Tổng Hợp

Ai là người thiết kế thành cổ loa

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Địa Danh Nổi Tiếng Của Việt Nam.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa

Tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa chi tiết giúp các em có thể triển khai bài văn logic và đầy đủ ý nhất.

Mở bài

  • Giới thiệu về danh lam thắng cảnh bạn cần thuyết minh.
  • Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó

Thân bài: Giới thiệu vị trí địa lí

  • Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
  • Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
  • Cảnh vật xung quanh ra sao?
  • Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
  • Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
  • Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…

Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)

  • Có từ khi nào?
  • Do ai khởi công (làm ra)?
  • Xây dựng trong bao lâu?

Cảnh bao quát

  • Từ xa,…
  • Nổi bật nhất là…
  • Cảnh quan xung quanh…

Chi tiết

  • Cách trang trí:
  • Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
  • Mang theo nét hiện đại.

Giá trị văn hóa, lịch sử

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

Xem Thêm Bài ? Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Bài Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Ngắn – Bài 1

Bài Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Ngắn gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ sinh động và sáng tạo.

Thành Cổ Loa là di tích cổ uy nghiêm, là chỗ thờ từ bỏ những nhân vật lịch sử đề nghị lúc tới phía trên du lịch thăm quan bạn phải để ý cách ăn mặc. quý khách hàng đề xuất sàng lọc xiêm y lịch sự, không nên mang váy hoặc quần áo vượt ngắn thêm.

Hình như, Lúc tham quan du lịch, chúng ta nên tránh nói to lớn, tách tạo ồn ã, ảnh hưởng mang lại rất nhiều khác nước ngoài cũng giống như sự thanh hao tịnh, an toàn của di tích lịch sử. Không đề nghị rờ mó, đậm chất ngầu và cá tính ltinh tinh vào những hiện tại đồ vật lịch sử vẻ vang được gìn giữ với cung cấp bên phía trong di tích.

Thành Cổ Loa là toà thành cổ độc nhất cùng tất cả đồ sộ, cấu tạo lớn số 1 là kết cấu cũng trực thuộc nhiều loại độc đáo độc nhất vô nhị trong các đều thành cổ làm việc việt nam. Là di tích ghê thành của non sông Âu Lạc trường đoản cú gắng kỷ 3 Tcông nhân cùng công ty nước của vua Ngô Quyền vắt kỷ X SCN, bây giờ Cổ Loa đã làm được thừa nhận là một trong những vào 21 khu vực du ngoạn Quốc gia.

Trong Khu di tích lịch sử có những dự án công trình nhỏng Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương,… mở cửa quanh năm để Giao hàng khách hàng du lịch và fan tham quan.

Từ bao đời nay, di tích Thành Cổ Loa thuộc hầu như nhân thiết bị huyền thoại nhỏng thần Kyên ổn Quy với dòng nỏ thần bắn một phát hạ hàng ngàn thương hiệu giặc, về vua An Dương Vương xây thành với nàng công chúa Mỵ Châu thuộc đàn ông Trọng Thuỷ,…toàn bộ đang trở thành 1 phần luôn luôn phải có vào cuộc sống nạp năng lượng hoá tinh thần của tín đồ dân đất nước hình chữ S.

SCR.VN Gợi Ý Bài ? Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc ❤️️ 14 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Thành Cổ Loa Hay – Bài 2

Thuyết Minh Về Di Tích Thành Cổ Loa Hay nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ, để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

{Tố Hữu}

Bạn đã bao giờ nghe kể truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy, nghe về truyền thuyết của Cổ Loa Thành – di tích lịch sử lâu đời của Thủ đô Hà Nội? Thành Cổ Loa không chỉ là một nét đặc sắc trong di tích thủ đô mà còn là thắng cảnh nhiều người lui tới.

Hỏi về nguồn gốc của thành Cổ Loa, người ta sẽ truyền tai nhau truyền thuyết từ hơn hai nghìn năm trước. Thời An Dương Vương Thục Phán, Thành ốc cứ xây cao lại đổ, phải nhờ Trấn Tiên Huyền Vũ trừ yêu gà trắng, thành mới xây xong. Sau lại có thần Kim Quy hiện lên ở sông Hoàng, chỗ này có chiếc cầu đá vào chợ Sa, cho móng làm lẫy nỏ thần để giữ nước.

Sau 50 năm trị vì, vua Thục mắc mưu Triệu Đà cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu và ở rể. Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần giúp vua cha đem quân sang cướp nước Âu Lạc. Quân Triệu chiến thắng, Mỵ Châu rải lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy, An Dương Vương rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhảy xuống biểu tự vẫn.

