Giáo Dục

Giải bài 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 trang 47, 48 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao

Câu 43 trang 47 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai ?

a. Các hàm số \(y = \sin x, y = \cos x\) có cùng tập xác định.

b. Các hàm số \(y = \tan x, y = \cot x\) có cùng tập xác định.

c. Các hàm số \(y = \sin x, y = \tan x\) là những hàm số lẻ.

d. Các hàm số \(y = \cos x, y = \cot x\) là những hàm số chẵn.

e. Các hàm số \(y = \sin x, y = \cos x\) cùng nghịch biến trên khoảng  \(\left( {{\pi \over 2};{{3\pi } \over 2}} \right)\)

f. Hàm số \(y = \cos x\) nghịch biến trên khoảng \((-2π ; -π)\)

g. Trên mỗi khoảng mà hàm số \(y = \tan x\) đồng biến thì hàm số \(y = \cot x\) nghịch biến.

Giải

a. Đúng vì hàm số \(y = \sin x, y = \cos x\) có cùng tập xác định \(D =\mathbb R\)

b. Sai vì \(y = \tan x\) xác định \(∀x \ne {\pi \over 2} + k\pi \) còn \(y = \cot x\) xác định \(∀x ≠ kπ\)

c. Đúng

d. Sai vì \(y = \cot x\) là hàm số lẻ.

e. Sai vì \(y = \cos x\) không nghịch biến trên khoảng  \(\left( {{\pi \over 2};{{3\pi } \over 2}} \right)\)

f. Đúng

g. Sai vì trên khoảng \(\left( { – {\pi \over 2};{\pi \over 2}} \right)\) hàm số \(y = \tan x\) đồng biến nhưng hàm số \(y = \cot x\) không nghịch biến.

 

Câu 44 trang 47 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Xét hàm số \(y = f(x) = \sinπx\).

a. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên chẵn \(m\) ta có \(f(x + m) = f(x)\) với mọi \(x\).

b. Lập bảng biến thiên của hàm số trên đoạn \([-1 ; 1]\).

c. Vẽ đồ thị của hàm số đó.

Giải:

a. Đặt \(m = 2k, k \in\mathbb Z\). Ta có :

\(f(x + m) = \sinπ(x + m) = \sin(πx + 2kπ) = \sinπx = f(x)\)

b. Bảng biến thiên

 

c. Đồ thị

 

Câu 45 trang 47 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Đưa các biểu thức sau về dạng \(C\sin(x + α)\) :

a.  \(\sin x + \tan {\pi \over 7}\cos x\)

b.  \(\tan {\pi \over 7}\sin x + \cos x\)

Giải

a. Ta có:

\(\eqalign{
& \sin x + \tan {\pi \over 7}\cos x = \sin x + {{\sin {\pi \over 7}} \over {\cos {\pi \over 7}}}\cos x \cr
& = {1 \over {\cos {\pi \over 7}}}\left( {\sin x\cos {\pi \over 7} + \sin {\pi \over 7}\cos x} \right) \cr
& = {1 \over {\cos {\pi \over 7}}}\sin \left( {x + {\pi \over 7}} \right) \cr} \) 

b.

\(\eqalign{
& \tan {\pi \over 7}\sin x + \cos x = {{\sin {\pi \over 7}} \over {\cos {\pi \over 7}}}\sin x + \cos x \cr
& = {1 \over {\cos {\pi \over 7}}}\left( {\sin x\sin {\pi \over 7} + \cos x\cos {\pi \over 7}} \right) \cr
& = {1 \over {\cos {\pi \over 7}}}\cos \left( {x – {\pi \over 7}} \right) = {1 \over {\cos {\pi \over 7}}}\sin \left( {x – {\pi \over 7} + {\pi \over 2}} \right) \cr
& = {1 \over {\cos {\pi \over 7}}}\sin \left( {x + {{5\pi } \over {14}}} \right) \cr} \)

 

Câu 46 trang 48 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Giải các phương trình sau :

a.  \(\sin \left( {x – {{2\pi } \over 3}} \right) = \cos 2x\)

b.  \(\tan \left( {2x + 45^\circ } \right)\tan \left( {180^\circ – {x \over 2}} \right) = 1\)

c.  \(\cos 2x – {\sin ^2}x = 0\)

d.  \(5\tan x – 2\cot x = 3\)

