Tổng Hợp

Ý nghĩa của chữ tâm trong thư pháp

Bạn đang tìm một bài viết hướng dẫn cách luyện viết chữ thư pháp đẹp cho người mới? Bạn không có những bảng chữ cái để lâm mô, bắt chước theo? Bạn đã tìm đúng nơi rồi đấy

Nhưng mà

Bài viết này THỰC SỰ RẤT DÀI

Bạn muốn tạo chữ thư pháp theo ý muốn

Người ta nói rằng cảm xúc của con người là thứ rất khó để lột tả.

Bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng mong muốn chạm tới những xúc cảm nơi trái tim và tâm hồn một cách mạnh mẽ, sâu sắc nhất. Thư pháp cũng không ngoại lệ.

Thư pháp là môn nghệ thuật khó

Vì nó không đánh vào thính giác, cũng chẳng phải vị giác, cũng không hề có chỗ cho khứu giác, xúc giác, chúng ta chỉ dựa vào một thứ duy nhất là thị giác để cảm nhận. Mà nét chữ đâu có giống như một hình ảnh, một bức tranh?

Nếu là chữ tượng hình thì không nói, nhưng đối với những ký tự hệ la tinh thì việc thể hiện “nó” lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Cái nhìn khái quát cho người mới

Đứng trước sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, thư pháp Việt vẫn giữ được vai trò và vị trí của nó trong lòng những người yêu cái đẹp, thích nghệ thuật. Việc tạo ra nhiều “công ăn việc làm” cho những người viết chữ cũng là một trong những lợi ích tuyệt vời mà Thư pháp Việt mang lại.

Thực tế thì…

không ít “ông đồ” kém chất lượng lợi dụng tính nghệ thuật của thư pháp Việt để kiếm thêm thu nhập. Người nào cũng cố gắng thu về cho thật nhiều khiến cho nền thư pháp nước nhà cũng phần nào bị ảnh hưởng

thư đạo là gì
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về ta lại thấy những sản phẩm đính kèm chữ thư pháp tràn ngập vào thị trường, nào là bưởi thư pháp, đá thư pháp, thiệp thư pháp… đến mức khó phân biệt được thật giả.

Đâu đâu cũng thấy chữ

Mặc dù điều đó hoàn toàn có thể cho ta thấy rằng người Việt Nam rất yêu chuộng cái đẹp, cái chân thiện mỹ, nhưng thử hỏi trong vài năm tiếp theo đây, khi những con chữ ấy đã trở nên quá quen thuộc và những người viết chữ cũng nhiều lên theo số lượng thì chất lượng của nền thư pháp Việt rồi sẽ đi về đâu.

Có thể sẽ có thêm những bước đột phá mới, nhưng cũng có thể sẽ dẫn đến tình cảnh “hỗn loạn” dai dẳng như thư pháp chữ Hán một thời đã từng diễn ra.

Sự ngộ nhận

Phải nói thẳng ra rằng có không ít người sau khi biết cách cầm bút lông để tạo ra những con chữ là đã bắt đầu tự vỗ ngực xưng tên, tự cho mình là một “nhà thư pháp” trong giới nghệ thuật, kéo theo đó là không ít những hình ảnh các “ông đồ” sử dụng nghiên mực để kiếm tiền, để đánh nhau chỉ vì tranh giành một vài khách hàng.

Rồi nhiều chuyện trên trời dưới bể khác mà bản thân của mình cũng chẳng thể nào kể hết được. Những chuyện như vậy thiết nghĩ không nên xuất hiện trong môi trường của nghệ thuật.

Với mong muốn góp thêm một chút công sức nhỏ bé của mình vào nền thư pháp nước nhà, cải thiện hiện trạng này và truyền bá rộng rãi hơn nữa bộ môn thư pháp Việt đến với công chúng.

Mình xin mạnh dạn viết nên bài viết này, bằng tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã đúc rút được trong suốt những năm tháng được nhìn, được tiếp xúc và cảm nhận với bộ môn thư pháp Việt. 

Một bài viết hướng dẫn những người mới viết thư pháp chữ Việt chi tiết và cụ thể nhất từ trước tới nay. ^^

Mục tiêu của mình là mong muốn giúp đỡ mọi người học tập bộ môn nghệ thuật tuyệt vời này và hy vọng mọi người có thể tự mình xây dựng nên một hướng đi riêng, hay chí ít là có một cái nhìn toàn cảnh hơn đối với nền thư pháp Việt.
thư pháp Việt

Sự thật là thư pháp Việt hiện nay vẫn còn khá mơ hồ

Đối với nhiều người vì đa số chỉ nghĩ rằng biết cách sử dụng bút lông, mực xạ và viết ra vài chữ là nghiễm nhiên đã trở thành “nhà thư pháp”.

Chỉ nghĩ về nó thôi là bạn đã tưởng tượng ra những con chữ giống nhau, với những phong cách “y chang” giữa người này và người khác. Nhưng thực tế thì thư pháp Việt thực sự đã sản sinh ra rất nhiều con người hội tụ đầy đủ cả trình độ lẫn cốt cách. Họ xứng đáng là những vị tiền bối để chúng ta học tập nếu muốn phát triển về lâu về dài.

 

Thất bại trong việc chuẩn bị thì cũng đồng nghĩa là chuẩn bị cho thất bại.

Bởi vậy mà bài viết này ra đời chính là một phần để cảm ơn những người tiền bối đi trước và mong muốn trở thành hành trang cần thiết đối với những ai đang chuẩn bị tiến vào “con đường chân, thiện, mỹ”.

Học thư pháp như thế nào?

Đây chỉ là một trong những phương pháp mình đúc rút và học tập được từ những người tiền nhiệm đi trước.

Bạn có thể tìm xem video của tác giả Đăng Học đã thực hiện dưới đây hướng dẫn một phần về cách viết thư pháp Việt:

Trong những bài học này, mình cũng đưa vào đó một số kinh nghiệm của bản thân.

Tài liệu tham khảo

Bạn nên tìm đọc một số tài liệu trước đó về thư pháp mà mình sưu tập được.

– Thư pháp chữ Hán – Lý thuyết và thực hành (Tác giả: Phạm Hoàng Quân)

Cuốn sách này có nhiều kiến thức rất bổ ích, mặc dù là những kiến thức của thư pháp Hán nhưng vẫn có những kiến thức để bạn áp dụng trong quá trình học viết thư pháp chữ Việt được.

Bên cạnh đó, những bộ nét bút pháp trong cuốn sách cung cấp cũng có thể sử dụng để luyện viết chữ Việt.

– Thư pháp chữ Việt – Lý thuyết và thực hành (Tác giả: Đăng Học)

Đây là cuốn sách gối đầu giường đối với những người học viết thư pháp chữ Việt do tác giả Đăng Học chấp bút thực hiện.
thư pháp Việt lý thuyết và thực hành

Mặc dù đã được một thời gian dài và thư pháp Việt đã có thêm rất nhiều những nét bút pháp mới, nhưng cuốn sách này vẫn luôn là một trong những cuốn sách nên tham khảo dành cho những người mới.

Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm đọc các sách báo khác, hoặc các website như Thư pháp Dụng phẩm, Hồn chữ Việt,… để nắm thêm các thông tin liên quan.

Dụng cụ: Văn phòng tứ bảo và những đồ dùng khác

Đối với thư pháp Việt, có 04 món đồ dùng quan trọng để chúng ta luyện tập bao gồm: Bút, nghiên, giấy, mực (Bốn món đồ dùng này người ta gọi chung là “Văn phòng tứ bảo” (tức: Bốn món đồ quý trong phòng văn).

Trong một số cuốn sách của những người đi trước đã nói rất kỹ về những món đồ này nên mình sẽ chỉ sơ lược qua một chút về đặc điểm, công dụng của từng món đồ, cụ thể:

Bút lông viết chữ thư pháp

                      

Bút viết thư pháp

Một trong những đồ vật được những người luyện chữ quan tâm nhất chính là bút. Càng hiểu bút bao nhiêu người viết chữ lại càng có lợi thế trong việc tạo nét, sáng tác tác phẩm cho nên việc chọn lựa, nắm được các kiến thức, ưu khuyết điểm của các loại bút lông là điều bắt buộc cần phải có đối với những người luyện chữ.

Bút thư pháp và sách

Bút lông được tạo ra từ lông động vật, thường mỗi loại lông sẽ khiến cho bút có độ cứng, mềm, dày, mỏng khác nhau.

Xét về độ cứng cáp hay mềm mại, lông bút lại chia thành ba loại:

Loại lông cứng, loại lông mềm và loại lông pha (kết hợp cả hai loại lông vào cùng một chiếc bút).

Xét vào kích thước thì lại có thể chia thành:
  • Bút tiểu tự, dùng để viết chữ khoảng từ 1-3cm;
  • bút trung tự dùng để viết chữ khoảng từ 4-6cm;
  • bút đại tự dùng để viết chữ khoảng từ 6-9cm hoặc lớn hơn.
Xét vào mục đích sử dụng của người viết có thể phân loại thành hai loại:

Bút viết chữ và bút vẽ tranh.

Xét theo độ dài của lông bút có thể phân loại thành: Trường phong (lông dài), trung phong (lông cỡ trung bình), đoản phong (lông ngắn).

– Cấu tạo bút lông

Cấu tạo cây bút lông

Một chiếc bút lông chia làm 04 bộ phận chính:

  • đỉnh bút,
  • quản bút,
  • đẩu bút,
  • đầu bút. 

Ở một số nơi thì chỉ chia ra hai phần, phần quản bút và phần đầu bút.

 

Trong thư pháp Việt người viết có thể vận dụng đến gần hết phần lông bút.

Một chiếc bút cỡ nhỏ có thể viết được chữ có kích cỡ khá lớn nhưng theo kinh nghiệm cá nhân thì bạn chỉ nên sử dụng khoảng ½ đầu bút đổ lại.

Để chọn được bút tốt cần nhớ rằng bút có bốn cái “đức” (hay “Tứ đức”):

+ Tiêm: 

Khi lông bút chụm lại, ngòi bút phải nhọn. Bút có nhọn thì viết chữ mới dễ ra góc cạnh, biểu lộ được thần thái. Loại bút tù không có ngòi nhọn khó biểu hiện được tinh thần của thư pháp.

Khi mua bút mới, ngòi lông thường có keo nên tụ lại, rất dễ phân biệt. Khi kiểm tra bút cũ, trước hết nhúng ướt ngòi bút, ngòi bút sẽ tụ lại, có thể phân biệt bút tù hay nhọn.

Cây bút có tiêm đức

Cây bút có TỀ đức

+ Tề: 

Khi bóp đầu bút bằng ra, các đầu lông trải đều ra. Bút được gọi là “tề” nếu đầu các sợi lông bằng nhau , không thò thụt , khi vận bút sẽ đạt được cảnh giới ” Mọi sợi lông đều có lực ” (Vạn hào tề lực).

Tuy nhiên muốn kiểm tra điều này phải làm bút mất lớp keo đi, vì vậy khi mua không làm được do đầu bút thường được phủ bởi một lớp keo.

Một số cửa hàng có thể cho bạn dùng thử bút mẫu, một số cửa hàng họa phẩm lại không.

+ Viên: 

Chỉ việc ngòi bút tròn đều, lông bút dầy dặn. Lông bút dầy tức là khi viết sẽ có lực , nếu không chữ sẽ gầy guộc, thiếu sinh lực. Bút “viên” khi vận sẽ được như ý.

Để kiểm tra tính “Viên” của bút đầu tiên bạn nhìn trực diện bút với mắt để xét các đầu lông sắp xếp có đều đặn, đường tròn có chỗ nào bị lồi lõm hay không. Có thể nhìn từ mặt hông của bút, dùng tay để xoay các mặt các để xem bụng bút có đều hay không

Cây bút lông viên tròn

Cây bút CƯƠNG KIỆN

+ Kiện: 

Là sự đàn hồi của ngòi bút; thử ấn ngòi bút rồi nhấc bút lên, ngòi trở về trạng thái cũ. Cây bút có sự đàn hồi, lúc vận bút sẽ được như ý, thông thường, lông thỏ, lông sói đàn hồi hơn lông dê, khi viết chữ sẽ có khí thế. Về vấn đề này, sau khi rửa sạch lớp keo, nhúng ẩm bút rồi ấn thử sẽ biết bút có “kiện” hay không

Bên cạnh đó, “Kiện” còn là trạng thái lưu giữ lượng mực trong đầu bút, có thể sử dụng một nét mà đi được nét dài. Bút có đầu lông dài, mềm thì tính “Kiện” thấp hơn bút có đầu lông ngắn, cứng.