Như vậy, thành Cổ Loa được xây dựng thời An Dương Vương nằm tại vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Không chỉ là thành trì quân sự nổi tiếng của nước Âu Lạc thời ấy mà Cổ Loa còn là trụ sở của huyện Phong Khê thời Hán thuộc, là căn cứ quân sự thời Hậu Lý Nam Đế vào năm 692.

Đặc biệt là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập do Ngô Vương Quyền khởi lập và tồn tại từ năm 939 đến năm 944. Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, Cổ Loa từng có những tên gọi khác nhau như Khả Lũ thành, Côn Lôn thành, Việt Vương thành và Tư Long thành…

Thành Cổ Loa được là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ. Thành là sự kết hợp khéo léo các địa hình tự nhiên. Đặc biệt xây thành bên cạnh sông Hoàng để sông này vừa bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước vừa là đường thủy quan trọng.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.

Thành Cổ Loa tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện tại, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,58 km, vòng trong 1,6 km…

Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15cm, hòn lớn có đường kính 60cm.

Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m. Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có bốn cửa ở các hướng cống song, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng. Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3m-4m (có chỗ tới hơn 8m).

Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Ngay sau khi xây thành, An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Nhân dân cũng được điều tới khai phá rừng thành ruộng.

Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, giáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây.

Cổ Loa thành có giá trị rất to lớn với nhân dân ta. Cổ Loa thành là công trình kiến trúc nghệ thuật và xây dựng đặc sắc mặc dù được xây dựng với mục đích quân sự. Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của cha ông ta trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh.

Cổ Loa là tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Hàng năm, vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.

Hiện nay Cổ Loa là một trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam, và Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đến với thành Cổ Loa, du khách không chỉ được tham quan tòa thành vĩ đại của lịch sử mà còn cảm nhận được khung cảnh vùng quê với những di tích về truyền thuyết xưa kia. Lịch sử đã qua đi nhưng những mốc lịch sử xưa kia sẽ còn sống mãi cùng Cổ Loa thành.

Giới Thiệu Bài ? Thuyết Minh Về Tràng An ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Đạt Điểm Cao – Bài 3

Bài Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây với lối diễn đạt bài văn hấp dẫn.

Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

Nhắc đến Cổ Loa, người ta nghĩ ngay đến truyền thuyết về An Dương Vương được thần Kim Quy bày cho cách xây thành, về chiếc nỏ thần làm từ móng rùa thần và mối tình bi thương Mị Châu – Trọng Thủy. Đằng sau những câu chuyện thiên về tâm linh ấy, thế hệ con cháu còn khám phá được những giá trị khảo cổ to lớn của Cổ Loa.

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và bộ. Về giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình.

Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.

Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay, ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km).

Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4 – 5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20 – 30m. Các cửa của ba vòng thành cũng được bố trí rất khéo; không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành.

Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m – 12m, chân rộng từ 20m – 30m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng. Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3 m – 4 m (có chỗ tới hơn 8m).

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ..

Qua các giai đoạn lịch sử, Cổ Loa có rất nhiều tên: Loa thành (thành ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.

Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.

Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi vòng ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km, diện tích trung tâm lên tới 2 km².

Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m – 5m, có chỗ cao đến 8m – 12m. Chân lũy rộng 20m – 30m, mặt lũy rộng 6m – 12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

Hàng năm, lễ hội Cổ Loa tưởng nhớ vua An Dương Vương được tổ chức vào mùa xuân, ngày mùng 6 tháng giêng. Có 8 làng trong xã Cổ Loa tổ chức rước kiệu truyền thống tụ về sân đình Cổ Loa, dâng lễ, thể hiện tấm lòng thành kính đối với vị vua có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước, chỉ đứng sau các vua Hùng.

Đọc Thêm Bài ? Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn ❤️️ 11 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Thành Cổ Loa – Bài 4

Bài văn hay Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Thành Cổ Loa được SCR.VN chia sẻ sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận xã Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc. Khác với các di tích lịch sử khác, Cổ Loa là một quần thể di tích có diện tích trải rộng trên một địa bản rộng lớn, có diện tích bảo tồn gần 500ha. Khu di tích này được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước.

Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III, TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích minh chứng còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.

Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ đồ đồng, đồ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam.

Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành). Tương truyền có tới chín vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại ba vòng thành đất, dài tổng cộng 16km: Vòng ngoài (Thành ngoại) chu vi 8km, vòng giữa (Thành trung) hình đa giác có chu vi 6,5km và vòng trong cùng (Thành nội, hình chữ nhật, chu vi 1,6km).

