Giáo Dục

Tính chất hóa học của h2so4 đặc nóng, tính chất hóa học của axit sunfuric đặc

Khái quát về axit

Axit (Acid) là hợp chất có cấu tạo gồm gốc axit liên kết với một hay nhiều nguyên tử hiro. Các gốc axit vô cơ thường gặp là:

Cl-, SO42-, NO3-, PO43-, …

Các axit hữu cơ thường gặp là Axit formic (có trong nọc kiến), Axit axetic( trong giấm ăn), Axit propionic (có trong đường phân hủy), Axit stearic (có trong mỡ bò), Axit lactic có trong sữa chua.

Tính chất vật lí cơ bản của axit

Axit thường là những chất lỏng tan trong nước, có vị chua. Axit có độ pH nhỏ hơn 7, độ pH càng nhỏ chứng tỏ axit càng mạnh. Axit có tính ăn mòn và làm đau buốt da khi tiếp xúc (axit mạnh). Axit tan được trong nước là các chất điện ly có khả năng dẫn điện.

Phân loại axit

Axit thường được phân thành các loại:

Phân loại theo cấu tạo phân tử có oxi hay không?

Axit không có oxi: HCl, H2S, HF, HBr, HI…, ;

Axit có oxi: HAlO2,H2SO4,HClO, HClO2, HClO3, HClO4, HNO3, H4P2O7, H2SiO3…

Phân loại axit theo độ mạnh yếu

Axit mạnh: HCl, H2SO4,HNO3, HClO3… ;

Axit yếu: H2SiO3,HAlO2, HNO2, H2CO3, HCN….

Phân loại theo tính chất phân tử

Axit vô cơ: HCl, HNO3,H2CO3 … ;

Axit hữu cơ: axit axetic CH3-COOH, axit benzoicC6H5-COOH, axit lactic CH3-CHOH-COOH, Axit prôpionic CH3-CH2-COOH…

Các tính chất hóa học của axit

Làm đổi màu chất chỉ thị

Axit có thể làm đổi màu của quỳ tím từ màu tím chuyển sang màu đỏ,axit càng mạnh thì càng chuyển màu nhiều, càng yếu thì chuyển màu ít và gần giống với màu hồng, đặc điểm này dùng để nhận biết axit.

Xem thêm :  Công thức toán lớp 6

Tác dụng với bazơ

Axit tác dụng với bazo hoặc dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

Mg(OH)2 + H2SO4→ MgSO4+ 2H2O

Ba(OH)2 + H2SO4→BaSO4 (kết tủa) +2H2O

NaOH +HCl→ NaCl + H2O

Tác dụng với oxit bazơ.

Axit tác dụng với oxit bazơ cũng tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

FeO + 2HCl→ FeCl2 +H2O

K2O + HNO3→ KNO3 + H2O

Tác dụng với muối.

Axit chỉ tác dụng với muối khi thỏa các điều kiện sau:

  • Tạo ra chất khí.
  • Tạo ra kết tủa.
  • Tạo ra nước.
  • Tạo axit yếu hơn.

Ví dụ:

BaCO3 + HCl →BaCl2 + CO2 +H2O

BaCl2 + H2SO4→BaSO4+ HCl

Tác dụng với kim loại.

Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro.

 Dãy hoạt động của một số kim loại phổ biến như sau:  K , Na , Ba , Ca , Mg , Al , Zn , Fe , Ni , Sn , Pb , H , Cu , Hg , Ag , Pt , Au.

Ví dụ:

Fe+HCl→ FeCl2+H2

Mg+H2SO4→MgSO4+H2

Zn+HNO3 loãng→ZnNO32+H2

Ag, Au, Pt đứng sau H nên chỉ có thể dùng dung dịch nước cường toan để hòa tan chúng. Nước cường toan được tạo thành bằng cách trộn lẫn dung dịch axit nitric đậm đặc và dung dịch axít clohiđric đậm đặc, tối ưu là ở tỉ lệ mol 1:3.

Ví dụ:

Vàng tác dụng với nước cường toan.

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

Tính chất hóa học của những loại axit cơ bản

Tính chất hóa học của axit clohidric.

Tác dụng với bazơ, oxit bazơ → muối + H2­O.

 Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

CuOH2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

AlOH3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Fe3O4 + 8HCl →4H2O + FeCl2 + 2FeCl3     

CuO+ 2HCl → CuCl2 + H2O

Tác dụng với kim loại → muối + H2.

 Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

 Tác dụng với muối → muối mới + axit mới

 Ví dụ:

Na2CO­3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Ngoài tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại HCl còn có cả tính khử:

HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với chất có tính  oxi hóa:

Xem thêm :  Làm bằng cao đẳng phôi thật kèm bảng điểm – bảo hành trọn đời

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Tính chất hóa học riêng của axit nitric.

Ngoài các tính chất kể trên HNO3 còn có tính oxi hóa mạnh giúp tác dụng với cả các kim loại yếu đứng sau H như Cu, Hg, Ag và khi phản ứng với kim loại sinh ra nhiều loại khí khác như: NO2 , NO, N2O, N2.

Ví dụ:

8HNO3 + 3Cu → 3CuNO32 + 2NO + 4H2O

18HNO3 + 7Mg → 7MgNO32 + 2NO + N2O + 9H2O

Tác dụng với phi kim sinh ra sinh ra axit chứa oxi của phi kim đó:

Ví dụ:

5HNO3 đ + P →5NO2 + H3PO4 + H2O

6HNO3 + S →6NO2 + H2SO4 + 2H2O

Tính chất hóa học của axit sunfuric

Axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất của một axit cơ bản, đó là làm giấy quỳ đổi màu, tác dụng bazơ và oxit bazơ, tác dụng với muối và kim loại sinh ra khí H2. Trong khi HNO3 đặc thì có nhiều tính chất riêng biệt của nó:

Axit sunfuric đặc có nhiều mức oxi hóa như -2,   0,   +4,  +6 nên có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh.

Tác dụng với kim loại sinh ra khí SO2, H2S.

Ví dụ:

5H2SO4 + 4Zn → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2SO43 + 3SO2 + 6H2O

Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim và nước.

Ví dụ:

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

Ngoài ra còn có thể tác dụng với chất khử khác.

Ví dụ:

2H2SO4 + 2FeSO4 → Fe2SO43 + SO2 + 2H2O

*Lưu ý Al, Fe, Cr thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội

Tính chất hóa học của axit axetic

Axit axetic là một axit với độ mạnh trung bình cũng thể hiện rõ tính chất của một axit

Axit axetic tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo thành muối và nước.

CH3COOH  +  KOH  → CH3COOK   +  H2O

CH3COOH  +  BaO  →  CH3COO2Ba + H2O

Axit axetic tác dụng với kim loại (trước H) giải phóng H2:

2CH3COOH  +  2K  →  2CH3COOK  +  H2↑

Axit axetic tác dụng với muối của axit yếu hơn.

2CH3COOH + CaCO3   → CH3COO2Ca  +  CO2↑  +  H2O.

Axit axetic tác dụng với rượu tạo ra este và H2O :

Xem thêm :  Cách làm bún thịt nướng đơn giản nhưng cực kỳ ngon miệng

CH3COOH  +  HO-C2H5  →(H2SO4 đặc, nóng CH3COOC2H5  +  H2O.

Bên trên là hệ thống các kiến thức về axit cực kì đầy đủ, hy vọng sẽ giúp ích được các bạn trong việc nghiên cứu về đề tài axit này. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các kiến thức khác về hóa học ở link sau

Cân bằng hóa học là gì ? Hệ số cân bằng hóa học và sự chuyển dịch cân bằng? Cân bằng hóa học là một trạng thái của phản ứng, vậy các bạn có biết nó xảy ra trong phản ứng như thế nào và ý nghĩa của nó ra sao, qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc …

Cân bằng hóa học là một trạng thái của phản ứng, vậy các bạn có biết nó xảy ra trong phản ứng như thế nào và ý nghĩa của nó ra sao, qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc …

Nồng độ dung dịch là gì? Có những loại nồng độ dung dịch nào? Nồng độ dung dịch là gì? công thức và cách tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol, nồng độ molan của dung dịch như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé. 

Nồng độ dung dịch là gì? công thức và cách tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol, nồng độ molan của dung dịch như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.


Tính chất hóa học của axit – Bài 3 – Hóa học 9 – Cô Phạm Huyền (DỄ HIỂU NHẤT)


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button