Tổng Hợp

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn ngữ văn lớp 12 năm 2021

Đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Văn năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích mà THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 12 tham khảo.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 12 gồm 2 đề thi giữa kì 1 có đáp án kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua 2 đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Văn giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi. Ngoài ra các em tham khảo thêm đề thi giữa học kì 1 môn tiếng Anh, Địa lý, Sinh học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Văn

Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao

Chủ đề 1:

Đọc hiểu văn bản

Nội dung của văn bản ngắn

– Dấu hiệu hình thức của văn bản

Hiểu ý nghĩa của văn bản

1 câu: 3 điểm = 30%

1,0 điểm

= 1,0%

1,0 điểm

= 10%

1,0 điểm

= 10%

3,0 điểm

= 30%

Chủ đề 2:Làm văn

a. Về một vấn đề xã hội

Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học để viết một đoạn văn nghị luận về vấn đề xã hội

1 câu: 2 điểm =20%

2,0 điểm.

= 20%

2,0 điểm.

= 20%

b.Về văn học giai đoạn 1945 -1975

(Nghị luận văn học, thuộc tác phẩm thơ ca)

Nghị luận văn học về đoạn thơ

Kết cấu bài văn, lập ý cho bài văn

Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học để làm một bài văn nghị luận hấp dẫn và có sức thuyết phục cao.

1 câu: 5 điểm = 50%

5,0 điểm.

= 50%

5 điểm.

= 50%

Tổng

1,0 điểm = 10%

1,0 điểm =

10%

3,0 điểm =

30%

5,0 điểm =

50%

10,0điểm =100%

Đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Văn

Câu 1: ( 3,0 điểm)

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

“Ngày 4/1, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp tổ chức Tọa đàm: Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của “công dân toàn cầu”.

Chia sẻ với các đại biểu thanh niên tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực tác động đến kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… của từng dân tộc, đất nước, người dân, trong đó đặc biệt là giới trẻ. Thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc.

Ông nhấn mạnh muốn hội nhập quốc tế, giới trẻ phải chú trọng hai yếu tố là “tử tế” và “tức khí”. “Tức khí” theo ông chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. Đây chính là tinh thần đã thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt Nam xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử. Việt Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên… nhưng nếu không có “tức khí” sẽ không thể hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.

– Xuân Tùng (TTXVN – 4/1/2017 )

Câu 1a. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Thuộc loại văn bản nào? Dựa vào đâu mà anh (chị) có kết luận ấy ? ( 1,0 điểm).

Câu 1b. Nêu nội dung của văn bản trên? ( 1,0 điểm).

Câu 1c. Qua văn bản trên anh chị hiểu thế nào về hai yếu tố: “tử tế” và “tức khí” mà thanh niên Việt Nam cần có? Vì sao ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí”( 1,0 điểm).

Xem thêm :  Stt tương lai hay ❤️ status tương lai tốt đẹp [đủ loại]

Câu 2: ( 2,0 điểm):

Để trở thành “công dân toàn cầu”, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì? Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên.

Câu 3: (5,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hào hùng và hào hoa trong hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”…

(Trích: Tây Tiến – Quang Dũng)

———Hết——–

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Văn

Câu 1 ( 3 điểm)

Nội dung

Điểm

1a

Học sinh hiểu đúng câu hỏi: phong cách ngôn ngữ của văn bản

– Phong cách ngôn ngữ báo chí;

Loại bản tin

– Dựa vào đặc điểm của ngôn ngữ trong văn bản ( Cung cấp thông tin thời sự, lối viết ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn)

0,25

0,25

0,5

1b

Học sinh hiểu đúng câu hỏi: nội dung của đoạn văn

Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của “công dân toàn cầu””, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia;

và ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kì hội nhập.

0,5

0,5

1c

Học sinh nêu đúng hai yếu tố tử tế và tức khí trong văn bản:

– Tử tế là tư cách, phẩm chất của con người ( bao gồm kiến thức, cách hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới; khả năng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc)

– “Tức khí” là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên.

– Ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí” vì đây chính là tinh thần thúc giục thanh niên Việt Nam vượt khó vươn lên để có đủ khả năng hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.

0,25

0,25

0,5

Câu 2: (2,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:Đây là đoạn văn đánh giá năng lực nhận thức và hiểu biết xã hội của học sinh, đồng thời kiểm tra kĩ năng làm văn nghị luận. Học sinh phải tổ chức được đoạn văn chặt chẽ, lập luận hợp lí, diễn đạt tốt, ngôn ngữ chọn lọc, văn có cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và chính tả; dẫn chứng phù hợp.

2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm

– Có thể có nhiều cách trình bày nhưng bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản về những việc cần làm của thanh niên Việt Nam để trở thành “công dân toàn cầu”

– Những bài làm có hướng đi khác nhưng phù hợp, thuyết phục vẫn chấp nhận

Sau đây là một số gợi ý về nội dung cần đạt. Giám khảo tham khảo và linh hoạt trong quá trình đánh giá bài viết của thí sinh:

Ý

Nội dung cần đạt

Điểm

– * Về nội dung học sinh cần xác định các ý:

Công dân toàn cầu là gì? Những yêu cầu của thời đại hôm nay đối với người thanh niên. Để đáp ứng yêu cầu đó của thời đại, người thanh niên cần có phẩm chất gì? )

– Công dân toàn cầu là: những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,…Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu

– Tiêu chí của công dân toàn cầu: Là công dân toàn cầu rất cần những kiến thức về đất nước và thế giới; những kỹ năng toàn cầu như: kỹ năng Internet, kỹ năng giao tiếp toàn cầu, ý thức toàn cầu. Nền tảng của một công dân toàn cầu là ý thức về bản thân và dân tộc đất nước mình. Ý thức toàn cầu chính là hòa nhập nhưng không được hòa tan…

– Thanh niên cần làm gì để có được phẩm chất ấy, cũng như duy trì và phát triển nó? ( Học sinh có thể trình bày các ý kiến khác nhau nhưng phải có lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục)

Xem thêm :  Cách Làm Rau Câu Dừa Nhiều Lớp Không Bị Tách Lớp Ngon Tuyệt

+ Phấn đấu để thực hiện mong muốn đó bằng những hành động, việc làm thiết thực…

( hành động lớn hay nhỏ cũng phải mang tính toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ hòa bình…)

+ Cần cố gắng trong học tập, trau dồi kiến thức bao gồm những kiến thức của quốc gia dân tộc, những kiến thức thế giới.