Tương truyền, thành đắp đến đâu, xây lũy đến đó, cả ba vòng thành đều được bao quanh bằng những con hào. Phía đông thành Trung là Đầm Cả, có năm con ngòi đưa nước vào thành Trung và thành Nội, tạo vòng khép kín, rất thuận lợi cho việc lập căn cứ bộ binh, thuỷ binh linh hoạt. Thân thành ngày nay có chiều cao trung bình 4 – 5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng hai, ba chục mét. Vào thời đó, vũ khí chỉ là gươm, giáo và cung tên, quy mô thành Cổ Loa tỏ ra rất kiên cố.

Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; Về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; Về mối tình bi thương và cảm động của Mị Châu – Trọng Thủy… Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Khu vực thành Nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mị Châu và chùa Bảo Sơn.

Trong quần thể khu di tích lịch sử Cổ Loa, đền Thượng (đền Thục Phán An Dương Vương) là điểm tham quan đáng chú ý nhất. Đền được xây dựng năm 1687 đời vua Lê Hy Tông, đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Trước cửa đền có đôi rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, được chạm trổ tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê.

Cổ Loa ngày nay không chỉ đã trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm, mà nó còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa,những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.

Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.

Chia Sẻ Bài ? Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Ngắn Nhất – Bài 5

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Ngắn Nhất là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.

“Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải qua năm tháng, nẻo đường con đây”

Đây là những câu ca dao rất nổi tiếng để nói về di tích lịch sử thành Cổ Loa. Thành Cổ Loa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhắc đến thành Cổ Loa ai ai cũng nhớ đến truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy nhưng không phải ai cũng am hiểu tường tận về nguồn gốc ra đời của di tích lịch sử này.

Thành Cổ Loa được coi là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, được trị vì bởi vua An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III Trước công nguyên. Dấu tích thành để lại cho đến ngày nay là ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Về sự ra đời của thành Cổ Loa có rất nhiều cách lý giải khác nhau. Nhưng cách lý giải sau đây là hợp lý hơn cả. Dưới thời Âu Lạc, vùng sông Hồng có vị trí giao thương vô cùng quan trọng, không chỉ vậy nó còn có ý nghĩa về mặt quân sự, kiểm soát được vùng này cũng coi như kiểm soát được cả vùng sơn địa.

Cổ Loa thành trước kia là một vùng đất trù phú, dân cư đông đúc, buôn bán hết sức tấp nập. Vua An Dương Vương đã rời kinh đô về đây, đánh dấu một bước phát triển mới của dân tộc ta. Khẳng định vị thế và tăng cường giao thương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Về vùng đất đồng bằng, không chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh tế và nhà vua còn chú trọng đến quân sự. Cổ Loa thành được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ đất nước.

Thành Cổ Loa được xây dựng hết sức kiên cố. Thành gồm tất cả ba vòng, vòng ngoài có chu vi 8km, vòng thứ hai chu vi 6.5km và vòng trong cùng có chu vi 1.6km, phần đất trung tâm rộng lên đến 2km2. Đây quả là một diện tích lớn đối với thời bấy giờ, bởi lúc đó ta vẫn chưa có gạch nung, nên tất yếu xây dựng được thành sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thành được xây theo kiểu đào đất đi đến đâu đồng thời sẽ khoét hào theo đến đó và đắp lũy lên cao.

Mỗi lũy cao trung bình 4 – 5m, có chỗ cao lên đến 12m. Lũy của Loa thành dốc ở bên ngoài để ngăn chặn bước tiến công của địch và thoải ở mặt phía trong. Đặc biệt khi nghiên cứu Loa Thành các nhà nghiên cứu còn phát hiện kỹ thuật gia cố lúc bấy giờ: họ nẹp dưới chân thành những viên đá từ 15 – 60cm nhằm làm cho chân thành vững chắc, tạo lực để xây dựng thành lên cao.

Đồng thời xung quanh thành Cổ Loa còn có mạng lưới nước dày đặc, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh. Bên cạnh việc dùng đá, thành Cổ Loa còn sử dụng đất và gốm vỡ khiến cho tường thành vững chắc hơn.

