Giáo Dục

Công thức tính thể tích khối nón và thể tích hình trụ chuẩn

1. Các đơn vị tính thể tíchCác đơn vị tính thể tích

Các đơn vị đo thể tích bao gồm: centimet khối (cm3); mét khối (m3); inch khối (in3) và feet khối (ft3). Dựa vào các công thức tính thể tích mà bạn có thể tính được thể tính của một hình. Đa phần các công thức có thể hao hao giống nhau, tuy nhiên bạn cần nhận diện các đặc điểm riêng biệt của chúng để tránh nhầm lẫn.

2. Công thức tính thể tích hình lập phươngCông thức tính thể tích hình lập phương

Hình lập phương là một hình khối 3 chiều, với 6 mặt là hình vuông. Đây là một hình hộp chữ nhật có các cạnh bằng nhau.

Ví dụ: Viên xúc xắc là hình lập phương, khối rubik là hình lập phương.

Công thức tính thể tích hình lập phương: Đó là: V = s3 với V là thể tích, s là cạnh của hình lập phương.

Suy ra s3 = s * s * s (vì tất cả các cạnh của hình lập phương đều bằng nhau).

Ví dụ: Nếu cạnh của hình lập phương là 5cm, ta sẽ có thể tích hình này được tính theo công thức: V = 5*5*5 =125 cm3, đây chính là thể tích của hình lập phương, cần nhớ đơn vị đo thể tích là mũ 3.

3. Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhậtcông thức thể tích hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật còn có tên gọi khác là lăng kính chữ nhật, đó là một khối 3 chiều với 6 mặt đều là hình chữ nhật. Hình lập phương chính là dạng đặc biệt của hình hộp chữ nhật với các cạnh của hình hộp chữ nhật bằng nhau.

Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật V= lwh. Trong đó V là thể tích, l chính là cạnh dài nhất của mặt hình hộp chữ nhật, w là chiều rộng và h là chiều cao của hình hộp chữ nhật.

Xem thêm :  Công thức tính chu vi & diện tích hình tròn

Ví dụ: Một hình hộp chữ nhật có l = 4cm, w = 3 cm, h = 6cm, khi thay vào công thức tính giá trị thể tích ta sẽ có V= 4*3*6 = 72 cm3.

4. Công thức tích thể tích hình trụ trònthể tích hình trụ tròn

Hình trụ tròn là một hình khối không gian, có 2 đáy bằng nhau là hai hình tròn, một mặt trong nối liền hai đáy. Ví dụ như cục pin là vật thể có hình trụ tròn.

Công thức tính thể tích hình trụ tròn: V = πr2h với V là Thể tích, r là bán kính của mặt đáy, h là chiều cao của hình trụ, và π là hằng số pi (3,14).

Trong trường hợp biết được đường kính (là d) của hình trụ tròn, thì ta có thể tính được bán kính hình trụ tròn bằng cách chia giá trị d cho 2. d = 2r

Công thức tính diện tích mặt đáy của hình trụ tròn: A = πr2. Nếu đã biết đường kính mặt đáy, ta có thể tính theo công thức d=2r

5. Công thức tính thể tích hình chópthể tích hình chóp

Hình chóp là một hình khối không gian có dày là một đa giác và các mặt bên của hình giao nhau tại 1 điểm gọi là đỉnh hình chóp. Hình chóp đa giác đều là hình chóp có đáy là 1 đa giác đều. Nếu hình chóp có đáy là hình tròn thì nó được gọi là hình nón.

Công thức tính thể tích hình chóp đa giác đều: V=1/3bh. Trong đó b là thể tích mặt đáy, h là chiều cao hình chóp (từ đỉnh tới mặt đáy).

