn giải:
 
Hoạt động của quạt điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện.
 
Đáp án: B
 
23.6. Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
 
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng phát sáng.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng hóa học.
 
Hướng dẫn giải:
 
Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện
 
Đáp án: C
 
23.7. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?.
 
A Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng phát ra âm thanh.
D. Tác dụng hóa học.
 
Hướng dẫn giải:
 
Dòng điện không có tác dụng phát ra âm thanh.
 
Đáp án: C.
 
23.8. Để mạ bạc cho một cái hộp bằng đồng thì làm theo cách nào dưới đây?.
 
A. Nối hộp với cực dương của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc.
 
B. Nối hộp với cực âm của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc.
 
C. Nối một thỏi bạc với cực âm của nguồn điện và nối hộp với cực dương của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
 
D. Nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và nối hộp với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
 
Hướng dẫn giải:
 
Để mạ bạc cho một cái hộp bằng đồng thì ta nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và nối hộp với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
 
Đáp án: D
 
23.9. Làm theo cách nào dưới đây khi chú ý tới tác dụng sinh lí của dòng điện?.
 
A. Không sử dụng bất cứ một dụng cụ điện nào, vì dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
B. Sử dụng tùy ý mọi dụng cụ điện, không cần tránh việc dòng điện có thể đi qua cơ thể con người.
C. Chỉ sử dụng dòng điện khi cần chữa một số bệnh.
D. Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và chú ý đảm bảo an toàn về điện.
 
Hướng dẫn giải:
 
Khi chú ý tới tác dụng sinh lí của dòng điện, ta chỉ sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và chú ý đảm bảo an toàn về điện.
 
Đáp án: D
 
23.10. Trong các liệt kê dưới đây, liệt kê nào gồm toàn các dụng cụ điện mà hoạt động của chúng dựa chủ yếu vào tác dụng từ của dòng điện?.
 
A. Máy tính cá nhân, quạt điện, rađiô, ti vi.
B. Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện.
C. Điện thoại di động, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện.
D. Bút thử điện, bóng đèn dây tóc, bàn là, lò sưởi điện.
 
Hướng dẫn giải:
 
Các dụng cụ điện mà hoạt động của chúng dựa chủ yếu vào tác dụng từ của dòng điện là: Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện.
 
Đáp án: B
 
23.11. Khoanh tròn chữ Đ cho câu phát biểu đúng, chữ S cho câu sai.
 
a) Mọi cuộn dây dẫn khi có dòng điện đi qua đều trở thành nam      Đ         S
châm điện.
 
b) Dòng điện đi qua bất cứ vật dẫn nào đều có tác dụng từ               Đ         S
 
c) Dòng diện đi qua một chất có thể biến đổi chất ấy thành chất       Đ         S
khác.
 
d) Bất cứ dòng điện nào đi qua cơ thể người đều nguy hiểm tới       Đ         S
tính mạng.
 
e) Chuông điện kêu liên tục do dòng điện được đóng ngắt liên tục   Đ         S
nhờ tác dụng nhiệt.
 
f) Cho dòng điện thích hợp đi qua cơ thể người có thể chữa được   Đ         S
một số bệnh.
 
g) Dòng điện rất có ích lợi vì nó có nhiều tác dụng như tác dụng     Đ         S
nhiệt, phát sáng, tác dụng từ, hóa học và sinh lí.
Hướng dẫn giải:
 
a) Mọi cuộn dây dẫn khi có dòng điện đi qua đều trở thành nam      Đ         (S)
châm điện.
 
b) Dòng điện đi qua bất cứ vật dẫn nào đều có tác dụng từ               Đ         (S)
 
c) Dòng diện đi qua một chất có thể biến đổi chất ấy thành chất       (Đ)       S
khác.
 
d) Bất cứ dòng điện nào đi qua cơ thể người đều nguy hiểm tới       Đ         (S)
tính mạng.
 
e) Chuông điện kêu liên tục do dòng điện được đóng ngắt liên tục   Đ         (S)
nhờ tác dụng nhiệt.
 
f) Cho dòng điện thích hợp đi qua cơ thể người có thể chữa được   (Đ )      S
một số bệnh.
 
g) Dòng điện rất có ích lợi vì nó có nhiều tác dụng như tác dụng     (Đ )      S
nhiệt, phát sáng, tác dụng từ, hóa học và sinh lí.
 