Thành Cổ Loa chia làm ba vòng tương đương với cấu trúc ba thành. Thành ngoại, dài hơn 8000m, đây là thành rộng nhất, cao từ 3 – 4m. Thành trung ở giữa có độ dài khoảng 6500m, độ cao thành chỗ cao nhất là 10m. Và cuối cùng là thành nội có hình chữ nhật vuông vắn, rộng 1650m, độ cao thành trung bình là 5m. Thành Nội còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật: Khu đền Thượng thờ An Dương Vương, khu đình Ngự triều di quy, am thờ Mị Châu và chùa Bảo Sơn với hàng trăm pho tượng…

Điều đặc biệt là mỗi vòng thành đều được bố trí một hào nước bao xung quanh, rộng từ 10 – 30m tùy đoạn và các vòng hào này đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Đây là sự bố trí hết sức mưu trí của nhân dân ta về mặt quân sự. Giúp quân ta vừa dễ dàng tiến công lại vừa dễ dàng phòng thủ. Có thể nói thành Cổ Loa là một thành tựu đáng tự hào về kiến trúc như quân sự của cha ông ta.

Thành Cổ Loa được xây dựng trong những ngày đầu của công cuộc dựng nước bởi vậy nó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhân dân ta. Trước hết về mặt quân sự, thành Cổ Loa là sự sáng tạo độc đáo của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Với kết cấu độc đáo và hết sức kiên cố là bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đây. Nó là một căn cứ vững chắc bảo vệ nhà vua và nhân dân. Nhờ Cổ Loa thành mà theo như truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy ta đã nhiều lần đánh lui quân của Triệu Đà.

Về mặt xã hội, thành Cổ Loa được xây dựng ở nơi địa thế giao thương thuận lợi, bởi vậy sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng đồng thời thành Cổ Loa cũng phản ánh sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội lúc bấy giờ.

Cuối cùng là về mặt văn hóa, thành Cổ Loa là một di sản văn hóa của dân tộc. Đây là bằng chứng sống, chứng minh sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật cao của người Việt cổ. Thành Cổ Loa cũng là nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật:

“An Dương Vương một thời oanh liệt
Chế nỏ liên châu, đắp Loa Thành
Tin mình, tin cả quân xâm lược
Bang giao, hòng tránh họa đao binh”

Hay trong ca dao:

“Kỳ thành tối cao, kỳ hào tối sâu
Đứng trên mặt thành trông xuống chân thành
Đội khăn rơi khăn
Đứng dưới chân thành trông lên mặt thành,
Đội nón rơi nón”

Thành Cổ Loa là di tích lịch sử quan trọng của dân tộc ta. Đánh dấu một thời kì phát triển, thịnh vượng, nhưng đồng thời cũng đầy đau thương mất mát. Về thành Cổ Loa là để nhớ về nguồn cội dân tộc, nhớ về bài học dựng nước và giữ nước. Là lời nhắc nhở thế hệ mai sau luôn nêu cao bài học cảnh giác với kẻ thù.

Tham Khảo Bài ? Thuyết Minh Về Sông Hương ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Ấn Tượng – Bài 6

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Ấn Tượng được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Thành Cổ Loa là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị về lịch sử và văn hóa.

Khoảng thế kỷ III TCN, thành Cổ Loa đã được xây dựng dưới thời trị vì của An Dương Vương, do sự chỉ đạo trực tiếp của Cao Lỗ. Thành tọa lạc tại một khu đất đồi nằm ở tả ngạn sông Hoàng – vốn là một nhánh lớn của sông Hồng. Ở thời Âu Lạc thì vị trí của Cổ Loa nằm ngay tam giác châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu giữa đường thủy và đường bộ. Đây được coi là vị trí có thể kiểm soát được cả đồng bằng lẫn vùng núi nên được chọn làm kinh đô.

Nét đặc sắc nổi bật khi nhắc đến thành Cổ Loa là kiến trúc. Theo tương truyền, thành bào gồm chín vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành chỉ có ba vòng. Trong đó, vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi vòng ngoài là 8km, vòng giữa là 6,5km, vòng trong là 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2km2.

Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m – 5m, có chỗ cao đến 8m – 12 m. Chân lũy rộng 20m – 30m, mặt lũy rộng 6m – 12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

Cấu tạo thành gồm ba phần: thành nội, thành chung và thành ngoại. Thành nội có hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m – 12m, chân rộng từ 20m – 30m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc “Ngự triều di quy”. Kế tiếp là thành trung xây dựng theo một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m. Thành có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.

Thành ngoài cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3m – 4m (có chỗ tới hơn 8m). Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng.

