Giáo Dục

Tính chất của phép nhân – tổng hợp lý thuyết dễ hiểu nhất

Lý thuyết cơ bản về phép nhân

  • Trong toán học,

    phép nhân theo định nghĩa chính là phép tính của giãn số bởi số khác.

    Phép nhân cũng là một trong 4 phép tính cơ bản của số học (bên cạnh cộng, trừ và chia). Nó tác động tới hai hay nhiều đối tượng toán học (thừa số, còn gọi là nhân tử) để tạo ra một đối tượng toán học mới. 

  • Phép nhân được kí hiệu là “×” (hay là “.”). Phép nhân còn được hiểu là kết quả của dịch vị của toàn bộ số nên nó chứa một vài bản của gốc, dó đó mà toàn bộ số sẽ sản sinh ra số lớn hơn một có thể tính tổng của một vòng lặp. Ví dụ, khi ta lấy một số cộng với nhiều số như 3+3+3+3 thì ra được 12. Thay vào đó, nếu ta sử dụng phép nhân thì nó sẽ nhanh hơn: 3 x 4

  • Phép toán nhân hai số: A x B = C (Với A và B là thừa số, C là tích).

Nếu như phép cộng sẽ cho một số tự nhiên duy nhất chính là tổng của chúng thì phép nhân hai số tự nhiên bất kì sẽ cho một số tự nhiên duy nhất chính là tích của chúng. Dấu “+” để chỉ phép cộng, tương tự thì dấu “x” hoặc “.” để chỉ phép nhân.

  • \( a+b =c \) trong đó \( a \) và \( b \) là các số hạng; \( c \) được gọi là tổng.

  • \( a.b=d \) trong đó \( a \) và \( b \) là các thừa số; \( d \) được gọi là tích.

Nếu như một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, thì ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số. 

Ví dụ: \( a.b=ab; 4.x.y=4xy \) 

Một số khái niệm liên quan

Lũy thừa theo định nghĩa chính là phép toán nhân của một số lặp đi lặp lại \( n \) lần

Ta có: 

\( a.a=a^{2} \)

\( a.a.a=a^{3} \) 

\( a.a.a.a=a^{4} \) 

\( a.a.a.a….=a^{n} \)  

Từ đó ta có:

\( a^{n}=a.a.a.a….a \)  

là \( a \) luỹ thừa \( n \) bằng tích của \( a \) nhân với \( a \) (chính nó) \( n \) lần

Ví dụ về lũy thừa:

\( a \) luỹ thừa \( 3 \) 

\( a^{3}=a.a.a \) 

Xem thêm >>> Hàm số lũy thừa là gì? Lũy thừa của một số hữu tỉ và Lũy thừa ma trận

Ta kí hiệu: \( 1.2.3.4…n=n! \) chính là tích các số tự nhiên liên tiếp từ \( 1 \) đến \( n \) , đọc là \( n \) giai thừa.

Xem thêm :  Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Ví dụ về giai thừa: 

\( 6! = 1.2.3.4.5.6=720 \)

\( 1!=1 \) 

Chú ý: Đặc biệt với \( n=0 \) người ta quy ước \( 0!=1 \) 

lý thuyết và bài tập <a href=tính chất của phép nhân” class=”wp-image-13728 size-full aligncenter” height=”316″ src=”https://vuongquocdongu.com/wp-content/uploads/2021/12/tinh-chat-cua-phep-nhan-1-1.jpg” title=”lý thuyết và bài tập tính chất của phép nhân” width=”589″/>

Tính chất cơ bản của phép nhân phân số

Để nhân phân số, những gì bạn cần làm sẽ là tìm tích số của các tử số cũng như các mẫu số rồi rút gọn kết quả: 

Ta có: \( \frac{a}{b}.\frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d} \) 

Ta có tử số chính là số nằm phía trên của phân số, ngược lại thì mẫu số chính là số nằm phía dưới của phân số. Khi nhân phân số, ta cần viết chúng thành hàng ngang để các tử số và mẫu số nằm gần nhau. Ví dụ: Khi thực hiện phép nhân 1/2 và 12/48, trước hết bạn cần tìm tích số của hai tử số 1 và 12. 1 x 12 = 12. Bạn có tử số của đáp án là 12.

