Giáo Dục

Kiến thức toán lớp 6 tập hợp phần tử của tập hợp

Kiến thức toán lớp 6 tập hợp phần tử của tập hợp

Toán lớp 6 bài 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp

Toán lớp 6 bài 1

Giải Toán lớp 6 tập 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp 3 bộ sách Cánh Diều, Chân Trời Sáng Tạo, Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống sẽ giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà để vào lớp tiếp thu bài tốt hơn. Lời giải hay bài tập Toán 6 này cũng là tài liệu để giáo viên và phụ huynh tham khảm trong quá trình hướng dẫn và giảng dạy môn Toán lớp 6 theo chương trình mới.

Toán lớp 6 bài 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp là phần lời giải chi tiết 3 bộ sách mới theo chương trình GDPT, các bạn tìm lời giải của từng sách theo link bên dưới đây:

Bạn đang xem: toán lớp 6 tập hợp phần tử của tập hợp

  • Toán lớp 6 Kết nối tri thức
  • Toán lớp 6 Cánh Diều
  • Toán lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Tại đây gồm lời giải trọn bộ của từng bài học 3 sách mới cả năm học. VnDoc liên tục cập nhật đáp án và lời giải cho các bạn cùng theo dõi.

1. Giải Toán lớp 6 bài 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp sách Kết nối tri thức bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học Toán 6 sách mới. Mời các bạn tham khảo tại: Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp sách Kết nối tri thức

Toán lớp 6 tập 1 trang 8 Câu 1.1

Cho hai tập hợp:

A = {a; b; c; x; y} và B = {b; d; y; t; ư; v}

Dùng kí hiệu “∉” hoặc “∈” để trả lời câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập hợp nào và không thuộc tập hợp nào?

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

Dựa vào các phần tử của tập hợp A và B

Ta có:

a ∈ A; a ∉ B

b ∈ A; b ∈ B

x ∈ A; x ∉ B

u ∉ A; u ∈ B

Toán lớp 6 tập 1 trang 8 Câu 1.2

Cho tập hợp:

U = {x ∈ N | x chia hết cho 3}

Trong các số 3, 5, 6, 0, 7 số nào thuộc và số nào không thuộc tập U?

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

Các số thuộc tập hợp U là: 0; 3; 6

Các số không thuộc tập U là: 5; 7

Toán lớp 6 tập 1 trang 8 Câu 1.3

Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau:

a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7;

b) Tập hợp D các tháng (dương lịch) có 30 ngày

c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7 là K = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}

b) Tập hợp D các tháng (dương lịch) có 30 ngày là D = { tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11 }

c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ” M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}

Toán lớp 6 tập 1 trang 8 Câu 1.4

Bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng, hãy viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10 được viết bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng là:

A = {n ∈ N | n < 10}

Toán lớp 6 tập 1 trang 8 Câu 1.5

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quay quanh Mặt Trời gọi là các hành tinh, đó là Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Gọi S là tập hợp các hành tinh của hệ Mặt Trời. Hãy viết S bằng cách liệt kê các phần tử của S.

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

Xem thêm :  What's a number?

Tập S được viết bằng cách liệt kê các phần tử là:

S = {Thủy tinh; Kim tinh; Trái Đất; Hỏa tinh; Mộc tinh; Thổ tinh; Thiên Vương tinh; Hải Vương tinh}

2. Giải Toán lớp 6 bài 1 sách Chân Trời Sáng Tạo

Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp – Phần tử của tập hợp Chân trời sáng tạo bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học bài 1 Toán 6 sách Chân Trời Sáng Tạo. Mời bạn tham khảo tại: Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp – Phần tử của tập hợp Chân trời sáng tạo

Toán lớp 6 tập 1 trang 9 Câu 1

Cho D là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12. Viết tập hợp D theo hai cách rồi chọn kí hiệu ∈, ∉ thích hợp thay cho mỗi “?” dưới đây:

5 ? D; 7 ? D; 17 ? D; 0 ? D; 10 ? D.

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

Viết tập hợp D theo hai cách:

  • Cách 1: D = {6, 7, 8, 9, 10, 11}
  • Cách 2: D = { x | x là số tự nhiên, 5 < x < 12}

Vậy điền như sau:

5 ∉ D; 7 ∈ D; 17 ∉ D; 0 ∉ D; 10 ∈ D

Toán lớp 6 tập 1 trang 9 Câu 2

Cho B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Trong các khẳng định sau, khẳng định nao là đúng, khẳng định nào là sai?

a) 31 ∈ B;

b) 32 ∈ B;

c) 2002 ∉ B;

d) 2003 ∉ B.