Bên trong thành là các khu đình, đền bao gồm: đền Thượng (đền thờ An Dương Vương) được dựng trên khu đất rộng 19.138,6m2. Tại vị trí lối lên cửa giữa của đền đặt đôi rồng đá, mang phong cách nghệ thuật thời Lê – Mạt. Trong đền còn lưu giữ năm tấm bia đá và năm mươi ba hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc. Kiến trúc đền bao gồm tiền tế theo kiểu ba gian, hai chái. Hệ khung kết cấu gỗ, mái lợp ngói mũi hài. Trên hệ mái đắp các đầu đao cong, tượng nghê chầu.

Các bộ vì chính được làm theo kiểu giá chiêng, sơn son thếp vàng, chạm họa tiết “rồng vờn mây”; trung đường đấu mái liền với hậu cung, tạo thành dạng thức kiến trúc kiểu “chuôi vồ”, bên trong đặt tượng An Dương Vương, bằng đồng, nặng khoảng 200kg, đúc năm 1897. Tiếp đến là đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy) có bố cục mặt bằng nền hình chữ “Đinh”, gồm đại đình và hậu cung.

Đại đình gồm năm gian, hai chái. Kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói mũi hài, với bốn góc đao cong vút. Các bộ vì nóc được kết cấu theo kiểu “giá chiêng, chồng rường”, với sáu hàng chân cột. Hậu cung nối liền với đại đình qua bộ cửa bức bàn phía dưới và đấu mái ở phía trên. Các đề tài trang trí trên kiến trúc này mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVIII.

Kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu) nằm tọa lạc trên khu vực rộng 925,4m2. Mặt bằng kiến trúc được bố cục theo dạng “tiền Nhất, hậu Đinh”, gồm các tòa tiền tế, trung đường và hậu cung. Chùa Cổ Loa hay Bảo Sơn tự được khởi dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Bố cục mặt bằng nền theo dạng “nội Công, ngoại Quốc”, gồm các hạng mục với tiền đường, thiêu hương, thượng điện, hậu cung, gác chuông, tháp mộ, cổng hậu, nhà Tổ, nhà ni, nhà khách.

Chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự) được dựng vào thời Hậu Lê, trên nền diện tích rộng 4.922,4m2. Chùa quay hướng Nam, bao gồm các hạng mục: Tam bảo, tiền đường, thượng điện, nhà Mẫu, giải vũ, hành lang… Cuối cùng, đình Mạch Tràng: tọa lạc trên một khu đất cao, có diện tích 6.198,4m2, gồm các hạng mục tiền tế, đại đình và hậu cung.

Thành Cổ Loa có giá trị về nhiều mặt. Về quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Về văn hóa, thành Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa – một bằng chứng về sự sáng tạo cũng như trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ.

Gợi Ý Bài ⏩ Thuyết Minh Về Đền Hùng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Hay Nhất – Bài 7

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Hay Nhất sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý văn đặc sắc để hoàn thiện bài văn thật tốt.

Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10.

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình.

Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam.

Qua con sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.

Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một bước ngoặt phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.

Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.

Trung tâm quyền lực của các cư dân Việt ở đồng bằng sông Hồng cũng thể hiện sự phát triển về chiều rộng của Văn hóa Đông Sơn.

Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá.

Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn có đường kính 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc đã được tạo ra thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê – Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Ngay sau khi xây thành, Thục Phán An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến.

Nhân dân cũng được điều tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)… thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, giáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây.

Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.

Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm.

Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác.

Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km².

Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy dốc thẳng đứng, mặt trong thoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4–5 m, có chỗ cao đến 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6–12 m, chân rộng từ 20–30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.

Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có bốn cửa ở các hướng đông, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng. Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3–4 m (có chỗ tới hơn 8 m).

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành ngoại ở về phía tây nam và am. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay xòe và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của thành Nội.

Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết,Thục Phán An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hồng.

Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Lăng Bác ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Đặc Sắc – Bài 8

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Đặc Sắc  là đề bài rất thường hay gặp trong các đề kiểm tra văn.

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh.

Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.

Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử.

Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.

Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.

Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này.

Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:”Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi có đồ đắm bể sâu”.

Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.

Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.

Gợi Ý Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Bến Nhà Rồng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Điểm 10 – Bài 9

Bài Văn Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Thành Cổ Loa là toà thành nổi tiếng không chỉ về ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị về văn hoá, là một công trình kiến trúc độc đáo được nhiều giới trẻ chọn là địa điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội. Thành Cổ Loa được vua Thục An Dương Vương xây dựng vào thế kỷ thứ III trước công nguyên ở xã Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh của thành phố Hà Nội.