Giải

a. Ta có:

\(\eqalign{& \sin \left( {x – {{2\pi } \over 3}} \right) = \cos 2x \cr & \Leftrightarrow \sin \left( {x – {{2\pi } \over 3}} \right) = \sin \left( {{\pi \over 2} – 2x} \right) \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x – {{2\pi } \over 3} = {\pi \over 2} – 2x + k2\pi } \cr {x – {{2\pi } \over 3} = \pi – {\pi \over 2} + 2x + k2\pi } \cr} } \right. \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = {{7\pi } \over {18}} + k{{2\pi } \over 3}} \cr {x = – {{7\pi } \over 6} – k2\pi } \cr} } \right. \cr} \)

Xem thêm :  Truyện ngắn: chiếc lá cuối cùng (trích) (o.henri)

b. Với ĐKXĐ của phương trình ta có \(\tan(2x + 45^0) = \cot(45^0 – 2x)\) và \(\tan \left( {180^\circ – {x \over 2}} \right) = \tan \left( { – {x \over 2}} \right)\) nên :

\(\eqalign{
& \tan \left( {2x + 45^\circ } \right)\tan \left( {180^\circ – {x \over 2}} \right) = 1 \cr
& \Leftrightarrow \cot \left( {45^\circ – 2x} \right)\tan \left( { – {x \over 2}} \right) = 1 \cr
& \Leftrightarrow \tan \left( { – {x \over 2}} \right) = \tan \left( {45^\circ – 2x} \right) \cr
& \Leftrightarrow – {x \over 2} = 45^\circ – 2x + k180^\circ \cr
& \Leftrightarrow x = 30^\circ + k120^\circ ,k \in\mathbb Z \cr} \)

c. Ta có:

\(\eqalign{
& \cos 2x – {\sin ^2}x = 0 \cr
& \Leftrightarrow \cos 2x – {{1 – \cos 2x} \over 2} = 0 \cr
& \Leftrightarrow 3\cos 2x – 1 = 0 \Leftrightarrow \cos 2x = {1 \over 3} \cr
& \Leftrightarrow \cos 2x = \cos \alpha \,\left( {\text{ với }\,\cos \alpha = {1 \over 3}} \right) \cr
& \Leftrightarrow x = \pm {\alpha \over 2} + k\pi \,\,(k\in\mathbb Z)\cr} \)

d.

\(\eqalign{& 5\tan x – 2\cot x = 3 \cr & \Leftrightarrow 5\tan x – {2 \over {\tan x}} = 3 \cr & \Leftrightarrow 3{\tan ^2}x – 3\tan x – 2 = 0 \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{\tan x = 1} \cr {\tan x = – {2 \over 5}} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = {\pi \over 4} + k\pi } \cr {x = \alpha + k\pi } \cr}k\in\mathbb Z } \right. \cr & \text{trong đó}\,\tan \alpha = – {2 \over 5} \cr} \)

 

Câu 47 trang 48 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Giải các phương trình sau :

a.  \(\sin 2x + {\sin ^2}x = {1 \over 2}\)

b.  \(2{\sin ^2}x + 3\sin x\cos x + {\cos ^2}x = 0\)

c.  \({\sin ^2}{x \over 2} + \sin x – 2{\cos ^2}{x \over 2} = {1 \over 2}\)

Giải

Ta có:

\(\eqalign{
& \sin 2x + {\sin ^2}x = {1 \over 2} \cr
& \Leftrightarrow \sin 2x + {1 \over 2}\left( {1 – \cos 2x} \right) = {1 \over 2} \cr
& \Leftrightarrow \sin 2x – {1 \over 2}\cos 2x = 0 \cr
& \Leftrightarrow \tan 2x = {1 \over 2} \cr
& \Leftrightarrow 2x = \alpha + k\pi \,\text{ với }\,\tan \alpha = {1 \over 2} \cr
& \Leftrightarrow x = {\alpha \over 2} + k{\pi \over 2},\,k \in\mathbb Z \cr} \)

b.\(x = {\pi \over 2} + k\pi \) không là nghiệm phương trình.

