Giáo Dục

Ôn tập đại số 9 chương 1 căn bậc hai căn bậc ba

Đề cương Ôn tập Toán 9 Chương 1

A. Kiến thức cần nhớ

1. \(\sqrt A  \ge 0,\sqrt A  = x \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x \ge 0}\\
{{x^2} = A}
\end{array}} \right.\)

2. Điều kiện tồn tại của \(\sqrt A \) là A \( \ge \) 0.

3.\(\sqrt {{A^2}}  = \left| A \right| = \left\{ \begin{array}{l}
A\,\,khi\,\,A \ge 0\\
 – A\,\,khi\,\,A < 0
\end{array} \right.\)

4. \(\sqrt {A.B}  = \sqrt A .\sqrt B \) với \(A \ge 0,B \ge 0\)

Tổng quát: \({\sqrt {{A_1}{A_2}…A} _n} = \sqrt {{A_1}} .\sqrt {{A_2}} …\sqrt {{A_n}} \) với \({A_i} \ge 0\,\left( {1 \le i \le n} \right)\)

5. Với \(A \ge 0,B \ge 0\) ta có: \(\sqrt {\frac{A}{B}}  = \frac{{\sqrt A }}{{\sqrt B }}\)

6. Khi đưa thừa số A2  ra ngoài dấu căn bậc hai ta được |A|

                       \(\sqrt {{A^2}B}  = \left| A \right|\sqrt B \)

7. Đưa thừa số vào trong dấu căn bậc hai:  

  • \(A\sqrt B  = \sqrt {{A^2}B} \) với \(A \ge 0\)
  • \(A\sqrt B  =  – \sqrt {{A^2}B} \) với A < 0 

8. Khử mẫuu của biểu thức dưới dấu căn bậc hai: 

Ta nhân mẫu số với thừa số phụ thích hợp để mẫu số là một bình phương:

\(\sqrt {\frac{A}{B}}  = \sqrt {\frac{{A.B}}{{{B^2}}}}  = \frac{1}{{|B|}}\sqrt {A.B} \,\,\left( {B \ne 0,A.B \ge 0} \right)\)

9. Trục căn thức ở mẫu số: 

Gồm các dạng cơ bản sau:

  • \(\frac{A}{{\sqrt B }} = \frac{{A.\sqrt B }}{B}\)

( Lưu ý: Nhân cả tử và mẫu với thừa số thích hợp để mẫu thành bình phương )

  • \(\frac{m}{{\sqrt A  + \sqrt B }} = \frac{{m(\sqrt A  – \sqrt B )}}{{A – B}}\)
  • \(\frac{m}{{\sqrt A  – \sqrt B }} = \frac{{m(\sqrt A  + \sqrt B )}}{{A – B}}\)

Một số lưu ý: 

  •  \(\sqrt {{A^2}}  = 0 \Leftrightarrow |A| = 0 \Leftrightarrow A = 0\)
  •  Muốn tìm các giá trị của x  ( hoặc y,…) để \(\sqrt A \) có nghĩa ta giải bất phương trình \({\rm{A}} \ge {\rm{0}}\). Nếu biểu thức có dạng \(\frac{m}{{\sqrt A }}\) ta giải bất phương trình A > 0.
  • Khi giải phương trình chứa dấu căn bậc hai ( phương trình vô tỷ ) ta biến đổi về dạng: 

             \(\sqrt {A\left( x \right)}  = m \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m \ge 0}\\
{A(x) = {m^2}}
\end{array}} \right.\)

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Tìm các giá trị của x để biểu thức sau có nghĩa:

Xem thêm :  Tóm tắt hạnh phúc của một tang gia

a. \(\sqrt {2x – 1} \)

b. \(\frac{1}{{\sqrt x  – 7}}\)

Hướng dẫn giải:

a. \(\sqrt {2x – 1} \) có nghĩa \( \Leftrightarrow 2x – 1 \ge 0 \Rightarrow 2x \ge 1 \Leftrightarrow x \ge \frac{1}{2}\)

b. \(\frac{1}{{\sqrt x  – 7}}\) có nghĩa \( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\sqrt x  – 7 \ne 0}\\
{x \ge 0}
\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\sqrt x  \ne 7}\\
{x \ge 0}
\end{array}} \right.} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x \ne 49}\\
{x \ge 0}
\end{array}} \right.\)

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: 

a. \(\sqrt {45}  – \sqrt {20} \)

b. \((\sqrt 3  – \sqrt 5 )(\sqrt 3  + \sqrt 5 ) + 2\)

c. \(\frac{1}{2}\sqrt 6  – \sqrt {\frac{3}{2}}  + 3\sqrt {\frac{2}{3}} \)

d. \(\sqrt {8 + 2\sqrt {15} } \)