\( \frac{1}{2}.\frac{12}{48}=\frac{12}{96} \) 

Sau đó nhân mẫu số cũng tương tự như khi tìm tích số của tử số. Lấy 2 nhân với 48. 2 x 48 = 96. Đây là mẫu số của đáp án. Vậy, phân số mới sẽ là 12/96.

Bạn hãy rút gọn kết quả nếu phân số đó vẫn chưa được tối giản. Cần lưu ý khi muốn rút gọn một phân số thì bạn cần tìm ước chung lớn nhất (ƯCLN) của tử số và mẫu số trong phân số đó. Ước chung lớn nhất của một số chính là số lớn nhất mà cả tử số và mẫu số đều chia hết. Trong ví dụ này, 96 có thể chia hết cho 12. Ta có: 12 chia 12 được 1, 96 chia 12 được 8. Vậy, 12/96 ÷ 12/12 = 1/8.

Nếu cả hai đều là số chẵn, bạn có thể bắt đầu bằng cách chia chúng cho 2 và cứ thế tiếp tục. 12/96 ÷ 2/2 = 6/48 ÷ 2/2 = 3/24. Đến đây, dễ dàng nhận ra rằng 24 chia hết được cho 3, vậy bạn có thể đem chia cả tử số và mẫu số cho 3 để có được đáp án là 1/8. 3/24 ÷ 3/3 = 1/8.

Tính chất cơ bản của phép nhân

Tính chất phép nhân bao gồm các tính chất giao hoán, kết hợp, nhân với 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

Phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân: Tích của hai thừa số có giá trị sẽ không thay đổi khi đổi chỗ hai thừa số.  \( a.b = b.a \) 

Ví dụ 1: Tính

  1. \( 2.(-3) \) 

  2. \( (-7).(-4) lll

Xem thêm :  85% những điều mà bạn lo lắng sẽ không bao giờ xảy ra, sao không quẳng gánh lo đi và vui sống?

  1. [latex] 2.(-3)=(-3).2=(-6) \) 

  2. \( (-7).(-4)=(-4).(-7)=28 \) 

Chú ý:

  • Phép nhân trong toán học có tính chất phân phối đối với phép trừ: \( a(b-c) = ab-ac \) 

  • Nếu số thừa số âm là số chẵn thì tích mang dấu (+) và ngược lại nếu số thừa số âm là số lẻ thì tích mang dấu (-).

Phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân: Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. \( (a.b).c=a.(b.c) \) 

Ví dụ 1: Tính \( [9.(-5)].2 \) 

\( [9.(-5)].2=9.[(-5).2]=-90 \) 

Chú ý: 

  • Nhờ tính chất kết hợp của phép nhân, ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm… số nguyên. Chẳng hạn:  \( a.b.c=a.(b.c)=(a.b).c \)

  • Phép nhân nhiều số có tính chất giao hoán và kết hợp tổng quát.

  • Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta nên dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đồng thời là đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.

  • Ta cũng gọi tích của n số a là lũy thừa bậc n của số a. 

Phát biểu tính chất nhân với 1 của phép nhân: Tích của một số với 1 sẽ là chính nó

\( a.1=1.a=a \) 

Ví dụ : \( 6.1=1.6=6 \) 

Phát biểu tính chất nhân với 0 của phép nhân: Tích của một số với 0 sẽ là 0

\( a.0=0 \) 

Ví dụ: \( 251197.0=0 \) 

Phát biểu tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.

\( a.(b+c)=ab+ac \) 

Chú ý: Phép nhân có tính chất phân phối đối với phép trừ: \( a(b-c) = ab-ac \)

Ví dụ 1: \( 6.7+6.3=6.(7+3)=6.10=60 \) 

Ví dụ 2: Thay một thừa số bằng tổng để tính:

  1. \( -53.21 \) 

  2. \( 45.(-12) \) 

  1. \( -23.21=-52.(20+1)=-53.20-53.1=-1060-23=-1113  \) 

  2. \( 45.(-12)=45.(-10-2)=45.(-10)+45.(-2)=-450-90=-540 \)

Phát biểu: Giá trị tuyệt đối của một tích trong toán học sẽ bằng tích các giá trị tuyệt đối

