Giáo Dục

Địa lí 6 bài 9: hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

Bài tập minh họa

Câu hỏi 1: Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:

Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22-6 và 22-12?

Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo?

Trả lời: 

  • Ngày 22-6:
    • Nửa cầu Bắc: điểm A, B có ngày dài hơn đêm.
    • Nửa cầu Nam: điểm A’, B’ có ngày ngắn hơn đêm.
  • Ngày 22-12:
    • Nửa cầu Bắc: điểm A, B có ngày ngắn hơn đêm.
    • Nửa cầu Nam: điểm A’, B’ có ngày dài hơn đêm.
    • Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo:
  • 22/6: điểm C có ngày dài, đêm ngắn
  • 22/12: điểm C có ngày ngắn, đêm dài.

Câu hỏi 2: Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:

Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam là những đường gì?

Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

Trả lời: 

  • Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ có:
    • Ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) 
    • Đêm dài suốt 24g (đêm địa cực). 
    • Vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam là những đường Vòng cực Bắc và Vòng cực Nam.
  • Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực sẽ có:
    • 6 tháng đêm
    • 6 tháng ngày
Xem thêm :  Nói quá là gì? cho ví dụ nói quá

Câu hỏi 3: Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong các ngày 22-6 và 22-12.

Trả lời: 

  • Chỉ phân tích ở bán cầu Bắc:
    • Vào ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
    • Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì có hiện tượng đêm dài ngày ngắn.

Câu hỏi 4: Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất.

Trả lời: 

  • Ở Xích đạo: ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
  • Càng xa Xích đạo: ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
  • Từ vòng cực về phía cực: ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
  • Riêng ở Cực: có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.

→ Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và ảnh hưởng gián tiếp đến mọi sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người.


Ngày đêm luân phiên và ngày đêm dài ngắn theo mùa


Kênh Câu cá: http://user23593.psee.ly/JCE2A\r
Kênh Thiếu nhi: http://user23593.psee.ly/JVVYX\r
Kênh One minute: http://user23593.psee.ly/J8GEF\r
Kênh Giáo dục: http://user23593.psee.ly/GZE4T\r
\r
\rTrái đất mà chúng ta đang sống luôn vận động không ngừng và chúng ta biết đến sự vận động này thông qua các hiện tượng như sự luân phiên ngày và đêm, mọc lặn của mặt trời, mặt trăng, giờ trên trái đất.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên một quỹ đạo có hình elíp gần tròn. Trái Đất hoàn thành chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.
Ngoài chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất còn chuyển động tự quay quanh một trục tưởng tượng của nó với độ nghiêng 66 độ 33 phút trên mặt phẳng quỹ đạo. Thời gian mà trái đất quay hết một vòng quanh trục là 24 giờ.
Tại một thời điểm xác định, trên trái đất có nơi đang là ngày, nơi khác lại là đêm. Nguyên nhân là do trái đất của chúng ta có dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sang được một nửa. Nửa được chiếu sang chính là ngày, còn nửa không được chiếu sáng sẽ là đêm. Do trái đất tự quay quanh trục tưởng tượng của mình nên mọi nơi trên bề mặt trái đất đều lần lượt có ngày và đêm. Đây chính là hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.
Khi chuyển động quanh mặt trời, do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trên quỹ đạo nên bán cầu bắc và bán cầu nam lần lượt ngả về phía mặt trời làm cho thời gian được chiếu sáng ở mỗi bán cầu thay đổi trong năm và sinh ra các mùa.
Vào các ngày xuân phân (213) và thu phân (239) mặt trời chiếu thẳng góc với xích đạo nên ánh sáng và lượng nhiệt ở bắc bán cầu và nam bán cầu như nhau, do đó hai ngày này có ngày và dêm dài bằng nhau.
Trong khoảng thời gian trái đất chuyển động từ điểm xuân phân đến điểm thu phân thì bán cầu bắc ngả về phía mặt trời nhiều hơn và ngược lại khi trái đất di chuyển từ điểm thu phân về điểm xuân phân thì bán cầu nam lại ngả về phía mặt trời nhiều hơn.
Bán cầu nào ngả về phía mặt trời nhiều hơn sẽ có ngày dài, đêm ngắn và ngược lại bán cầu nào ngả về phía mặt trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm dài.
Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục của trái đất nên các địa điểm ở cả bán cầu bắc và bán cầu nam đều có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. Riêng các địa điểm nằm trên đường xích đạo luôn có ngày và đêm dài bằng nhau. Các địa điểm càng gần cực của trái đất thì sự chênh lệch độ dài giữa ngày và đêm càng rõ nét.
Do mùa ở hai bán cầu diễn ra ngược nhau nên độ dài ngày đêm ở hai bán cầu cũng ngược nhau. Khi bán cầu bắc có ngày dài đêm ngắn thì ở bán cầu nam lại có ngày ngắn đêm dài.
\r
Website : http://giaoducso.vn/\r
Facebook : https://www.facebook.com/giaoducso.vn/\r
Twitter : https://twitter.com/giaoducso/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button