Chia hai vế phương trình cho \({\cos ^2}x\) ta được :

\(\eqalign{& 2{\tan ^2}x + 3\tan x + 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{\tan x = – 1} \cr {\tan x = – {1 \over 2}} \cr} } \right. \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = – {\pi \over 4} + k\pi } \cr {x = \alpha + k\pi } \cr} } \right.\,\left( {k \in\mathbb Z} \right) \cr & \left( {\text{ với }\,\tan \alpha = – {1 \over 2}} \right) \cr} \)

c. Ta có:

\(\eqalign{
& {\sin ^2}{x \over 2} + \sin x – 2{\cos ^2}{x \over 2} = {1 \over 2} \cr
& \Leftrightarrow {\sin ^2}{x \over 2} + 2\sin {x \over 2}\cos {x \over 2} – 2{\cos ^2}{x \over 2} = {1 \over 2} \cr} \) 

Với \(x\) mà \(\cos {x \over 2} = 0\) không là nghiệm phương trình.

Chia hai vế phương trình cho \({\cos ^2}{x \over 2}\) ta được :

\(\eqalign{& {\tan ^2}{x \over 2} + 2\tan {x \over 2} – 2 = {1 \over 2}\left( {1 + {{\tan }^2}{x \over 2}} \right) \cr & \Leftrightarrow {\tan ^2}{x \over 2} + 4\tan {x \over 2} – 5 = 0 \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{\tan {x \over 2} = 1} \cr {\tan {x \over 2} = – 5} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{{x \over 2} = {\pi \over 4} + k\pi } \cr {{x \over 2} = \alpha + k\pi } \cr} } \right.\,\left( {\text{ với }\,\tan \alpha = – 5} \right) \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = {\pi \over 2} + k2\pi } \cr {x = 2\alpha + k2\pi } \cr} } \right.\,\left( {k \in\mathbb Z} \right) \cr} \)

Xem thêm :  Bài giảng sinh học: hô hấp ở thực vật

 

Câu 48 trang 48 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

 a. Chứng minh rằng  \(\sin {\pi \over {12}} = {{\sqrt 3 – 1} \over {2\sqrt 2 }}\)

b. Giải các phương trình \(2\sin x – 2\cos x =1 – \sqrt 3 \) bằng cách biến đổi vế trái về dạng \(C\sin(x + α)\).

c. Giải phương trình \(2\sin x – 2\cos x =1 – \sqrt 3 \) bằng cách bình phương hai vế.

Giải

a. Ta có:

\(\eqalign{
& \sin {\pi \over {12}} = \sin \left( {{\pi \over 3} – {\pi \over 4}} \right) \cr
& = \sin {\pi \over 3}\cos {\pi \over 4} – \sin {\pi \over 4}\cos {\pi \over 3} \cr
& = {{\sqrt 3 } \over 2}.{{\sqrt 2 } \over 2} – {{\sqrt 2 } \over 2}.{1 \over 2} \cr
& = {{\sqrt 6 – \sqrt 2 } \over 4} = {{\sqrt 2 \left( {\sqrt 3 – 1} \right)} \over 4} \cr
& = {{\sqrt 3 – 1} \over {2\sqrt 2 }} \cr} \) 

b. Ta có:

\(\eqalign{& 2\sin x – 2\cos x = 1 – \sqrt 3 \cr & \Leftrightarrow {1 \over {\sqrt 2 }}\sin x – {1 \over {\sqrt 2 }}\cos x = {{1 – \sqrt 3 } \over {2\sqrt 2 }} \cr & \Leftrightarrow \sin x.\cos {\pi \over 4} – \sin {\pi \over 4}\cos x = – \sin {\pi \over {12}} \cr & \Leftrightarrow \sin \left( {x – {\pi \over 4}} \right) = \sin \left( { – {\pi \over {12}}} \right) \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x – {\pi \over 4} = – {\pi \over {12}} + k2\pi } \cr
{x – {\pi \over 4} = \pi + {\pi \over {12}} + k2\pi } \cr} } \right. \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = {\pi \over 6} + k2\pi } \cr {x = {{4\pi } \over 3} + k2\pi } \cr} } \right.\left( {k \in\mathbb Z} \right) \cr} \) 

c. Chú ý rằng \(1 – \sqrt 3 < 0\), ta đặt điều kiện \(\sin x – \cos x < 0\) rồi bình phương hai vế của phương trình thì được :

\(\eqalign{& 4\left( {1 – \sin 2x} \right) = 4 – 2\sqrt 3 \cr & \Leftrightarrow \sin 2x = {{\sqrt 3 } \over 2} \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = {\pi \over 6} + k\pi } \cr {x = {\pi \over 3} + k\pi } \cr}\,\,(k\in\mathbb Z) } \right. \cr} \) 

Thử vào điều kiện \(\sin x – \cos x < 0\), ta thấy :

* Họ nghiệm \(x = {\pi \over 6} + k\pi \) thỏa mãn điều kiện \(\sin x – \cos x < 0\) khi và chỉ khi \(k\) chẵn, tức là \(x = {\pi \over 6} + 2m\pi \) với \(m \in\mathbb Z\).