Toà thành cổ này nằm ở kinh đô của nước Âu Lạc – tên của nước Việt Nam lúc bấy giờ. Thành được xây theo kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa Thành gồm ba vòng thành: thành ngoài, thành giữa và thành trong. Phía dưới thành là hào sâu ngập nước nên thuyền bè đi lại được. Trong ba vòng thành bằng đất trên đã lưu giữ hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt và xương thú vật… là các cổ vật được các nhà khảo cổ học khai quật.

Trong khu vực thành có đình làng cổ Loa, đền thờ An Dương Vương và am thờ công chúa Mỵ Châu. Ở đây hàng năm từ ngày 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch người dân trong vùng tổ chức lễ hội Cổ Loa để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương là người được vua Hùng thứ XVIII nhường ngôi. An Dương Vương đã đặt tên nước là Âu Lạc và đóng đô ở Cổ Loa. Lễ hội gắn liền với truyền thuyết về nỏ thần với câu chuyện tình giữa nàng Mỵ Châu với Trọng Thuỷ.

Lễ hội Thành Cổ Loa có đám rước thần của 12 xóm và các trò chơi như chơi đu, thổi cơm thi, hát ca trù, hát chèo…

Chia Sẻ Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Chùa Một Cột ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Chi Tiết – Bài 10

Tham khảo bài văn Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Chi Tiết dưới đây giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý tưởng hay để thực hiện bài viết.

Theo lời giới thiệu: Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành). Tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước chỉ thuyền bè đi lại được. Ngày nay, ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất, dài tổng cộng 16 km: Vòng ngoài (thành ngoại) chu vi 8 km, vòng giữa (thành trung) hình đa giác có chu vi 6,5 km và vòng trong cùng (thành nội), hình chữ nhật, chu vi 1,6 km.

Trong quần thể khu di tích lịch sử Cổ Loa, đền Thượng (đền Thục Phán An Dương Vương) là điểm thăm quan đáng chú ý nhất. Nhưng với riêng tôi, lần đầu được đến với Khu di tích, tôi đã chọn am thờ Mỵ Châu là điểm dừng chân lâu nhất. Đó là một am nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa với vẻ u tịch như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái. Phía sau am thờ có căn phòng nhỏ bao bọc một hòn đá tự nhiên có hình người con gái không đầu – đó là tượng công chúa Mỵ Châu.

Truyền thuyết kể rằng: Trước khi bị chém đầu, công chúa Mỵ Châu quỳ xuống chân vua cha và nguyện rằng: “Oan cho con lắm. Nếu con là kẻ bất trung có lòng hại cha, khi chết, thân xác con sẽ biến thành tro bụi. Bằng không hóa thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”. Quả nhiên, vì Mỵ Châu là người vô tình bị mắc mưu kế của Trọng Thủy nên khi chết, máu của nàng chảy xuống biển, các loài trai, sò ăn vào biến thành ngọc, còn thân thể của nàng biến thành một tượng đá không đầu trôi ngược về vùng đất Cổ Loa.

Thấy sự lạ, các bô lão làng Cổ Loa cử một nhóm thanh niên lực lưỡng khiêng võng đào ra làm lễ xin được rước tượng đá về thờ. Khi khiêng về đến đền “Ngự triều Di quy” bỗng nhiên tượng tuột xuống, không di chuyển được nữa, dân làng thấy vậy liền lập am thờ, ngày đêm hương khói…

Là tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, bằng chứng về sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ, đến nay, thành Cổ Loa giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa của người dân. Được biết, hàng năm, vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một nghi lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành và nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.

Với những giá trị, ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và lịch sử, năm 1962, di tích Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2012, di tích Cổ Loa được Thủ tướng Chính phủ Quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Gợi Ý Bài ? Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8 ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Ngắn Hay – Bài 11

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Ngắn Hay giúp các em có thể rèn luyện kĩ năng viết của mình tốt nhất.

Khu tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết về vua An Dương Vương (208 – 179 TCN) định đô, xây dựng nhà nước Âu Lạc tự chủ. Trải qua hơn 2000 năm, Loa Thành chỉ còn lại những dấu tích nhưng là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô Hà Nội.

Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Tương truyền, thành có 9 vòng hình xoáy trôn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn 3 vòng với những dấu tích xưa, đó là thành nội, thành trung và thành ngoại. Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề.

Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều.

Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau: Loa thành(thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.

