Giáo Dục

Soạn bài: thêm trạng ngữ cho câu

them-trang-ngu-cho-cau

thêm trạng ngữ cho câu

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ:

Tìm hiểu ví dụ Sgk/39.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.[…]

Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

(Thép Mới)

1. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên.
2. Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
3. Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?

Câu hỏi và trả lời:

1. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, em hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên?

– Trạng ngữ: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời; đời đời, kiếp kiếp; từ nghìn đời nay.

2. Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?

– Dưới bóng tre xanh: Bổ sung thông tin về địa điểm.
– Đã từ lâu đời: Bổ sung thông tin về thời gian.
– Đời đời, kiếp kiếp: Thời gian.
– Từ nghìn đời nay: Thời gian.

*  Nhưng cũng có những trạng ngữ bổ sung thông tin về nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, …

3. Xác định vị trí của trạng ngữ trong các câu trên?

– Trạng ngữ có thể đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu.

4. Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?

– Có thể chuyển trạng ngữ sang những vị trí sau:

+ Dưới bóng tre xanh đã từ lâu đời, người dân … khai hoang.

→ Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
→ Người dân cày Việt Nam, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang…, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.

+ Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.

Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
→ Tre đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.

+ Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc.
→ Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.

5. Qua những ví dụ trên, em hãy cho biết thành phần trạng ngữ có những đặc điểm gì về ý nghĩa và hình thức?

*

Ghi nhớ

:
– Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
– Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu;
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

Xem thêm :  Lý thuyết phép thử và biến cố

* Bài tập: Hãy tìm thành phần trạng ngữ trong câu sau và thử chuyển đổi vị trí sau đó rút ra nhận xét:

* Đêm, Nguyên ngủ với bố. => Nguyên, đêm ngủ với bố.

– Không thể: Nguyên ngủ với bố đêm.

* Hs: Thảo luận bàn, trình bày, nhận xét.

* Lưu ý:

– Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ, một câu.
– Khi viết giữa trạng ngữ với CN – VN có khi không ngăn cách bằng dấu phẩy, mà thay bằng quan hệ từ “để” hoặc “vì”.

II. LUYỆN TẬP:

1. Bài tập 1:

Bốn câu sau đều có cụm từ “Mùa xuân”. Em hãy cho biết trong câu nào cụm từ “Mùa xuân” trạng ngữ. …vai trò gì?

– Câu a: “Mùa xuân” làm chủ ngữ và vị ngữ.
– Câu b: “Mùa xuân” là trạng ngữ.
– Câu c: “Mùa xuân” làm phụ ngữ cho cụm động từ.
– Câu d: “Mùa xuân” là câu đặc biệt.

2. Bài tập 2:

– Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
– …, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi,
– Trong cái vỏ xanh kia, …
– Dưới ánh nắng, …
Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.

 * Bài tập thêm:Đặt câu có sử dụng trạng ngữ, xác định TN?

– Hè về, sân trường rộn tiếng ve.
– Vì sóng lớn, những con tàu khổng thể ra khơi. …

3. Bài tập 3: (BTVN).

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (tt)

I. CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ.

1. Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

a)

Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng […].

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

2. Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả,…). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

Trả lời:

1. Hãy tìm trạng ngữ trong các câu (a,b) Sgk/46,47?

a. Các trạng ngữ: Thường thường vào khoảng đó, sáng dậy, trên giàn hoa lí. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong, …

Xem thêm :  Quy tắc bàn tay trái lớp 11 – lý thuyết và bài tập vận dụng

b. Trạng ngữ: Về mùa đông.

2. Em hãy thử lược bỏ các trạng ngữ trong những câu trên và rút ra nhận xét?

– Không thể lược bỏ được trạng ngữ ở các câu trên, vì:

a) – Thường thường, vào khoảng đó; Sáng dậy: Bổ sung cho câu những thông tin cần thiết về thời gian, làm cho câu miêu tả được đầy đủ, thực tế và khách quan hơn.