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Toán lớp 6 tập 1 trang 9 Câu 3

Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (theo mẫu):

Giải Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

Tập hợp cho bởi cách liệt kê phần tử Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưngH = {2; 4; 6; 8; 10}H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11.M = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15}M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15.P = {11, 13, 15, 17, 19, 21}P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 22. X = {Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Đông Timor}X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Toán lớp 6 tập 1 trang 9 Câu 4

Viết tập hợp T gồm tên các tháng dương lịch trong quý IV (ba tháng cuối năm). Trong tập hợp T, những phần tử nào có số ngày là 31?

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

Do tập hợp T gồm các tháng dương lịch trong quý IV (ba tháng cuối năm) nên ta viết T dưới dạng tập hợp như sau:

T = {Tháng 10, Tháng 11, Tháng 12}

Trong tập hợp T, những phần tử có 31 ngày là Tháng 10 và tháng 12.

3. Giải Toán lớp 6 bài 1 sách Cánh Diều

Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp sách Cánh Diều bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học Chương 1 Toán 6 bộ sách Cánh Diều. Mời các bạn tham khảo lời giải bài 1 tại đây: Toán lớp 6 bài 1 Tập hợp sách Cánh Diều

Toán lớp 6 trang 7 tập 1 Câu 1

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) A là tập hơp các hình trong Hình 3;

Giải bài tập 1 bài 1: Tập hợp SGK Cánh Diều Toán 6 tập 1 trang 7

b) B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”;

c) C là tập hợp các tháng của Quý II (biết một năm gồm 4 quý);

d) D là tập hợp các nốt nhạc có trong khuông nhạc Hình 4;

Giải bài tập 1 bài 1: Tập hợp SGK Cánh Diều Toán 6 tập 1 trang 7

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

a) A = { Hình chữ nhật; Hình vuông; Hình bình hành; Hình tam giác; Hình thang}

b) B = {N; H; A; T; R; G}

c) C = {Tháng 4; Tháng 5; Tháng 6}

d) D = {Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si}

Toán lớp 6 trang 8 tập 1 Câu 2

Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu “∈”,”∉” thích hợp vào chỗ chấm:

a) 11 ………. A

Xem thêm :  Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 3 có đáp án năm 2021

b) 12 ……….. A

c) 14 ………. A

d) 19 ……….. A

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

a) 11 ∈ A

b) 12 ∉ A

c) 14 ∉ A

d) 19 ∈ A

Toán lớp 6 trang 8 tập 1 Câu 3

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a, A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14}

b, B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50}

c, C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15}

d, D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

a, A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}

b, B = {42; 44; 46; 48}

c, C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}

d, D = {11; 13; 15; 17; 19}

Toán lớp 6 trang 8 tập 1 Câu 4

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15}

b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30}

c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90}

d) D = {1; 5; 9; 13; 17}.

Xem thêm: Tổng hợp tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng | Bán Máy Nước Nóng

Đáp án

a) A = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, x < 16};

b) B = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 5, x < 35}

c) C = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 100}

d) D = { x | x là các số tự nhiên hơn kém nhau 4 đơn vị, 0 < x < 18}.

4. Giải Toán lớp 6 bài 1 sách cũ

4.1 Tóm tắt kiến thức Tập hợp, Phần tử của tập hợp lớp 6

1. Mỗi tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái in hoa; chẳng hạn; tập hợp A, tập hợp B, tập hợp X.

Mỗi phần tử của một tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái thường; chẳng hạn: a là phần tử của tập hợp A, b là một phần tử của tập hợp B, x là một phần tử của tập hợp X.

2. Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết: a ∈ A.

Nếu b không phải là một phần tử của tập hợp A thì ta viết b ∉ A.

3. Để viết một tập hợp, thường có hai cách:

  • Liệt kê các phần tử của tập hợp; tức là viết tất cả các phần tử của tập hợp đó trong dấu ngoặc nhọn {}.
  • Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó; tức là tính chất mà mỗi phần tử của tập hợp đó phải có và chỉ những phần tử của tập hợp đó mới có.

