Tổng Hợp

Tiên Nữ ( Chòm Sao Tiên Nữ (Andromeda), Chòm Sao Andromeda

Chòm sao Tiên Nữ nằm ở Bắc bán cầu. Nó được đặt tên theo thần thoại về công chúa Tiên Nữ, vợ người anh hùng Anh Tiên của Hy Lạp và đôi khi được gọi là Maiden Chained, Persea (vợ của Anh Tiên), hoặc Cepheis (con gái của Cepheus). Chòm sao này được xếp vào danh sách của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy trong thế kỷ thứ II.

Bạn đang xem: Chòm sao tiên nữ

Trong số những ngôi sao phía sâu trong bầu trời, Tiên Nữ chứa thiên hà Tiên Nữ nổi tiếng và thiên hà lùn hình elip M32 và M110.

*

Giới thiệu chòm sao Tiên Nữ

Tiên Nữ là chòm sao lớn thứ 19 trong bầu trời đêm, với diện tích 772 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư của bán cầu bắc và có thể nhìn nhìn thấy ở các vĩ độ từ 90o đến -40o. Những chòm sao lân cận nó là: Anh Tiên, Tiên Hậu, Hiết Hổ, Phi Mã, Song Ngư, Tam Giác. Chòm sao Tiên Nữ chứa 3 đối tượng M31, M32 và M110 và có 7 ngôi sao hành tinh được biết đến.

Ngôi sao sáng nhất của chòm sao này là Alpheratz. Mưa sao băng Andromedids (còn được gọi là Bielids) xuất hiện vào giữa tháng 10. Chòm sao Tiên Nữ thuộc về gia đình chòm sao Anh Tiên cùng với các chòm sao: Tiên Nữ, Tiên Hâu, Tiên Vương, Kình Ngư, Hiết Hổ, Phi Mã, Anh Tiên, Tam Giác.

Nguồn gốc tên gọi chòm sao Tiên Nữ

Trong thần thoại Hy Lạp, Tiên Nữ là con gái của vua Tiên Vương của Ethiopis và hoàng hậu Tiên Hậu – người đã xúc phạm Nereids (nymphs biển) khi tuyên bố con gái mình đẹp hơn thần.

Nymphs phàn nàn với thần biển Poseidon và thần đã gửi đến một con quái vật biển – Kình Ngư – gây lũ lụt và hủy diệt đất đai vì lỗi lầm tự phụ của Tiên Hậu. Nhà vua đã tìm được lời khuyên từ Oracle của Ammon về việc làm thế nào để ngăn chặn sự tàn phá đất nước mình, và được biết để xoa dịu sự phẫn nộ của nữ thần Nereids, nhà vua phải hy sinh con gái mình cho Kình Ngư. Sau đó, Tiên Nữ bị xích vào một tảng đá, phó mặc vận mệnh của cô. Ngoại trừ Anh Tiên bất chấp tất cả và quyết định cứu cô. Sau đó hai người kết hôn với nhau và sinh ra 6 người con, bao gồm cả Gorgophonte (cha của Tyndareus, vị vua nổi tiếng của Spartan) và Perses (tổ tiên của người Ba Tư).

Để kỷ niệm sự kiện này, nữ thần Athena đã đặt hình ảnh của cô lên bầu trời, bên cạnh chồng Anh Tiên và mẹ Thiên Hậu.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Tiên Nữ

Alpha Tiên Nữ (Alpheratz): là ngôi sao sáng nhất chòm sao Tiên Nữ. Đôi khi được biết đến với cái tên Sirrah, cách Trái Đất 97 năm ánh sáng. Alpheratz là một ngôi sao nhị phân với độ sáng biểu kiến là 2,06. Nó là một ngôi sao xanh nóng thuộc kiểu sao khổng lồ B8.