Hướng dẫn giải:

a. \(\sqrt {45}  – \sqrt {20} \) = \(\sqrt {9.5}  + \sqrt {4.5}  = 3\sqrt 5  + 2\sqrt 5  = (3 + 2)\sqrt 5  = 5\sqrt 5 \)

b. \((\sqrt 3  – \sqrt 5 )(\sqrt 3  + \sqrt 5 ) + 2\) = \({\sqrt 3 ^2} – {\sqrt 5 ^2} + 2 = 3 – 5 + 2 = 0\)

c. \(\frac{1}{2}\sqrt 6  – \sqrt {\frac{3}{2}}  + 3\sqrt {\frac{2}{3}} \) = \(\frac{1}{2}\sqrt 6  – \sqrt {\frac{{3.2}}{{{2^2}}}}  + 3\sqrt {\frac{{2.3}}{{{3^2}}}}  = \frac{1}{2}\sqrt 6  – \frac{1}{2}\sqrt 6  + 3.\frac{1}{3}\sqrt 6  = \sqrt 6 \)

d. \(\sqrt {8 + 2\sqrt {15} } \) = \(\sqrt {8 + 2.\sqrt 3 .\sqrt 5 }  = \sqrt {{{\sqrt 3 }^2} + 2.\sqrt 3 .\sqrt 5  + {{\sqrt 5 }^2}}  = \sqrt {{{(\sqrt 3  + \sqrt 5 )}^2}}  = \sqrt 3  + \sqrt 5 \)

Bài 3: Rút gọn biểu thức:

a. \(\frac{{\sqrt {21}  – \sqrt 3 }}{{\sqrt 7  – 1}} – \frac{{\sqrt {15}  – \sqrt 3 }}{{1 – \sqrt 5 }}\)

b. \(5\sqrt {2x}  – 2\sqrt {8x}  + 7\sqrt {18x} \) với \(x \ge 0\)

c. \(\left( {\frac{{\sqrt b }}{{a – \sqrt {ab} }} – \frac{{\sqrt a }}{{\sqrt {ab}  – b}}} \right)\left( {a\sqrt b  – b\sqrt a } \right)\)

Hướng dẫn giải:

a. Gợi ý: Phân tích \(\sqrt {21}  – \sqrt 3 \) và \(\sqrt {15}  – \sqrt 3 \) thành nhân tử rồi rút gọn cho mẫu.

b. \(5\sqrt {2x}  – 2\sqrt {8x}  + 7\sqrt {18x} \) = \(5\sqrt {2x}  – 2\sqrt {4.2x}  + 7\sqrt {9.2x}  = 5\sqrt {2x}  – 2.2\sqrt {2x}  + 7.3\sqrt {2x} \) = \(\left( {5 – 4 + 21} \right)\sqrt {2x}  = 22\sqrt {2x} \)

c. \(\left( {\frac{{\sqrt b }}{{a – \sqrt {ab} }} – \frac{{\sqrt a }}{{\sqrt {ab}  – b}}} \right)\left( {a\sqrt b  – b\sqrt a } \right)\) 

\(\begin{array}{l}
 = \left( {\frac{{\sqrt b .\sqrt b  – \sqrt a .\sqrt a }}{{\sqrt a .\sqrt b (\sqrt a  – \sqrt b )}}} \right)\sqrt a .\sqrt b (\sqrt a  – \sqrt b )\\
 = \sqrt b .\sqrt b  – \sqrt a .\sqrt a  = b – a
\end{array}\)

Xem thêm :  Thuyết minh về thể thơ lục bát ❤️️12 bài văn mẫu hay nhất

Bài 4: Giải phương trình:

a. \(5\sqrt {2x}  + 1 = 21\)

b. \(\sqrt {4x + 20}  – 3\sqrt {5 + x}  + 7\sqrt {9x + 45}  = 20\)

Hướng dẫn giải:

a. \(5\sqrt {2x}  + 1 = 21\) \( \Leftrightarrow 5\sqrt {2x}  = 21 – 1 \Leftrightarrow \sqrt {2x}  = \frac{{20}}{5} = 4 \Leftrightarrow {\sqrt {2x} ^2} = {4^2} \Leftrightarrow 2x = 16\) \( \Leftrightarrow x = \frac{{16}}{2} = 8\)

b. ĐK \(x + 5 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge  – 5\)

\(\begin{array}{l}
\sqrt {4x + 20}  – 3\sqrt {5 + x}  + 7\sqrt {9x + 45}  = 20 \Leftrightarrow \sqrt {4(x + 5)}  – 3\sqrt {5 + x}  + 7\sqrt {9(x + 5)}  = 20\\
 \Leftrightarrow 2\sqrt {x + 5}  – 3\sqrt {5 + x}  + 7.3\sqrt {x + 5}  = 20 \Leftrightarrow (2 – 3 + 21)\sqrt {x + 5}  = 20\\
 \Leftrightarrow 20\sqrt {x + 5}  = 20 \Leftrightarrow \sqrt {x + 5}  = 1 \Leftrightarrow x + 5 = 1 \Leftrightarrow x = 1 – 5 =  – 4\left( N \right)
\end{array}\)

Vậy phương trình có một nghiệm x = -4

Trắc nghiệm Toán 9 Chương 1

Đây là phần trắc nghiệm online theo từng bài học có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết.