23.12.Hãy ghép một đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
 
Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do               a) tác dụng từ của dòng điện.
Có thể mạ một lớp kim loại cho bề mặt              b) tác dụng nhiệt của dòng điện,
của các đồ vật là do                                          c) tác dụng hóa học của dòng điện.
Cơ bị co khi có dòng điện đi qua là do                d) tác dụng phát sáng của dòng điện.
Bóng đèn dây tóc phát sáng là do                      e) tác dụng sinh lí của dòng điện.
Chuông điện kêu liên tiếp là do
 
Hướng dẫn giải:
 
1. –  d; 2. – c; 3. – e; 4. – b; 5. – a.
 
23.13. Trên hình 23.1 trang 55 SBT có vẽ sơ đồ một mạch điện. Khi đóng công tắc K thì thấy bóng đèn Đ nhấp nháy, lúc sáng lúc tắt. Giải thích tại sao?.
 
Hướng dẫn giải:
 
Khi đóng công tắc K, có dòng điện chạy trong mạch làm đèn sáng. Khi đó, dòng điện qua cuộn dây biến cuộn dây trở thành nam châm điện và hút miếng sắt vào lõi cuộn dây => miếng sắt và tiếp điểm bị rời nhau, làm cho mạch điện bị hở => đèn tắt. Khi đó dòng điện bị ngắt, không có dòng điện qua cuộn dây => Lõi thép trong cuộn dây sẽ không hút được miếng sắt nữa. Miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm => mạch lại kín và lại có dòng điện chạy trong mạch làm đèn sáng. Cứ như thế quá trình lặp lại, nên ta thấy khi đóng công tắc K thì thấy bóng đèn 1 nhấp nháy, lúc sáng lúc tắt.
 
MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG
 
Bài 23.1: Em hãy cho biết khi đưa thanh nam châm lại gần một thanh sắt và một thanh nhôm thì có hiện tượng gì xảy ra?.
 
Bài 23.2: Thế nào được gọi là nam châm vĩnh cửu? Nam châm vĩnh cửu khác nam châm điện ở chỗ nào?.
 
Bài 23.3: Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tá dụng nào của dòng điện?
 
A. Tác dụng phát sáng.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng sinh lí.
 
Bài 23.4: Căn cứ vào tác dụng hóa học của dòng điện để chế tạo:
 
A. Nam châm điện.
B. Chế tạo các lò luyện kim.
C. Chế tạo các máy xung điện trong châm cứu y học.
D. Bếp điện.
 
Bài 23.5: Trong bệnh viện khi cấp cứu bệnh nhân có tim ngừng đập. Bác sĩ thường hay sử dụng kĩ thuật sốc tim. Kĩ thuật này dựa trên tác dụng nào của dòng điện?.
 
A. Tác dụng từ.
B. Tác dụng hóa học.
C. Tác dụng sinh lí.
D. Tác dụng nhiệt.
 
Bài 23.6: Mỗi lúc tiếng còi xe máy kêu nhỏ hoặc đèn không sáng, bố của Mai An thường đem bình ắcqui trong xe đi tiệm để “sạc”, ở tiệm, người ta cắm vào hai cực của ắcqui hai sợi dây điện và hai đầu còn lại cắm vào ổ điện. Theo em người ta đã dựa trên tác dụng nào của dòng điện?.
 
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng sinh lí.
D. Tác dụng hoá học.
 
GIẢI VÀ ĐÁP SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG
 
Bài 23.1:
 
Khi đưa thanh nam châm lại gần thanh sắt thì lập tức nó hút thanh sắt.
 
Còn khi đưa nó đến sát thanh nhôm thì nó không hút thanh nhôm.
 
Bài 23.2: Nam châm vĩnh cửu là nam châm có thể hút được sắt và cũng có những tính chất như nam châm điện tuy nhiên nó hoạt động không cần có dòng điện .
 
Bài 23.3: Khi dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện.
 
Đáp án: D

Bài 23.4: Căn cứ vào tác dụng hóa học của dòng điện để chế tạo các lò luyện kim.
 
Đáp án: B
 
Bài 23.5: Kĩ thuật sốc tim dựa trên tác dụng sinh lí
 
Đáp án: C
 
Bài 23.6: “Sạc” điện ắc qui là dựa trên lác dụng hóa học của dòng điện.
 