Chọn bút nên chọn lựa bút có quản bút thẳng, trước và sau khi dùng bút phải rửa thật sạch và treo lên giá hoặc bảo quản trong mành tre. Bút mới thường có keo, ta ngâm bút trong nước ấm khoảng 15 phút cho tan keo là có thể sử dụng được, trong khi dùng có các sợi lông bị rụng ra ta nên lấy kéo để cắt.

Nghiên (Nghiễn)

Nghiên là vật liệu chứa mực để ta viết chữ, nghiên to sẽ giúp ta chấm mực và thực hiện những tác phẩm lớn tốt hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc sẽ cồng kềnh và nặng hơn nghiên nhỏ. Nghiên có hai loại bao gồm:

– Nghiên đá:

Theo liệt kê trong sách “Văn phòng tứ bảo” của nhà xuất bản Thượng Hải, thì riêng về nghiên đá có tới 34 loại. Nếu không có nghiên đá, bạn có thể sử dụng chén sứ hoặc nghiên nhựa.

 

Nghiên đá và bút đang chấm mực

– Nghiên nhựa:

Nghiên nhựa trong thư pháp
Loại nghiên được sử dụng chủ yếu với mực nước pha sẵn, loại này rẻ, nhẹ, thuận tiện trong việc di chuyển và cơ động hơn nhiều so với nghiên đá, việc vệ sinh cũng dễ dàng hơn nên đối với những người mới tập thì nghiên nhựa là một lựa chọn khá tốt.

Trong bốn vật Bút Nghiên Giấy Mực tuy nghiên không giữ chức năng then chốt nhưng được người xưa xem trọng hơn cả, bởi nó gắn bó cả đời với người sử dụng, có những chiếc nghiên được điêu khắc tính xảo như là tác phẩm nghệ thuật.

Các cụ xưa còn bảo chiếc nghiên đá là vật linh để trấn giữ phòng văn, là nơi hội khí tinh anh của trời đất.

Giấy

Hiện nay, bạn có thể sử dụng rất nhiều loại giấy để viết thư pháp, như giấy dó, giấy mỹ thuật. Khi luyện chữ không cần thiết phải lấy giấy đắt tiền, có thể lấy giấy tái sinh hoặc giấy báo để thay thế.

Giấy viết thư pháp chúng ta vẫn hay quen thuộc được biết đến chính là giấy dó hoặc giấy xuyến.

Đặc điểm của giấy thư pháp là:

– rất mỏng,

– dai và thấm mực tốt

– độ bền cao, có khi để được hàng trăm năm.

Giấy ô mễ viết thư pháp

Nhiều người nghiên cứu khoa học, nhà khảo cổ đã khai quật được những bức thư pháp có tuổi thọ lên đến hơn một nghìn năm vẫn còn nguyên vẹn được sử dụng chất liệu là viết là giấy dó và giấy xuyến chỉ.

Mực

Mực nước thư pháp bên lọ hoa

Có hai loại mực chính là mực thỏi và mực nước. Với loại mực thỏi thì phải dùng một loại nghiên đá truyền thống để mài, còn mực nước thì chỉ cần đổ ra là xong.

Khi sử dụng mực tránh để lại mực trong nghiên

vì như vậy lần sử dụng tiếp theo sẽ có cặn khiến bút viết bị tưa lông và hại cho bút.

Mực là một trong những nguyên liệu quý giá và quan trọng hàng đầu trong việc tạo nên một bức thư pháp đẹp.

Người luyện viết thư pháp ban đầu có thể sử dụng những loại mực rẻ tiền, pha thêm nước để dùng được lâu và tiết kiệm.

Những dụng cụ khác

Bên cạnh những dụng cụ này, bạn có thể mua thêm một số đồ vật khác để phục vụ cho việc học tập, rèn luyện.

Nếu kể hết tất cả các vật dụng của một phòng văn thì sợ rằng bạn sẽ bị choáng ngợp bởi số lượng các sản phẩm, bởi vậy mình chỉ xin nêu ra một số những món đồ dùng thường thấy nhất. Cụ thể bao gồm:

– Chấn chỉ:

Dụng cụ dùng để giữ cho mặt giấy phẳng và giữ giấy không bị xê dịch trong quá trình viết chữ. Chấn chỉ có nhiều kiểu dáng, kích thước và chất liệu khác nhau.

Trên bề mặt chấn chỉ người ta thường trang trí thêm họa tiết, trạm trổ hình ảnh hoặc chữ viết là các câu đối, câu thơ để gia tăng tính thẩm mĩ của món đồ.

Chấn chỉ thường có trọng lượng khá nặng để hỗ trợ việc giữ giấy.

Chấn chỉ thư pháp
Chu sa đỏ và phôi triện bên sách

– Ấn triện, chu sa:

Dụng cụ để đóng con dấu lên tác phẩm, đây là một trong những yếu tố bắt buộc được xem như công đoạn điểm mắt cho rồng (hay “Họa long điểm tinh”).

Ấn triện, chu sa là những vật phẩm cũng rất đỗi quan trọng đối với người viết chữ vì nó khẳng định được tên tuổi, vị thế của người viết, giống như một thương hiệu, một dấu ấn để người khác nhớ tới mình.

– Giá treo bút:

Dụng cụ để treo bút lên sau khi sử dụng, giúp hong khô nước trong đầu lông bút.

Giá treo bút có nhiều kích thước, thường làm bằng gỗ, kết cấu rất đơn giản bao gồm một giá đỡ và một thanh ngang có gắn các đầu nhô ra để có thể treo được nhiều bút.

Chiều cao của giá bút thường cao hơn chiều cao của cây bút bạn sử dụng. Trên giá bút có thể được trang trí thêm các hình ảnh, hoa văn trạm khắc để tăng thêm thẩm mỹ.

Giá treo bút và liễn thư pháp đã viết
Ống đựng bút thư pháp

– Ống đựng bút:

Dụng cụ để bút, đối với những nhà thư pháp lớn có nhiều bút thì ống đựng bút giúp phân loại bút để dễ lựa chọn sau này.

Ống để bút thường được nhiều người sưu tầm, có thể làm từ gỗ hoặc từ ngọc, đá,… Trên bề mặt ống đựng bút cũng có thể được trang trí những họa tiết rồng phượng, những bài kinh kệ đặc trưng.

Mỗi một sản phẩm đều sẽ nói lên một phần khiếu thẩm mĩ và tư tưởng của người sử dụng.

– Thảm tập:

Dụng cụ đặt phía dưới giấy viết để người viết nhìn thấy đường kẻ chỉ đỏ nằm phía dưới, qua đó viết chữ được ngay hàng thẳng lối.

Dụng cụ này rất cần thiết đối với những người tập thư pháp Việt vì kết cấu con chữ và luật viết theo chiều ngang.

Trong ảnh là thảm viết và các tài liệu mà mình đang nghiên cứu để cho ra bộ sách này.

Sách thư pháp trên thảm tập trắng ô mê
Mành thư pháp và bút được bảo quản bên trong

– Mành giữ bút:

Dụng cụ chứa bút để di chuyển, được làm từ các thanh tre, nứa nhỏ, thuận tiện khi phải cầm bút đi nhiều nơi, bảo quản bút luôn thẳng và đầu lông không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển.

Nếu trong điều kiện bạn không có điều kiện để chuẩn bị được hết những món đồ này, thì dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn:

Đối với những người không có điều kiện thì:

– Dùng bát hoặc đĩa để thay thế nghiên

– Dùng các đồ dùng nặng, đá, sỏi để thay thế chặn giấy

– Dùng thảm nước để luyện tập

– Sách báo cũ cũng không phải ý tồi

Chuẩn bị tinh thần trước khi bắt đầu

Rồi! Bây giờ, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc hành trình cùng những con chữ chưa? Khoan đã nhé! Trước hết hãy tự hỏi rằng mục đích lớn nhất để bạn học thư pháp là vì điều gì?

Tại sao mình lại muốn bạn xác định mục đích lớn nhất trong quá trình học tập bộ môn nghệ thuật này?
mục tiêu trong học tập thư pháp

Chẳng phải người học viết chữ thì mục đích lớn nhất là viết ra được con chữ đẹp hay sao? Nhưng như thế nào là đẹp? Bạn có biết không?

Hãy tạm coi những con chữ bạn viết ra như một đứa con tinh thần.

Giả sử ấy là đứa bé mà bạn từng ao ước thì bạn sẽ muốn đứa trẻ đó xinh hay xấu? Tốt tính hay không?

Đương nhiên là chúng ta luôn mong ước những điều tốt nhất cho đứa bé ấy. Ấy thế mà mình thấy rất nhiều bạn bước chân vào con đường thư pháp thì luôn nôn nóng hoặc không chịu rèn luyện mà muốn có ngay một “em bé” thì coi bộ điều này hơi khó đó.

Trong cuộc sống ta luôn cần thời gian để thai nghén một thứ gì đó và cũng có rất nhiều tiêu chí để đánh giá một con người. Trung bình phải mất khoảng 3 đến 5 năm để bạn hiểu được thư pháp và trên 8 năm để có thể thực sự chắc chắn với kỹ năng mình luyện tập.

Nét chữ nết người mà!

Vậy thì trong thư pháp cũng vậy, một nét chữ đẹp cũng có những tiêu chí của riêng nó (điều này mình sẽ nói trong những phần tiếp theo) nhưng mình mong muốn các bạn nên xác định rõ một điều rằng:

 

“Học thư pháp chính là quá trình không ngừng rèn luyện bản thân để tạo ra những tác phẩm sống mãi.”

Khi mà cuộc sống bộn bề hàng ngày khiến cho nhiều người quên đi những giá trị nghệ thuật, họ còn bận với những mối lo về cơm áo gạo tiền, những suy nghĩ cho cuộc sống mai sau, lấy thời gian đâu để đánh giá một bộ môn nghệ thuật trừu tượng như vậy.

Có những nhà thư pháp mất cả một đời chỉ để nổi danh với vài ba tác phẩm.

Người ta nói nghề viết chữ là nghề của sự nghèo khó điều này cũng đâu có sai.

Đã có một thời gian mình ghét cay ghét đắng những người viết chữ tồi, mang danh nghệ thuật thư pháp ra để cố kiết bán các sản phẩm để kiếm được tiền. Mình đã từng hỏi thầy của mình, rằng”

“Giữa tiền bạc và nghệ thuật thầy nghĩ thế nào về mối quan hệ giữa chúng?”

Và câu trả lời mình nhận được tuy rất đỗi giản dị nhưng nó lại khiến cho tôi có một cái nhìn bình thản hơn với cuộc sống.

Mặc dù tiền bạc là quan trọng nhưng phải có nghệ thuật thì người khác mới mua tranh, ngược lại khi ta có tranh thì ta cũng cần phải đem bán để có tiền giúp ta trang trải cuộc sống.

Thầy không bắt ép mình phải rời bỏ hoàn toàn suy nghĩ kiếm tiền ra khỏi đầu để sáng tác, thầy muốn mình lấy nhu cầu về tiền bạc làm động lực để phục vụ con người.

Không gian tập luyện

Xưa các cụ thường có một căn phòng riêng để học tập và làm việc chủ về nghiên cứu, gọi chung là THƯ PHÒNG. Trong thư phòng, những người có học thường sắp xếp, bày biện sao cho thật thanh tịnh, nhẹ nhàng, thoáng đãng và sạch sẽ.

Nhiều người cho rằng việc sáng tác chữ nghĩa không chỉ đơn thuần là vấn đề của phàm tục, quá trình thăng hoa để tìm tới cái đẹp của con chữ là thời khắc quyết định để một người bắt được cái ý của vạn vật.