– Trên giàn hoa lí; Chỉ độ tám chín giờ sáng; Trên nền trời trong trong: Nối kết các câu trong đoạn văn, làm cho văn bản mạch lạc.

b) Về mùa đông: Nếu thiếu trạng ngữ này câu sẽ thiếu chính xác.

3. Theo em, trạng ngữ có những công dụng gì?

* Ghi nhớ:
Trạng ngữ có những công dụng như sau:
– Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
– Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

4. Trong bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, khg gian, nguyên nhân – kết quả …). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

– Trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nhân – quả) được thuận tiện làm cho nội dung của câu đầy đủ, chính xác hơn.

– Đồng thời nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

II. TÁCH TRẠNG NGỮ THÀNH CÂU RIÊNG.

1. Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt?

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. (Đặng Thai Mai)

2. Việc tách câu như trên có tác dụng gì? 

Câu hỏi:

1. Hãy chỉ ra trạng ngữ ở câu đứng trước?

– “Để tự hào với tiếng nói của mình”.

2. Hãy so sánh trạng ngữ đó với câu in đậm?

– Giống: Về ý nghĩa, cả hai đều có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngữ. Có thể gộp hai câu trên thành một câu duy nhất có hai tr/ngữ.

– Khác: Trạng ngữ “Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” được tách thành câu riêng.

3. Vậy việc tách trạng ngữ ra thành câu riêng có tác dụng gì?

– Nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của trạng ngữ (2).

*  Ngoài ra, việc tách trạng ngữ thành câu riêng còn tạo cho câu văn có nhịp điệu, biểu hiện được cảm xúc của người nói, người viết.

* Bài tập: Gạch chân các trạng ngữ và thử tách trạng ngữ ra thành câu riêng trong các câu dưới đây:

– Mặt trời đã khuất phía sau rặng núi. 

– Qua cách nói năng, tôi biết nó đang có điều gì phiền muộn.

Xem thêm :  Phân tích bài thơ nói với con

– Không thể tách trạng ngữ. Qua cách nói năng thành một câu riêng được.

* Lưu ý: Không phải ở vị trí nào cũng có thể tách trạng ngữ thành câu riêng được mà thường ở vị trí cuối câu.

* Ghi nhớ:
Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.

II. LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1/47:

Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích trên?

Ở loại bài thứ nhất; ở loại bài thứ hai.

Đã bao lần; Lần đầu tiên chập chững bước đi; Lần đầu tiên tập bơi; Lần đầu tiên chơi bóng bàn; Lúc còn học phổ thông; Về môn Hoá.

– Công dụng: Vừa bổ sung những thông tin tình huống vừa liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, giúp văn bản rõ ràng, dễ hiểu, liên kết.

* Bài tập 2/47,48:

Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng … Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành?

Năm 72: Tách trạng ngữ nhằm nhấn mạnh thời điểm hi sinh của người bố

Trong lúc tiếng … li biệt, bồn chồn: Tách trạng ngữ làm nổi bật thông tin ở nồng cốt câu.

* Bài tập 3/48: Viết đoạn văn.

Viết đoạn văn về “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” có dùng trạng ngữ?

Từ khi còn thuở bé, em đã nghe tiếng mẹ ru thật êm. Những hình ảnh con cò bay lả, bay la, những từ ngữ giàu hình ảnh và âm thanh đã dần dần in sâu vào tâm trí em. Lớn lên em được đi học. Qua sách báo, qua các bài giảng của thầy cô, em đã thuộc biết bao câu văn hay, thơ đẹp.

“Cỏ non xanh tận chân trời … bông hoa”.


Thêm trạng ngữ cho câu – Ngữ văn 7 – Cô Trương San (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 7 Thêm trạng ngữ cho câu
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về tác phẩm: Thêm trạng ngữ cho câu. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan7, themtrangnguchocau
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 7 Cô Trương San:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VFdvOqi8C7qL9J4xez3xO
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 7 Cô Mạc Phạm Đan Ly:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Vi8zm6OeX8tUNNOwTFOb4J
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 7 Cô Đỗ Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7U1g167kC673iDY0HfEOoIn
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 7 Cô Nguyễn Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7UsZMjvLDZAdOxSAg19aoba

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button