Đề kiểm tra Toán 9 Chương 1

Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 1 Toán 9 (Thi Online)

Phần này các em được làm trắc nghiệm online trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả và xem đáp án chi tiết từng câu hỏi.

Đề kiểm tra Chương 1 Toán 9 (Tải File)

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

Lý thuyết từng bài chương 1 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết các bài học Toán 9 Chương 1

Hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 9 Chương 1

Trên đây là Ôn tập Toán 9 Chương 1 Căn bậc hai Căn bậc ba. Hy vọng với tài liệu này, các em sẽ ôn tập tốt và củng cố kiến thức một cách logic. Để thi online và tải file về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng “Thi Online” hoặc “Tải về”. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !  

Xem thêm :  Đại từ là gì? có những loại đại từ nào? ví dụ minh họa


Toán học lớp 9 – Ôn tập chương 1 ( tiết 1 )


Toán học lớp 9 Ôn tập chương 1 ( tiết 1 )
Sẽ giúp các em nắm bắt các kiến thức cơ bản và nâng cao một cách nhanh nhất . Từ đó giúp các em có một nền tảng kiến thức vững chắc để phát triển tư duy và trí tuệ và giúp các em đạt được những ước mơ của riêng mình . Chúc các em thành công.
Kênh THẦY QUANG ( TOÁN HÓA SINH ) có đầy đủ chương trình dạy của 3 môn khối B là TOÁN – HÓA –SINH , nếu em nào bị mất kiến thức cơ bản hãy nhanh chân vào đăng kí để lấy lại kiến thức , đồng thời cả thầy và cô có trên 10 năm kinh nghiệm để hướng dẫn tận tình trên các clip đã phát và trên trang cá nhân FACEBOOK .
Kênh THẦY QUANG ( TOÁN HÓA SINH ) là hoàn toàn miễn phí các em nhé , mau mau đăng kí để học thôi .
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( ĐẠI SỐ ) lớp 9 :
https://www.youtube.com/watch?v=jjmh8wtwkC0\u0026list=PLCd8j6ZYo0lY8ZFrhrAyzCzuo5x9YIrAm
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( HÌNH HỌC ) lớp 9 :
https://www.youtube.com/watch?v=1v13xgCAJr4\u0026list=PLCd8j6ZYo0lY0iwtos1VSPMF4FSuiZ4l
▶ Danh sách các bài học HÓA HỌC lớp 9:
https://www.youtube.com/watch?v=wfMX0za5WbA\u0026list=PLCd8j6ZYo0lZCN2kNj8hER6G7qYKk9Jmz
▶ Danh sách các bài học SINH HỌC lớp 9:
https://www.youtube.com/watch?v=91QYJK2gXG4\u0026list=PLCd8j6ZYo0lbqP2uVWNYqsIL_nLMV2HzY
▶ Danh sách các bài học HÓA HỌC lớp 8:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lYj4aXZby1k8rOYG_73Fb3L

▶ Danh sách các bài học SINH HỌC lớp 8:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lZ06yJpcx2z5X87V5HSTXUV
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC lớp 8:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lYaVvkI0VXe9rwIgsYw78dG
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( ĐẠI SỐ ) lớp 7 :
https://www.youtube.com/watch?v=CvQs6Hpzv6I\u0026list=PLCd8j6ZYo0lYp2u8igDarK_gOq3AZZ_xI
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( HÌNH HỌC ) lớp 7 :
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lbZpOTHAvpljZqe3rAnvQy
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( ĐẠI SỐ ) lớp 6 :
https://www.youtube.com/watch?v=F4pCnUHd_G0\u0026list=PLCd8j6ZYo0lb1MNlwtvKn8Po6NwDQDim
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( HÌNH HỌC ) lớp 6 :
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lbwm8pL2Dvr7xs23FovsKXI
☞ Cảm ơn các em đã xem video!
☞ Nếu có câu hỏi nào về bài học các em hãy comment bên dưới nhé ? thanks so much ♥
───────────────────
▶ Đăng ký để học Kênh THẦY QUANG ( TOÁN HÓA SINH ) miễn phí và cập nhật các bài học mới nhất:
https://www.youtube.com/channel/UCvclE98tzIK1SiIp8vYa2ew?sub_confirmation=1
@@@
Facebook của thầy Quang :
https://www.facebook.com/profile.php?id=100014579804319
Đăng kí khóa học online tại đây :
https://docs.google.com/forms/d/1NuLmRNvnVJRmS8TK83NgXbucevpTMBOfYIXz7QRVqw/edit

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button