Việc chọn lựa không gian luyện tập là điều hết sức quan trọng.

Bạn nên lựa chọn không gian với bàn và ghế ngồi có phần tựa lưng.

Vì thời gian ngồi lâu nên tốt nhất bạn hãy chuẩn bị loại ghế có đệm mềm, bàn viết có diện tích rộng vừa đủ để đặt văn phòng tứ bảo. Mặt bàn khoảng 1m2 trở lên là hợp lý.

Cạnh bàn ngang hoặc thấp hơn rốn để thoải mái trong việc đưa, tay, phóng bút.

Ngồi ở nơi có đủ ánh sáng, không khí trong lành, tốt nhất nên là nơi yên tĩnh, thoáng đãng có thể bật thêm chút nhạc nhẹ, nhạc không lời, nhạc thiền để quá trình tập luyện có thêm cảm xúc.

Không gian tập luyện thư pháp

Trong trường hợp bạn không có ghế, hãy sử dụng dạng bàn trà với đệm kê. Tuyệt đối không nên luyện tập ở các tư thế khó, ảnh hưởng tới sức khỏe.

05 Lý do để học thư pháp Việt.

Không chỉ đơn giản là “tôi thích thì tôi làm!”.

Mình biết có rất nhiều bạn, thậm chí đã học thư pháp rồi nhưng vẫn muốn tìm thêm một số lý do khác để có thêm động lực trong việc rèn luyện bộ môn nghệ thuật thư pháp.

– Thư pháp rất tốt cho tâm hồn

Điều thú vị nhất mà mình nhận thấy trong việc học thư pháp chính là khi đã luyện đến phần viết tác phẩm, chúng ta sẽ có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với những câu nói rất hay, những câu ca dao, tục ngữ, những lời dạy của cổ nhân.

Đây là những bài học được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của những người nổi tiếng.

Và để viết được một tác phẩm thư pháp đẹp, đương nhiên các bạn cũng phải hiểu được một phần ý nghĩa của câu nói, hoặc của từng con chữ để thể hiện rõ nhất cái “chất” của câu nói, con chữ ấy.

Việc thẩm thấu những triết lý thông qua việc luyện tập thư pháp vừa giúp bạn nhớ được những câu nói, vừa giúp bạn áp dụng vào cuộc sống, cải thiện thêm về tâm hồn cá nhân.

– Không phân biệt tuổi tác, giới tính.

Trong các bộ môn nghệ thuật khác, như môn bóng đá, bóng chuyền, gym,… thì tuổi tác đóng một vai trò rất lớn nhằm giúp người chơi giành chiến thắng.

Đối với thư pháp thì sao?

Thực hành thư pháp
Luyện tập thư pháp

Đối thủ duy nhất là chính bản thân bạn.

Và tuổi tác không bao giờ là trở ngại đối với những người xem thư pháp như một thú chơi hoặc là nghề nghiệp, thậm chí những người có tuổi đời cao hơn thường là những người được nể trọng.

Đối với nghệ thuật viết chữ, từ trẻ tới già, từ gái tới trai đều có thể học tập và rèn luyện. Ngay cả đến những người khuyết tật cũng đã có những tấm gương nổi tiếng trong việc rèn luyện bộ môn thư pháp rồi.

– Tiết kiệm được tiền bạc

Thứ nhất, để học thư pháp bạn không cần tốn quá nhiều chi phí, chỉ cần một bộ văn phòng tứ bảo (Khoảng 250 nghìn) là đã có thể học được.

Người viết chữ khi đạt đến một trình độ nhất định sẽ không cần phải thuê người khác mà có thể tự tay viết ra được một vài tác phẩm trong những dịp đặc biệt.

Trong những sự kiện như đám cưới, năm mới, chúc sức khỏe bạn bè, sinh nhật sếp… Bạn có thể dễ dàng tự tạo ra những món quà ý nghĩa bằng thư pháp để tặng mọi người.

Ứng dụng của thư pháp trong cuộc sống là rất nhiều, một vài người đã nghĩ ra một số loại hình quà tặng như sau:

– Thư pháp trên bưởi

– Thư pháp trên đá

– Thư pháp trên lá

– Câu đối

– Liễn treo lên cây

– Lì xì

– Thiệp mừng

– Lô gô cho công ty, sản phẩm

– Phông chữ cho website

– Banner quảng cáo

– Phông đám cưới

– Dịch vụ viết chữ thuê,…

– Card visit…

Có rất nhiều những lựa chọn không những giúp bạn tiết kiệm chi phí trong việc thuê người mà thậm chí đối với những nhà thư pháp chuyên nghiệp, đây còn là một cơ hội việc làm rất hấp dẫn.

– Cải thiện tình cảm với người khác

Nếu đã từng đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” của tác giả Nguyễn Tuân, chắc hẳn các bạn cũng đã từng biết những người viết chữ thường được mọi người yêu quý bởi khi chất, lối sống và quan điểm yêu mến những người gần với đạo (người học chữ).

 

Về cá nhân mình cảm thấy điều này thực sự đúng đắn.

Quan điểm của người Á Đông trọng về lễ nghĩa.

Người xưa coi những người viết chữ, những thầy đồ, những nhà thư pháp là những người có tư cách cao cả, được kính trọng.

Ở cơ quan mình, khi biết mình là người viết chữ thì các đồng nghiệp đều có thiện cảm rất lớn.

Đôi khi mình cũng dành một vài món quà nhỏ để tặng mọi người, và dĩ nhiên mọi người đều rất thích.

Nói như vậy không có nghĩa rằng bạn được quyền đặt bản thân lên trên người khác. Như phong tục xin chữ đầu năm thực chất là một cách để người dân xin lộc về nhà, vậy bạn nghĩ xem người ta sẽ xin lộc chữ của tác giả là ai? Chắc chắn là một người có nhiều thành tựu, nhân cách. Người ta phải “Có” thì mình mới “Xin” được chứ!

– Tham gia vào cộng đồng những người mê chữ

Ở bất cứ một loại hình nghệ thuật nào cũng đều có những cộng đồng yêu thích nó.

 

Đối với thư pháp cũng không phải ngoại lệ.

Cùng nhau trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, thưởng thức những tác phẩm của nhau, cùng nhau đi tới những cuộc triển lãm, những sự kiện về thư pháp chính là điều mà rất nhiều bạn hướng tới.

Học thư pháp và được nói về chữ nghĩa đem lại một cảm giác rất khó tả,

vì khi chúng ta được gặp những người có trình độ, có suy nghĩ cao thâm thì chắc chắn chúng ta sẽ học hỏi được thêm rất nhiều điều.

Nhóm Việt thư đạo quán

Qua những lý do trên đây, chắc hẳn bạn cũng thấy được phần nào bức tranh tổng quan về những lợi ích mà thư pháp mang lại.

Phải nói rằng những lợi ích thì nhiều mà trong vòng một bài viết thì mình khó thể nào chia sẻ hết cho độc giả được.

Bên cạnh đó, mỗi người lại có một cảm nhận khác nhau. Bạn nên tự mình thăm quan “khu vườn nghệ thuật” ấy để cảm nhận được trọn vẹn nhất những gì mà mình đã nói.

– Trấn áp kẻ thù

Trong lịch sử cũng không ít những trường hợp hai bên đối địch khi chuẩn bị cho những trận chiến sinh tử có gửi thư qua lại cho nhau.

Một phần của việc trao đổi thư từ này cũng nhằm mục đích nắm được tâm lý và khí chất của đối phương thông qua từng con chữ mà đối phương viết ra.
Nam Quốc sơn hà

Bởi vậy mà trong thời kỳ các phong kiến việc luyện tập thư pháp là bộ môn được rất nhiều bậc con cháu vua quan coi trọng vì đôi khi chỉ cần một bức thư tay với lối viết phóng khoáng, ý tứ mạch lạc, không run rẩy, không sợ sệt là đã có thể đẩy lùi được cả vạn quân thù.

– Có thể gây nghiện

Điều này đối với những người khác thì mình không biết, riêng cá nhân mình mỗi khi ngửi thấy mùi mực đặt lên tờ giấy viết hoặc mùi khi rửa bút với nước ấm không thôi cũng đủ để bản thân trở nên thích thú.

Đối với từng nội dung cụ thể, mình lại cảm giác đó như một thử thách mới phải vượt qua, càng học và tìm hiểu sâu vào bộ môn này, mình lại càng thấy có nhiều thứ để học hỏi.

Tư thế và cách thức cầm bút, dùng mực

Dưới đây là một lộ trình cơ bản mà mình vạch ra cho những người mới bắt đầu học thư pháp.

Mình xin nói rõ rằng đây chỉ là quá trình mà bản thân mình đang áp dụng và thấy nó hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nên theo hay không.

Tư thế luyện viết :

Trong khi cầm bút viết chữ, người viết thường đứng, ngồi hoặc nằm để thể hiện các con chữ của mình trên các chất liệu khác nhau.

Đây là một trong những yếu tố rất quyết định đến khả năng sáng tạo của mỗi người cầm bút mà ít ai để ý tới.

Tư thế viết chữ phải đảm bảo:

– Giúp cho người viết nhìn được bao quát toàn bộ tác phẩm của họ.

– Củng cố cho tay thêm thoải mái, chắc chắn để thực hiện nét bút

– Giúp cho cơ thể không bị gò bó, không bị mất thăng bằng khi viết.

– Bảo vệ sức khỏe của bạn trong quá trình luyện tập.

Các lỗi thường gặp trong tư thế viết

– Cúi quá sát người vào bề mặt viết

Đây là lỗi thường gặp nhất của đa phần những người mới bắt đầu tập viết chữ hay mắc phải, lỗi này xuất phát từ tâm lý quá tập trung vào nét bút dẫn đến việc dí sát mặt vào giấy và nét chữ.

Tư thế ngồi hoặc đứng sai này ảnh hưởng không nhỏ đến bố cục của tác phẩm, cũng như tới sức khỏe người viết.

– Đưa tay vào những vị trí khó có thể phòng bút

Ít nhiều người mới bắt đầu tập viết chữ thường có thói quen đưa tay vào sát người để cảm nhận đi bút được dễ dàng hơn, thế nhưng đó mới là do những nét bút pháp cơ bản ban đầu tạo thành.

Sự thật thì sau này khi bạn đã bắt đầu viết được các nét cơ bản, người viết chữ sẽ phải tìm hiểu tới các nét bút pháp mới khó hơn, dẫn đến việc đưa tay quá sát trở thành thói quen nên khó để sửa lại.

– Sử dụng các tư thế không tốt cho sức khỏe.

Những tư thế ngồi cong người, vẹo người, bò sát vào tác phẩm để viết hoặc những tư thế độc, dị của một vài nhà thư pháp để thể hiện “đẳng cấp” đối với riêng cá nhân mình là những tư thế khó có thể chấp nhận được.

– Tay che mất đầu bút

Các nét này sẽ thường xuyên gặp phải ở những người mới bắt đầu học thư pháp vì đa phần các bạn khi mới làm quen với bút lông thường giữ nguyên cánh tay khi đi các nét ngang dọc, điều này dẫn dến một hệ quả là đôi khi với những nét viết to, cây bút lớn các bạn vô tình che đi đầu bút lông, và để nhìn thấy rõ các đường nét, thường thì các bạn mới sẽ nghiêng lệch người sang một bên dẫn đến tư thế bị sai lệch.

Tư thế chuẩn – tư thế phổ thông: Ngồi viết, đứng viết.

Khi viết thư pháp, đối với tư thế quỳ hoặc đứng thì mình không nói, riêng chỉ đối với tư thế chúng ta ngồi viết với bàn cao hoặc thấp, thì các bạn luôn nhớ miệng ngậm, cằm thu, lưng thẳng, vai thả lỏng và tránh những lối cơ bản mình đã nêu ở trên.

Ngồi viết thư pháp

Tư thế viết phải thể hiện được phong thái đĩnh đạc, đàng hoàng, nếu người khác nhìn vào họ sẽ cảm nhận được sự nghiêm túc, chỉn chu, chăm chút trong từng hành động.