Độ sáng của ngôi sao chính có thành phần hóa học khá bất thường, với mật độ cao của thủy ngân, mangan, và các nguyên tố khác. Nó nặng hơn khoảng 3,6 lần Mặt Trời và nhiệt độ bề mặt của nó khoảng 13800 K. Với độ trưng lớn hơn 200 lần Mặt Trời, Alpheratz là ngôi sao thủy ngân mangan sáng nhất được biết đến. Ngôi sao đồng hành của nó cũng lớn hơn so với Mặt Trời và có độ trưng gấp 10 lần Mặt Trời. Hai ngôi sao quay quanh nhau với chu kỳ khoảng 96,7 ngày. Alpheratz từng được coi là một ngôi sao của chòm sao Phi Mã.

Xem Thêm :   Cung hoàng đạo Thiên Yết nam mẫu người lý tưởng

Cả hai cái tên Alpheratz và Sirrah đều được bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘rốn ngựa’ và nó cũng là phần đầu của người phụ nữ bị xiềng xích. Ngôi sao này ở phía đông bắc của chòm sao Phi Mã. Nó cùng với ba ngôi sao khác Alpha, Beta và Gamma Phi Mã tạo thành một hình vuông. Nó kết nối chòm sao Tiên Nữ – Phi Mã và Anh Tiên tạo thành con ngựa cưỡi cứu Tiên Nữ.

Beta Tiên Nữ (Mirach): có độ sáng biểu kiến gần bằng với Alpheratz, vì chúng thay đổi từ 2,01 đến 2,10. Nó được cho là một ngôi sao bán biến quang.

Mirach có màu đỏ tươi, kiểu M khổng lồ, cách Trái Đất 200 năm ánh sáng. Nó sáng hơn Mặt Trời 1900 lần và nặng hơn Mặt Trời 3-4 lần. Độ sáng của nó được tạo ra từ việc nung chảy hydro của 14 bạn đồng hành. Cái tên Mirach được dịch là ‘Dây thắt lưng hông trái của Tiên Nữ’.

Mirach chỉ cách thiên hà NGC 404 khoảng 7 phút cung. Thiên hà này được gọi là ‘hồn ma Mirach’ bởi sự gần gũi của ngôi sao với nó, làm cho nó khó khăn để quan sát và chụp ảnh. NGC 404 là một thiên hà dạng cầu cách chúng ta hơn 10 triệu năm ánh sáng.

Gamma Tiên Nữ (Almach): là ngôi sao sáng thứ ba của chòm sao Tiên Nữ và cũng là ngôi sao nhị phân. Bản thân cái tên của nó có nghĩa là ‘giống mèo rừng ở Bắc Phi’. Nó cách chúng ta khoảng 350 năm ánh sáng.

Ngôi sao chính là Gamma1 là một ngôi sao không lồ màu vàng, trong khi ngôi sao đồng hành của nó có màu xanh. Chúng chỉ cách nhau 10 giây cung. Ngôi sao chính là một ngôi sao khổng lồ kiểu K. Nó có độ sáng biểu kiến 2,26; chúng ta 355 năm ánh sáng. Lớn hơn Mặt Trời gần 2000 lần. Ngôi sao sáng nhạt hơn Gamma2, bản thân nó cũng là một ngôi sao nhị phân bao gồm ngôi sao có độ sáng 5 và 6. Trong đó ngôi sao sáng hơn trong chúng cũng là một sao đôi.

Delta Tiên Nữ: là một ngôi sao đôi có độ sáng biểu kiến 3,28; cách chúng ta khoảng 101 năm ánh sáng. Ngôi sao sáng hơn trong số chúng là một ngôi sao khổng lồ kiểu K, trong khi người bạn đồng hành của chúng mờ nhạt là một ngôi sao lùn trắng kiểu G.

Iota Tiên Nữ: là một ngôi sao lùn kiểu B, có màu trắng hơi xanh. Nó có độ sáng 4,29 và cách chúng ta 503 năm ánh sáng.