Đáp án: D

Xem thêm :  Soạn bài tỏ lòng ngắn nhất

Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép. Mỗi nam châm có hai cực từ, tại đó các vật bằng sắt hoặc thép bị hút mạnh nhất. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. Nam châm điện có tác dụng từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sất hoặc thép.Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.Dòng điện có tác dụng hoá học chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo nên lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và một số động vật. Dòng điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Phải hết sức thận trọng khi dùng điện, nhất là ở mạng điện gia đình. Tuy vậy trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh.a) Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm.Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và công tắc đóng.b) Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc.Hãy cho biết, cực nào của kim nam châm bị hút, cực nào bị đẩy.a) Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát ta thấy:❖ Khi công tắc ngắt: không có hiện tượng gì xảy ra với các đinh sắt nhỏ và các mẩu dây đồng và nhôm.❖ Khi công tắc đóng: cuộn dây sẽ hút được các đinh sắt nhỏ, nhưng không hút các mẩu dây đồng và nhôm.b) Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc thì cực Bắc (B) của kim nam châm bị hút và cực nam (S) nào bị đẩy.Khi đóng công tắc, có dòng điện chạy qua cuộn dây, miếng sắt bị hút vào lõi cuộn dây và đầu gõ chuông sẽ đập vào chuông và phát ra tiếng kêu.Ngay sau đó, miếng sắt và tiếp điểm bị rời nhau, làm cho mạch điện bị hở. Khi đó dòng điện bị ngắt, không có dòng điện qua cuộn dây. Lõi thép trong cuộn dây sẽ không hút được miếng sắt nữa. Miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm.Khi công tắc còn đóng, lúc miếng sắt trở về tì sát vào tiếp điểm, mạch lại kín và dòng điện lại qua được cuộn dây. Lõi thép trong cuộn dây lại hút được miếng sắt, và đầu gõ chuông lại đập vào chuông và phát ra tiếng kêu. Cứ như thế, làm cho chuông kêu liên tiếp.Khi công tắc đóng, đèn sáng. Chứng tỏ rằng dung dịch muối đồng sunphat (CuSO) là chất dẫn điện.Thỏi than nối với cực âm lúc trước có màu đen. Sau vài phút thí nghiệm nó được phủ một lớp màu vàng (đó là đồng nguyên chất).A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn;B. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh;C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua;D. Một đoạn băng dính.Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua sẽ có tác dụng từ nó có thể hút được mẩu sắt vụn…Đáp án: DA. Làm tê liệt thần kinh;B. Làm quay kim nam châm;C. Làm nóng dây dẫn;D. Hút các vụn giấy.Dòng điện không có tác dụng hút các vụn giấy.A. các vụn nhôm.B. các vụn sắt.C. các vụn đồng.D. các vụn giấy viết.Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút các vụn sắt.Đáp án: BA. tác dụng nhiệt của dòng điện.B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện thoại.C. tác dụng từ của dòng điện.D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.Chuông điện hoạt động là do tác dụng từ của dòng điện.Đáp án: CA. làm dung dịch này nóng lên.B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn.C. làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện đượcnhúng trong dung dịch nàyD. làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.Đáp án: DA. Ấm điện.B. Quạt điện,C. Đèn LED.D. Nồi cơm điện.Hoạt động của quạt điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện.Đáp án: BA. Tác dụng nhiệt.B. Tác dụng phát sáng.C. Tác dụng từ.D. Tác dụng hóa học.Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điệnĐáp án: CA Tác dụng nhiệt.B. Tác dụng từ.C. Tác dụng phát ra âm thanh.D. Tác dụng hóa học.Dòng điện không có tác dụng phát ra âm thanh.Đáp án: C.A. Nối hộp với cực dương của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc.B. Nối hộp với cực âm của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc.C. Nối một thỏi bạc với cực âm của nguồn điện và nối hộp với cực dương của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này.D. Nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và nối hộp với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này.