Việc ngồi thẳng, thể hiện khí chất của bản thân là quá trình rèn luyện liên tục, nhiều người cho rằng việc này là không cần thiết, cứ ngồi thế nào cho thoải mái là được, nhưng đối với mình, ngồi đúng tư thế và phong thái có ba cái lợi lớn:

– Thứ nhất,

nếu bạn làm một việc gì đó với tư thế uể oải, nằm ườn ra để viết, chồng cằm, bó gối, hay những hành động tiêu cực tương tự, bạn sẽ dễ cảm thấy chản nản và nhanh chóng bỏ cuộc khi chỉ luyện được một vài phút.

Ngồi viết thư pháp với bàn

nam đứng viết thư pháp

– Thứ hai,

tư thế chuẩn sẽ giúp cho bạn có được vị trí thoải mái để phóng bút. Thể hiện tác phẩm một cách chuẩn xác, đường nét sinh động và hài hòa hơn.

– Thứ ba,

khi đã thành thói quen, bạn sẽ viết và sử dụng tư thế thích hợp theo phản xạ, những tư thế đẹp cho người xem một cảm giác thích thú, yêu mến và cảm nhận được sự nghiêm túc trong con chữ của tác giả.

Một số tư thế thường thấy bao gồm, ngồi viết với bàn và đứng viết. Mình để hình ảnh để các bạn tiện quan sát, tuy nhiên còn có một số tư thế khác như ngồi viết với bàn thấp không ghế, quỳ viết, nằm viết,… những tư thế đó mình không đề cấp và cũng không khuyến khích vì theo kinh nghiệm cá nhân, mình đã từng thử các tư thế này và thấy chúng có tác động hơi tiêu cực vào cột sống, khả năng tập trung khi luyện tập trong thời gian dài.

Cách cầm bút lông viết thư pháp sao cho đẹp:

Ở chữ Hán, có một khái niệm để nói về kiểu cầm bút đặc trưng có tên “Ngũ chỉ chấp bút pháp”.

Tuỳ theo thư thể hoặc chữ cực lớn (đại tự) hoặc cây bút thật lớn (đại bút) mà cách cầm bút cũng khác nhau.

Cách cầm bút tạo ra nhiều hiệu quả khác nhau.

Mới học thư pháp thì phải áp dụng ngũ chỉ chấp bút pháp.

Ngũ chỉ chấp bút pháp

“Ngũ chỉ chấp bút pháp”

Cầm bút đại tự trong thư pháp

Thế cầm bút đại tự

Cầm bút viết nhanh

Tư thế viết nhanh, tốc độ

Khi chấp bút ta phải nhớ khẩu quyết “chỉ thực, chưởng hư”, nghĩa là đầu ngón tay áp vào bút, còn lòng bàn tay thì trống rỗng. Nhìn nghiêng, ngón cái và ngón trỏ tạo thành mắt phượng (phượng nhãn).

Tuy nhiên trong cách cầm bút của thư pháp chữ Việt, dựa vào kinh nghiệm của bản thân, cá nhân mình thấy cần thay đổi đi một chút trong cách cầm bút. Vì ở thư pháp Việt có thêm một nét khá đặc trưng là nét viên bút, kỹ pháp xoay bút và di chuyển theo hệ chữ latinh từ trên xuống, từ trái qua phải và thường xuyên có những đường vòng, lượn như ở chữ “o”, “g”, “h”, dấu “~” nên việc cầm bút theo mình sẽ là đặt ngón cái ở phía đối diện của bốn ngón còn lại.

Cách cầm bút lông trong thư pháp Việt

Cách cầm bút thư pháp Việt

Cách cầm bút khi viết thư pháp Việt

Đối với những người mới nên tập trung rèn luyện cách tì bút để viết, với vị trí cầm bút ở thấp, có thể lợi dụng mặt bàn, cạnh tay còn lại để giữ cho việc di chuyển bút được chậm rãi, chắc chắn.

Không nên hấp tấp mà cầm bút ở tư thế cao, vì nhiều người nghĩ rằng như vậy với thể hiện được trình độ, hoặc muốn tăng độ khó để thử thách bản thân ngay từ đầu, nếu như bạn làm quá sức, rất dễ dẫn tới nản chí, bỏ cuộc về sau.

Cách pha và lấy mực:

Trước hết hay nói về pha mực.

Đối với những bạn mới, chúng ta chưa cần thiết phải tìm hiểu về phương pháp này quá sâu nên mình chỉ xin nói qua như rằng: Mực có hai loại khác nhau, mực thỏi có chất keo, loại tốt thường có mùi xạ hương.

Mực tốt thì sau khi viết xong, ta bồi tranh chữ không bị nhòe mực. Pha mực rất quan trọng, tùy độ đậm nhạt mà tạo ra các hiệu quả khác nhau trên từng chất liệu giấy. Trong nghề người ta gọi kỹ thuật này là Mặc pháp.

Nếu là mực nước thì bạn chỉ cần đổ trực tiếp ra và sử dụng, còn nếu dùng mực thỏi, bạn cần đổ một ít nước ra nghiên rồi mài mực vừa đủ. Mài mực cũng là cách để tập luyện cổ tay trước khi cầm bút viết chữ.

Nếu viết chữ trên giấy không hút nước thì mực phải đặc, còn viết trên loại giấy hút nước nhiều thì mực hơi sánh, không nên pha quá loãng.

Tiếp theo là cách lấy mực.

Bản chất của việc lấy mực là giúp người viết tạo ra nét bút có tính chất và độ chính xác về bút pháp, lấy mực xong cây bút trở về trạng thái của “Tứ Đức”.

Trong khi viết chữ, có những nét di chuyển rất dài, hoặc những thể chữ chỉ được đi trong một nét (gọi là liên bút) đòi hỏi người viết phải hiểu về ngọn bút lông và cách lấy mực cho chính xác.

Lấy mực là kỹ năng đầu tiên một người tập viết phải biết. Sau này, khi bạn học những kiến thức nâng cao liên quan đến mặc pháp (cách thức sử dụng mực, cách pha mực để tạo ra những hiệu ứng khác nhau cho tác phẩm) thì bạn sẽ hiểu việc lấy mực tốt quan trọng đến nhường nào.

Cách lấy mực trong thư pháp

Sau khi lấy mực, đầu bút no mực, hội đủ “Tứ Đức”

– Tại sao phải biết cách lấy mực:

Nếu bạn chỉ nghĩ đơn giản việc lấy mực là cho phần đầu bút lông vào nghiên đựng mực để viết thì đó mới chỉ là bề nổi của hoạt động này.

Để lấy mực đúng, thông thường bạn sẽ thấy ở những chiếc nghiên sẽ có một phần gờ lên để người viết gạt mực từ đầu bút vào nghiên.

Nếu bạn không gạn bớt mực trong phần đầu bút, thì khi đặt bút lên mặt giấy, mực thừa sẽ chảy ra và loang nhiều hơn ảnh hưởng tới phần khởi bút.

Khi gạt mực nên chú ý:

Xoay bút theo các chiều hướng khác nhau để gạt đều mực ở phần đầu bút và giúp ngọn bút trở về thế tiêm, tề, viên.

Nhiều bạn trong quá trình gạn mực khỏi đầu bút thường cố ý biến đổi hình dạng đầu bút thành dạng bản dẹt để dễ dàng trong việc vận nét, đối với mình cách làm này rất sai vì một phần nó mang lại tư tưởng tiêu cực, lối mòn trong quá trình viết chữ.

Thành công quá dễ dàng thường khiến cho ta thiếu đi sự trân trọng và tinh thần khiêm tốn.

Kết thúc quá trình lấy mực và gạt mực, đầu bút lông bao giờ cũng phải ở thế Tiêm, tề, viên và từ thế bút này tạo ra những nét cơ bản khác, đó mới là bút pháp chính xác.

Giai đoạn 1: Bút pháp căn bản

NÉT là hình dáng ta thêm thắt để tạo cho đường có những đặc trưng riêng. Có 04 nét cơ bản được tạo thành bao gồm: Phương bút, viên bút, lộ phong, tàng phong, trong đó, mỗi nét bút pháp được tạo ra đều thể hiện cho một ý niệm, tác động trực tiếp tới cảm xúc của người xem.

Hiện nay, nhiều người quên đi vấn đề này mà chỉ tập trung vào luyện nét với mục đích viết chữ, vì vậy mà đôi khi những tác phẩm của các tác giả không đáp ứng được tiêu chí về thần thái của con chữ.

Để tạo ra một con chữ đẹp đòi hỏi nền tảng bút pháp chắc chắn, chúng ta sẽ phải luyện tập thật nhiều bút pháp mới có thể tạo ra những nét theo đúng chuẩn.

Bút pháp càng cao thì nét tạo ra càng chính xác và con chữ lại càng đẹp.

Tất cả những đường nét dưới đây đều là để phục vụ cho việc sử dụng bút lông để tạo ra các nét cho đúng với trí tưởng tượng, phác thảo ban đầu của người viết.

Nhiều người nóng vội bỏ qua chặng đường này, hoặc rèn luyện bút pháp một cách hời hợt dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc về sau.

Mới đây, mình đã viết một bài giới thiệu về khái niệm “Bút pháp và tầm quan trọng của nó trong thư pháp Việt”, bạn muốn xem thì click vào đây nhé.

Nét phương bút

Nét phương bút trong thư pháp việt

Kỹ thuật dùng bút lông để tạo ra các nét vuông vức.

Để viết được nét phương bút bạn cần chú ý 03 điểm:

– Đầu bút nếu đặt thẳng xuống mặt giấy sẽ tạo ra hình giống như giọt nước. Nếu chỉ đặt thẳng và đưa một đường từ trái sang thì nét sẽ ra như hình phía dưới -> không đảm bảo về yếu tố góc cạnh trong nét phương bút.

Để giải quyết vấn đề:

Bạn nên ướm cho đầu bút lông khi đặt xuống mặt giấy hơi nghiêng về một phía, cạnh của đầu bút lông nằm thẳng một đường từ trên xuống.

– Khi hành bút nếu kéo bút từ phải qua trái, đầu lông sẽ thu lại tạo ra hình như dưới -> không đảm đảo về yếu tố góc cạnh vuông vức trong nét phương bút.

Để giải quyết: Sau khi ướm bụng bút thẳng ta chuyển thế bút từ phải sang trái để đẩy đầu lông đi trước bụng bút, như vậy sẽ dễ dàng điều chỉnh được góc cạnh, độ vuông trong nét phương bút.

– Khi hành bút nếu không giữ được lực, nét phương sẽ “mất bụng” nếu nhấn quá nhiều lực vào đầu bút, hoặc “mất đầu” nếu nhấn quá nhiều lực vào bụng bút.

Nhận định về phương bút:

Phương bút là nét rất đơn giản, tuy nhiên rất nhiều tác phẩm thư pháp lại thường sử dụng nét này bởi khả năng tạo hình nội dung chân phương, mộc mạc, giản dị.

Trong sáng tác, nét phương bút tạo cảm giác vuông vức thể hiện sự mạnh mẽ, cứng rắn, chắc chắn.

Chữ cha phương bút thư pháp việt

Khi đưa vào sử dụng trong việc viết chữ, bên cạnh những ưu điểm kể trên thì nó cũng có những khuyết điểm khi khiến người xem có cảm giác của sự cứng nhắc, khuôn mẫu.

Hướng dẫn viết nét phương bút qua video

Nét viên bút

Nét viên bút là nét tròn đều, tạo cảm giác viên mãn, tràn đầy, nhưng trong một số trường hợp cũng thể hiện sự mềm mại, yếu đuối. Để hiểu rõ hơn về nét viên bút, mời bạn xem qua trước hai mẫu chữ mẹ dưới dây:

Chữ mẹ viên bút thư pháp việt

Chữ “Mẹ” sử dụng kỹ thuật viên bút

Chữ mẹ phương bút thư pháp việt

Chữ “Mẹ” sử dụng kỹ thuật phương bút

Như vậy, nếu đứng độc lập, bạn có thể dễ dàng so sánh hai chữ “mẹ” này với nhau. Chữ mẹ bên trái với kỹ thuật viên bút cho cảm giác mềm mại, uyển chuyển hơn, rõ ràng là một lựa chọn phù hợp để thể hiện cho nội dụng.