Upsilon Tiên Nữ: là một hệ thống sao đôi trong chòm sao Tiên Nữ, bao gồm một ngôi sao lùn màu trắng- vàng và một ngôi sao lùn đỏ mờ. Ngôi sao chính UpsilonA Tiên Nữ có 4 hành tinh trong quỹ đạo tương tự như Mộc tinh. Nó có độ tuổi 3,1 tỷ năm tuổi và có thể nói là trẻ hơn Mặt Trời của chúng ta, cũng như lớn hơn và sáng hơn. UpsilonB Tiên Nữ là một ngôi sao lùn đỏ, cách ngôi sao chính 750AU. Nó nhỏ hơn và sáng kém hơn so với Mặt Trời. Upsilon Tiên Nữ cách chúng ta 44 năm ánh sáng.

Xem Thêm :   Sau khi chia tay đối phương, 12 cung hoàng đạo sẽ làm gì?

Xi Tiên Nữ (Adhil): cũng là một ngôi sao đôi. Tên của nó xuất phát từ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘đuôi xe lửa’, chúng cách chúng ta 196 năm ánh sáng và độ sáng biểu kiến 4,875. Quang phổ kiểu G9.

Xem thêm: Nổi Tiếng Với Hình Ảnh “Sạch Sẽ” Và Manly, Sao Nam Định Mệnh Anh Yêu Em Khiến Fan “Chết Lặng” Khi Nhìn Ảnh Lột Đồ

51 Tiên Nữ (Nembus): có độ sáng biểu kiến 3,57; là ngôi sao sáng thứ 5 trong chòm sao Tiên Nữ. Nó có quang phổ kiểu K – màu cam; cách chúng ta 177 năm ánh sáng.

Mu Tiên Nữ: là một ngôi sao lùn trắng kiểu A; cách Trái Đất 136 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 3,86.

Pi Tiên Nữ: là một ngôi sao nhị phân, cách chúng ta 660 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 4,3 trong khi người bạn đồng hành của nó khá mờ nhạt.

R Tiên Nữ: là một kiểu Mira biến quang nằm cách 4 độ về phía tây nam của thiên hà Tiên Nữ. Độ sáng của nó thay đổi từ 5,8 đến 14,0 trong 409 ngày.

RX Tiên Nữ: là một kiểu Z Camelopardalis biến quang, với độ sáng dao động từ 10,3 đến 14 trong chu kỳ 14 ngày.

56 Tiên Nữ: là một sao đôi có cùng độ sáng là 6.

Groombridge 34: cũng là một ngôi sao nhị phân, bao gồm hai ngôi sao lùn đỏ. Cách chúng ta 11,7 năm ánh sáng và là ngôi sao gần hệ Mặt Trời của chúng ta nhất với hai ngôi sao được chỉ định là GX và GQ.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

Thiên hà Tiên Nữ (M31, NGC 224): là một thiên hà hình xoắn ốc, cách chúng ta 2,5 triệu năm ánh sáng. Trong quá khứ, nó cũng được gọi là Tinh vân Tiên Nữ lớn.

Thiên hà Tiên Nữ là thiên hà xoắn ốc gần Dải Ngân Hà nhất, và cũng là thiên hà xa nhất trên bầu trời đêm có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó có độ sáng biểu kiến 3,4 . Thiên hà này có chứa hàng tỷ ngôi sao. Khu vực trung tâm của thiên hà Tiên Nữ có thể nhìn thấy thông qua một kính viễn vọng nhỏ, nhưng khi quan sát qua kính viễn vọng lớn hơn, thiên hà Tiên Nữ lớn hơn khoảng 6 lần Trăng tròn.

Thiên hà Tiên Nữ thuộc nhóm thiên hà địa phương, cùng với Dải Ngân Hà, thiên hà Tam Giác và 30 thiên hà lớn nhỏ khác. Thiên hà Tiên Nữ là thiên hà lớn nhất trong nhóm. Khối lượng ước tính của nó tương đương với Dải Ngân Hà, và chúng sẽ va chạm với thiên hà chúng ta trong khoảng 4,5 tỷ năm tới.

Thiên hà Tiên Nữ chứa một đối tượng sâu trong bầu trời, đáng chú ý trong nó là NGC 206, là một ngôi sao khí bụi sáng khổng lồ. Nó cũng có 14 thiên hà lùn được biết đến như vệ tinh của chúng. Những thiên hà dễ nhìn thấy trên bầu trời là M32 và M110.