* Họ nghiệm \(x = {\pi \over 3} + k\pi \) thỏa mãn điều kiện \(\sin x  – \cos x < 0\) khi và chỉ khi \(k\) lẻ, tức là \(x = {\pi \over 3} + \left( {2m + 1} \right)\pi = {{4\pi } \over 3} + 2m\pi \) với \(m \in\mathbb Z\).

Ta có kết quả như đã nêu ở câu b. 

 

Câu 49 trang 48 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Giải phương trình :

\({{1 + \cos 2x} \over {\cos x}} = {{\sin 2x} \over {1 – \cos 2x}}\) 

Giải

ĐKXĐ :\(\cos x \ne 0\,\text{ và }\,\cos 2x \ne 1.\) Với điều kiện đó, ta có:

\(\eqalign{& {{1 + \cos 2x} \over {\cos x}} = {{\sin 2x} \over {1 – \cos 2x}} \cr & \Leftrightarrow {{2{{\cos }^2}x} \over {\cos x}} = {{2\sin x\cos x} \over {2{{\sin }^2}x}} \cr & \Leftrightarrow 1 – {1 \over {2\sin x}} = 0 \cr & \Leftrightarrow \sin x = {1 \over 2} \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = {\pi \over 6} + k2\pi \,\left( \text{nhận} \right)} \cr {x = {{5\pi } \over 6} + k2\pi \,\left( \text{nhận} \right)} \cr} } \right. \cr} \)

 

Câu 50 trang 48 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho phương trình  \({{{{\sin }^3}x + {{\cos }^3}x} \over {2\cos x – \sin x}} = \cos 2x.\)

a. Chứng minh rằng \(x = {\pi \over 2} + k\pi \) nghiệm đúng phương trình.

b. Giải phương trình bằng cách đặt \(\tan x = t\) (khi \(x \ne {\pi \over 2} + k\pi \)   )

Giải

a. Thay \(x = {\pi \over 2} + k\pi \) vào phương trình ta được :

\({{{{\left( { – 1} \right)}^{3k}}} \over { – {{\left( { – 1} \right)}^k}}} = \cos \pi \Leftrightarrow – 1 = – 1\) (luôn đúng)

Xem thêm :  Soạn bài đánh nhau với cối xay gió dễ hiểu nhất – ngữ văn 8

Vậy \(x = {\pi \over 2} + k\pi \) là nghiệm phương trình

b. * \(x = {\pi \over 2} + k\pi \) là nghiệm phương trình.

* Với \(x \ne {\pi \over 2} + k\pi \) chia tử và mẫu của vế trái cho \({\cos ^3}x\) ta được :

\({{{{\tan }^3}x + 1} \over {2\left( {1 + {{\tan }^2}x} \right) – \tan x\left( {1 + {{\tan }^2}x} \right)}} = {{1 – {{\tan }^2}x} \over {1 + {{\tan }^2}x}}\) 

Đặt \(t = \tan x\) ta được :

\(\eqalign{& {{{t^3} + 1} \over {\left( {2 – t} \right)\left( {1 + {t^2}} \right)}} = {{1 – {t^2}} \over {1 + {t^2}}} \cr & \Leftrightarrow {t^3} + 1 = \left( {{t^2} – 1} \right)\left( {t – 2} \right) \cr & \Leftrightarrow {t^3} + 1 = {t^3} – 2{t^2} – t + 2 \cr & \Leftrightarrow 2{t^2} + t – 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\matrix{
{t = – 1} \cr {t = {1 \over 2}} \cr} } \right. \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{\tan x = – 1} \cr {\tan x = {1 \over 2}} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = – {\pi \over 4} + k\pi } \cr {x = \alpha + k\pi } \cr} } \right. \cr & \text{ với }\,\tan \alpha = {1 \over 2} \cr} \) 