Nét viên bút trong thư pháp việt

Để viết được nét viên bút dễ dàng, ta nên chia nét này ra làm ba phần, sau này khi thực hiện các nét bút pháp khác hoặc khi áp dụng bút pháp vào các đường nét cụ thể ta sẽ gọi tên ba phần này lần lượt là:

– Khởi bút: Giai đoạn bắt đầu một nét

– Hành bút: Giai đoạn di chuyển bút để tạo thành đường nét

– Thu bút (hay thâu bút, hồi bút): Giai đoạn kết thúc một nét

Để viết được nét viên bút bạn cần chú ý 03 điểm:

– Một là, khởi bút ngược lại so với hướng mong muốn tạo ra nét.

– Hai là, khi hành bút phải giữ được lực cân bằng để phần khởi bút, hành bút, thâu bút được cân bằng.

– Ba là, khi xoay bút để tạo nên nét viên cần phải trả lại đầu lông để hành bút. Như vậy, nét viết sẽ không bị sai lệch do quán tính của phần đầu lông bút.

Thực hành viên bút 1

Thực hiện một nửa hình tròn định hình độ dày của nét

Thực hành viên bút 2

Xoay bút ngược hướng (1) và nhấn bút chiếm nửa trên hình tròn

Thực hành viên bút 3

Xoay bút ngược hướng (2) để đầu lông tỏa ra chiếm toàn bộ hình tròn

Nét viên bút cùng với “trung phong hành bút” giúp người xem có cảm nhận nhiều hơn về sự viên mãn, tròn đầy.

Thực hành viên bút 4

Hành bút: Sử dụng Trung phong hành bút để giữ độ dày của nét

Thực hành viên bút 5

Thu bút: Hơi nhấc bút và xoay bút

để tạo hình tròn kết thúc

Bạn cần nhớ khi luyện tập viên bút phải luyện cho nét viên càng tròn càng tốt, tránh tình trạng bị dư đầu lông, nét hành bút bị bóp méo biến dạng, yếu ớt, sẽ khiến nét viên bút thiếu sức sống.

Hướng dẫn viết nét viên bút qua Video

 

Nét lộ phong

Nét lộ phong là nét để lộ ra phần đầu của ngọn bút (phần nhọn nhất), thường thể hiện cho sự rõ ràng, dễ đoán nhưng đôi khi mang lại cảm giác nguy hiểm, gai góc.

Khái niệm mới: * Đề và án

Đề là khi di chuyển ngọn bút mà hơi nhấc tay lên khỏi mặt giấy khiến đầu lông bút thu lại cho ra nét mảnh.

Án là khi di chuyển ngọn bút mà hơi ấn tay xuống mặt giấy khiến đầu lông bút mở ra cho nét dày.

Lộ phong

Thể hiện nét lộ phong cần phải chú ý:

– Hai đầu của lộ phong đều là nét mảnh, cân bằng và đối xứng.

– Nét phải thẳng, không được run

Lộ phong 1

Lộ phong khởi bút bằng cách

nghiêng bút và Án, lợi dụng đức “Tiêm”

Lộ phong 2

Lộ phong thu bút bằng cách

Đề bút và lợi dụng đức “Kiện”

– Lộ phong được tạo ra do ta sử dụng đầu lông bút ít đi, vì vậy có thể sử dụng hai cách để tạo ra lộ phong (một là nhấc bút cao lên khỏi mặt giấy, hai là xoay bút để chuyển từ thế bút bản to ngang, sang thế bút bản nhỏ dẹt).

Hướng dẫn viết Lộ phong qua Video:

Nét tàng phong

Tàng phong cấp độ 2

Nét tàng phong là nét dấu đi đầu ngọn bút trong hành bút, khiến cho nét có cảm giác bí ẩn, chứa đầy nội tại. Đây là một trong những nét rất khó để tạo ra và nó cũng mang ý nghĩa của sự khó đoán, hỗn loạn.

Khái niệm mới: * Đốn và tổn

Đốn là khi di chuyển bút dừng lại mà hơi nhấn xuống mặt giấy

Tổn là khi khi chuyển bút nhấc lên khỏi mặt giấy

Nét tàng phong, trong đó “Tàng” là ấn dấu, “phong” là gió, tức ẩn giấu đi phần đầu của ngọn gió. Theo kinh nghiệm của cá nhân, có 02 cấp độ để thực hiện nét tàng phong:

– Cấp độ 1:

Nét tàng phong có hình dạng gần giống như hai hình chữ nhật, nghiêng 45 độ so với hướng di chuyển, được nối hai đỉnh với nhau. Cách thực hiện đơn giản là sử dụng lộ phong để tạo ra phần đỉnh hình chữ nhật đầu tiên (1), đốn nét chéo 45 độ để tạo ra góc của khởi bút (2).

 

Hướng đi nét tàng phong

 

Tàng phong 1

(1)

Tàng phong 2

(2)

Hành bút hơi chếch về phía mong muốn và hơi nhấc phần bụng bút để tạo phần hóp ở bụng dưới nét tàng phong (3).

Thâu bút theo chiều ngược lại. Bước này mình gọi là “tạo xương” (4)+(5).

Tàng phong 3

 (3)

Tàng phong 4

 (4)

Tàng phong 5 hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

 (5)

Tàng phong cấp độ 1 hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Nét tàng phong cập độ 1

– Cấp độ 2:

Tăng cường phần viên bút ở bụng và lưng của “hai hình chữ nhật” ở khởi bút và thâu bút. Giúp cho nét tàng phong có thêm sự dày dặn, tròn trịa. Bước này mình gọi là “xây thịt”.

Trung phong hành bút

Là kỹ thuật cầm bút di chuyển thẳng ở chính giữa đường đi của ngọn bút để tạo ra đường có lượng mực được cân đối đều từ giữa sang hai bên.

Trung phong hành bút hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Khái niệm mới: * Chuyển bút: Là giữ nguyên thế bút, cổ tay và cánh tay chỉ xoay ngón tay để thay đổi đường đi của bút và hướng bút tạo thành nét di chuyển mềm mại.

Lưu ý trong việc thực hiện:

Trung phong hành bút là kỹ thuật di chuyển ngọn bút ở chính giữa nét, thường đi cùng với chuyển bút là kỹ thuật thay đổi hướng đi của nét tạo ra những đường con mềm mại.

Đặc tính của trung phong là khi di chuyển giữa nguyên được lực di chuyển vừa đủ để các nét đều nhau, góc được tạo ra do chuyển bút giữa trên và dưới cũng thật bằng nhau, góp phần tạo nên cảm giác của đôi tay về sau.

Thiên phong hành bút

Là kỹ thuật cầm bút thiên về một hướng so với đường đi của ngọn bút để tạo ra đường có sự phân chia mực không đều. Mực dồn nhiều hơn ở hướng bụng bút và thưa dần ở ngọn bút.

Khái niệm mới: * Triết bút: Là lật cổ tay, thế bút chuyển sang hướng khác một cách đột ngột tạo ra nét gấp.

Lưu ý trong việc thực hiện:

Thiên phong là cách hành bút mà thân bút lệch về một phía so với nét bút được tạo ra. Lượng mực của thiên phong thường lệch về hướng đầu bút và xước nhiều ở bụng bút.

Thiên phong hành bút hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Bạn có thể xem qua video về việc ứng dụng các nét bút pháp cơ bản tại video mình đã làm dưới đây:

Ứng dụng bút pháp căn bản

Việc vận dụng bút pháp vào các đường nét cụ thể sẽ tạo ra sự đa dạng riêng trong việc tạo dựng các ký tự, con chữ.

Trong thư pháp Việt, như đã chia sẻ với các bạn về ngọn bút lông, nếu tinh ý bạn sẽ nhận ra rằng việc tạo ra những nét đều đặn khó khăn hơn những nét to nhỏ lệch nhau.

Tại sao lại như vậy?

Nếu bạn muốn tạo ra một nét to hơn đơn giản bạn chỉ cần nhấn bút dần xuống còn đối với một nét đều bắt buộc bạn phải giữ bút nằm nguyên ở một vị trí, một độ cao nhất định.

Việc vận dụng bút pháp người ta chia thành 08 bộ nét chính có thể được diễn tả trong 01 chữ là chữ “Tải”, cụ thể:

chữ tải hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Trên đây chỉ là những đại diện điển hình cho các nét được hình thành, bên cạnh đó ta vẫn có những phương pháp thực hiện khác, cụ thể như sau:

Bộ nét ngang

– Ngang dài:

Giúp bạn di chuyển một nét ngang với độ dài lớn, không bị run nét mà vẫn đảm bảo sự chính xác trong bút pháp.

– Ngang ngắn:

Giúp bạn di chuyển một nét ngắn với hành bút gần như di chuyển rất ít mà vẫn đảm bảo chính xác trong bút pháp.

 

 

– Ngang cao:

Giúp bạn di chuyển một nét theo hướng chéo từ dưới lên. Bình thường mình hay luyện tập nét ngang cao bằng tàng phong để hiểu được kết cấu của nét tàng phong khi thay đổi góc cạnh sẽ ra sao.

 

– Ngang thấp:

Di chuyển nét ngang theo hướng chéo từ trên xuống. Trong giáo trình hiện tại mình luyện tập nét ngang thấp bằng đầu ngọn bút để tạo ra nét cực mảnh, qua đó luyện tập thêm khả năng dùng đầu bút trong tạo nét.

 

 

 

– Ngang nhọn:

Nét giúp bạn hiểu được cách chuyển từ khởi bút là một nét to sang thu bút là một nét nhỏ theo chiều ngang. Để luyện được phương pháp này bạn cần phải chú ý tới thế tay và cách vận bút, từ Thiên phong hành bút của nét tàng phong ta chuyển bút sang Trung phong hành bút của lộ phong.

 

Bộ nét dọc

– Dọc ngắn dọc dài:

Đối với dọc ngắn sẽ giúp bạn di chuyển một nét dọc với hành bút gần như di chuyển rất ít mà vẫn đảm bảo chính xác trong bút pháp.

Với dọc dài sẽ giúp bạn di chuyển không bị run nét mà vẫn đảm bảo sự chính xác trong bút pháp.

 

 

 

– Dọc nghiêng:

Giúp bạn di chuyển một nét theo hướng chéo từ trên xuống. Bình thường mình hay luyện tập nét ngang cao bằng tàng phong để hiểu được kết cấu của nét tàng phong khi thay đổi góc cạnh sẽ ra sao.

 

– Dọc nhọn:

Nét giúp bạn hiểu được cách chuyển từ khởi bút là một nét to sang thu bút là một nét nhỏ theo chiều dọc.

 

 

Bộ nét cong

Bộ nét cong cũng là một trong những

 

– Cong ngắn

 

– Cong dài

 

 

 

– Cong cao đều:

 

– Cong thấp đều

 

Bộ nét lượn

Nét lượn tạo ra cảm giác mềm mại, uyển chuyển cũng như thay đổi đột ngột trong nội dung tác phẩm, bộ nét lượn cũng chia ra thành các kiểu khác nhau khi áp dụng phương thức hành bút khác nhau.

Nét lượn có tính ứng dụng rất lớn trong thư pháp chữ Việt, đặc biệt trong các thể chữ như Phong thể, Thủy thể, nét lượn dường như phát huy tối đa công dụng của nó khi giúp cho người viết thay đổi về phương hướng, góc cạnh.

– Lượn dọc:

Lượn dọc thường được sử dụng để tạo ra dấu hỏi “?” trong thư pháp Việt, đôi khi phần thu bút to hơn phần đầu, nhưng khi tập chúng ta tập như hình.

Bắt đầu bằng một nét viên bút và kết thúc cũng bằng một nét viên bút. Nét lượn dọc này là sự kết hợp của hai nét cong ngược chiều mà thành, để luyện được bạn cần lưu ý hành bút thu nhỏ dần ở giữa nét và mở rộng trở lại ở đoạn thu bút. Tạo cho nét có phần đầu viên bút lớn nhất.