Xem thêm :  Soạn bài sông núi nước nam vnen

Các tính diện tích mặt đáy của hình chóp phụ thuộc vào số cạnh của đa giác tạo nên hình này. A = s2. Nếu hình chóp có đáy là hình tam giác thì công thức sẽ là A = 1/2bh. Nếu đáy là bất kỳ một đa giác nào thì ta tính theo công thức A = 1/2pa, với A là diện tích, p là chu vi và a là trung đoạn, trung đoạn chính là khoảng cách từ tâm của của đa giác tới trung điểm của một cạnh bất kỳ.

6. Công thức tính thể tích hình nónhình nón

Hình nón là một hình không gian ba chiều, là hình chóp có đáy là hình tròn.

Công thức tính thể tích hình nón: V = 1/3πr2h trong đó r là bán kính mặt đáy, h là chiều cao của hình nón và π là hằng số pi, ta có thể làm tròn và lấy giá trị của π là 3,14.

Ta có thể tính diện tích mặt đáy hình nón theo công thức: A = πr2.

Thông qua bài viết 5 công thức tính thể tích quan trọng, (hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình trụ tròn, hình chóp, hình nón) bạn có thể dễ dàng ghi nhớ và áp dụng để giải bài tập toán hình học không gian. Các công thức trên đều có sự liên quan mật thiết đến những công thức tính diện tích các hình trong khối hình, do đó bạn có thể liên hệ và kết hợp với các công thức khác.

Hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình trụ tròn, hình chóp, hình nón đều là các hình mà bộ môn toán hình học không gian phải học qua, chính vì vậy việc ghi nhớ những công thức này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong suốt quá trình học tập. Chúc các bạn học tập tốt.

Xem thêm :  Đá vôi (caco3) là gì? công thức hóa học của đá vôi là gì?


Hình Nón (Toán 12) – Phần (1/3): Tính Diện Tích và Thể Tích Nón | Thầy Nguyễn Phan Tiến


Bài Giảng: Tính Diện Tích Xung Quanh, Diện Tích Toàn Phần và Thể Tích của Khối Nón
(Chương Mặt Nón Mặt Trụ Mặt Cầu Khối Tròn Xoay)
Vẽ Hình, Lý Thuyết và Công Thức: 00:00
Dạng 1: Cho sẵn hình nón khối nón 9:23
Dạng 2: Quay để tạo nón, hình nón tạo thành từ phép quay 31:43
Hình Nón (Phần 2) Thiết Diện: https://www.youtube.com/watch?v=FpPX3pWf0yU\u0026t=2452s
Hình Nón (Phần 3) Nón Nội, Ngoại Tiếp: https://www.youtube.com/watch?v=dXoYtn1iSaw\u0026t=1690s
? Đăng kí học ĐẦY ĐỦ VIDEO LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
có Full Đáp Án Chi Tiết xem ở đây: https://thaynguyenphantien.vn
? Các em tham gia các nhóm học tập trên FB nhé
2004 Toán Thầy Tiến: https://thaynguyenphantien.vn/2k4
2005 Toán Thầy Tiến: https://thaynguyenphantien.vn/2k5
2006 Toán Thầy Tiến: https://thaynguyenphantien.vn/2k6
?Tiktok Dạy Toán: https://www.tiktok.com/@thaytien.daytoan
? Fanpage Chính Thức : https://fb.com/thaynguyenphantien
? Facebook cá nhân : https://fb.com/thaytientoan8910
? Website: https://thaynguyenphantien.vn
? Học ONLINE : Khóa học Video trên Web kết hợp với Livestream Fb đầy đủ bài tập, đáp án chi tiết và hỗ trợ tận tình, giải đáp thắc mắc bài tập mọi lúc mọi nơi, khóa luyện thi chuyên nghiệp nhất
? Học OFFLINE tại tòa SinhPlaza, số 18 Đức Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Khi các bạn vẫn đang xả hơi, ham chơi thì đối thủ vẫn đang âm thầm nỗ lực học tập.
Vậy nên chúng ta không bắt đầu cố gắng từ bây giờ thì chúng ta \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button