4.2 Giải bài tập Toán 6 tập 1 trang 6:

4.3 Trả lời câu hỏi 1 Bài 1 trang 6 Toán 6 Tập 1

Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

2 □ D;

10 □ D

Phương pháp giải

Liệt kê các phần tử thuộc tập hợp D sau đó xét xem 2 và 10 có thuộc D hay không rồi điền kí hiệu.

Lời giải chi tiết

Tập hợp D = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 }

Xem thêm: phân tích đây thôn vĩ dạ lớp 11 | Banmaynuocnong

Điền kí hiệu thích hợp: 2∈D;10∉D

4.4 Trả lời câu hỏi 2 Bài 1 trang 6 Toán 6 Tập 1

Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.

Phương pháp giải

Liệt kê các chữ cái, mỗi chữ cái được liệt kê 1 lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Lời giải chi tiết

Các chữ cái trong từ “ NHA TRANG” gồm N, H, A, T, R, A, N, G

Trong các chữ cái trên, chữ N được xuất hiện 2 lần, chữ A cũng được xuất hiện 2 lần, nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái A={N,H,A,T,R,G}

4.5 Giải toán Đại số lớp 6 trang 6 bài 1

Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

12 …A

16…A

Phương pháp giải

Để viết một tập hợp thường có hai cách:

– Liệt kê các phần tử của tập hợp

– Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Vì phần tử của A là số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 nên 8 và 14 không thuộc tập hợp A. Vậy A = {9; 10; 11; 12; 13}. Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử A = {x ∈ N | 8 < x < 14} ta có: 12 ∈ A; 16 ∉A.

Xem thêm :  Bắt trẻ đồng xanh – j. d. salinger

4.6 Giải toán Đại số lớp 6 trang 6 bài 2

Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.

Phương pháp giải

Để viết một tập hợp thường có hai cách:

– Liệt kê các phần tử của tập hợp

– Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2

Mỗi chữ cái trong TOÁN HỌC chỉ được liệt kê một lần, do đó tập hợp các chữ cái trong từ TOÁN HỌC là: {T; O; A; N; H; C}

4.7 Giải toán Đại số lớp 6 trang 6 bài 3

Cho hai tập hợp:

A = {a, b}

B = {b, x, y}.

Điển kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

x …A; y …B;

b …A; b… B.

Phương pháp giải

Phần tử xuất hiện trong tập hợp thì phần tử đó được gọi là thuộc tập hợp đó

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3

A = {a, b} suy ra tập A có 2 phần tử là: a, b

B = {b, x, y} suy ra tập B có 3 phần tử là: b, x, y

x ∉ A (Vì tập A có 2 phần tử là: a, b. Do đó x không thuộc tập A)

y ∈ B (Vì y là 1 phần tử của tập B)

b ∈ A (Vì b là 1 phần tử của tập A)

b ∈ B (Vì b là 1 phần tử của tập B)

4.8 Giải toán Đại số lớp 6 trang 6 bài 4

Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

Phương pháp giải

Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín biểu diễn một phần tử của tập hợp đó.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín biểu diễn một phần tử của tập hợp đó. Hãy xét xem “bút” có phải là một phần tử của tập hợp H hay không.

Ta có: A = {15; 26}, B = {1; a; b}, M = {bút}, H = {sách; vở; bút}.

4.9 Giải toán Đại số lớp 6 trang 6 bài 5

a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.

b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.

Phương pháp giải

a) Mỗi quý gồm có 3 tháng:

quý 1: gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3

quý 2: gồm tháng 4, tháng 5, tháng 6

quý 3: gồm tháng 7, tháng 8, tháng 9

quý 4: gồm tháng 10, tháng 11, tháng 12

b) Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn 31 ngày.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:

a) Vì mỗi quý có 3 tháng nên ta có A = {tháng tư; tháng năm; tháng sáu}

b) Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn 31 ngày.

Vậy B = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.

Bài tiếp theo: Giải bài tập Toán 6 trang 7, 8 SGK tập 1: Tập hợp các số tự nhiên

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6….và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Tham khảo: Phân biệt nguồn điện AC, DC, AC/DC, DC/DC. Đại diện Puls Việt Nam.


Tập hợp phần tử của tập hợp – Bài 1 – Toán học 6 – Cô Nguyễn Diệu Linh (DỄ HIỂU NHẤT)


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button