Giáo Dục

Tóm tắt ông già và biển cả hay, ngắn nhất (4 mẫu) – ngữ văn lớp 12

tóm tắt ông già và biển cả hay, ngắn nhất (4 mẫu) – Ngữ văn lớp 12

Tóm tắt Ông già và biển cả hay, ngắn nhất (4 mẫu)

Bài giảng: Ông già và biển cả – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Bản tóm tắt bài Ông già và biển cả Ngữ văn lớp 12 gồm các bài tóm tắt ngắn gọn, hay nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm
Ông già và biển cả từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.

Tóm tắt Ông già và biển cả (mẫu 1)

    “Ông già và biển cả” là tác phẩm nổi tiếng của Hê-Minh-Uê với nguyên lí tảng băng trôi bảy phần chìm một phần nổi. Đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 nằm ở cuối chương bảy và đầu chương tám trong tổng số mười chương. Đoạn trích kể về cuộc rượt đuổi và chiến thắng của ông lão Xan-ti-a-gô và con cá kiếm.

    Xan-ti-a-gô là nhân vật trung tâm của tác phẩm sau 84 ngày lênh đênh trên biển không câu được con cá nào nhưng sang ngày thứ 85 vận may đã đến với ông khi câu được một con cá kiếm to, khỏe và đẹp.Đoạn trích kể hành trình ba ngày vật lộn, chiến đấu kịch liệtcủa ông già với con cá. Cuối cùng con cá kiếm cũng đã kiệt sức ông lão khéo léo thu dây và dồn hết sức lực phóng lao vào nơi nguy hiểm, quan trọng nhất giết chết con cá. Máu loang đỏ khắp cả một vùng biển, xác con cá kiếm trắng bạc và bồng bềnh nổi lên theo từng cơn sóng vỗ mạn thuyền. Thiên nhiên đã khuất phục trước ý chí quyết tâm chinh phục và tài năng chiến đấu khéo léo của ông lão Xan-ti-a-gô.

Quảng cáo

Tóm tắt Ông già và biển cả

Tóm tắt Ông già và biển cả (mẫu 2)

Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô. Trong khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, chỉ có một mình ông lão trôi lênh đênh trên biển. Có lúc ông trò chuyện với mây nước, chim cá, khi thì đuổi theo con cá lớn, khi thì đuổi theo con cá mập đang xông vào xâu xé con cá kiếm của lão để cuối cùng ông kéo vào bờ một con cá chỉ còn trơ xương.

Đoạn trích trong sách giáo khoa nằm ở cuối truyện kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.

Tóm tắt Ông già và biển cả (mẫu 3)

Tác phẩm kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và bắt được con cá kiếm. Ông lão Xan-ti-a-gô thường đánh cá ở vùng Nhiệt lưu. Nhưng đã 84 ngày ông không bắt được con cá nào. Cậu bé Ma-nô-lin thường đi câu với ông cũng bị cha mẹ không cho đi theo ông nữa. Đêm ngủ, ông lão mơ về thời trẻ với tiếng sóng, hương vị biển, những con tàu và những đàn sư tử. Đến ngày thứ 85, ông quyết định ra khơi một mình. Lão Xan-ti-a-gô câu được con cá kiếm khổng lồ. Con cá kéo dây câu quanh thuyền, ông lão đuối sức nhưng vẫn cố chịu đựng. Cuối cùng con cá cũng khuất phục trước ông. Trên đường trở về, đàn cá mập đánh hơi được đã tấn công và ông lão Xan-ti-a-gô lại tiếp tục chống trả quyết liệt. Cuối cùng khi vào tới bờ, con cá kiếm khổng lồ mà ông bắt được chỉ còn trơ lại bộ xương trắng. Về đến lều, ông lão vật người xuống giường chìm vào giấc ngủ và mơ về những đàn sư tử.

Xem thêm :  Túi ngủ du lịch văn phòng chính hãng giá rẻ

Quảng cáo

Tóm tắt Ông già và biển cả (mẫu 4)

Lão chài Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na. 84 ngày đêm ra khơi gặp vận xúi, đi đi về về chẳng câu được một con cá nào. Lần này ông lại ra khơi chỉ có một mình đưa thuyền đến tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá. Buông câu từ sáng sớm, mãi đến non trưa phao câu mới động đậy. Cá mắc câu kéo thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ trưa tới chiều, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách nát ứa máu. Không một mẩu bánh mì vào bụng. Chân tê dại, tay trái bị chuột rút, mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: “Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!”. Sang ngày thứ 3, cá đuối dần, lão chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá nặng độ 6 – 7 tấn, dài hơn con thuyền câu của lão độ 7 tấc. Trong màn đêm, đàn cá mập đuổi theo chiếc thuyền câu, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài dùng mái chèo quật tới tấp vào đàn cá dữ trong đêm tối. Khi lão Xan-chi-a-gô về tới bến, con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Lão nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, “mơ thấy đàn sư tử”. Sáng hôm sau, cậu bé Ma-nô-lin chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.