Nét lượn hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

– Lượn dọc nhọn:

Thay vì kết thúc bằng viên bút như nét lượn dọc phía trên, nét lượn dọc nhọn thay đổi thu bút bằng lộ phong để giúp bạn hiểu cách kết thúc nét uốn lượn bằng việc tận dụng đức “Kiện” của bút và Đề bút đúng cách.

Nét lượn hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

– Lượn ngang thường:

Bắt đầu bằng một nét viên bút, kết thúc cũng bằng một nét viên bút. Nếu bạn để ý các nét viên bút có đầu hơi hướng vào trong sẽ tạo cho nét có vẻ căng tràn và nhiều sức sống.

Nét lượn ngang thường được dùng để tạo ra dấu ngã “~” trong thư pháp Việt. Bên cạnh đó, nét này cũng được sử dụng để tạo nên những đoạn chuyển tiếp thường thấy khi bạn liên bút giữa các ký tự với nhau trong thể chữ.

– Nét lượn ngang nhọn:

Khác với lượn ngang thường, nét lượn ngang nhọn có phần thu bút là lộ phong giúp người viết hiểu được cách thu bút nhỏ lại theo chiều ngang.

Mẹo: Đối với cả nét lượn dọc nhọn và lượn ngang nhọn bạn đều có thể thử vừa nhấc bút vừa xoay bút để đầu lông bút chụm lại nhằm tạo ra thu bút lộ phong.

Nét lượn nhọn hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Dưới đây là một số biến thể khác của nét ngang lượn với phần thu bút to hơn phần khởi bút (1) và biến đổi việc sử dụng viên bút với trung phong hành bút thành phương bút với thiên phong hành bút để tạo ra nét lượn mới góc cạnh hơn (2).

Nét lượn hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

 (1)

Nét lượn phương bút hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

(2)

Bộ nét vòng

– Thuận vòng và Nghịch vòng:

Nét vòng trong thư pháp Việt được sử dụng khá nhiều vì nó có thể tạo ra nhiều ký tự như chữ “a”, chữ “o”, chữ “g”, “h”, “p”, “q”, “r”. Bởi vậy luyện tập nét vòng là một trong những bước quan trọng giúp người mới bắt đầu tạo ra được những con chữ đẹo.

(1) Nét thuận vòng

(2) Nét nghịch vòng

Nét thuận vòng (1) chính xác bắt đầu bằng một nét viên bút, đi một đường từ trên xuống đến độ dài cần thiết thì dùng trung phong hành bút, chuyển nét hướng ngược lại phía khởi bút và thu bút bằng lộ phong hoặc viên bút sao cho phần khởi bút lơn hơn (tầm 3/2) phần thu bút và nối liền với nhau tạo thành một vòng tròn khép kín. Nét nghịch vòng thì làm ngược lại (2)

– Lượn thuận vòng (3):

Nét này kết hợp với thuận vòng có thể tạo ra chữ “g”, hoặc kết hợp với chữ “u” sẽ tạo ra chữ “y”.

Tập nét này bạn chú ý khởi bút là viên thì hành bút trung phong từ trên xuống dưới theo đường cong, đến độ dài mong muốn chuyển hướng ngược lên đi quá phần khởi bút rồi thu bút. Phần hành bút phía dưới lưu ý án bút để nét có được sự to dầy, chắc chắn

– Lượn nghịch vòng (4):

Nét tạo ra chữ “h” và “r”: bạn chỉ cần làm ngược lại với nét thuận vòng là được.

Lưu ý: Bạn có thể thay đổi hành bút của hai nét này  bằng sự kết hợp của một nét thẳng và một nét cong để tạo ra chữ “g” hoặc chữ “h” với một cạnh thẳng.

(3) Lượn thuận vòng

(4) Lượn nghịch vòng

Bộ nét phác

Như đã giới thiệu trong các phần trước đó, nét phác là một trong những nét mà phần đầu là phương bút, phần thu bút là lộ phong, chính vì thế, việc bạn luyện tập nét phác sẽ giúp bạn có được cảm giác phóng bút thoải mái nhưng vẫn trong kiểm soát, nét phác dứt khoát, phóng khoáng, chính xác là một điều vô cùng khó làm, một trình độ mới, cảm giác khó khăn hơn nhiều so với tập các nét trước đó.

Phác ngang:

Sử dụng lộ phong khởi bút để tạo một góc tam giác với bụng nét hướng xuống dưới. Thiên phong hành bút theo chiều ngang và nhấc bút dần để thực hiện lộ phong thu bút. Khi kết thúc, nét tạo ra một hình tam giác lệch có cạnh dài nhất nằm phía trên, đi thẳng cho cảm giác mạnh mẽ, phóng khoáng. Thực hiện tương tự với hướng dọc ta được Nét phác dọc, phác cao, phác thấp,…

Phác ngang hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Phác dọc hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Phác cao hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Phác thấp hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Phác ngược hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

– Phác ngược:

là nét phác có phần bụng ngược lại với chiều của các nét phác thuận. Bạn hình dung nét phác ngang đầu tiên có phần bụng hướng xuống phía dưới thì ta có phác ngược với phần bụng hướng lên trên.

Trong thư pháp nét phác không nhất thiết phải có cạnh thẳng, đôi khi nó có thể đi theo hướng cong như hình bên để tạo ra nét phác ngược cong.

Bộ nét hất

Nét hất là một nét đặc biệt, sử dụng kỹ thuật lộ phong để tạo thành, nét hất kế thừa từ thư pháp Trung Hoa, nhưng đối với thư pháp Việt, nét hất được biến đổi đi đôi chút để phù hợp với con chữ và hệ chữ la tinh.

Về công dụng, nét chấm sẽ tạo ra cảm giác rõ ràng, tăng thêm tầng ý nghĩa, sắc nét cho con chữ mà bạn muốn thể hiện.

Nét hất trái phải hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Hất phải và trái

Nét hất trên dưới hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Hất thấp và cao

Lưu ý trong hất: giữa sử dụng trung phong và thiên phong.

Đối với nét hất mà hành bút của bạn sử dụng trung phong hành bút, nét hất giống như sự kết hợp giữa nét viên bút và nét chấm giọt.

Còn khi bạn sử dụng thiên phong hành bút, nét hất lại giống như bạn kết hợp giữa nét tàng phong (hoặc phương bút) với nét phác.

Một mẹo nhỏ là bạn hãy xoay bản bút chéo 45 độ (trùng với hướng mà bạn muốn hất) để thực hiện động tác hất. Như vậy sẽ giúp cho nét hất dễ được tạo ra hơn.

Bộ nét chấm

Điểm đặc biệt của nét chấm trong thư pháp chính là sự biến hóa đến vô cùng rất nhiều các kiểu biến thể khác nhau, nét chấm được tạo ra do sự kết hợp trực tiếp giữa khởi và thu bút của một nét (bỏ qua phần hành bút) mà thành.

Nét chấm hướng dẫn viết thư pháp cho người mới

Từ trái sang phải từ trên xuống dưới:

Chấm vuông, tròn, giọt, chấm nghiên và chấm xoáy

Chính vì vậy có một vài nét chấm bạn có thể sẽ thường xuyên nhìn thấy, cụ thể:

– Chấm vuông

– Chấm tròn

– Chấm giọt

– Chấm nghiên

– Chấm xoáy

Các nét đều được viết tương tự như bút pháp căn bản, bạn chỉ việc thực hiện khởi bút và thu bút là sẽ được một nét chấm mới.

Ví dụ:

Khởi bút của nét viên xong bạn thực hiện thâu thu bút bằng nét viên thì sẽ được nét chấm giọt.

Như đã nói từ trước những nét mình đưa ra trên đây không phải chỉ dừng lại ở đó. Bạn hoàn toàn có thể tự do thay đổi khởi bút, cách hành bút và thâu bút để tạo ra một nét mới sao cho phù hợp với ý tưởng tác phẩm.

Sau khi luyện tập thành thạo các nét và có một vốn bút pháp đầy đủ, lúc này bạn có thể tiến tới việc ráp các nét thành từng kí tự và ráp các kí tự thành chữ.

Xin chúc mừng và mời quý bạn đọc tiếp tục chặng tiếp theo.

Nội dung dành riêng cho thành viên

Chỉ có thành viên của Việt Thư Đạo Quán mới có thể đọc được nội dung này…

Những điều cần lưu ý trong quá trình học thư pháp Việt.

– Trước mỗi buổi tập:

– Khởi động cổ tay, vai, cổ bằng những động tác đơn giản, xoay khớp nhẹ nhàng để không bị mỏi cơ trong quá trình tập luyện.

– Khi viết luôn giữ lưng thẳng, tay điều khiển bút vươn ra xa nhất không phải vướn người, thu lại gần nhất không che mất đầu ngọn bút.

 

Khởi động đôi tay
Thời gian tập luyện chia quãng

– Nên chia thời gian tập thành từng chặng nhỏ, mỗi chặng khoảng 45 phút.

Sau mỗi chặng đứng lên vươn vai, thả lỏng, uống nước hoặc ăn nhẹ nhàng sau đó tiếp tục luyện tập.

Việc làm này sẽ khiến bạn không bị căng thẳng, giữ được sự tập trung cần thiết vì trung bình mỗi người bình thưởng chỉ tập trung được từ 5 – 10 phút.

 

Một số lời khuyên khác:

– Cẩn thận chỗ tay tì vào giấy, tránh đè lên nét còn ướt.

– Mỗi cây bút đều có một tính chất riêng. Khi mới tập luyện nên chọn bút trung loại lông cứng để tập, không nên thay đổi loại bút quá nhanh, giữ chỗ tập luyện và đồ dùng luôn sạch sẽ, gọn gàng để có thêm động lực cho những lần tập luyện tiếp theo.

– Khi tập không suy nghĩ về những chuyện khác. Có chuyện khác để nghĩ thì không tập.

– Sau này khi bắt đầu luyện thành thạo các nét và vào ghép chữ, bạn nên nhớ học vay chữ trước khi độc lập trong sáng tác.

 

Tay bẩn vì thư pháp

Những câu hỏi thường gặp.

Để giải đáp một số thắc mắc dành cho những người mới bắt đầu viết thư pháp, mình sẽ viết thêm một mục nữa để trả lời các câu hỏi của mọi người.

– Khoảng bao lâu thì viết được chữ thư pháp

Trả lời:

Nếu chỉ cần viết được chữ thư pháp thì mình có thể gói gọn trong 01 buổi là các bạn có thể học được.

Thế nhưng mục tiêu cuối cùng mà đối tượng học hướng tới ở đây là gì?

Giống như việc câu cá, chỉ cần một cái cần câu, một sợi dây có móc nhọn và mồi và thả xuống nước là chúng ta cũng có thể tự vỗ ngực xưng tên là người câu cá.

Có rất nhiều khóa học hiện nay giới thiệu với mọi người về những khóa học chỉ gói gọn trong 10 buổi là có thể viết được tác phẩm hoàn chỉnh, điều này không sai.

Nhưng nếu chỉ để viết được chữ không mà quên đi những lợi ích lớn lao mà thư pháp mang lại thì có lẽ bạn đang bỏ lỡ đi vô vàn những thứ quý giá.

Viết thư pháp vốn vừa là nghệ thuật của chữ viết vừa là phương pháp để rèn luyện tâm hồn

Người ta thường hay dạy bạn cách viết chữ nhưng đôi khi lại quên không dạy bạn cách viết làm sao cho đẹp.

Vậy thế nào là một tác phẩm thư pháp đẹp?

– “Thế nào là một tác phẩm chữ thư pháp đẹp”.

Để mình lấy một ví dụ minh họa cho các bạn về cái đẹp trong con mắt của những người làm nghệ thuật.

Trong hội họa, có những người vẽ theo kiểu tả thực (thức vẽ giống y như thật), và cũng có những người vẽ kiểu tả ý (loại hình tranh trừu tượng)… đôi khi cái đẹp bị người ta bóp méo và làm sai lệch đi những tiêu chí để dễ bề bào chữa.