Xem Thêm :   Cung Ma Kết Là Con Gì ? Cách Thiết Kế Và Bố Trí Nội Thất Nhà Cho Cung Chủ Ma Kết

Le Gentil (M32, NGC 221): là một thiên hà lùn hình elip, cách chúng ta khoảng 2,65 triệu năm ánh sáng, và nó được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Pháp Guillaume Le Gentil vào năm 1749. Vì vậy, thiên hà này thỉnh thoảng được gọi theo tên nhà thiên văn học người Pháp Le Gentil. Thiên hà M32 là thiên hà elip lần đầu tiên được phát hiện. Nó là một thiên hà vệ tinh của thiên hà Tiên Nữ. M32 khá nhỏ nhưng khá sáng, có thể dễ dàng quan sát chúng qua kính viễn vọng nhỏ. Nó cách trung tâm thiên hà Tiên Nữ 22 phút cung về phía Nam. Nó hiện ra và trải dài trên cánh tay xoắn ốc của thiên hà Tiên Nữ và nó khá gần với thiên hà chúng ta. M32 không chứa bất kỳ quần tinh hình cầu nào. Nó có một lỗ đen siêu lớn ở tâm. Khối lượng của lỗ đen ước tính khoảng 1,5 đến 5 triệu lần khối lượng của Mặt Trời.

Cùng với M110, M32 là thiên hà elip gần hệ Mặt Trời chúng ta nhất.

M110 (NGC 205): là một thiên hà lùn hình elip. Nó thường được phân vào kiểu thiên hà lùn hình phỏng cầu. Nó chứa 8 quần tinh hình cầu.

Đây là thiên hà điển hình cho một thiên hà lùn hình elip, nó đang có dấu hiệu hình thành sao trong khoảng thời gian gần đây. Nó không có dấu hiệu xuất hiện một lỗ đen siêu lớn, hoặc ít nhất cũng không có bằng chứng cho rằng nó tồn tại ở trung tâm thiên hà. M110 được quan sát và mô tả của Charles Messier năm 1773 cùng với thiên hà Tiên Nữ và các đối tượng khác. Ông là người phát hiện ra M110, nhưng nó không được liệt kê vào danh sách ban đầu của ông. Thiên hà này được phát hiện một cách độc lập bởi Caroline Herschel một thập kỷ sau đó. Khám phá của bà được ghi nhận bởi anh trai của bà William Herschel vào năm 1967, khi Kenneth Glyn Jones được xác nhận. M110 cách chúng ta 2,9 triệu năm ánh sáng.

NGC 752: là một quần tinh mở trong chòm sao Tiên Nữ. Đôi khi nó được gọi là Caldwell 27. Quần tinh này cách chúng ta 1300 năm ánh sáng.

NGC 891: là một thiên hà hình xoắn ốc được nhìn thấy cách 4 độ so với Almach. Nó có thể nhìn thấy thông qua kính viễn vọng 4,5 inch.

NGC 7662 (Tinh vân Quả cầu tuyết xanh hoặc Caldwell 22): là một tinh vân hình tinh với một ngôi sao biến đổi mờ, một ngôi sao lùn màu hơi xanh với tâm của nó có màu xanh. Nằm ở phía tây một vài độ so với Kappa Tiên Nữ, với độ sáng 4. Tinh vân Quả cầu tuyết xanh ước tính cách chúng ta 1800 năm ánh sáng. Nó có thể được nhìn thấy thông qua kính thiên văn khúc xạ nhỏ, nhưng chỉ xuất hiện một đối tượng với đám mây mù.

NGC 7688: là một quần tinh mở với độ sáng biểu kiến 5,6; cách chúng ta 900 năm ánh sáng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: 12 Chòm Sao

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Cách xem ai vào fb của mình nhiều nhất, cách xem ai vừa vào facebook của mình

Related Articles

Back to top button