Nghĩa là:  \( \left | a.b \right |=\left | a \right |.\left | b \right | \) 

Ví dụ:

\( \left | 5.(-2) \right |=\left | 5 \right |.\left | -2 \right | = 5.2 = 10 \) 

\( \left | 5.(-2).3 \right |=\left | 5 \right |.\left | -2 \right |.\left | 3 \right | = 5.2.3 = 30 \) 

Phát biểu: Giá trị bình phương của một số nguyên trong toán học luôn lớn hơn hoặc bằng 0

Nghĩa là: Với \( a\in\mathbb{Z} \)  thì \( a^{2}\geq 0 \) (dấu = xảy ra khi \( a =0 \)  )

Với \( a, b, c \) ta luôn có: 

  • Nếu \( c>0 \) ta có \( a\geq b\Leftrightarrow ac\geq bc \) 

  • Nếu \( c<0 \) ta có \( a\leq b \Leftrightarrow ac\leq bc \) 

Xem thêm :  Soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Các dạng bài tập về tính chất của phép nhân

Câu hỏi 1: Khi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên bất kì ta được kết quả là gì?

Câu hỏi 2: Nêu các tính chất phép nhân 2 số tự nhiên

Câu hỏi 3: Chứng minh rằng:  \( 1+2+3+4…+n=\frac{n(n+1)}{2} \) 

Bài 1: Tính nhanh

\( 37.7+80.3 +43.7 \) 

Áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp và tính chất phân phối giữa phép nhân và phép cộng, ta có:

\( 37.7+80.3+43.7=7.(37+43)+80.3=7.80+80.3=80(7+3)=80.10=800 \) 

Nhận xét: Thực hiện phép tính bằng cách áp dụng các tính chất sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện phép tính theo nguyên tắc từ trái sang phải:

 \( 37.7 +80.3 +43.7=259+240+301=800 \) 

Bài 2: Tính nhanh các tích sau

  1. \( A=1.2.3.4.5.6 \)

  2. \( B= 1.2.3.4+1.2.3 \) 

  1. Ta có:

\( A=1.2.3.4.5.6=(2.5).3.(4.6)=10.3.24=30.24=720 \) 

     2. Ta có:

\( B=1.2.3.4+1.2.3=24+6=30 \) 

Bài 1: Tính tổng

  1. \( S=1+2+3+4+….+2019 \) 

  2. \( S=15+16+17+…+1003 \) 

  3. \( S= 3+5+7+…+2019 \) 

Bài 2: Tính các tích sau:

  1. \( A=5! \) 

  2. \( B=7! \) 

  3. \( C=6!+4! \) 

Bài 3: So sánh A và B mà không cần tính giá trị của A và B biết:

\( A=2018.2018 \) 

\( B=2016.2020 \) 

Bài 4: Tính nhẩm:

  1. \( A=34.101 \) 

  2. \( B= 345.1001 \) 

Bài 5: Tính nhanh:

  1. Biết \( 37.3=111 \) ; tính \( 37.15 \) 

  2. Biết \( 5291.21=111111 \) ; tính \( 5291.42 \) 

Xem chi tiết qua bài giảng dưới đây nhé:

(Nguồn: www.youtube.com)

Xem thêm:

Rate this post

Please follow and like us:

error

fb-share-icon



Tính chất kết hợp của phép nhân – Toán lớp 4 – Cô Hà Phương (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Toán lớp 4 Tính chất kết hợp của phép nhân
Bài giảng này cô sẽ giúp các em tổng hợp toàn bộ kiến thức về định nghĩa, các tính chất,… kiến thức trọng tâm bài Tính chất kết hợp của phép nhân của chương trình Toán lớp 4 và dạng bài tập liên quan. Video này, cô cũng sẽ giải tất cả các bài tập của bài học này trong sách. Chú ý theo dõi bài học cùng cô nhé!
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, toanlop4, tinhchatkethopcuaphepnhan
▶ Danh sách các bài học môn Toán lớp 4 Cô Hà Phương:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XTYXl7Yycfp1qzpA5nXFM
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng Anh 4 Cô Phạm Hồng Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7X6xxlQ8YC4v1o2SjUEUDe
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng Việt 4 Cô Hoàng Thị Thơ:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VCYmq7vnHJ_W2oMQtR23Gn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button