Hiện nay Cổ Loa là một trong 21 Khu du lịch Quốc gia của Việt Nam, tháng 9 năm 2012 Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

SCR.VN Giới Thiệu Bài ? Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 10 ❤️️15 Mẫu Hay

Bài Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Sinh Động – Bài 12

Bài Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Sinh Động sẽ cho các em những ý văn hay và cách dùng từ ngữ sáng tạo.

Không chỉc tộc Việt Nam, như An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một tên hạ hàng trăm tên giặc hay mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy…, thành Cổ Loa còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô.

Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.

Khu di tích lịch sử thành Cổ Loa trải rộng trên địa phận 3 xã là Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 24km, thế nên di tích thành Cổ Loa là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến dịp cuối tuần.

Với diện tích lên tới 500ha đây là tòa thành có niên đại cổ nhất Việt Nam. Được xây dựng từ thế kỷ thứ III TCN dưới thời vua An Dương Vương, thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X.

Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng thành có tới 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên theo khai quật khảo cổ thì hiện nay chỉ còn 3 vòng. Thành được chia làm 3 khu vực chính:

Thành ngoại: Thành được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề với chu vi khoảng 8km. Chiều cao trung bình của các lũy xưa là từ 4 – 5m tuy nhiên cũng có một vài lũy đặc biệt được xây cao tới 8 – 12m tiêu tốn khoảng 2,3 triệu m3 đất.

Thành trung: Được xây dựng có kết cấu như thành ngoại nhưng thành trung có diện tích hẹp và kiên cố hơn với chu vi chỉ khoảng 6,5km.

Thành nội: ​Đây là nơi ở của vua cùng một số quan lại triều đình có chu vi khá nhỏ chỉ khoảng 1,65km. Ngày nay khu vực này đã được nhân dân xây dựng đền thờ vua An Dương Vương, công chúa Mỵ Châu và là nơi quy tụ những công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng.

Dưới thời Âu Lạc, Cổ Loa tọa lạc tại một vị trí vô cùng đắc địa, nằm trên đỉnh của tam giác châu thổ Sông Hồng, là đầu mối quan trọng của cả đường bộ và đường thủy, là nơi chứng kiến giai đoạn phát triển mới của cư dân Việt cổ. Bởi vậy mà nơi đây đã được chọn làm kinh đô của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ III TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X SCN

Đây là nơi lưu giữ hàng loạt di chỉ khảo cổ phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ.

Đọc Thêm Bài ? Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Đơn Giản – Bài 13

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Đơn Giản để các em có thêm nhiều kiến thức hay về địa danh nổi tiếng này.

Cách chúng ta ngày nay hôm 2.000 năm về trước, An Dương Vương đã xây thành cổ Loa (thành Ốc) – kinh đô nước Âu Lạc. Di tích thành cổ Loa và đền thờ An Dương Vương hiện còn ở xã cổ Loa, huyện Đông Anh, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng mười tám cây số.

Hành hương về cố đô Âu Lạc, chúng ta bồi hồi nhớ lại chuyện Thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Ốc và chế Nỏ Thần, chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy,…

Du khách sẽ đến thăm đền tướng công Cao Lỗ, người có công rất lớn trong lịch sử triều đại An Dương Vương. Trước đền có một hồ nhỏ được xây bờ kè bằng gạch, giữa hồ có tượng tướng quân đang giương nỏ thần về phía xa. Cách đền thờ Cao Lỗ độ 300m là khu đền Thượng thờ An Dương Vương. Ở đây có một hồ nước trong khá rộng được xây bờ kè, và giữa hồ có giếng tròn xây bằng gạch.

Đinh Ngự Triều Di Quy và am Mỵ Châu nằm sát nhau trên cùng một khu đất cách đền Cao Lỗ khoảng 100m. Giếng Ngọc, am Mỵ Châu mang tính thần bí linh thiêng gợi lên bao bồi hồi, thương cảm, xót xa…

Nỏ Thần xưa, chăn lông ngỗng và tiếng thét của thần Kim Quy… như đưa hồn du khách nhớ về truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy. Giếng Ngọc còn đây, bài học lịch sử của cha ông còn đây. Bước chân của khách hành hương dùng dằng cứ vương vấn mãi…

Chia Sẻ Bài ? Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám ❤️️15 Bài Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Chọn Lọc – Bài 14

Bài Văn Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Chọn Lọc từ SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc sau đây, cùng theo dõi nhé!

Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương.

Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như vua An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc hay mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy…, mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô Hà Nội.

Mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Tương truyền, thành có chín vòng hình xoáy trôn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn ba vòng với những dấu tích xưa, đó là thành nội, thành trung và thành ngoại.

Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều.

Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.

Ngày nay, trong khu di tích Cổ Loa còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đền thờ tướng Cao Lỗ, am thờ công chúa Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn… Trong các đền chùa còn có nhiều hiện vật khảo cổ được khai quật trong Thành cổ như tượng đồng, mũi tên đồng và các món đồ bằng sứ, đá, được chạm khắc tinh tế.

Tham Khảo Bài ? Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Bằng Tiếng Anh – Bài 15

Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa Bằng Tiếng Anh giúp các em có thể trau dồi thêm vốn ngoại ngữ của mình tốt hơn.

According to folklore, Thục Phán (An Dương Vương) defeated the last of the Hung kings in 257 BCE (Before the Common Era) and founded the kingdom of Âu Lạc, choosing the site of Co Loa as his capital. Co Loa is a very large site and is the dominant presence in the northern floodplain of the Red River Delta, which would have required a large amount of labour and resources to have built in its time.

The site consists of two outer sets of ramparts and a citadel on the inside, of rectangular shape.

The outer rampart comprises a perimeter of 8 km and is lined with guard towers. The ramparts still stand up to 12m high and are 25m in width at their base. Archaeologists have estimated that over two million cubic metres of material were moved in order to construct the entire fortress, including moats that were fed by the Hong River.

Excavations made by archaeologists have revealed Dong Son style pottery that had stratified over time under the walls, while a drum was found by chance. The drum included a hoard of bronze objects. The rarity of such objects in Southeast Asia and the range found at Co Loa is believed to possibly be unique.

The drum itself is one of the largest Bronze Age drums to have been recovered from the Red River Delta, standing 57cm high and boasting a tympanum with a diameter of 73.6cm. The drum itself weighs 72kg and contains around 200 pieces of bronze, including 20kg of scrap pieces from a range of artefacts. These include socketed hoes and ploughshares, socketed axes, and spearheads.

Tạm dịch

Theo dân gian, Thục Phán (An Dương Vương) đã đánh bại vị vua Hùng cuối cùng năm 257 trước Công Nguyên và thành lập nhà nước Âu Lạc, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Cổ Loa là vùng đất rộng và là một vùng quan trọng của đồng bằng châu thổ phía Bắc sông Hồng, chắc hẳn người ta đã phải tốn một nguồn lớn nhân lực và tiền bạc để xây dựng nó vào thời ấy.

Nó bao gồm hai lớp thành bên ngoài và một thành bên trong hình chữ nhật.

Thành bên ngoài gồm có một vành đai dài 8 km có tháp canh gác. Thành này vẫn đứng cao 12m và rộng 25m trên móng của nó. Các nhà khảo cổ học ước tính rằng có hơn hai triệu mét khối vật liệu đã được chuyển đến để xây dựng toàn bộ pháo đài, bao gồm hào được cấp nước từ sông Hồng.

Các cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học đã khám phá ra phong cách gốm sứ Đông Sơn đã phân tầng theo thời gian dưới các bức tường, trong khi một chiếc trống vô tình được tìm thấy. Chiếc trống bao gồm các họa tiết bằng đồng. Các họa tiết hiếm có này ở Đông nam Á và các loại tìm được ở Cổ Loa được cho là duy nhất.

Bản thân chiếc trống là chiếc lớn nhất của thời đại đồ Đồng được thu thập ở đồng bằng sông Hồng, cao 57cm và 73,6cm đường kính mặt trống. Chiếc trống nặng 72kg và có khoảng 200 miếng đồng, bao gồm 20kg các mảnh vụn từ nhiều vật chế tác khác. Chúng bao gồm cuốc, rìu và mũi giáo.

Tặng Bạn ? Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất


Giai Thoại Cao Lỗ Vương Xây Thành Cổ Loa, Truyền Thuyết Hay Sự Thật Lịch Sử


Giai Thoại Cao Lỗ Vương Xây Thành Cổ Loa, Truyền Thuyết Hay Sự Thật Lịch Sử
Phân tích các huyền thoại về Cao Lỗ Vương cho thấy rằng, việc Cao Lỗ giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa thực chất chính là biểu tượng của sự xây dựng tinh thần thống nhất giữa các cộng đồng dân cư vùng cao và vùng thấp trong quá trình hình thành cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Melia Hồ Tràm beach resort: Khu nghỉ dưỡng sang trọng tại Vũng Tàu

Related Articles

Back to top button