Có nhiều người cứ cầm cây cọ, nghuệch ngoạc lên tờ giấy và gọi đó là thư pháp. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Một tác phẩm thư pháp đẹp trước hết phải hội tụ được những yếu tố cơ bản bao gồm:

+ Thần:

Bạn có thể hình dung chữ “Thần” trong thư pháp chính là việc thu hút và níu giữ ánh mắt của người thưởng lãm. Một tác phẩm có thần, hay có hồn thường là tác phẩm gợi ra trong tâm trí người xem nhiều hình ảnh khác nhau. Đối với riêng cá nhân mình, có những tác phẩm thực sự đã tạo ra cả một câu chuyện khi mình nhìn vào nó.

Vậy làm thế nào để biết được một tác phẩm có thần hay không?

Bạn nên đặt ra một số đánh giá cụ thể thông qua một vài tiêu chí như: Tác phẩm này thu hút bạn bởi điều gì? Tác phẩm này khác biệt gì với những tác phẩm khác? Câu chuyện mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta là gì?

Cái “Thần” cũng chính là yếu tố mà khi bạn nhìn vào bức thư pháp, bạn sẽ hiểu được tính cách của người viết.

Giống như một ca sĩ khi đứng trước hàng ngàn người để biểu diễn, thần thái và phong cách ăn mặc của những người chuyên nghiệp đều toát ra sự khác biệt hoàn toàn so với những người mới bước chân vào nghề.

+ Ý:

Nếu là người viết chữ, chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì đối với việc chọn lựa ý nghĩa trước khi bắt đầu đặt bút viết.

Chẳng có ai làm tác phẩm mà chỉ viết những câu vô bổ như “bó tay.com” hay “Anh là chú cóc bé nhỏ của đời em”. Nhưng câu nói ví von, đầy sắc dục hoặc tục tĩu là những câu nói mà đa phần những nhà thư pháp đều kiêng kỵ.

Lựa chọn ý tưởng cũng như ý nghĩa của một tác phẩm nên là những câu thơ, câu văn của những người nổi tiếng, những hiền triết xưa để tác phẩm có giá trị trường tồn với lịch sử.

+ Trí:

Trí lực trong tác phẩm chính là phần khiến cho thư pháp trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Nhiều bạn nhầm tưởng rằng thư pháp chỉ đơn giản là lựa chọn ý nghĩa, lựa chọn phông chữ, lựa chọn loại giấy phù hợp rồi đặt bút viết vào đó là có thể làm nên tác phẩm điều này hoàn toàn sai lầm.

Cái trí của người viết chữ thể hiện trong tác phẩm chính là việc anh ta, hoặc cô ta biết đặt chữ nào cạnh chữ nào, chữ nào ở trên, chữ nào ở dưới, chữ nào to, chữ nào nhỏ, phân bổ một cách hài hòa hợp lý, ngắt nhịp một cách đúng đắn.

Căn chỉnh bố cục cho cân đối, đóng ấn cho thật tinh tế.

Nói như vậy thôi mà lắm công phu. Đôi khi có những tác phẩm mình viết mãi mà bố cục không đẹp, khi mang sang cho thầy, vì là người đã có kinh nghiệm, thầy chỉ cho ta mới vỡ ra được nhiều điều.

+ Khí:

Là yếu tố khác biệt nhất giữa thư pháp sử dụng bút lông (thư pháp chữ Việt và Trung Hoa) với thư pháp sử dụng bút cứng (thư pháp của các nước Châu Âu).

Khí ở đây chính là những nét viết khó, đặc biệt là những nét xước (phi bạch) được tạo ra trong quá trình viết chữ.

Là khí chất trong từng con chữ, đôi khi là cái tôi riêng, phông chữ riêng của người viết. Vì các bức thư pháp được viết bằng bút lông, nên có thể bạn viết một ngàn bức chữ “nhẫn” nhưng mình tin chắc rằng mỗi bức lại có một đường nét khác nhau nếu ta đủ tinh ý để nhận định.

Khí lực trong tác phẩm đôi khi là phông chữ riêng của người viết, là cá tính mà không phải ai cũng có thể bắt chước được.

Không chỉ thể hiện nét bút nhanh, mạnh, uyển chuyển, cứng cáp khác nhau, mà chữ “khí” trong thư pháp còn giúp cho người xem hiểu được tác giả là ai trước khi để mắt tới con dấu.

– “Người viết thư pháp Việt cần vượt qua những gì?”

“Đầu tiên, người viết chữ sẽ phải vượt qua được rào cản về tâm lý,

sự lười biếng để lúc nào cũng kiên trì, miệt mài trong việc rèn luyện. Nếu bạn luyện hàng tháng chữ bạn chỉ tiến bộ được 1, luyện hàng tuần thì tiến bộ 2, luyện hàng ngày thì tiến bộ 3.

Thứ hai, người viết chữ rèn luyện bản thân là chính,

nhưng bên cạnh đó là việc trả lời cho câu hỏi làm thế nào để có được một tác phẩm đẹp. Mà câu hỏi này không chỉ dựa vào một mình bản thân người viết mà phải dựa vào cái nhìn của xã hội.

Vậy thì phải làm sao?

Bạn sẽ phải hiểu được quan điểm của người chơi chữ, phải tự rèn luyện bản lĩnh trong khi “vung bút” trước mặt mọi người, rèn đến khi nào cái tâm bất động, không còn sợ hãi là khi ta đã tự tin vào con chữ của ta, và tự tin vào vốn hiểu biết của ta về con chữ ấy, đủ kiến thức để nói được tác phẩm ấy đẹp ở điểm nào, không đẹp ở điểm nào… Phải trải qua ba giai đoạn gian nan của một người luyện chữ bao gồm luyện nét, rèn chữ và nghiên cứu về chương pháp để cho ra những tác phẩm đẹp.

Thứ ba, người viết chữ trong đời sống bình thường cũng phải vượt qua được những cám dỗ,

sống là một người hướng thiện, vì có ai xin chữ bạn trong khi bạn là kẻ có lối sống buông thả, hay hại người, nói xấu người khác không? Không! Sống làm sao để vừa cân đối giữa việc luyện chữ và hòa mình vào xã hội, để lan tỏa được niềm đam mê của mình tới mọi người và để mọi người thấy được cái cốt cách trong ta.

Cứ theo ba chặng đường như vậy ắt bạn sẽ thành công!

Tái bút: Chặng đường này giống như một cái lò xo, mỗi chặng lặp lại tương ứng theo từng vòng và con đường này kéo dài mãi, hướng lên vô tận.”

– Bạn đã sẵn sàng?

+ Khi người học trò sẵn sàng thì người thầy khi đó sẽ xuất hiện.

Mình nhận thấy nhiều bạn cứ tìm học trên mạng hay tìm kiếm những cuốn sách để đọc, điều này cũng đúng thôi, nhưng bản thân mình nghĩ chúng ta nên tìm cho mình một người thầy.

Trong thời buổi ngày nay, người ta trở nên thực dụng hơn với suy nghĩ rằng “thầy giáo phải đi tìm học trò”, vì đồng tiền bát gạo, phải thú thực là mình cũng phải đi tìm kiếm học trò.

Nhưng bạn nên nhớ rằng,

những vị chân sư, những người thầy giỏi chẳng bao giờ thích phô diễn cái tài năng của bản thân họ ra cả, những người tài thực sự họ chỉ chú tâm vào nghệ thuật mà ít khi nào để ý tới vấn đề truyền đạt thông tin cho người khác.

Nói cách khác, tiếng nói của những người viết thư pháp giỏi thể hiện trong con chữ, trong tác phẩm mà họ viết ra chứ không phải trong lời nói. Vậy để tìm được những người như vậy bạn phải làm gì?

Đương nhiên là hãy rời bỏ chiếc máy tính, tránh xa khỏi công nghệ, tự mình tìm đến những người được xem là có tiếng và tự mình trải nghiệm xem người đó ra sao.

Trong đời mình niềm vinh hạnh nhất chính là tìm ra được một người thầy tâm huyết, yêu thương học trò và có trình độ cao. Ở cạnh họ, ta như vỡ ra nhiều điều, ta có thể thỏa sức vùng vẫy trong biển nghệ thuật mà không phải sợ điều gì hết.

+ Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất:

Các bạn mới viết chữ nhiều người cứ nghĩ phải nhanh nhanh chóng chóng để viết được tác phẩm. Nhưng rồi học riết mà không thành đâm ra chán nản.

Ấy là các bạn chưa đủ kiên trì và siêng năng. Nhiều bạn còn viện dẫn lý do mình bận công việc, mình không sắp xếp được thời gian…

Học thư pháp trước hết phải bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, hãy bắt đầu từ việc mỗi ngày tập cho mình thói quen bỏ bút, nghiên ra để ngồi viết.

Sau đó thì luyện cách cầm bút sao cho đúng. Ừ, những thứ tưởng như dễ như thế mà mình thấy có rất nhiều người còn sai đấy huống gì nói tới viết đẹp.

Những lời khuyên quan trọng

Trong quá trình học tập và rèn luyện bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt, bản thân mình đã tự đúc rút và nhận thấy một số những lưu ý hết sức quan trọng liên quan đến việc rèn luyện và trau dồi kỹ năng bút pháp cũng như phát triển tâm hồn.

Hy vọng rằng những chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giúp cho quý vị độc giả xác định được con đường đúng đắn và phương pháp học tập hiệu quả trong bộ môn nghệ thuật vô cùng tuyệt vời này.

– Chữ càng đẹp, càng thể hiện sự bình tâm.

Đây vừa là một câu nói hay, vừa là điều mà bản thân luôn lưu ý đối với những học trò của mình.
Chữ Tâm trong thư pháp

Trong quá trình rèn luyện Thư pháp Việt

Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn học đang trong độ tuổi phải suy nghĩ, tính toán về những công việc chuyên môn và chắc chắn những suy nghĩ này cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ cũng như hành động của từng người.

Tuy nhiên, học thư pháp là một quá trình nhằm nâng cao khả năng tập trung, tư duy sáng tạo. Chính vì vậy mà những suy nghĩ hay cảm xúc nhất thời có thể ảnh hưởng tới quá trình luyện tập.

Bởi vậy, trong mỗi buổi tập, mình đều phải nhắc nhở học viên phải thật sự bình tâm và giữ cho bản thân phải thoát khỏi suy nghĩ của những tác động mà cuộc sống bên ngoài mang lại.

– Luyện thư giúp chế ngự tính nóng vội

Nhiều bạn mới bắt đầu học thư pháp thường có suy nghĩ rằng phải nhanh nhanh chóng chóng để viết được con chữ. Thế nhưng các bạn không hiểu được rằng, muốn con chữ được đẹp và xuất thần, thì bản thân người viết phải có một nền tảng bút pháp vững chắc và phong phú.

Khóa học viết thư pháp tại Hà Nội

Cũng giống như việc xây dựng nên một ngôi nhà.

Nền móng có vững chắc thì việc xây dựng ngôi nhà mới trở nên dễ dàng. Mình vẫn thường nói với các học trò của mình rằng:

“Xin chớ mong điều cao xa quá

Bút pháp mới là gốc trong ta

Tưới cây nên tìm về nguồn cội

“Tỉa cành” nên trước “nhánh đơm hoa”

Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một thư pháp gia

Bạn nên biết “hầu hết các nhà thư pháp đều là những người đã trải nghiệm và thông hiểu qua nguyên lý của đạo và đời. Nhẫn chính là con đường đi từ thiền đến giác ngộ và vẫn duy trì ngay sau khi đã ngộ và thư pháp cũng không nằm ngoài con đường đó. Do vậy, sự thành tựu trong nghệ thuật thư pháp ngoài nhờ năng lực bẩm sinh, các thư gia không thể thiếu sự “nhẫn” trong quá trình công phu rèn luyện.

Trong các danh bút của Trung Quốc, Vương Hy Chi (321 – 379) – nhà thư pháp kiệt xuất đời Đông Tấn, được xem như có ảnh hưởng sâu đậm đến các lớp hậu tấn, ông từng được tôn là “Thảo thánh” và “Đệ nhất hành thư”. Nói đến Vương Hy Chi, người ta đã kể lại nhiều giai thoại khá hấp dẫn.

Học thư pháp của Vệ Thước lúc mới lên 7 tuổi.