Để mạ bạc cho một cái hộp bằng đồng thì ta nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và nối hộp với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này.Đáp án: DA. Không sử dụng bất cứ một dụng cụ điện nào, vì dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.B. Sử dụng tùy ý mọi dụng cụ điện, không cần tránh việc dòng điện có thể đi qua cơ thể con người.C. Chỉ sử dụng dòng điện khi cần chữa một số bệnh.D. Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và chú ý đảm bảo an toàn về điện.Khi chú ý tới tác dụng sinh lí của dòng điện, ta chỉ sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và chú ý đảm bảo an toàn về điện.Đáp án: DA. Máy tính cá nhân, quạt điện, rađiô, ti vi.B. Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện.C. Điện thoại di động, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện.D. Bút thử điện, bóng đèn dây tóc, bàn là, lò sưởi điện.Các dụng cụ điện mà hoạt động của chúng dựa chủ yếu vào tác dụng từ của dòng điện là: Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện.Đáp án: Ba) Mọi cuộn dây dẫn khi có dòng điện đi qua đều trở thành nam Đ Schâm điện.b) Dòng điện đi qua bất cứ vật dẫn nào đều có tác dụng từ Đ Sc) Dòng diện đi qua một chất có thể biến đổi chất ấy thành chất Đ Skhác.d) Bất cứ dòng điện nào đi qua cơ thể người đều nguy hiểm tới Đ Stính mạng.e) Chuông điện kêu liên tục do dòng điện được đóng ngắt liên tục Đ Snhờ tác dụng nhiệt.f) Cho dòng điện thích hợp đi qua cơ thể người có thể chữa được Đ Smột số bệnh.g) Dòng điện rất có ích lợi vì nó có nhiều tác dụng như tác dụng Đ Snhiệt, phát sáng, tác dụng từ, hóa học và sinh lí.a) Mọi cuộn dây dẫn khi có dòng điện đi qua đều trở thành nam Đ (S)châm điện.b) Dòng điện đi qua bất cứ vật dẫn nào đều có tác dụng từ Đ (S)c) Dòng diện đi qua một chất có thể biến đổi chất ấy thành chất (Đ) Skhác.d) Bất cứ dòng điện nào đi qua cơ thể người đều nguy hiểm tới Đ (S)tính mạng.e) Chuông điện kêu liên tục do dòng điện được đóng ngắt liên tục Đ (S)nhờ tác dụng nhiệt.f) Cho dòng điện thích hợp đi qua cơ thể người có thể chữa được (Đ ) Smột số bệnh.g) Dòng điện rất có ích lợi vì nó có nhiều tác dụng như tác dụng (Đ ) Snhiệt, phát sáng, tác dụng từ, hóa học và sinh lí.Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do a) tác dụng từ của dòng điện.Có thể mạ một lớp kim loại cho bề mặt b) tác dụng nhiệt của dòng điện,của các đồ vật là do c) tác dụng hóa học của dòng điện.Cơ bị co khi có dòng điện đi qua là do d) tác dụng phát sáng của dòng điện.Bóng đèn dây tóc phát sáng là do e) tác dụng sinh lí của dòng điện.Chuông điện kêu liên tiếp là do1. – d; 2. – c; 3. – e; 4. – b; 5. – a.Khi đóng công tắc K, có dòng điện chạy trong mạch làm đèn sáng. Khi đó, dòng điện qua cuộn dây biến cuộn dây trở thành nam châm điện và hút miếng sắt vào lõi cuộn dây => miếng sắt và tiếp điểm bị rời nhau, làm cho mạch điện bị hở => đèn tắt. Khi đó dòng điện bị ngắt, không có dòng điện qua cuộn dây => Lõi thép trong cuộn dây sẽ không hút được miếng sắt nữa. Miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm => mạch lại kín và lại có dòng điện chạy trong mạch làm đèn sáng. Cứ như thế quá trình lặp lại, nên ta thấy khi đóng công tắc K thì thấy bóng đèn 1 nhấp nháy, lúc sáng lúc tắt.A. Tác dụng phát sáng.B. Tác dụng nhiệt.C. Tác dụng từ.D. Tác dụng sinh lí.A. Nam châm điện.B. Chế tạo các lò luyện kim.C. Chế tạo các máy xung điện trong châm cứu y học.D. Bếp điện.A. Tác dụng từ.B. Tác dụng hóa học.C. Tác dụng sinh lí.D. Tác dụng nhiệt.A. Tác dụng nhiệt.B. Tác dụng từ.C. Tác dụng sinh lí.D. Tác dụng hoá học.Bài 23.1:Khi đưa thanh nam châm lại gần thanh sắt thì lập tức nó hút thanh sắt.Còn khi đưa nó đến sát thanh nhôm thì nó không hút thanh nhôm.Bài 23.2: Nam châm vĩnh cửu là nam châm có thể hút được sắt và cũng có những tính chất như nam châm điện tuy nhiên nó hoạt động không cần có dòng điện .Bài 23.3: Khi dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện.Đáp án: DBài 23.4: Căn cứ vào tác dụng hóa học của dòng điện để chế tạo các lò luyện kim.Đáp án: BBài 23.5: Kĩ thuật sốc tim dựa trên tác dụng sinh líĐáp án: CBài 23.6: “Sạc” điện ắc qui là dựa trên lác dụng hóa học của dòng điện.Đáp án: D

Xem thêm :  18 thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người


Vật lý lớp 7 – Bài 23 – Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button