Tác giả tác phẩm Ông già và biển cả

A. Nội dung tác phẩm

Suốt tám mươi tư ngày liền, ông già Xan-ti-a-gô không kiếm được con cá nào. Mọi người dân trong làng chài ấy xem lão đã “đi đứt” vì gặp vận rủi. Vào ngày thứ tám mươi lăm, ông lão chèo thuyền ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa. Thế rồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi. Đây là một con cá kiếm khổng lồ mà ông hằng mong ước. Khi mặt trời mọc vào ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, Xan-ti-a gô giết được con cá. Con cá dài hơn chiếc thuyền của lão. Lão nghĩ nó sẽ mang lại vận may cho mình. Nhưng lúc ông già quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm. Ông lão phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Khi ông già mệt rã rời quay vào bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.

Xem thêm :  Biểu cảm về mùa xuân (17 mẫu), top 7 bài cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

– Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961).

– Ông sinh tại bang l-li-noi nước Mĩ, trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường l-ta-li-a với tư cách phóng viên mặt trận. Sau đó, ông sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác.

– Hê-minh-uê là một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Mĩ thế kỉ XX. Ông là người khai sinh ra nguyên lí sáng tác: coi tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi, người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị đích thực của tác phẩm, ông vinh dự được nhận giải Pu-lit-dơ (1953) – giải thưởng văn chương cao quý nhất của Hoa Kì và giải thưởng Nô-ben về văn học (1954).

– Hê-minh-uê đã để lại một khối lượng tác phẩm đổ sộ gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, hồi kí,… như: “Chuông nguyện hồn ai”, “Giã từ vũ khí”,…

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

– Được xuất bản đầu tiên trên tạp chí Đời sống.

– Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben.

– Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi”: dung lượng câu chữ ít nhưng “khoảng trống” được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi).

– Đoạn trích nằm ở cuối truyện.

– Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.

b, Bố cục

– Phần 1 (từ đầu … “ông lão và con thuyền”): Cuộc chiến đấu của ông lão Xan-ti-a-gô

– Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-go mang thành phẩm trở về

c, Phương thức biểu đạt: Tự sự 

d, Thể loại: Tiểu thuyết đặc biệt

e, Ý nghĩa nhan đề: 

– Tác giả đặt tên cho tác phẩm rất hay và giúp nâng cao tầm vóc của con người lao động. Đặt ông già (người lao động) ngang với biển cả (thiên nhiên), giữa cái hữu hạn với cái vô hạn, tác giả muốn mang con người đặt ngang hàng với tự nhiên khẳng định từ thế chủ động của con người trước cuộc sống đầy khó khăn, bất trắc, thử thách.

– Đây là nhan đề có tính biểu tượng cao, mang nhiều ẩn ý sâu sắc của tác giả.

f, Giá trị nội dung

– Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng chính là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

Xem thêm :  Top 20 cuốn sách hay nên đọc trong đời để thành công

g. Giá trị nghệ thuật

– Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khaorng trống”

– Hình tượng được lựa chọn kĩ lướng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa

– Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm

C. Đọc hiểu văn bản

1. Cuộc đấu tranh giữa ông lão và con cá kiếm

– Thời điểm: mặt trời mọc lên lần thứ ba.

– Phong độ: lão mệt thấu xương, mồ hôi ướt đẫm.

– Tư thế: đơn độc.

– Hình ảnh chiếc vòng lượn của con cá kiếm lặp đi lặp lại:

+ Gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: ước lượng khoảng cách bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay.

+ Vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng mãnh liệt của con cá: dũng cảm, kiên cường không kém ông lão.

+ Ông lão chỉ gián tiếp cảm nhận con cá qua vòng lượn.

2. Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm

– Từ xa đến gần ″đến vòng thứ ba…″ ngày càng mãnh liệt và trực tiếp.

– Cảm nhận gián tiếp (qua sợi dây qua mũi lao)

– Bộ phận ⇒ toàn thể: ngày càng lộ dần: nhìn thấy từng bộ phận trước khi nhìn thấy cả con cá.

→ Diễn biến càng lúc càng mãnh liệt và đau đớn.

3. Mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm

– Sự cảm nhận của ông lão về con cá bằng thị giác và xúc giác.

– Lời đối thoại của ông lão với con cá kiếm cho thấy không chỉ là sự cảm nhận  mà cao hơn nữa là sự cảm thông:

+ Không chỉ bằng động tác mà bằng cả trái tim.

+ Không chỉ đơn thuần là người đi săn và con mồi.

⇒ Lời lẽ và ý nghĩ của ông lão đã biến con cá thành ″nhân vật″, càng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của ông lão bằng việc hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.

4. Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng

– Vẻ đẹp con cá, thái độ của người đi săn và con mồi hàm chứa ý nghĩa: Con cá là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người theo đuổi trong cuộc đời.

– Hình ảnh đẹp đẽ của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh (lần xuất hiện cuối cùng) đến khi bị kéo vào sát thuyền, có sự khác biệt: đó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực, nó không còn xa vời, khó nắm bắt và vì thế nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước.

D. Sơ đồ tư duy

Ông già và biển cả 

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com

ong-gia-va-bien-ca.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác


ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ- TÓM TẮT


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button