+ Cần có những trải nghiệm, hình thành kỹ năng sống, hình thành tư duy toàn cầu, ý thức toàn cầu, ý thức dân tộc sao cho đúng đắn.

+ Phát huy hiệu quả năng lực tư duy sáng tạo, khả năng sử dụng ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin…

* Về hình thức trình bày: ( một đoạn văn có liên kết chặt chẽ)

– Có câu chủ đề rõ ràng

– Tổ chức các luận cứ theo hình thức lập luận nào để có thể làm nổi bật luận điểm vừa được nêu ra? (phân tích, bác bỏ, so sánh hay bình luận); lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục

– – Diễn đạt tốt, ngôn ngữ chọn lọc, văn có cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và chính tả.

1,0

1,0

Câu 3 (5,0 điểm):

Ý

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu3

* Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

a.0,5

– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

0,5

Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên

0,25

Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

0

b. 0,5

– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính qua đoạn thơ

0,5

– Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung

0,25

– Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.

0

c. 3,0

Triển khai vấn đề: Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng)

– Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
* MB: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính qua đoạn thơ)

Có thể giới thiệu Đoàn quân Tây Tiến ; hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm bài thơ, vẻ đẹp của hình tượng người lính: hào hùng và hào hoa.)

* TB:

– Giải thích

+ Hào hùng: vẻ đẹp kiêu dũng, anh hùng ; vẻ đẹp phẩm chất , cốt cách mạnh mẽ thuộc về ý chí.

+ Hào hoa: Bay bổng, lãng mạn trong tâm hồn.

Đây là hai đặc điểm cơ bản hòa quyện với nhau làm nên vẻ đẹp của hình tượng người lính thời chống Pháp.

– Chứng minh qua đoạn thơ ( Kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật)

+ Đây là đoạn thơ thể hiện rõ nét nhất sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai đặc điểm trong hình tượng người lính: Hào hùng, hào hoa.

+ Khắc họa bức chân dung người lính trong một thời đại anh hùng. Thể hiện ở phong thái kiêu hùng, ngang tàng, lẫm liệt của những chiến binh anh hùng ( Phân tích : Đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm,)

+ Thể hiện trong nội tâm người lính ( Hào hùng với khát vọng lập công bảo vệ tổ quốc – Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, hào hoa lãng mạn trong nỗi nhớ, trong giấc mơ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm – nhớ những người con gái xinh đẹp đáng yêu trên mảnh đất Hà Thành )

Xem thêm :  Tính tự lập là gì? con đường thành công từ nỗ lực của chính mình

+ Thể hiện ở tư thế lên đường, ở lí tưởng đẹp và sự hi sinh anh dũng của người lính (Hi sinh vì một lời thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh – Rải rác biên cương mồ viễn xứ / Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Vẻ đẹp tráng sĩ làm mờ đi thực trạng thiếu thốn khốc liệt của chiến trường – Áo bào thay chiếu anh về đất/ sông Mã gầm lên khúc độc hành ).

+ Âm hưởng lời thơ bi tráng, nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã góp phần tạo nên vẻ đẹp hào hùng, hào hoa cho bức chân dung người lính Tây Tiến ( Học sinh cần kết hợp phân tích bút pháp lãng mạn, tính chất bi tráng được thể hiện trong cách dùng từ, ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ…)

– Đánh giá, bình luận

+ Đoạn thơ làm hiện lên một bức chân dung độc đáo, mới mẻ về hình tượng người lính.

(Hình ảnh người lính vừa mang nét cổ xưa vừa mang hơi thở của thời đại.)

+ Đoạn thơ xây dựng hình ảnh người lính chống Pháp, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, góp phần làm nên giá trị cho bài thơ Tây Tiến trong nền thi ca Việt Nam

*Kết luận

Đánh giá chung về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ ; về vị trí của Quang Dũng và vị trí của bài thơ

3,0

– Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

1,5 – 2,0

– Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

1,0- 1,25

– Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

0,5 – 0,75

– Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

0

d. 0,5

– Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,5

– Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25

– Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0

e. 0,5

Về chính tả, dùng từ, đặt câu: Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu ( Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)

0,5

– Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

– Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0

……………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề thi

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12


Tây tiến (Quang Dũng) – Ngữ văn 12 – Cô Thúy Nhàn (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 12 Tây tiến (Quang Dũng)
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về bài học: Tây tiến (Quang Dũng). Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung và giá trị nghệ thuật của bài học này. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan12, taytien
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 12 Cô Thúy Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvd6GXbKJmQOpKRhYEf1qLv7
▶ Danh sách các dạng bài tập môn Toán học 12 Cô Nguyễn Phương Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveB0gDCeltvDR88SzUeEs_
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 12 Cô Phan Thanh Nga:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfScyPFmX1ZzEgLdFqamK
▶ Danh sách các dạng bài tập môn Hóa học 12 Cô Nguyễn Thị Thu:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfusl7vRQ54aL43EzHB2x

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button