Vậy phương trình đã cho có nghiệm :\(x = {\pi \over 2} + k\pi ,x = – {\pi \over 4} + k\pi ,x = \alpha + k\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\)

 

Giaibaitap.me


Toán học lớp 11 – Đại số – Chương 2 – Bài 1 – Quy tắc đếm – Tiết 3


thayquangtoanhoclop11bai1
Toán học lớp 11 Đại số Chương 2 Bài 1 Quy tắc đếm Tiết 3
Sẽ giúp các em nắm bắt các kiến thức cơ bản và nâng cao một cách nhanh nhất . Từ đó giúp các em có một nền tảng kiến thức vững chắc để phát triển tư duy và trí tuệ và giúp các em đạt được những ước mơ của riêng mình . Chúc các em thành công.
Kênh THẦY QUANG ( TOÁN HÓA SINH ) có đầy đủ chương trình dạy của 3 môn khối B là TOÁN – HÓA –SINH , nếu em nào bị mất kiến thức cơ bản hãy nhanh chân vào đăng kí để lấy lại kiến thức , đồng thời cả thầy và cô có trên 10 năm kinh nghiệm để hướng dẫn tận tình trên các clip đã phát và trên trang cá nhân FACEBOOK .
Kênh THẦY QUANG ( TOÁN HÓA SINH LÝ ) là hoàn toàn miễn phí các em nhé , mau mau đăng kí để học thôi .
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( ĐẠI SỐ ) lớp 9 :
https://www.youtube.com/watch?v=jjmh8wtwkC0\u0026list=PLCd8j6ZYo0lY8ZFrhrAyzCzuo5x9YIrAm
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( HÌNH HỌC ) lớp 9 :
https://www.youtube.com/watch?v=1v13xgCAJr4\u0026list=PLCd8j6ZYo0lY0iwtos1VSPMF4FSuiZ4l
▶ Danh sách các bài học HÓA HỌC lớp 9:
https://www.youtube.com/watch?v=wfMX0za5WbA\u0026list=PLCd8j6ZYo0lZCN2kNj8hER6G7qYKk9Jmz
▶ Danh sách các bài học SINH HỌC lớp 9:
https://www.youtube.com/watch?v=91QYJK2gXG4\u0026list=PLCd8j6ZYo0lbqP2uVWNYqsIL_nLMV2HzY
▶ Danh sách các bài học HÓA HỌC lớp 8:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lYj4aXZby1k8rOYG_73Fb3L

▶ Danh sách các bài học SINH HỌC lớp 8:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lZ06yJpcx2z5X87V5HSTXUV
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC lớp 8:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lYaVvkI0VXe9rwIgsYw78dG
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( ĐẠI SỐ ) lớp 7 :
https://www.youtube.com/watch?v=CvQs6Hpzv6I\u0026list=PLCd8j6ZYo0lYp2u8igDarK_gOq3AZZ_xI
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( HÌNH HỌC ) lớp 7 :
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lbZpOTHAvpljZqe3rAnvQy
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( ĐẠI SỐ ) lớp 6 :
https://www.youtube.com/watch?v=F4pCnUHd_G0\u0026list=PLCd8j6ZYo0lb1MNlwtvKn8Po6NwDQDim
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( HÌNH HỌC ) lớp 6 :
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lbwm8pL2Dvr7xs23FovsKXI
☞ Cảm ơn các em đã xem video!
☞ Nếu có câu hỏi nào về bài học các em hãy comment bên dưới nhé ? thanks so much ♥
───────────────────
▶ Đăng ký để học Kênh THẦY QUANG ( TOÁN HÓA SINH LÝ ) miễn phí và cập nhật các bài học mới nhất:
https://www.youtube.com/channel/UCvclE98tzIK1SiIp8vYa2ew?sub_confirmation=1
@@@
Facebook của thầy Quang :
https://www.facebook.com/profile.php?id=100014579804319
Đăng kí khóa học online tại đây :
https://docs.google.com/forms/d/1NuLmRNvnVJRmS8TK83NgXbucevpTMBOfYIXz7QRVqw/edit
@@@ Các nhà quảng cáo nếu có nhu cầu quảng cáo sản phẩm trên kênh thầy quang ( TOÁN HÓA SINH LÝ ) thì liên hệ qua gmail :
quangleloigl@gmail.com . Thank you

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button