Không quá 3 năm, bút lực của Vương đã thấm mạnh khiến Vệ phu nhân phải thốt lên: “Ta tuy là thầy nhưng chẳng bao lâu, Vương sẽ vượt xa ta”. Năm 12 tuổi, Vương phát hiện trong tủ sách của cha mình có sách bàn về thư pháp của các danh gia thuở trước. Vương lén lấy ra đọc.

Cha biết được, quở: “Con tuổi còn nhỏ, sao đã trộm đọc sách cổ nhân?” Vương đáp: “Thưa cha, học chẳng đợi tuổi, ví như người ta chạy trên đường dài mỗi ngày đều phải gắng sức”…

Người ta còn kể lại một giai thoại khác về Vương:

Vương Hy Chi luyện chữ ngày đêm đến nỗi ao quanh nhà trở nên đen thẫm do Vương rửa bút, rửa nghiên. Đến nay, người địa phương còn gọi ao ấy là “Tẩy nghiên trì”, cạnh đó người ta đã dựng một ngôi đình nhỏ khắc ba chữ “Mặc hoa đình”.

Công phu khổ luyện của Vương Hy Chi được đúc kết: “Dụng tâm thập ngũ niên, thủy công nhất vĩnh tự”. Nghĩa là 15 năm kiên nhẫn luyện thư pháp, khởi đầu chỉ viết nhiều lần một chữ VĨNH…

Thời Đông Hán, Trương Chi cũng là một cây bút trở thành bậc thảo thánh.

Suốt mấy chục năm ròng rã ngày đêm, Trương Chi miệt mài luyện bút. Sau những lần viết ấy, ông đem bút ra ao cạnh nhà để rửa.

Lâu dần, nước ao đã trở nên đen ngòm vì mực! Vì thế có câu “Lâm trì học thư, trì thủy tận mặc”. Và chữ Lâm trì người ta đã dùng để chỉ công phu khổ luyện thư pháp.

Đời Tùy và Thiền sư Thích Trí Vĩnh

Do sẵn có công năng thiền định ông đã dễ dàng nổi tiếng trong lãnh vực thư pháp với công phu luyện tập: “đăng lâu bất hạ tứ thập niên”. Nghĩa là ông lên lầu chùa Vĩnh Hân, ở luôn trên đó triền miên 40 năm, kiên nhẫn luyện bút. Bút cùn, vứt cạnh lầu, lâu dần xếp lên thành “thoải bút trủng” (gò bút cùn). Từ đó người ta cũng dùng chữ BÚT TRỦNG để chi công phu khổ luyện thư pháp…

Nói về sự “Nhẫn” trong thư pháp

Thì bất cứ thư gia nào cũng phải trải qua; khác chăng là sự công phu nhiều hay ít. Nhưng nhiều hay ít cũng là sự khổ công để đạt cho được sở nguyện tao nhã của họ và đem lại cho đời sự đổi thay. Chắc chắn cái đổi thay đó chính là tâm của ta.

Như thể cái thiện cao tột vượt qua thiện và ác, cái đẹp tối thượng vượt cả hai xấu và đẹp. Cái thực tại vĩ đại vượt khỏi huyễn và thực. Hạnh phúc tối cao thoát ngoài đau khổ và vui sướng. Thực tại, và thành tựu đến khi chính nơi đây đã trở thành “tùy kỳ tâm thanh tịnh tức quốc độ tịnh” (nếu tâm ta tịnh thì cõi thế sẽ thanh tịnh) – yếu chỉ của thư pháp.” [1]

– Củng cố và phát triển

Có một sự thật là nhiều bạn mới học viết chữ rất thích viết các nét mới và khó để bản thân mình cảm thấy như đang chinh phục những mục tiêu khó khăn mà quên đi rằng, việc ôn luyện những nét bút cũ, căn bản cũng là một nội dung không nên bỏ lỡ.

Bộ não của con người có chức năng tự động xóa những ký ức nếu như nó lâu không được dùng đến. Bởi vậy nên việc ôn luyện các nét chữ căn bản cũng là điều mà mỗi người nên chú tâm và không nên tập trung quá nhiều vào một nét chữ riêng biệt nào đó.

– Luyện tập thường xuyên hơn nữa

Giống như rất nhiều những môn học khác, việc luyện tập thường xuyên và có một lịch thời gian biểu cho việc viết chữ chính là bí quyết để khả năng của chúng ta ngày càng một được nâng cao.

Các bạn đừng nhầm tưởng rằng việc không luyện tập vẫn sẽ giúp các bạn giữ được phong độ của mình. Sự thật thì càng nghỉ nhiều thì bút pháp của chúng ta sẽ ngày một cứng đi, xấu hơn và không thể theo được ý muốn như trước nữa.

“Phụ thân” mình vẫn giữ vững thói quen luyện tập hàng tuần ^^

Chắc hẳn bạn sẽ luôn nghe thấy mọi người nói về việc phải liên tục luyện tập và không bao giờ được thỏa mãn bản thân mình.

Luyện tập thư pháp

 Thế nhưng lí do vì sao chúng ta lại cần phải làm thế thì mình sợ rằng nhiều người chưa thể nào giải thích một cách rõ nét được.

Như các bạn cũng biết, sự hoàn hảo là một điều gì đó mà chúng ta không bao giờ có thể đạt tới được, thế nhưng trong nghệ thuật, người ta vẫn luôn coi sự hoàn hảo là mục tiêu để vươn tới.

Tiến bộ thì rất chậm và “lùi” bộ thì rất nhanh.

Giống như việc bạn đang lên lên cầu thang hoặc leo lên núi vậy, chúng ta phải từng bước, từng bước một thật chậm rãi và dần dần mới có thể đạt được đến đỉnh cao, thế nhưng chỉ cần sảy chân một cái thôi là ta sẽ nhào xuống.

Để cải thiện khả năng viết thư pháp của mỗi người, chúng ta phải liên tục học hỏi, quan sát liên tục, tự hỏi bản thân liên tục và phải luôn đặt ra các mục tiêu mới.

– Tích cực tham gia các lớp học viết chữ thư pháp

Đến các lớp học Online lẫn Offline vừa là phương pháp hữu hiệu để bạn tiếp cận với những chuyên gia trong lĩnh vực đang theo học và có thêm động lực để ngày một tiến bộ nhiều hơn.

Mình đã từng nhìn thấy rất nhiều người đến với những lớp học thư pháp và đã chia sẻ rằng chính những lớp học như vậy là cách để chúng ta trao đổi và kết giao thêm bạn bè, bày tỏ quan điểm và học hỏi lẫn nhau một cách nhanh nhất.

– Tích cực tham gia các buổi giao lưu Offline

Không chỉ riêng ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều các tỉnh thành khác trên cả nước, hiện nay thư pháp và phong trào học chữ thư pháp đang ngày càng một phát triển mạnh mẽ, thu hút được rất đông các bạn trẻ tham gia vào công tác học tập.

Nhóm Việt thư đạo quán

Để tạo ra môi trường giao lưu học hỏi thiết thực cho mọi người, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều các hội nhóm thư pháp mọc lên và tổ chức thường xuyên các buổi giao lưu thư pháp giữa các thành viên trong nhóm.

Đây chính là cơ hội để chúng ta cọ sát và trao đổi những thông tin hữu ích khi mới bắt đầu tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật vô cùng tuyệt vời này.

– Xem các video, tác phẩm được chia sẻ trên mạng

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngày nay có rất nhiều những nhà thư pháp chuyên nghiệp đã xây dựng hệ thống website online và cửa hàng trực tuyến kết hợp với các blog về thư pháp và kênh youtube chia sẻ những kiến thức thư pháp của họ.

Họ làm như vậy một phần là vì muốn giới thiệu thương hiệu của bản thân tới nhiều người khác, một phần là để kết giao thêm nhiều bạn bè…

Đây cũng chính là cơ hội tuyệt vời để cho những người mới tham gia vào làng nghệ thuật viết chữ có thể tìm kiếm những video và tài liệu hữu ích để nâng cao khả năng của bản thân mình.

– Hãy mua sách của người nổi tiếng về đọc

Thật may mắn cho mình là khi bản thân bắt tay vào việc nghiên cứu và viết nên cuốn sách này, mình đã được một anh học viên cho mượn một số cuốn sách, những tài liệu rất quý về bộ môn thư pháp Việt.

Đây đều là những cuốn sách quý, thể hiện rõ nét quan điểm, tư tưởng của những thế hệ đầu tiên đặt nền móng cho loại hình thư pháp Việt nước nhà.

Học viết thư pháp tại Hà NộiCác ấn phẩm được bày bán hiện nay trong giới thư pháp Việt có thể nói rằng tuy chưa nhiều, song cũng là dấu hiệu hết sức đáng mừng vì đó đều là những công trình tâm huyết và có nhiều những thông tin quý giá.

Hiện nay, bạn có thể tìm tới những cuốn thơ, những cuốn sách được viết bằng chữ thư pháp Việt như

  • Kinh Pháp Cú, sách Thư pháp Việt – Lý thuyết và thực hành (của tác giả Đăng Học) và một số những cuốn sách tiêu biểu khác như
  • “Thư pháp chữ Hán – Lý thuyết và thực hành” của tác giả Phạm Hoàng Quân
  • hay nếu như có điều kiện, sưu tầm, những tài liệu quý báu như “Thư pháp” của tác giả Lê Quý Ngưu – Lương Tú Vân,
  • cuốn “Tự điển Thư pháp” của Lê Đức Lợi,
  • cuốn Thư pháp Trung Hoa dành cho người Việt Nam của tác giả Phan Thế Phiệt
  • hay cuốn “Những vấn đề cơ bản của chữ Hán” – tác giả Lê Đình Khẩn,
  • cuốn “Căn bản nghệ thuật Thư pháp” của tác giả Nguyễn Bá Hoàn đều là những gợi ý phù hợp. 

Các ấn phẩm được bày bán hiện nay trong giới thư pháp Việt có thể nói rằng tuy chưa nhiều, song cũng là dấu hiệu hết sức đáng mừng vì đó đều là những công trình tâm huyết và có nhiều những thông tin quý giá.

Nhìn vào đó, chắc chắn chúng ta có thể học hỏi được thêm rất rất nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình luyện tập.

[1] Vũ Thụy Đăng Lan (2010). Chữ Tâm trong thư pháp, NXb Tổng hợp TPHCM. [tr55]

[1] Vũ Thụy Đăng Lan (2010). Chữ Tâm trong thư pháp, NXb Tổng hợp TPHCM. [tr55]

Sau khi đọc xong bài hướng dẫn viết thư pháp này mình tin chắc rằng sẽ có nhiều người còn thắc mắc và mong muốn đặt thêm những câu hỏi khác xoay quanh vấn đề này. Đừng ngại để lại bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với mình nhé.

Và tất nhiên, mình rất mong các bạn có thể bỏ ra chút thời gian để chia sẻ bài viết này trên các trang mạng xã hội để những người khác có thêm cơ hội được tiếp cận với những kiến thức mới.

5

2

votes

Article Rating


Hướng dẫn viết các chữ NHÂN LỄ NGHĨA TRÍ TÍN – Thư pháp Lão Trọc


Cùng Trọc tập những thứ căn bản nhất nếu mọi người chưa viết chữ cái được nhé!
Bài 1: Cách cầm bút và làm quen bút
https://bitly.com.vn/dvl0eu
Bài 2 : Nét trụ
https://youtu.be/2HrNdxbauZI
Bài 3: Nét Chấm và Nét móc
https://youtu.be/qkwkPsl5so8
Bài 4: Nét cung và Nét lượn
https://youtu.be/uetoUTrlWJk
Bài 5: Nét phớt
https://bitly.com.vn/d65q9r
Bài 6: Nét Vòng và Nét Xoắn
https://bitly.com.vn/841xln
Bài 7: Ráp nét cơ bản thành chữ cái
https://bitly.com.vn/qhw630
Bài 8: Ráp các chữ cái thành từ có nghĩa
https://bitly.com.vn/o7vz1j
© Bản quyền thuộc về Lão Trọc
© Copyright by Lão Trọc ☞ Do not Reup

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  121 những câu chúc tết hay, bài thơ chúc tết 2021 hay, ý nghĩa nhất

Related Articles

Back to top button